1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về các hoàn cảnh cần giúp đỡ.

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi buidung2228, 01/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buidung2228

    buidung2228 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    1
    Thông tin về các hoàn cảnh cần giúp đỡ.

    Hiện nay đang có một số cá nhân có nhu cầu tìm kiếm các trường hợp gia đình thực sự khó khăn quanh ở Hà Nội và các khu vực lân cận để tặng quà và tài trợ giúp đỡ. Bạn nào có thông tin thì giới thiệu giúp mình.

    Cảm ơn đã quan tâm
    VolunteerHoaSen thích bài này.
  2. cuoideunhatvinh

    cuoideunhatvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    ở Nghệ An Hà Tĩnh có được ko bác
  3. buidung2228

    buidung2228 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn, ở Nghệ An thì hơi xa. Nhưng bạn cứ cho mình biết thông tin về các gia đình đó được không? Nếu xa, có thể tập trung đi 1 chuyến nhưng giúp đỡ được nhiều gia đình thì cũng ý nghĩa mà!
    Làm ơn PM cho mình địa chỉ hoặc số điện thoại liên hệ nhé!
    Cảm ơn thật nhiều!
    Các bạn ơi, tiếp tục giúp mình với!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Có rất nhiều địa chỉ, bác có thể tham khảo tại:
    Những tấm lòng từ thiện
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/56/
    Cậu bé Quang và dồn dập bất hạnh
    02/03/2007 17:06
    (HNMĐT) - Hơn 6 tuổi nhưng cậu bé Đỗ Mạnh Quang, số nhà 11 ngõ 333 phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, đã phải chịu nhiều thiệt thòi bởi bệnh tật. Trước gánh nặng thuốc men, viện phí mỗi lần đưa con vào viện, bố mẹ cậu đã khó lại càng thêm khó khăn hơn trong việc trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
    39 tuổi chị Trương Thị Thu Huệ mới lập gia đình. Những nụ cười trước niềm hạnh phúc muộn màng nhanh chóng bị thay bằng những lo lắng khi chị mang thai được 7 tháng. Đến bệnh viện khám, các bác sỹ cho biết thai có những dấu hiệu bất thường, chị phải nằm ở bệnh viện để tiện theo dõi, kịp thời can thiệp nếu có vấn đề xảy ra. Hai tháng sau, cậu bé Đỗ Mạnh Quang ra đời. Đó là năm 2001.
    Cứ tưởng ?ođầu xuôi thì đuôi lọt? nhưng với Quang, mọi chuyện tiếp theo chẳng được suôn sẻ chút nào. Bởi mổ đẻ nên chị Huệ không có sữa, Quang phải bú sữa ngoài. Khi Quang được 18 tháng, chị Huệ nhận thấy con hay khóc mỗi lần đi tiểu, bụng cũng to hơn so với trước đây. Đưa con đi khám, chị được các bác sỹ cho biết, Quang bị ứ nước ở thận, phải dùng thuốc hàng ngày. Cơ thể nhỏ bé, sức yếu nên mọi sự như biết lẫy, biết bò, tập nói... của Quang cũng chậm hơn những đứa trẻ khác. Lên hai tuổi cậu bé mới chập chững những bước đầu tiên.
    Cứ tưởng qua cái đận biết đi, Quang sẽ khá hơn nào ngờ, lên 3 tuổi, cậu bé bị đau mắt nặng. Trước sự lựa chọn phải phẫu thuật bỏ mắt trái để cứu mắt phải, vợ chồng chị Huệ lại vay mượn, đưa Quang vào bệnh viện làm phẫu thuật đồng thời lắp mắt giả cho con. Để bảo vệ mắt giả cho con, mỗi tháng chị Huệ phải mua thuốc hết hơn 100.000 đồng.
    Nỗi ưu phiền này chưa kịp tan hết thì nỗi lo lắng khác lại ập xuống khi 5 tháng sau ngày phẫu thuật mắt, Quang bị ngã từ trên cầu thang tầng 2 xuống, gẫy mất 5 chiếc răng. Hơn 2 năm nay, chị Huệ phát hiện ra trong tai trái của Quang có một cục thịt thừa. Cục thịt này phát triển khá nhanh, che gần hết lỗ tai khiến cậu bé rất khó khăn mỗi khi nghe.
    Người ta bảo ?oHai vợ chồng son thêm đứa con là bốn?, nhưng với vợ chồng chị Huệ, có thêm Quang, cái khó trong nhà phải thành 5, thành 7. Thu nhập chính của 3 miệng ăn là tiền cho thuê nhà được 300.000đồng/tháng và tiền làm thuê thất thường của anh. Chị Huệ bảo, cũng bởi quá khó khăn nên làm được căn nhà nhỏ có hai phòng thì phải cho thuê phòng ở tầng dưới lấy tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Cái hôm Quang bị ngã, xót con quá, chị đã định không cho thuê nữa, hoặc cho thuê phòng đang ở nhưng cái ăn, cái mặc thúc bách, hiện cái khó đã quá nhiều, nếu cho thuê bên trên ít tiền hơn, chị chẳng biết sẽ xoay xỏa thế nào...
    Tiễn tôi ra về, chị Huệ ngậm ngùi bảo, có gia đình rồi có con, có lẽ bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn gia đình hạnh phúc, con cái được khoẻ mạnh. Với chị, cái mong muốn ấy càng cháy bỏng hơn. Quang đã khổ bởi bệnh tật, chị biết không thể biến những chuyện đã qua thành giấc mơ mà chỉ còn hy vọng, cuộc đời này còn rất nhiều những con người nhân ái, họ sẽ giúp đứa con bé bỏng của chị bớt đi những thiệt thòi.
    Nguyễn Tâm

