1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin và giải đáp thắc mắc về xin visa vào Mỹ và cuộc sống tại Mỹ diện ko nhập cư (non-immigrant

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi bagai, 04/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangpha

    hoangpha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Để trả lời bạn, tôi xin được trả lời từng câu hỏi một như sau:
    1. Bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để xin No-Objection Letter.
    2. Nếu bạn nộp đơn I-140 . Điều đó không ảnh hưởng đến qui chế F-1 hiện tại của bạn. Tuy nhiên, xin visa F-1 trở lại sẽ rất khó .
    3. Nếu bạn nộp đơn I-140 và I-485 cùng lúc thì Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ xem như bạn từ bỏ qui chế F-1.
    4. Nếu bạn chỉ nộp đơn I-140 thì bạn có thể đi du lịch ra khỏi Mỹ, Tuy nhiên, muốn vào trở lại, bạn phải xin visa. Tuy nhiên, vì I-140 thể hiện ý định di dân của bạn, nên bạn sẽ khó xin lại visa F-1. Nếu bạn nộp đơn I-140 và I-485 cùng lúc thì bạn có thể xin Advance Parole (AP) để có thể ra vào nước Mỹ không cần visa. Tuy nhiên, nếu bạn xin Advance Parole (AP) mà đơn I-485 bị từ chối, bạn sẽ bị xem như out of status.
    Theo tôi, bạn nên gia hạn mẫu I-20 với ngày càng xa càng tốt trước khi nộp đơn I-140 và I-485. Bạn không nên xin Employment Authorization Document (EAD) hay Advance Parole (AP). Nếu bạn không xin Employment Authorization Document (EAD) hay Advance Parole (AP) thì khi đ ơn I-485 bị từ chối, bạn vẫn có thể ở lại Mỹ nếu bạn vẫn duy trì qui chế F-1 hay H-1B.
    Thân chào bạn. Chúc bạn gặp nhiều may mắn.
    http://viet***ru.com
  2. minhle

    minhle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh (chị) bouldergirl, analyst và hoangpha nhiều ạ. Em không đưa ra thông tin cụ thể của mình ra vì chắc mọi người cũng không quan tâm, nên chỉ cố đặt câu hỏi chung chung để có thể áp dụng cho nhiều người nhất thôi.
  3. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    320
    Hôm vừa rồi em có đi nghe 1 workshop về "employment & immigration - Myth & reality" do trường em tổ chức, có mới mấy ông Luật sư chuyên về nhập cư đến nói. Buổi đó cũng tập trung chủ yếu vào thể loại NIW vì chủ yếu người đến dự là các SV sau đại học. Có 1 trong số các ông luật sư đó nói là ông í đã có 1 client thành công với chỉ bằng MS. Nhưng đó là 1 người xuất sắc, có paper có giá trị, được nhiều người trích dẫn và download. Nên bằng chứng rất cụ thể. Vậy nên khả năng người chỉ có bằng MS mà giành được món này là có, nhưng chắc là hiếm, mà phải thật xuất sắc.
    Còn về cái "2 year rule", nếu thực sự bác sang đây với visa J1 bằng tiền của chính phủ Việt nam, thì em tin là gần như không có cách nào gỡ được nó. Họ nói có thể hoàn lại tiền, rồi xin cái thư miễn trách nhiệm từ sponsor (chính phủ)....việc này theo em biết thì đã có người thử, nhưng không thành công. Đơn giản bác có thể trả lại tiền, nhưng việc chính phủ VN cấp cho bác 1 cái thư miễn trừ thì gần như không tưởng (trong trường hợp thông thường), họ không đời nào chịu nhả ra đâu. Tuy nhiên trường hợp bác có những mối quan hệ đặc biệt ở VN để có thể làm được điều này thì em không dám nói, vì điều đó quá đặc biệt.
  4. minhle

    minhle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hic, em có dính dáng gì đến tiền của CP đâu ạ, thế nên không biết thế nào. Em xin cái visa ở Pháp, họ cho J-1 và 2 year rule, nhưng một thằng Pháp làm giống hệt em, đi cùng chương trình thì lại "2 year rule does not apply" :(. Chẳng hiểu chính phủ VN liên quan gì ở đây nữa.
  5. hoangpha

