1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thông tin tuyên truyền kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh hoà bình

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi thaonguyen28, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaonguyen28

    thaonguyen28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    thông tin tuyên truyền kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh hoà bình

    Kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Hòa Bình

    Thông tin tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Hòa Bình(1886-2006), 15 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2006)

    I- KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH RA ĐỜI TỈNH MƯỜNG HÒA BÌNH VÀ CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN HÒA BÌNH TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG

    Dưới thơ?i Hu?ng Vương, miê?n đất Hoa? Bi?nh thuộc bộ Gia Ninh. Đến thơ?i Bắc thuộc, đất Hoa? Bi?nh nă?m trong quận Vuf Bi?nh. Khi nha? Tuy? lập nê?n đô hộ Việt Nam, Hoa? Bi?nh vư?a thuộc huyện Long Bi?nh vư?a thuộc huyện Gia Ninh. Va?o thế ky? thứ X khi dân tộc Việt Nam gia?nh được độc lập, miê?n đất Hoa? Bi?nh thuộc vê? quận Phong Châu. Dưới thơ?i nha? Lê, Hoa? Bi?nh nă?m trong phu? Gia Hưng, thuộc trấn Hưng Hoá. Triê?u Gia Long va? Minh Mạng, đất Hoa? Bi?nh thuộc các ti?nh Hưng Hoá, Sơn Tây, Ha? Nội.

    Ngày 22/6/1886 Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải ra Nghị định thành lập tỉnh Mường bao gồm những vùng đất có người Mường sinh sống ở các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà nội, Ninh Bình thành tỉnh Mường có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ. Tháng 11/1886 Pháp cắt một phần đất có người Mường sinh sống của phủ Quốc Oai sát nhập với tỉnh Mường, Tổng sứ Trung-Bắc kỳ ra quyết định chuyển tỉnh lỵ Mường về Phương Lâm. Tháng 4 năm 1888 chính quyền thực dân Pháp đổi tên tỉnh Mường thành tỉnh Phương Lâm, bao gồm phủ Lạc Sơn, huyện Kì Sơn, châu Mai Châu, châu Đà Bắc. Đứng đầu tỉnh là một công sứ người Pháp và bộ máy giúp việc quan lại người Việt.

    Năm 1896 tỉnh lỵ Phương Lâm chuyển sang vùng tả ngạn Sông Đà thuộc làng Vĩnh Diện, xã Hòa Bình. Tỉnh Phương Lâm được đổi tên thành tỉnh Hòa Bình, có các châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Đà Bắc. Năm 1908 Châu Lạc Thủy của Hòa Bình cắt về Hà Nam, tỉnh Hòa Bình còn năm châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.

    Tư? năm 1896 địa giới ha?nh chính cu?a Hoa? Bi?nh vê? cơ ba?n ô?n định, đến tháng 1/1953 châu Lạc Thuy? va? một số xaf cu?a Nho Quan - Ninh Bi?nh được chuyê?n vê? Hoa? Bi?nh. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi các châu được gọi tha?nh huyện va? tô? chức ha?nh chính cu?a một số huyện có sự thay đô?i: (10/1959) huyện Lương Sơn tách tha?nh 2 huyện Lương Sơn va? Kim Bôi; huyện Mai Đa? tách tha?nh 2 huyện Đa? Bắc va? Mai Châu (10/1957), huyện Lạc Thuy? được tách tha?nh 2 huyện Lạc Thuy? va? Yên Thuy?; huyện Lạc Sơn được tách tha?nh 2 huyện Lạc Sơn va? Tân Lạc; huyện Ky? Sơn được tách tha?nh 2 huyện Ky? Sơn va? Cao Phong (12/2001).

    Đến nay Hoa? Bi?nh có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2, dân số gâ?n 83 vạn ngươ?i, có 10 huyện va? 1 thị xaf (huyện Lương Sơn, Ky? Sơn, Đa? Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Lạc Thuy?, Yên Thuy?, Cao Phong va? thị xaf Hoa? Bi?nh), ti?nh lỵ cu?a Hoa? Bi?nh la? thị xaf Hoa? Bi?nh.

    Nhân dân các dân tộc Hòa Bình từ rất sớm đã có truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Thế kỷ XIII tập đoàn phong kiến phương Bắc Mãn Thanh đem quân xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ từ Phú Xuân đưa đại quân thần tốc ra Bắc đại phá quân Thanh. Trên đường qua Lạc Sơn, Kim Bôi đại quân của Quang Trung được nhân dân tận tình giúp đỡ như: dẫn đường, ủng hộ và vận chuyển lương thực, thực phẩm. Một số trai đinh hăng hái gia nhập đại quân, chiến đấu dũng cảm, lập công được vua Quang Trung khen thưởng.