    Bạn đọc xa gần có tấm lòng hảo tâm ngoài việc liên hệ trực tiếp với địa chỉ trên, có thể liên lạc với Báo Hànộimới điện tử theo địa chỉ:

    Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
    Điện thoại ?" Fax: 04 ?" 9287445
    Email: tuthien@hanoimoi.com.vn
  5. cuoideunhatvinh

    cuoideunhatvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    Bố mẹ tự tử, ba trẻ mồ côi cần cứu giúp
    TP - Sống trong cảnh nghèo, đôi vợ chồng trẻ vay tiền sang Đài Loan lao động. Không những không thoát cảnh nghèo, mà họ lại trở thành những con nợ.

    Ba đứa trẻ mồ côi trước bàn thờ bố mẹ
    Cặp vợ chồng ấy là Trương Thị Hương (sinh năm 1980) và Nguyễn Phi Hùng (sinh năm 1976), quê ở làng Ạch Kẻ Treo (xã Đậu Liêu thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
    Cách đây hơn 3 năm, Nguyễn Phi Hùng vay được chút tiền sang Đài Loan lao động. Nhưng nghề đi biển ở xứ Đài làm ăn không thuận lợi, Hùng trở về mang theo khối nợ gần chục triệu đồng.
    Chị Trương Thị Hương đành vay mượn thêm chục triệu đồng, để lại 3 đứa con cho chồng nuôi đi làm người giúp việc gia đình ở Đài Loan qua môi giới của Cty Cổ phần thương mại Bắc Ninh.
    Gần đây, qua thư của Hương gửi về cho gia đình thì ông chủ mà Hương giúp việc có tên là Tạ Tiến Tường thuộc thành phố Cao Hùng (Đài Loan). Ngày 5/5/2005, qua điện thoại, Hương báo cho gia đình biết: Mối quan hệ giữa chủ và người giúp việc có vấn đề, Hương đang vào trung tâm chờ việc ở Cao Hùng mong được chuyển đến chủ mới.
    Ngày 25/5/2005, gia đình nhận được văn bản số 408 của Văn phòng quản lý lao động người Việt Nam tại Đài Bắc do ông Trần Đông Huy ký, báo tin chị Hương đã treo cổ tự tử.
    Cùng ngày, Cục Quản lý lao động nước ngoài tại Hà Nội có văn bản số 597 do ông Vũ Đình Toàn ký, vận động gia đình phối hợp đưa thi hài Trương Thị Hương về nước.
    Do cả hai bên nội ngoại đều nghèo, không thể sang xứ người mang thi hài chị Hương về, nên họ chỉ biết chờ đợi. Sau đó gia đình nhận được một lọ tro di hài của Hương kèm với 1.500.000 đồng tiền ma chay do Cty Cổ phần thương mại Bắc Ninh chuyển về.
    Ngày 4/11/2005, anh Nguyễn Phi Hùng là chồng của Hương và người cậu ra Cty Cổ phần thương mại Bắc Ninh làm việc, nhưng không nhận được thêm sự trợ giúp nào khác. Hùng quay về buồn rầu và chán nản. Bởi nay chỉ còn mình anh và ba đứa con cùng món nợ gần 20 triệu đồng...
    Đột nhiên, ngày 10/12/2005, Hùng treo cổ tự vẫn, bỏ lại đàn con, gồm: Nguyễn Thị Ánh - 7 tuổi, Nguyễn Quang - 4 tuổi và Nguyễn Thị Trang gần 2 tuổi.
    Khi chúng tôi về thăm nhà, cháu Nguyễn Thị Ánh đầu chít khăn tang mếu máo kể: ?oNăm ngoái mẹ cháu dặn con ở nhà cùng bố chăm em để mẹ đi Đài Loan kiếm tiền về trả nợ và nuôi các con?
    Rồi mẹ không về nữa, chỉ thấy người ta đưa về một cái lọ nói rằng mẹ cháu đã chết. Nhiều lần bố nhìn ảnh mẹ ngồi khóc... Bữa đó cháu nghỉ học ở nhà thấy bố mua cho gói kẹo bảo cháu dẫn em đi chơi bên xóm.
    Cháu thấy bố cầm cái chạc mụi (dây thừng) đi vô nhà, cháu đi theo ôm chân bố khóc. Bố vứt chạc mụi nói với cháu, con đưa em đi chơi đi? Rứa là cháu dẫn em đi? chiều về nghe bà nội khóc?, rứa là bố cũng thắt cổ chết rồi??.
    Vợ chồng ra đi, ba đứa con trở nên côi cút. Nay chúng biết nương tựa vào đâu khi cả hai bên nội, ngoại đều cùng cảnh nghèo. Bố mẹ của chị Hương cũng nghèo, chỉ đảm nhận được việc nuôi cháu Trang.
    Hiện tại gia đình nội ngoại các cháu rất mong các tổ chức xã hội và cá nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ các cháu có điều kiện sinh sống và học hành.
    Võ Minh Châu
  6. buidung2228