    hoangpha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hic, em có dính dáng gì đến tiền của CP đâu ạ, thế nên không biết thế nào. Em xin cái visa ở Pháp, họ cho J-1 và 2 year rule, nhưng một thằng Pháp làm giống hệt em, đi cùng chương trình thì lại "2 year rule does not apply" :(. Chẳng hiểu chính phủ VN liên quan gì ở đây nữa.
    [/QUOTE] Chào bạn,
    Chỉ có 3 trường hợp mà họ áp dụng "2 year rule"
    1. Bạn được tài trợ bởi chính phủ Mỹ hay chính phủ nước ngoài (Việt Nam) để đến học ở Mỹ với visa J-1.
    2. Ngành bạn xin học với visa J-1 là ngành học đang cấn trong nước. Do đó, chính phủ của nước đó yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt kê trong danh sách những ngành cần thiết cho nước đó.
    3, Bạn đến Hoa Kỳ để học lên cao trong ngành Y.
    Nếu bạn muốn xin miễn điều khỏan 212(e) thì bạn có thể vào trang Web http://www.travel.state.gov/visa/temp/info/info_1296.html của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tham khảo thêm.
    Thân chào bạn. Chúc bạn gặp nhiều may mắn.
    http://viet***ru.com
    Được hoangpha sửa chữa / chuyển vào 05:28 ngày 26/10/2007
    Được hoangpha sửa chữa / chuyển vào 06:01 ngày 26/10/2007
    Được hoangpha sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 26/10/2007
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Đây không phải là lấn đầu tiên anh nghe thấy có một câu hỏi là tại sao người khác lại bị (hoặc không bị) trong một vấn đề luật pháp nào đó mà em lại không bị (hoặc bị) trong trường hợp ngược lại. Các bạn phải nhớ là luật pháp của common law, khác với luật pháp của một đất nước nào đó mà muốn xử ai có tội là phải có tội bất chấp thế nào, là loại luật pháp dựa trên bằng chứng của từng một vấn đề một. Nếu hai sự kiện có cùng một facts như nhau nó phải là cùng một kết quả phán quyết như nhau. Nếu hai phán quyết khác nhau thì chắc chắn rằng hai facts của nó phải khác nhau mà một người bình thường nhìn vào cứ tưởng là giống nhau (mình chỉ tưởng vậy chứ nhìn trong con mắt luật pháp không phải là vậy). Chính vì lẽ đó mới có việc tại sao người nào vào phỏng vấn lại đậu mà người kia lại rớt. Trường hợp của ML cũng vậy. Em phải biết rõ ràng là em với anh người Pháp kia cùng một facts như nhau mà facts đó phải dựa trên thực tế chứ không phải cảm tính của em suy nghĩ ra thì mới biết được. Hiện tại em chỉ biết rằng khi em nhận visa J-1 em đã bị 2 year rule. Full stop, no comparison to the other cases.
    (ii) Theo Section 212(e) của Immigration and Nationality Act (cấp liên bang) em chỉ có năm cơ sở pháp lý mà em có thể dùng để xin waiver của 2 year rule này để em có thể xin visa working (class H) hoặc xin immigrant visa định cư mà không phải thực thi 2 year rule trước đó. Năm grounds đó như sau:
    (a) No objection statement của chính phủ home country của em.
    (b) Thỉnh nguyện của US Federal Agency rằng việc em đi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
    (c) Em sẽ bị truy tố khi em trở về nhà vì lý do chính trị chẳng hạn.
    (d) Em có gặp exceptional hardship đối với vợ hoặc con là US citizen chẳng hạn.
    (e) Em có thỉnh nguyện xin cho ở lại của Department of Public Health của tiểu bang.
    (iii) Nếu em muốn tìm hiểu rõ lý do rõ ràng chi tiết em vui lòng đi tìm primary sources (mà không phải secondary sources of law) để đọc kỹ điều khoản này để có khái niệm cơ bản. Luật pháp của Mỹ là loại luật pháp không phải đi đánh đố người khác như ở nơi nào đó mà nó publicly available cho tất cả mọi người nên chẳng khó khăn gì cho em đi kiếm cái này. Nếu không thì em thuê một luật sư trong nhóm luật sư immigration anh chỉ họ sure phải biết mấy cái món ăn chơi này và áp dụng cho em ở một ground nào hợp lý. Anh chỉ nói lại một lần nữa là không có dễ dàng gì lấy được waiver của 2 year rule home residency requirement này đâu và nếu muốn thử không nên hỏi lung tung cả lên mà chỉ nên hỏi luật sư có giấy phép hành nghề ở tiểu bang mình cần và có nhiều kinh nghiệm về việc này. Luật sư Mỹ mà nói đến chữ nhiều kinh nghiệm có nghĩa là phải trả nhiều tiền. Một trong những luật sư Mỹ mà anh thấy tin tưởng được là Greg Siskind của tập đoàn luật sư của họ chỉ chuyên về di trú chỉ tiếc là tập đoàn của ông ta chỉ có giới hạn ở một số tiểu bang ít ỏi mà thôi.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:01 ngày 26/10/2007
  7. minhle