    Dưới thời phong kiến nhân dân Hòa Bình còn có truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột của triều đình phong kiến thối nát. Đất Hòa Bình thường là căn cứ, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Tuân, Phùng Chương lãnh đạo cuối thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng nửa đầu thế kỷ XIII. Cuối thế kỷ XIV Lê Duy Lương đã nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn lấy Mường Bi (Tân Lạc), Mường Âm (Yên Thủy) làm căn cứ. Nghĩa quân chủ yếu là nhân dân Hòa Bình do các thủ lĩnh địa phương như: Quách Tất Công, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh... chỉ huy đã vây thành Thiên Quan (Nho Quan-Ninh Bình), tiến đánh châu Đà Bắc khiến triều đình phong kiến phải nhiều phen lúng túng khiếp sợ.

    Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã nêu cao truyền thống yêu nước, anh hùng đứng lên cầm vũ khí bảo vệ quê hương, bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiêu biểu như cuộc kháng chiến do Đốc Tam chỉ huy đánh tại Chợ Đập, tên quan hai Faugine và đạo quân do hắn chỉ huy đã bị tiêu diệt. Tại Kỳ Sơn, Lương Sơn có cuộc chiến đấu của Đinh Công Uy đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất trong các trận ở Phương Lâm, Mộc Hóa, Dốc Kẽm. Nghĩa quân do Đốc Ngữ chỉ huy cũng gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất bằng các trận tập kích vào tỉnh lỵ Chợ Bờ năm 1897, buộc thực dân Pháp phải đưa hàng trung đoàn viễn chinh lên đối phó.

    Một trong những cuộc chiến đấu có ý nghĩa tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân Hòa Bình trong thời kỳ này là cuộc nổi dậy của nhân dân Kỳ Sơn do Tổng Kiêm và Đốc Bang chỉ huy, đêm ngày 2/8/1909 đã tập kích tỉnh lỵ Hòa Bình giết chết tên giám binh Chaiguean, phá trại giam, giải thoát nhiều người bị giặc giam cầm, gây nỗi kinh hoàng cho bọn đầu sỏ thực dân ở Bắc Kỳ.

    Nhân dân các dân tộc Hòa Bình không chỉ có truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, mà Hòa Bình còn tự hào là quê hương của nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa của cư dân nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài người. Hàng loạt di chỉ khảo cổ học trên đất Hòa Bình đã minh chứng điều đó như các di chỉ hang Bưng (Đà Bắc), Hang Tùng, Hang Làng gạo (Kim Bôi), Hang Đồng Nội (Lạc Thủy), Hang Xóm trại (Lạc Sơn). Tại di chỉ Hang Bưng các nhà khảo cổ học đã tìm thấy phấn hoa thuộc họ rau đậu, chứng tỏ những cư dân là chủ nhân mảnh đất này, đã thực hiện một bước nhảy vọt lớn lao trong đời sống nhân loại. Từ săn bắn hái lượm sang trồng trọt. Tại di chỉ Xóm Trại, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hạt lúa hóa thạch trong các tầng văn hóa chứng tỏ từ trồng rau củ chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình đã tiến một bước dài trong lịch sử.

    Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phát hiện nhiều trống đồng cổ chủ yếu là loại: Heger I (thường gọi là trống Đông Sơn), HegerII (thường gọi là trống Mường), và nhiều công cụ bằng đồng như: rìu lưỡi, xéo, thuổng, thạp... thuộc nền văn hóa Đông Sơn chứng tỏ nền văn hóa nổi tiếng này đã phát triển rực rỡ trên mảnh đất Hòa Bình.

    Từ nền văn hóa Hòa Bình qua các nền văn hóa Bắc Sơn đến Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn in đậm dấu ấn tại nhiều di chỉ khảo cổ trên đất Hòa Bình, chứng tỏ cư dân trên đất Hòa Bình đã góp phần xây dựng nền văn minh nông nghiệp của đất Việt.

    Hòa Bình là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa đặc sắc riêng, thể hiện qua nhiều phương diện, kho tàng văn hóa dân gian, kho tàng dân ca, các lễ hội truyền thống, trang phục... Đồng bào Mường có lễ hội cồng chiêng, có trường ca Đẻ đất, đẻ nước...
  2. thaonguyen28