    buidung2228 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn các bạn, mình đã ghi nhớ các địa chỉ trên.
    Hi vọng được các bạn tiếp tục giúp đỡ!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đời bốc vác trong đêm
    Khi thành phố đã lên đèn, họ mới bắt đầu vào cuộc mưu sinh cho đến rạng sáng. Họ từ các vùng quê khắp nơi về Sài Gòn để mưu sinh: từ miền Bắc xa xôi, miền Trung khô cằn và miền Tây lũ lụt... Với hai bàn tay trắng, họ nỗ lực làm thuê với ước mơ bình dị nhất: cơm cháo sống qua ngày. Người ta gọi họ là dân bốc vác. Phóng viên Tuổi Trẻ cùng sống và làm việc với họ trong những đêm trắng thật dài.
    Kỳ 1 - Những người cùng khổ

    Hằng đêm, bạn trẻ này phải nai lưng ra để người ta sai khiến, chỉ mong đủ chén cơm - Ảnh: Như Hùng
    TT - Giữa Sài Gòn phồn hoa, vẫn có hàng ngàn người xem bốc vác như là một nghề, một nghề mà nhiều người thành thị khi nhắc đến đều tỏ ra xem thường. Nhưng với họ, đó là cơm áo gạo tiền, là cuộc sống.
    Khi mặt trời tắt nắng
    Để sống cùng cuộc sống của giới bốc vác, chỉ cần có sức khỏe và một bản ?olý lịch miệng? thật nghèo khó là đủ. Sau vài đêm ngồi than vắn thở dài bên mấy anh bốc vác ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, tôi được đồng nghiệp tên Mười gật đầu giúp đỡ: ?oỪ, chú mày là sinh viên nghèo, ra đây làm cùng anh em vậy, tao giúp?.
    Nghe lời anh Mười dặn, cứ đến 6 giờ chiều mỗi ngày, khi mặt trời tắt nắng là tôi có mặt cùng các đồng nghiệp tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức chờ đợi. Những ngày Sài Gòn trời trở lạnh, chúng tôi phải ngồi sát vào nhau để chống lại những cơn gió lạnh hiếm hoi của đất phương Nam. Khác với anh em hợp tác xã bốc vác, dân ?obốc vác tự do? chúng tôi ngồi ở rìa chợ chờ những ông bà chủ trong vựa kêu sai việc vặt và chỉ được khuân vác hàng từ chợ ra, còn hàng đã vào chợ thì không được sờ tới. Điều đó có nghĩa là cơm cháo của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc lượng khách đến mua sỉ tại đây vào mỗi đêm. Mà điều đó cũng thất thường lắm.
    Đã gần 11giờ đêm, cả nhóm chúng tôi vẫn ngồi ngáp ngắn ngáp dài, chẳng một ai ngó ngàng đến ánh mắt mỏi mòn của chúng tôi. Cu Nhân, con anh Mười, không cưỡng lại được cơn buồn ngủ, đặt nghiêng cái xe đẩy của cha xuống rồi khoanh tròn trong cái áo khoác đánh một giấc. Đưa tay sửa lại áo cho đứa con 13 tuổi, anh Mười thở dài buồn bã: ?oNó thích đi học lắm, nhưng nhà nghèo nên phải bỏ giữa chừng. Hồi mới lên Sài Gòn, nó thấp hơn cái xe đẩy, vậy mà giờ thì phụ cha đẩy xe ngon ơ rồi?.