    minhle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Em rất cảm ơn anh hoangpha và anh analyst đã giúp em rất nhiều thông tin hữu ích.
    Em xin lỗi anh analyst nếu đã gây cho anh cảm giác bực mình hay không hài lòng khi em đặt nhiều câu hỏi thế này. Như anh nhắn với em qua PM, nên đặt câu hỏi lên diễn đàn để có thể chia sẻ thông tin cho nhiều người. Vì thế em cố đặt câu hỏi ở đây theo dạng chung chung để nhiều người có thể áp dụng được.
    Một lần nữa rất cảm ơn các anh đã nhiêt tình giúp đỡ box này.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    MinhLe thân mến em, thành thật xin lỗi em vì đã làm cho em hiểu lầm như trên. Ý anh chỉ muốn nói là ta chỉ so sánh một trường hợp này với một trường hợp khác nếu nó có cùng, hoặc hầu như giống hoàn toàn, một fact với case khác kia thông qua cách nhìn của luật pháp (ie không phải qua cách nhìn của riêng chúng ta chúng ta cảm giác là như thế). Luôn tiện xin lỗi em thì anh nói thêm. Khi em dùng một luật sư để giải quyết vấn đề 2 year rule của em em hãy suy nghĩ trước rằng trường hợp của em có đặc biệt hay không. Em có khả năng có được một trong 5 legal grounds nói trên để xin waiver hay không. Nếu em nghĩ rằng dựa trên facts của em, mà chỉ em mới biết rõ nhất, là em chỉ là một trường hợp bình thường như bao trường hợp khác thì lúc đó em không nên tốn tiền luật sư làm gì. Nếu được em hãy hỏi luật sư trước họ nói được em hãy trả tiền và chịu tốn thời gian chờ đợi. Chúc em may mắn. Anh tin rằng chắc hẳn là em đã biết vấn đề 2 year rule này từ lúc đầu tiên em nhận visa và em đã hiểu rủi ro của nó chứ không phải đến bây giờ.
  9. hoangpha