    thaonguyen28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    II- HÒA BÌNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
    1- Giai đoạn từ 1930 đến 1945
    Từ khi có ********************** ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng nhân dân Hòa Bình đã đón nhận tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản. Tháng 8/1929 tư tưởng cách mạng đã được truyền bá ở Châu Lạc Sơn, do một đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng tên là Đào Gia Lựu ở Nam Định lên dạy học và tuyên truyền giác ngộ cho một số thanh niên, học sinh ở Lạc Thịnh. Năm 1938 ở Phương Lâm thị xã Hòa Bình đã có các hội Ái Hữu được thành lập. Năm 1939 đ/c Hoàng Văn Thụ-Thường vụ Xứ ủy đã giao nhiệm vụ cho Tỉnh ủy Hà Đông có trách nhiệm xây dựng cơ sở cách mạng ở Hòa Bình, chi bộ Vạn Phúc Hà Đông đã cử một đảng viên lên xây dựng cơ sở ở Phương Lâm.
    Tháng 3/1943 chi bộ nhà tù Hòa Bình được thành lập do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư chi bộ, các hoạt động tuyên truyền giác ngộ cách mạng đã được đẩy mạnh. Để lãnh đạo phong trào cách mạng khi khởi nghĩa sắp đến gần, tháng1/1945 Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình.
    Năm 1943 để tăng cường cho Hòa Bình, Xứ ủy Bắc Kỳ đã phân công đồng chí Vũ Đình Bản lên hoạt động ở Hòa Bình. Thời gian này lực lượng quần chúng của Đảng ở phố Hòa Bình, Phương Lâm được tổ chức huấn luyện điều lệ của *********, Hội Cứu quốc đầu tiên ở khu vực thị xã được thành lập.
    Được sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Ninh Bình, Hà Đông, Hà Nam các cơ sở cách mạng cũ được bảo vệ và củng cố, một số cơ sở mới được hình thành. Thực dân ráo riết truy lùng cán bộ và tổ chức cách mạng, hàng vạn người đã bị bắt giam. Bằng hoạt động tích cực và sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời Ban cán sự Đảng Hòa Bình đã phá được sự bao vây kìm kẹp của thực dân, đẩy mạnh phong trào cách mạng lên chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
    Tháng 8/1945 nhận được lệch cấp tốc chuẩn bị khởi nghĩa Ban cán sự Đảng đã họp bàn tại thị trấn Vụ Bản Châu Lạc Sơn bàn kế hoạch lãnh đạo khởi nghĩa. Ngày 18/8/1945 Ban cán sự Đảng nhận được mệnh lệnh Xứ ủy lập tức khởi nghĩa. Lệnh khởi nghĩa được phát đi trong toàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh nhân dân thị trấn Vụ Bản, căn cứ Mường Khói rầm rộ biểu tình vũ trang tiến vào châu lỵ Lạc Sơn. Ngay sau khi cướp chính quyền Châu Lạc Sơn thắng lợi, Ban chỉ huy khởi nghĩa dựa vào lực lượng quần chúng, tổ chức một đội quân khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng ở căn cứ Thạch Yên tiến ra cướp chính quyền ở châu Kỳ Sơn.
    Ngày 23/8/1945 quân khởi nghĩa đã vượt Sông Đà đánh chiếm tỉnh lỵ. Sau 2 giờ khởi nghĩa cướp chính quyền tỉnh lỵ kết thúc thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh lỵ và tất cả các châu trong tỉnh Hòa Bình diễn ra trong vòng 7 ngày từ 20 tháng 8 đến 26/8/1945. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi đúng như kế hoạch của ban khởi nghĩa tỉnh.
    Dưới sự lãng đạo của Ban chỉ huy khởi nghĩa Hòa Bình, sự phối kết hợp của Đảng bộ Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình nhân dân Hòa Bình đã giành được chính quyền. Đường lối cứu nước của ********************** do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã đẩy phong trào cách mạng ở Hòa Bình phát triển. Thắng lợi của cách mạng ở Hòa Bình đã mở đường cho nhân dân Hòa Bình cùng nhân dân cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
  3. thaonguyen28