    PV Tuổi Trẻ (trái) làm bốc vác tại chợ đầu mối Thủ Đức lúc nửa đêm về sáng - Ảnh: Như Hùng

    Mọi người đang dáo dác đảo mắt chờ đợi thì bỗng anh Mười đứng bật dậy, nét mặt mừng như bắt được của. Từ xa, dáng một bà chủ mập mạp đưa tay vẫy vẫy. Nghe tiếng cha ?oDạ, để tui làm cho bà chủ? rõ to, cu Nhân đang ngủ cũng bật dậy lấy xe kéo lọc tọc chạy theo cha. Mấy anh em bốc vác khác ngồi nhìn theo bóng cha con họ với một chút ganh tị và thầm mong đến lượt mình được người ta sai khiến. Cô Loan ngồi nhìn trời đầy ánh sao thở dài: ?oTrời lạnh, hàng trái cây bán chậm nên ít người thuê bốc vác lắm, ráng chịu khó chờ nha con, đừng nản. Nếu có ai kêu, nhiều việc thì cô san cho mày kiếm tiền ăn bánh mì. Mà sao hôm nay trời mau sáng vậy, chắc đêm nay ?olốc? quá!?.
    Hơn 3 giờ sáng, cha con anh Mười mới chuyển xong số hàng ra xe cho bà chủ. Sương và gió lùa từng cơn lạnh thấu xương mà anh Mười vẫn đánh trần thở hổn hển. Chưa kịp nhai xong ổ bánh mì, lại có người tới gọi anh đi theo lấy hàng. Chẳng biết do mệt hay thương mấy đồng nghiệp trẻ mà anh nói với bà chủ: ?oĐây là thằng em tui, từ tối đến giờ chưa có cuốc nào, tui kêu nó làm cho bà chủ nghe?. Nói rồi anh dúi chiếc xe đẩy vào tay tôi.