    hoangpha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Như bạn thấy trong trang Web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và như anh Analyst đã trình bày, chỉ có 5 điều mà bạn có thể dựa trên đó để xin miễn áp dụng điều khoản 212(e) của đạo luật Immigration and Nationality Act.
    Nếu bạn là bác sĩ y khoa thì bạn không thể dùng No-Objection Letter. Bạn có thể dùng điều khoản xin State Department of Heath (Bộ Y Tế của tiểu bang) viết thư xin cho ở lại. Muốn dùng điều khoản này, bạn phải có một bệnh viện hay nhà thương ở vùng thiếu bác sĩ nhận bạn và bạn chấp nhận làm việc trong vòng 90 ngày sau khi được chấp thuận cho miễn điều 212(e) của đạo luật Immigration and Nationality Act và chấp nhận làm cho nơi đó 40 tiếng một tuần trong vòng không dưới 3 năm. Mỗi tiểu bang chỉ được nhận 30 bác sĩ như vậy cho mỗi tài khóa của chính phủ liên bang.
    Tuy nhiên, nếu bạn không phải là bác sĩ y khoa thì bạn có thể dùng 4 điều còn lại. Theo tôi suy đoán thì bạn phải là thường trú nhân hay công dân của Pháp đi qua Mỹ với hộ chiếu của Pháp.Lý do là bạn có người thân ở diện F-2. Ở Việt Nam, không dễ gì xin được visa F-2.
    Nếu phải đúng như vậy, bạn có thể xin No-Objection Letter ở Đại sứ quán của Pháp tại Washington DC.Có thể chính phủ Pháp dễ hơn Việt Nam chăng?
    Nếu bạn không xin được No-Objection Letter thì bạn có thể xin các bộ hay cơ quan cấp lien bang Hoa Kỳ viết thư xin cho bạn ở lại.
    Trong quá khứ, Văn phòng xét đơn xin miễn (Waiver Office) đã nhận được thư yêu cầu cho đương đơn được miễn điều 212(e) INA từ những cơ quan sau đây:
    ? Department of Education (Bộ Giáo Dục) đối với thầy giáo hay giáo sư;
    ? Department of Health and Human Services (Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Văn) đối với những nhà nghiên cứu về y khoa, dược khoa, nhi khoa và nội tiết khoa (Endocrinology);
    ? US Department of Agriculture (Bộ Nông Nghiệp) đối với những người làm việc trong lãnh vực kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics), chế biến thực phẩm (Food Processing), khoa động vật (Animal Science), nông nghiệp (Agronomy), và những ngành liên hệ;
    ? Department of Energy (Bộ Năng Lượng) đối với những nhà vật lý làm việc trong các lãnh vực kỹ sư hầm mỏ, kỹ sư luyện kim, kỹ sư nguyên tử, xử lý và vố trí chất thải phóng xạ (Treatment and Disposal of Radioactive Wastes);
    ? Department of Defense (Bộ Quốc Phòng) đối với những chuyên viên về vi tính, kinh tế và kỹ sư điện);
    ? National Aeronautics and Space Administration (NASA) đối với những chuyên viên trong lãnh vực không gian;
    ? Department of Interior (Bộ Nội Vụ) đối với những chuyên viên về môi trường (Environmental Specialists) và kỹ sư xây dựng (Civil Engineers);
    ? Department of Transportation (Bộ Giao Thông) đốu với những chuyên viên trong các lãnh vực kỹ sư hóa học, kỹ sư xây dựng, kỹ sư hàng không (Aviation);
    ? National Science Foundation đối với những nhà vật lý, những chuyên viên về trái đất và không khí (Atmospheric Earth Scientists), kinh tế (Economics Specialists), và về giáo dục khoa học (Specialists in Science Education)
    Hai điều còn lại thì khó áp dụng hơn ngoại trừ nếu bạn có con sanh ra ở Mỹ hay bạn là côn dân Việt Nam và có những hành vi chống chính phủ Việt Nam.
    Theo tôi, bạn nên tự làm đơn xin miễn điều 212(e) INA theo hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Những gì làm không được thì mới nhờ đến luật sư. Tôi thấy lệ phí luật sư quá đắt.
    Thân chào bạn. Chúc bạn gặp nhiều may mắn.
    http://viet***ru.com
  10. babi_rosie

    babi_rosie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2006
    Bài viết:
    2.047
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng từng là du học sinh, rồi có H1B ở lại làm việc nên rất hiểu nỗi khổ sở xin việc của dân du học vì mình cũng khốn đốn thất nghiệp nằm dài hơn 3 tháng sau tốt nghiệp. Theo kinh nghiệm bản thân thì cứ rải resume như rải truyền đơn ấy . Website xin việc nào cũng đưa resume vào, website công ty nào cũng thảy resume lên. Career fair ở trường tham gia đầy đủ. Website xin việc của trường cứ nôp hết cho mình. Mình từng đi phỏng vấn in person khoảng gần 40 chục công ty, nộp đơn chắc cũng tròm trèm 70-80 nơi. Nói chung là phải kiên nhẫn, hết sức kiện nhẫn

Chia sẻ trang này