    thaonguyen28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    2. Giai đoạn từ 1946-1954.
    Sau cách mạng tháng 8/1945, Hòa Bình tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền. Hòa Bình đã tập hợp được các tầng lớp nhân dân, tầng lớp quan lang đi theo cách mạng, đó là thành công quan trọng.
    Mặc dù bị thất bại nhưng thực dân Pháp vẫn quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Hòa Bình cùng cả nước tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Thực dân Pháp hiểu rõ Hòa Bình là địa bàn chiến lược quan trọng cần phải nắm giữ. Đầu năm 1947 thực dân Pháp chiếm đóng một số tỉnh đồng bằng, tìm cách tiến vào Hòa bình. Ngày 15/4/1947 Pháp đánh chiếm Hòa Bình bằng hai mũi tiến công. Mũi tiến công thứ nhất là bộ binh đánh từ Xuân Mai theo đường quốc lộ 6 lên Phương Lâm. Mũi thứ hai chúng dùng máy bay thả quân nhảy dù xuống Phương Lâm.
    Tháng 5/1947 mét cuộc Hội nghị mở rộng của tỉnh họp tại Cao Phong đã nhận định: Giặc Pháp sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng trong tỉnh. Chúng sẽ có thể tiến công vào đường 12 để càn quét, cướp phá tài sản của nhân dân và chiếm đóng nhiều nơi xung yếu của chúng ta. Hội nghị đề ra chủ trương phải gấp rút tổ chức các
    lực lượng:
    1. Thành lập hệ thống Ủy ban kháng chiến thay thế cho các Ủy ban bảo vệ điều khiển các công việc kháng chiến trong tỉnh.
    2. Thành lập Ban chỉ huy tỉnh đội bộ và các huyện đội bộ dân quân để tăng cường củng cố tổ chức, xây dựng phong trào dân quân du kích.
    3. Phân vùng kháng chiến trong tỉnh, đảm bảo việc tổ chức lãnh đạo thực hiện các chủ trương đối phó với địch kịp thời và phù hợp với tình hình từng địa phương.
    Thời kỳ này lực lượng dân quân du kích toàn tỉnh được quần chúng tích cực tham gia xây dựng phát triển mạnh mẽ. Tỉnh đội bộ dân quân tổ chức được 4 trung đội du kích thoát ly, các tổ chức du kích bán thoát ly ở các xã được thành lập phát triển trên 1000 đội viên. Các đoàn thể quần chúng, các cơ sở tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thành lập các quỹ nuôi quân, hũ gạo kháng chiến. Các cuộc vận động ủng hộ giúp đỡ các lực lượng vũ trang như tổ chức các ngày mùa đông binh sỹ, lập hội mẹ chiến sỹ... đều được quần chúng nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng và tham gia.
    Tháng 6/1948 tại đình làng Lập xã Hạ Bì - Kim Bôi, Đảng bộ Hòa Bình tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, vạch ra chủ trương kế hoạch thực hiện đường lối trường kỳ kháng chiến của Đảng. Tại các Hội nghị tiếp theo - Hội nghị cán bộ lần thứ 2 (11/1948), Hội nghị cán bộ lần thứ 3 (5/1949) - của tỉnh lần lượt xác định các chủ trương chính sách đẩy mạnh cuộc kháng chiến trong tỉnh. Căn cứ vào nhiệm vụ chung của cuộc kháng chiến trong giai đoạn này là: Đẩy mạnh cuộc kháng chiến trường kỳ, kháng chiến vào giai đoạn cầm cự.Tại tất cả các huyện trong tỉnh từ Mai Châu, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc quần chúng nhân dân kết hợp với du kích đã lập được nhiều chiến công, làm thất bại âm mưu lập xứ Mường tự trị của Pháp.
    Thu đông năm 1949 Liên khu ủy Ba và Bộ tư lệch quân khu quyết định mở chiến dịch Lê Lợi ở Hòa Bình, sau hơn một tháng liên tục chiến đấu chiến dịch Lê Lợi kết thúc thắng lợi.Bộ đội chủ lực và quân dân các dân tộc đã tiêu diệt và bắt địch phải rút 20 vị trí quân sự, giải phóng đường số 15 và một vùng tạm chiến rộng lớn của địch suốt từ Chợ Bờ tới Mai Châu và 1 số xã vùng cao huyện Lạc Sơn.
    Sau khi bị thất bại liên tiếp Pháp đã phải rút chạy khỏi Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trở thành một vùng tự do tương đối an toàn và rộng lớn của toàn Liên khu 3. Địa bàn Hòa Bình có nhiều lợi thế về mặt quân sự, là nơi có thể họat động thuận lợi giữa các chiến trường khu 3, khu 4 và Việt Bắc. Do vậy Hòa Bình được giao nhiệm vụ xây dựng tỉnh trở thành căn cứ địa kháng chiến.
    Năm 1951 Pháp đã tập hợp lực lượng tiếp tục đánh chiếm Hòa Bình bằng nhiều đợt, nhiều mũi tiến công. Âm mưu địch trong việc đánh chiếm Hòa Bình là muốn cắt đứt đường liên lạc của ta giữa Việt Bắc với Liên khu ba và Liên khu bốn, ngăn chặn sự điều động binh lực của ta cho các chiến trường. Âm mưu của Pháp đã bị quân dân Hòa Bình đập tan bằng chiến dịch Hòa Bình giành thắng lợi. Với 3 đợt tấn công thắng lợi đến ngày 23/2/1952 quân Pháp đã phải rút chạy khỏi Hòa Binh, Hòa Bình được giải phóng.
    Năm 1953 bộ đội chủ lực đã liên tiếp mở chiến dịch tiêu diệt sinh lực ở Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ, là địa bàn nối liền giữa các tỉnh đồng bằng với Tây Bắc, Hòa Bình đã động viên nhân dân góp sức người sức của cho chiến dịch toàn thắng. Hòa Bình đã thành lập Hội đồng cung cấp và Ban dân công của tỉnh để kịp thời huy động nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến, hoàn thành nhiệm vụ vừa là căn cứ vừa là hậu phương vững chắc. Từ cán bộ đến nhân dân, ở nông thôn, miền núi đều hăng hái làm nghĩa vụ đi dân công, vận tải, tải thương, tham gia công tác phục vụ.
    Trong 8 năm kháng chiến quân và dân Hòa Bình đã góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến, đã đánh 1.783 trận, tiêu diệt 1.798 tên địch, đánh bị thương 58 tên, bắt sống 239 tên, bức hàng 134 tên, thu 481 súng các loại, 211 lựu đạn, 691 quả mìn, 58.432 viên đạn các loại, 51 ô tô, 1 xe tăng, 3 kho quân trang, quân dụng, đóng góp 1.857.196 ngày công làm đường giao thông phục vụ kháng chiến.
    Với khẩu hiệu ?oTất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng? nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã nỗ lực phục vụ, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương đối với tiền tuyến. Góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
  4. thaonguyen28

