1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin và giải đáp thắc mắc về việc xin nhập cư vào Mỹ (Immigrant Visa)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi bagai, 04/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoaian812

    hoaian812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Thanks Khiemtr. Sẵn đây xin các anh giải thích dùm diện K3, IR1 và CR1. Hình như 3 diện này đều là bảo lãnh vợ chồng fải ko? Nhưng khi nào là K3 và khi nào là 2 diện còn lại
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Về câu hỏi của HA mà em Khiem chưa trả lời được. Luật hôn nhân ở Hoa Kỳ là luật tiểu bang không phải luật liên bang. Dựa vào nơi ox của em ở, luật hôn nhân California không quy định về ly thân như em hỏi. Việc ghi khi nào ly thân trong hồ sơ xin ly dị phải tuỳ theo một người nộp (sole applicant) hay hai người nộp (joint applicant) và tự người đó ghi ra không phải luật pháp bắt buộc. Về phần hai của câu hỏi đó thì tất nhiên nếu him đã có giấy ly dị thì có thể lập gia đình lại và sẽ bảo lãnh được em (chưa tính đến những điều kiện pháp lý khác cần có để được bảo lãnh em theo luật di dân của (liên bang).
    Về câu hỏi ngay ở trên IR1 và CR1 là visa cho immigrant nghĩa là người spouse của citizen muốn xin định cư ngay từ khi nộp visa. K-3 là một loại visa mới được giới thiệu sau này để cho spouse đó xin tạm cư (non-immigrant) ở Mỹ theo diện hôn nhân và khi ở Mỹ thì làm thủ tục chuyển status xin định cư (immigrant).
    Về ttrue thì
    (a) OTV hình như nói là bạn này xin diện fiance phải không? Nếu bạn muốn nói như vậy thì bạn check lại thử xem. Ttrue đã nói là xin diện K-3 không phải K-1 nghĩa là non-immigrant visa cho spouse không phải fiance.
    (b) Về câu hỏi xin quốc tịch Mỹ cho con của Ttrue
    (i) Em hãy xem lại thông tin của Lãnh sự Mỹ thông tin "Report of Birth Aboard" (mà rất có thể xem đã xem qua nhưng chưa kỹ). Nó đã cung cấp thông tin rất là chi tiết và đầy đủ những thủ tục cần phải làm. Câu hỏi của em cần phải nộp gì họ đã trả lời đầy đủ. Về câu hỏi công chứng ở Mỹ như thế nào thì anh nghĩ rằng em nên để giấy tờ phần đó cho cha của đứa bé cung cấp. He sống ở Mỹ sure là sẽ biết công chứng giấy tờ như thế nào (và dễ dàng và không tốn tiền như thế nào so với ở Việt Nam). Cha của đứa bé phải có trách nhiệm share trong việc này không thể nào để cho mẹ của nó không biết gì hết về công chứng ở Mỹ phải làm.
    Mọi người lưu ý là Việt Nam mới ban hành luật mới cho phép việc công chứng nay chuyển về phường xã thay vì ở phòng công chứng như trước đây.
  3. hoaian812

    hoaian812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Theo như anh Analyst thì ox em nên nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện nào? Vấn đề em quan tâm là làm theo diện nào mà tài chính như trường hợp em được bảo đảm nhất.
    Nếu xin visa theo non-immigrant thì có đựơc sponsor ko?
    Có fải lúc nào xin non-immigrant cũng dễ hơn immigrant ko?
    Vấn đề thời gian thì giữa immigrant và non-immigrant cái nào sẽ nhanh hơn?
  4. ttrue

    ttrue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Em cám ơn OTV va anh Analyst đã sớm giải đáp tận tình, chi tiết cho em
    Như vậy về income thì tụi em chắc không phải lo lắng nữa rồi , chỉ lo cho em bé thôi .Tui em làm K3 visa ..có giấy Đăng Ký Kết Hôn và đám cưới tháng 12 năm ngoái ...rồi mới làm giấy tờ bảo lãnh.
    Về giấy khai sinh cho em bé thì đương nhiên phải có tên cha mẹ đấy đủ trong giấy báo sanh và khai sinh Vietnam rồi .
    Em cũng nghiên cứu kỹ về giấy tờ mà lãnh sự cần , chỉ có một điều là họ yêu cầu cha đứa bé phải có quốc tich Mỹ và có thời gian cư trú 5 năm trong đó có 2 năm sau 14 tuổi
    Birth Abroad to One Citizen and Alien Parent in Wedlock: A child born abroad to one U.S. citizen parent and one alien parent acquires U.S. citizenship at birth under Section 301 (g) of the INA, provided the U.S. citizen parent was physically present in the U.S. prior to the birth of the child for the time period required by the law applicable at the time of the child''s birth. For birth on or after November 14, 1986, a period of five years physical presence, two of which come after the age of fourteen, is required. For birth between December 24, 1952 and November 13, 1986, the parent must have resided in the U.S. for a period of ten years, five of which must have been after the age of fourteen. Acceptable written documentation of physical presence includes school transcripts, academic records, evidence of employment, tax records?At least one natural parent of the child must have been a U.S. citizen when the child was born. The only exception is for a child born after the death of the parent.
    http://hochiminh.usconsulate.gov/report_of_birth_abroad.html
    Ox Ttrue ở Mỹ từ lúc 8tháng tuổi mà he không vô quốc tịch cho đến 2003 mới vô , và he cũng không đi đâu ra khỏi nước Mỹ hết cho đến khi gặp tttrue, không biết việc he mới vô quốc tịch Mỵ năm 2003 , có ảnh hưởng gì không nhưng he đã sống va làm việc hợp pháp ???
  5. Tetvn

    Tetvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Mình rất cảm ơn bạn analyst và ThienVuong đã trả lời .
    Mình đã bảo người nhà ở Vn đến Sở Tư pháp hỏi xem cháu gái 17 tuổi thì có được nhận con nuôi hay không ? Như bạn ThienVuong nói thì tối thiểu mình cũng có thể bảo trợ cho cháu sang Mỹ để học . Bạn ThienVuong làm ơn nói rõ hơn về việc bảo trợ này với . Các cháu sống với ông bà đã hơn chục năm nay rồi . Mẹ cháu thì không chu cấp tiền nuôi con nhưng vài năm cũng đến thăm các con được 1 lần . Ngôi nhà ba me mình định cho ba các cháu . Nay ba các cháu mất đi thì các cụ để cho mình dùng nó vào việc lo cho tương lai các cháu . Mình không hiểu với vi sa du học tự túc thì tài khoản trong ngân hàng khoảng 150 ngàn đô la Mỹ thì có đủ hay không ? Hay mình phải nhờ người nhà thế chấp thêm nhà vào ? Mình làm kinh doanh nhỏ đã vài năm nay , nếu cháu sang được theo diện sinh viên thì có thể phụ giúp mình ( nếu như cháu được vào học ở trưòng ngay tai thành phố mình ) .
    Ngày trước mình ăn học bằng tiền của ba các cháu . Nay ba các cháu đã mất , mình phải càng có trách nhiệm hơn với các con của anh ấy .Mình cảm ơn bạn ThienVuong đã giúp mình xoa dịu bớt nỗi đau của gia đình . Những lúc buồn mình lại nhớ đến lời khuyên chí lý của bạn .
  6. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
  7. Tetvn

    Tetvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) Về câu hỏi của HoaiAn thì K-3 được giới thiệu sau này để giúp cho một người xin visa diện spouse có thể đến Hoa Kỳ sớm hơn và làm thủ tục thay đổi status sang immigrant ở Hoa Kỳ. Vì lẽ đó, họ không phải giới thiệu loại visa này vì lý do tài chính cho sponsor. Ở mỗi loại visa này có lợi và hại khác nhau nhưng điều kiện tài chính đều giống nhau về nguyên tắc. Em muốn chọn visa nào cũng được. Nếu hỏi về nhanh thì K-3 sẽ đến Hoa Kỳ nhanh hơn vì đó là ý định của nó khi ra đời nhưng thủ tục của nó lâu hơn và dài hơn và phải làm lại nhiều thủ tục khi sang Mỹ.
    (2) Về câu hỏi của Ttrue thì dựa trên facts của em cung cấp, ông xã của em đã có quốc tịch lúc đứa bé sinh ra đời. Theo em nói, he đã sống ở Hoa Kỳ từ nhỏ vì vậy em chỉ cần làm theo yêu cầu của Lãnh Sự ghi trong URL đó để cung cấp giấy tờ chứng minh là he đã ở Mỹ hơn 5 năm thì sẽ ok. Em lưu ý không cần phải ra authority chứng nhận, chỉ cần cung cấp giấy tờ (xem link) để show cho thấy đã từng sống ở Mỹ theo quy định. Theo anh thấy, nếu facts em cung cấp là đúng, việc xin passport cho con của em không là vấn đề gì cả. OTV nói là việc em có con xem như em đã cầm được visa, anh thấy khác đi một chút. Việc em có con có nghĩa là hồ sơ của em sẽ dễ dàng hơn hồ sơ khác trong việc chứng thực đây là hôn nhân thật. Tuy vậy, mọi hồ sơ phải đáp ứng đầy đủ thủ tục cần thiết. Hoa Kỳ làm việc theo giấy tờ chặt chẽ quy định đã có sẵn không thay đổi không phải làm việc theo cảm tính lúc này lúc khác (và đó cũng là đặc điểm nổi bật của luật pháp Hoa Kỳ ở cấp liên bang và tiểu bang nghĩa là luật pháp phải rõ ràng và chặt chẽ không để cho một người nắm luật pháp muốn làm sao cũng được). Vì lý do này, em cần phải cẩn thận và bảo đảm hồ sơ giấy tờ đầy đủ theo quy định không phải việc em có con là để waive tất cả những thủ tục khác và tự nhiên em sẽ có visa.
  9. hoaian812

    hoaian812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Analyst đã trả lời thắc mắc của HA. Có gì cần giúp đỡ HA sẽ hỏi sau.
  10. ttrue

    ttrue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Em cám ơn anh Analyst, OTV đã giúp em giải đáp thắc mắc
    Thật lòng em không nghĩ là có con sẽ dễ dàng co visa hơn , mà em thấy thương ox nhiều hơn vì phải làm nhiều hơn nữa để đủ tiền lo cho con , chỉ mong sao cho mọi việc được tốt đẹp, gia đình được đoàn tụ , chứ ở xa nhau như vậy tốn kém và nhiều khi thấy tủi thân nữa, hehe em kể lể nhiều quá ha ...
    Khi nào có thắc mắc gì mới , mong cac anh giúp đỡ em,
    Chúc mọi người luôn vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống

Chia sẻ trang này