    Tôi mừng rỡ kéo xe theo bà chủ, còn bà ta thì cứ chăm chú xem hàng, trả giá. Ghé chỗ này mua vài ký rau, ghé nơi kia mua dăm ký cà rốt, rồi lại đảo qua hàng trái cây? Chẳng mấy chốc cái xe kéo trên tay tôi nặng trĩu, phải còng cả lưng, gồng hết sức nó mới chịu đi theo ý mình. Chợ thì đông, chen chúc người mua kẻ bán, lâu lâu tôi bị kẹt giữa đoàn xe kéo của các đồng nghiệp. Những lúc như thế bà chủ lại tỏ ra bực bội, lớn tiếng: ?oMới vô nghề hả, chậm như rùa vậy, nghèo mà làm biếng quá sao khá nổi?. Sau khi xếp một đống hàng ngay ngắn lên xe, chưa kịp lau những giọt mồ hôi cay xè ở mí mắt thì bà chủ đã dúi vào tay tôi mười ngàn bạc rồi vẫy tay kêu một anh bốc vác khác. ?oBữa sau gặp bà thì đừng đưa cái mặt đần ra nữa nhé. Chậm mà yếu vầy thì có ma nó mướn!?- bà chủ gằn giọng từng tiếng.
    Bình minh đã lấp ló ở phía chân trời. Tôi móc túi đưa Nam - đồng nghiệp bốc vác của tôi trong đêm - sáu ngàn đồng tiền thuê xe, số tiền còn lại chúng tôi gom mỗi người hai ngàn để mua mỗi người một ổ bánh mì lót dạ. Trở về căn nhà trọ gần đó cùng với Nam, mặc cho bụng đói cồn cào, cả hai chúng tôi ngã vật xuống sàn nhà. Tay chân rã rời, mắt như muốn sụp xuống sau một đêm thức trắng mệt nhoài.
    Người không chọn nghề
    Khi tôi hỏi tại sao lại chọn nghề này, anh Mười cười kể: ?oNghề này chọn tao chứ tao đâu có chọn nghề này! Bán mấy sào ruộng ở quê, tao và vợ dẫn hai đứa con lên đây mong cuộc sống đổi thay, ai dè lại đi làm bốc vác. Lúc mới lên, tao cùng vợ cũng buôn bán lặt vặt, nhưng dân quê cả đời đâu có biết bán buôn, vì thế đồng vốn cứ cụt dần. Đến khi không còn vốn, vợ bệnh con đói tao mới bò ra đây làm rồi thành bốc vác lúc nào không hay?.
    Cô Loan là nữ bốc vác duy nhất trong nhóm chúng tôi, năm nay đã ở tuổi 49 nhưng đêm đêm vẫn phải chầu chực khuân vác như đám thanh niên mới lớn. Khi hỏi đã bao nhiêu năm làm nghề bốc vác rồi, cô chỉ nhớ láng máng: ?oCũng đâu mấy chục năm. Nhà nghèo nên cô phải đi làm từ thời còn bé tí. Lúc đầu thì phụ người ta nhặt rau, hốt rác ở chợ Cầu Muối. Lớn hơn chút nữa thì đi bốc vác với người ta, ai kêu chi làm đó, miễn là ngày có vài chục bạc để nuôi thân và mẹ già gần 90 tuổi. Làm riết rồi tay chân gợn cả cơ bắp, tiêu tan mất thời con gái?. Trong bóng đèn vàng phủ sương, tôi thấy mắt cô ngấn lệ khi vô tình hỏi đến chuyện chồng con: ?oAi mà lấy dân bốc vác làm vợ hả con! Ước chi ai cho một đứa con cũng đỡ buồn lúc về già?.
    Rời quê nhà Sóc Trăng khi mới 16 tuổi, Nam cũng không hề nghĩ rằng mình lại trở thành bốc vác: ?oNhà đông anh em, lại nghèo nên học hết lớp 9 là cha em bắt nghỉ học theo bạn bè trong xóm lên Sài Gòn kiếm ăn, làm thuê gánh mướn ở những chợ đêm?. Cũng như Nam, có lẽ sau này cu Nhân con anh Mười cũng không thể nhớ nổi tại sao nó lại đi làm bốc vác. Bởi năm nay nó mới 13 tuổi nhưng đã theo cha đi làm mấy năm rồi, ai kêu gì làm đó, miễn là có tiền. Nhìn Nhân hồn nhiên, cười nói cùng mấy đứa bạn bán vé số ở chợ, tôi hiểu rằng nó chưa hề ý thức được thân phận bốc vác của mình. Có chăng, Nhân chỉ biết được là vì nghèo mà phải đêm đêm cầm xe đẩy phụ cha kiếm cơm qua ngày.
    Trong những phận đời bốc vác mà tôi gặp ở những phiên chợ đêm, dường như chẳng có ai nhớ nổi mình đã trở thành bốc vác lúc nào, điều duy nhất họ nhớ là bắt đầu vào nghề khi trong túi không còn đồng bạc và trước mắt là những đêm dài không nghề nghiệp. Họ cứ bước vào cái nghề rẻ mạt này một cách vô định, không được quyền chọn lựa.
    THẾ ANH
    Phận người bốc vác là vậy, họ biết rằng cuộc mưu sinh hôm nay đang bị đánh đổi bằng tương lai của chính họ và con cái họ. Dù có mù lòa hay bệnh tật thì đó là chuyện của mai sau. Còn hiện tại, những lo toan hằng ngày đang đè nặng lên cái bóng gầy nhỏ của đời người bốc vác trong những đêm dài bạc mắt.
    Kỳ tới: Chén cơm đong đầy đêm trắng
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189497&ChannelID=89
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đời bốc vác trong đêm (kỳ 2)
    Chén cơm đong đầy đêm trắng