    thaonguyen28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    3- Giai đoạn 1955 đến 1975:
    Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới. Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Hòa Bình đứng trước một thực trạng vô cùng khó khăn: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do chiến tranh tàn phá. Trong hoàn cảnh đó, bọn ********* bên trong ra sức hoạt động chống phá, chúng xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đe dọa khủng bố, gây khó khăn cho ta trong sự nghiệp khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Thực hiện chủ trương chung của Đảng, tháng 11/1954 Tỉnh ủy Hòa Bình họp và ra Nghị quyết về khôi phục kinh tế, ổn định chính trị trong tỉnh.
    Từ cuối năm 1954 Tỉnh ủy triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân nhằm quán triệt nhiệm vụ cách mạng mới ở địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, phá vỡ các ổ nhóm *********, đập tan những luận điệu tuyên truyền phản cách mạng của địch, trừng trị những kẻ ngoan cố họat động phá hoại gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, lực lượng dân quân du kích tiếp tục được tăng cường, do vậy mà tình hình chính trị xã hội trong tỉnh ổn định. Ngay sau khi Hòa Bình lập lại, công cuộc vận động cải cách ruộng đất lại được tiếp tục, đã tịch thu của địa chủ, lang đạo hàng ngàn mẫu ruộng, hàng trăm trâu bò và hàng nghìn nông cụ chia cho dân nghèo. Tuy vậy trong quá trình thực hiện ta có vi phạm một số sai lầm, đấu tố ồ ạt theo chiến dịch, nên có hiện tượng đấu tố nhầm sai thành phần, làm ảnh hướng không nhỏ tới sự nghiệp cách mạng. Tỉnh ủy đã lãnh đạo công tác sửa sai trong suốt năm 1957, nhờ đó đã ổn định được tình hình nông thôn, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
    Với phương châm tự túc, tự cấp, tự cứu mình là chính, từ cuối năm 1954 Tỉnh ủy kiên trì và đẩy mạnh vận động tăng cường sản xuất, tương trợ, giúp đỡ nhau. Nhờ vậy, đến cuối năm 1955 nạn đói bị đẩy lùi, công cuộc khôi phục sản xuất được phục hồi nhanh chóng, nông dân tích cực khai hoang, sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ và tổ chức sản xuất trong các tổ đổi công. Đến năm 1956, về cơ bản sản xuất nông nghiệp được khôi phục, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp cũng được phục hồi và được quan tâm phát triển, hoạt động văn hóa - giáo dục có bước tiến đáng kể, công tác y tế - vệ sinh phòng bệnh được thực hiện và trở thành phong trào quần chúng trong tỉnh.
    Để tiếp tục đưa sự nghiệp phát triển, Đảng, Chính phủ chủ trương kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960). Ngay từ đầu năm 1958 Tỉnh ủy thực hiện từng bước vững chắc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong tỉnh. Trên cơ sở các tổ đổi công, tháng 5/1958 hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên được thành lập ở xóm Nội-Hạ Bì huyện Kim Bôi thu hút 23 hộ nông dân. Đến cuối năm 1960 về cơ bản sự nghiệp hợp tác hóa hoàn thành với 1078 hợp tác xã được thành lập, thu hút 31.737 hộ nông dân xã viên (chiếm 86,37% số hộ nông dân trong tỉnh) trong đó có 45% hợp tác xã bậc cao. Công tác thủy lợi được quan tâm, kỹ thuật sản xuất được cải tiến, sản lượng tăng nhanh năm 1960 toàn tỉnh đạt 138.450 tấn thóc, sản xuất thủ công, tiểu thương cũng được cải tạo đến năm 1960 có 79% số hộ thợ thủ công và 76,9% số hộ tiểu thương tham gia tổ hợp tác xã. Tháng 3/1959 Xưởng sản xuất cơ khí 3/2 được thành lập. Đây là cơ sở công nghiệp quốc doanh đầu tiên của tỉnh ta.
    Năm 1960 Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên được công nhận đã hoàn thành xóa mù chữ, tỉnh có một trường cấp III, các huyện có trường cấp II. Đặc biệt trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình thành lập tháng 4/1958 trở thành mô hình tiêu biểu của nền giáo dục mới cho cả nước.
    Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ IV họp tháng 1/1961 xác nhận thành tựu, hạn chế của 3 năm cải tạo XHCN và cụ thể hơn phương pháp nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất trong tỉnh: ?oRa sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp toàn diện làm trung tâm, đồng thời coi trọng phát triển công nghiệp?, tiếp tục cải tạo XHCN, cải thiện đời sống nhân dân. Đây thực sự là một kế hoạch tiến công vào nghèo nàn lạc hậu, mang tính cách mạng, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên được toàn dân tích cực tham gia và đạt thành tựu xuất sắc.
    Nông nghiệp được coi là cơ sở nền kinh tế của tỉnh do vậy được quan tâm chỉ đạo và đầu tư. 5 năm (1961-1965) xây dựng 46 công trình trong thủy nông, 183 công trình tiểu thủy nông, tổng sản lượng lúa năm 1964 đạt 134.073 tấn, cuối năm 1965 đã có 96% số nông dân vào hợp tác xã. Trong đó có 67% hợp tác xã bậc cao, công nghiệp địa phương, giao thông vận tải có bước phát triển mới. Tất cả các huyện đều có đường ô tô, sự nghiệp giáo dục có bước tiến mạnh. Ngày 17/8/1962 Hồ Chủ Tịch về thăm trường TNLĐXHCN Hòa Bình, là sự ghi nhận thành tích của ngành giáo dục tỉnh. Năm học 1964-1965 cả tỉnh có 22.765 học sinh phổ thông, tỉnh hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa. Hệ thống y tế được mở rộng với một bệnh viện tỉnh, 6 bệnh viện huyện, 157 trạm y tế xã, chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân.
    Ngày 5/8/1964 giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển Miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965 chúng chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965 chúng ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1031 máy bay, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh. Với vị trí của tỉnh Hòa Bình, Mỹ coi Hòa Bình là một trọng điểm và đánh phá ác liệt. Đến tháng 11/1968 chúng đánh phá Hòa Bình 1126 ngày đêm, 271 khu dân cư bị đánh phá ác liệt làm chết 355 dân thường, 714 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy.
    Tháng 1/1965 Hội nghị Tỉnh ủy (khóa 5) họp lần thứ 5 đề ra phương hướng nhiệm vụ của quân và dân Hòa Bình là: Phải củng cố tăng cường lực lượng vũ trang, vừa chiến đấu vừa sản xuất, làm tốt công tác hậu phương chi viện cho tuyền tuyến.
    Để giảm bớt thiệt hại do chiến tranh gây nên Tỉnh ủy Hòa Bình đã lãnh đạo nhân dân làm tốt công tác phòng không nhân dân như: phân tán các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu dân cư; các trường học, bệnh viện được sơ tán về khu an toàn. Đồng thời cuối năm 1965 xây dựng được 60 km hào chiến đấu, 44.114 hầm tránh bom cá nhân, 23.122 hầm tránh bom tập thể. Thực hiện cuộc chiến tranh phòng không nhân dân đánh trả máy bay Mỹ. Ngày 31/5/1965 dân quân xã Liên Hóa (Lạc Sơn) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ; ngày 29.4.1966 dân quân xã Trung Thành và dân quân xã Mường Chiềng - Đà Bắc bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Tính đến tháng 11/1968 quân và dân Hòa Bình bắn rơi 39 máy bay Mỹ, diệt và bắt sống nhiều giặc lái góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ
    Do thất bại trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 1/1/1968 đế quốc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc. Nhân dân miền Bắc và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, tiếp tục tăng gia sản xuất, chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.
    Ngày 16/4/1972 Đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Hòa Bình vẫn là nơi bị đánh phá ác liệt. Trong 240 ngày đêm chúng đã huy động hàng nghìn máy bay đánh phá 117 lần, ném 821 bom phá; 25.960 bom bi vào 57 xã và các trục đường giao thông toàn tỉnh, làm hàng trăm người chết, 200 ngôi nhà và cơ sở kinh tế văn hóa bị phá hủy.
    Với tinh thần cảnh giác cao quân và dân Hòa Bình đã phối hợp với bộ đội chủ lực chủ động đón đánh và liên tiếp đánh bại không quân Mỹ. Đầu tháng 5/1972, một máy bay Mỹ bị bắn rơi, giặc lái nhảy dù xuống địa phận xã Lũng Vân-Tân Lạc. Dân quân xã Lũng Vân đã triển khai lực lượng vây bắt giặc lái. Tính chung trong năm 1972 quân và dân Hòa Bình dũng cảm chiến đấu bắn rơi 10 máy bay Mỹ trong đó có máy bay B52, F111... bắt nhiều giặc lái, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ.
    Trong những năm đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, Hòa bình thực hiện hai nhiệm vụ: vừa trực tiếp chiến đấu, vừa là hậu phương của cách mạng miền Nam. Thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Hòa Bình đã kiên cường chiến đấu chia lửa với Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác, làm tròn nghĩa vụ hậu phương. Trong 4 năm 1964-1968 Hòa Bình đã cung cấp 30.000m3 gỗ, 10 triệu cây nứa, 7 vạn cây tre, trong 2 năm (1966-1967) đã huy động hơn 23000 tấn lương thực, hàng ngàn tấn thực phẩm cung cấp cho sự nghiệp kháng chiến của cả nước, hơn 20 nghìn thanh niên vào bộ đội và tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, hòa bình lập lại, cùng với cả nước, nhân dân Hòa Bình lại bắt tay vào khôi phục kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam. Đến cuối năm 1974 đầu năm 1975 Hòa Bình chi viện cho chiến trường miền Nam 2 tiểu đoàn, 9 đại đội, 1 đội du kích tập trung, 1 đại đội dân quân hỏa tuyến, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc ngày 30/4/1975.
  5. thaonguyen28

    thaonguyen28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    4- Giai đoạn 1976 đến 2006
    Sau khi miền Nam được giải phóng, ngày 27/12/1975 Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V kỳ họp thứ 2 đã ra Nghị quyết hợp nhất một số tỉnh trong đó có tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình.
    Việc hợp nhất hai tỉnh có ý nghĩa rất lớn. Với diện tích 6.860 km2 được chia làm 3 vùng (miền núi, trung du, đồng bằng), dân số gần 2 triệu người (thời điểm năm 1975), tỉnh Hà Sơn Bình ?oSẽ có điều kiện tốt hơn trong việc quy hoạch, phân vùng kinh tế, có công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp hỗ trợ nhau; có điều kiện tốt hơn trong công việc phân bố lại lực lượng lao động, nhằm khai thác mọi khả năng, tiềm tàng của tỉnh, trên cơ sở đó đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng và bảo vệ trị an..?.
    Năm 1976 tổng sản phẩm xã hội đạt 867,76 triệu đồng, tăng 9,4% so với năm trước, thu nhập quốc dân là 509,32 triệu đồng, tăng 10,4% so với năm 1975, bình quân đầu người 258 đồng/năm/người. Tiêu dùng bình quân tăng lên từ 225 đồng/năm lên 245 đồng/năm 1976; thành phần kinh tế tập thể từ 65,6% lên 74,6%; thành phần kinh tế cá thể giảm rõ rệt: Từ 13,6% năm 1975 xuống còn 5,5% năm 1976. Điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất XHCN được củng cố và hoàn thiện. ?oNhư vậy mức tiêu dùng hiện tại, sản xuất được đảm bảo được tiêu dùng và có tích lũy một ít, tỷ lệ quỹ tích lũy cao hơn năm trước từ 13,5% lên 15,2%. Đặc biệt, tỉnh đã cung cấp được 4,294 vạn lao động cho các nhu cầu của Trung ương và địa phương, bổ sung được 1,3471 vạn lao động nông nghiệp cho thủ công nghiệp. Điều đó đã ?ochứng tỏ nền kinh tế tỉnh bước đầu đã có bước chuyển biến mới trong việc phân bố lại lực lượng lao động theo hướng giảm bớt lao động trong nông nghiệp để bổ xung cho ngành nghề khác, trước hết là công nghiệp và xây dựng cơ bản?.
    Những năm tiếp theo đến năm 1985, việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội chưa tìm được hướng đi thích hợp; thiên tai liên tiếp xẩy ra, năng lượng và vật tư cung cấp cho sản xuất ngày càng khó khăn hơn, vốn sản xuất thiếu, tiền mặt căng thẳng, thị trường biến động ( nhất là 2 năm 1983 và 1984), các chế độ, chính sách còn đang trong giai đoạn đổi mới chưa đồng bộ, sản xuất bước đầu hạn chế. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng vượt lên khó khăn đảm bảo ổn định đời sống, giữ vững sản xuất.
    Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển trong nhận thức của Đảng ta. Đại hội đã xác định đường lối mới xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của chặng đường đầu tiên của cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là: ?oỔn định tình hình kinh tế-xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo?.
    Đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân các dân tộc tỉnh ta hưởng ứng tích cực, đi vào cuộc sống đạt được thành tích bước đầu rất quan trọng trong ngay từ năm đầu (1986). Sản xuất nông nghiệp đã được xác định là mặt trận hàng đầu, nên đã có bước phát triển toàn diện. Tổng sản lượng lương thực (quy thóc) đạt 48,4 vạn tấn, bằng 98% kế hoạch, năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay (tăng hơn năm 1985 là: 57 ngàn tấn). Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rêt; cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh được cung cấp lương thực ổn định hơn. Sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, giao thông vận tải... văn hóa xã hội đã đi dần vào thế ổn dịnh và có bước phát triển. Đồng thời ở giai đoạn này Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thiếu thốn, hoàn thành nhiệm vụ Trung ương giao, phục vụ có hiệu quả đáp ứng thời gian và điều kiện cho việc thi công nhà máy Thủy Điện Hòa Bình trên sông Đà.
    Sau 15 năm hợp nhất với tỉnh Hà Tây, ngày 1.10.1991 tỉnh Hòa Bình được tái lập. Đây là sự kiện đánh dấu một thời kỳ mới trong tiến trình đi lên của nhân dân các dân tộc tỉnh ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Tỉnh ủy Hòa Bình đã quán triệt và triển khai đường lối, chính sách đổi mới của Đảng với những mục tiêu trọng tâm là ổn định và đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội; giải phóng năng lực sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng việc phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, công nghiệp và phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi để sớm trở thành ngành sản xuất chính; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
    Thực hiện chủ trương, đường lối nói trên, suốt hơn một thập kỷ qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua trở ngại khó khăn, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản; các ngành, các lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Giá trị tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 5 năm (2001-2005) là 8%, cơ cấu kinh tế so với năm 2000 tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 43,1% giảm 5,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 23,5% tăng 6,4%; dịch vụ chiếm 33,4%. Thu nhập bình quân đầu ngươì năm 2005 đạt 4,3 triệu đồng, tăng 83% so với năm 2000, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,8% (theo tiêu chí cũ).
    Trên lĩnh vực văn hóa xã hội, sự nghiệp giáo dục-đào tạo không ngừng phát triển, quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng, nhất là bậc trung học. Tháng 12/2003 Hòa Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tháng 5/2005 công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng lên, cơ sở vật chất ngành giáo dục quan tâm đầu tư, 80% số phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên; 70% xã, phường, thị trấn xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 88% số hộ được sử dụng điện; 180/214 xã, phường, thị trấn có trạm y tế được xây dựng kiên cố, 47% số trạm y tế xã có bác sỹ, 100% xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế; 214/214 xã, phường thị trấn có máy điện thoại, bình quân 8,3 máy điện thoaị/100 dân; có 98% diện tích toàn tỉnh đựơc phủ sóng phát thanh, 75% phủ sóng truyền hình.
    Phong trào ?otoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa? được phát triển sâu rộng mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2005 toàn tỉnh có 60% số hộ; 47,6% xóm, bản; 73% trường học; 59% cơ quan khối huyện, thị xã và trên 80% đơn vị lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn văn hóa.
    An ninh-quốc phòng được giữ vững, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể luôn luôn được coi trọng, tạo được niềm tin cho nhân dân vào đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
  6. chickencntt

    chickencntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Chào bác (ko bít trai hay ******* đại có gì thông cảm cho em)
    Bác có thể post bài vào trong public "Hoà bình - nơi tôi sinh " như vậy mọi người cùng vào đó đọc và post bài chứ bác post bài rải rác thế này thì làm sao mà phát triển dc
    Rất vui dc làm wen với bác
  7. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    oé hoà bình được thành lập 120 năm rồi cơ à ,giờ mới biết đấy .
  8. thaonguyen28

    thaonguyen28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Okê ! đồng ý ! tui là con trai 100% không sai tí nào ! Đồng ý lần sau sẽ post vô đó. Tại vì tớ vô đó thấy cài mục Hoà Bình nơi tôi sinh nhìu thứ linh tinh wé nên hông muốn post máy thứ này dzô đó. hì hì. . . làn sau sửa lỗi ngay. . . Rất hân hạnh được làm quen.
  9. thuz

    thuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    ui! bác thaonguyen28 có nhìu tư liệu quý về HB quá, có gì e xin liên hệ với bác sau nhớ, bạn e đang khá cần ạ

Chia sẻ trang này