    TT - Những phận đời bốc vác lấy đêm làm ngày, có người cả mấy chục năm chưa có được một giấc ngủ đêm an lành. Giấc ngủ như một thứ xa xỉ bởi những đêm trắng là chén cơm, là sinh tồn qua ngày đoạn tháng.
    >> Kỳ 1: Đời bốc vác trong đêm
    Đêm ?olốc? dài
    Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM) những ngày gần Tết Đinh Hợi vẫn ế ẩm. Người thuê không đủ để cả nhóm bốc vác chúng tôi trang trải tiền mướn xe, mua ổ bánh mì lót dạ và vài ly trà đá qua đêm. Những đêm như thế được dân đàn anh nơi này gọi bằng một từ thật ấn tượng: lốc! Nam mới vào nghề nên có cách hiểu riêng của nó, ?olốc? nghĩa là lỗ tiền cơm và tiền thuê xe kéo. Còn với tôi, ?olốc? là những đêm không được ngủ và cũng không có chén cơm ăn.
    Trời đã hừng sáng mà cô Loan mới kiếm được 6.000 đồng từ việc gói ghém và chuyển mấy thùng hàng trái cây ra xe cho một mối quen. Cô cứ lôi ra lôi vào, đếm đi đếm lại mấy đồng bạc lẻ rồi thở dài: ?oMấy hôm nay đêm nào cũng ?olốc?, tiền xe buýt đi về hết 12.000 đồng, cộng với sáu ngàn tiền thuê xe nữa mà có được bấy nhiêu đây thì làm sao mà sống! Cả tuần nay cô phải ăn ké cơm của bà già, thấy nhẫn tâm quá. Tội nghiệp bả, đã 90 tuổi rồi mà còn phải lọ mọ đi nhặt ve chai?.
    Những ngày tiếp theo cũng không khá hơn, tối nay cô Loan nói ngày mai không đi làm nữa mà đi chùi lư đồng thuê ở quận 1. ?oLàm gì thì làm cũng phải xoay xở vài chục bạc cho mẹ già ăn tết chứ con?, cô Loan nói. Bớt đi một người, cơ hội có việc cho những người khác nhiều hơn nhưng sao ai cũng buồn.

    Hằng đêm người bốc vác chầu chực ở các khu chợ trông ngóng chủ hàng - Ảnh: Như Hùng
    Cơn lốc đi qua đời của cô Trần Thị Bảy còn buồn hơn. Cô vào nghề khi mới 17 tuổi, tính đến nay cũng đã 34 năm làm nghề khuân thuê vác mướn rồi mà cái nghèo khó vẫn chưa rời cô. Cô thuê nhà ở chung với vợ chồng đứa con gái đầu, đêm bạc mắt vì chén cơm, ngày bận bịu trông giữ cháu ngoại nên chẳng có thời gian để ngủ. Hằng ngày cô thường tranh thủ lên chợ sớm rồi kiếm một góc nào đó chợp mắt lấy sức.
    Thấy giọng cô hơi yếu, tôi bắt chuyện, cô cho biết: ?oMấy hôm nay cô bị bệnh ho ra máu mà không có tiền để đi khám. Cả tháng nay đêm nào cũng ?olốc?, túng quá cô đi vay nóng 1 triệu đồng để phụ tiền nhà với đứa con. Gần tết nên chủ nợ kiếm hoài, lãi lên đến 3 triệu rồi, biết lấy tiền đâu mà trả đây?. Cô Bảy có ba người con, con gái lớn đã có chồng, còn một trai đang ở trường cai nghiện, thằng nhỏ 11 tuổi cũng lang thang rày đây mai đó. Nhắc đến mấy đứa con, cô động lòng: ?oCũng tại mải kiếm sống nên không có điều kiện dạy dỗ tụi nó nên người. Bốc vác mà con, ăn còn bữa đói bữa no thì tiền đâu mà lo cho tụi nó học hành?.
    Nửa đêm về sáng lạnh hơn, bất chợt có tiếng cười hiếm hoi trong đêm, đó là giọng cười sảng khoái của anh Vẹn, quê Bạc Liêu: ?oHôm nay tổ đãi, kiếm được hơn trăm ngàn rồi. Mai phải tranh thủ đi chợ mua ít bánh trái gửi về cho ông bà già mới được?. Dự định của anh chưa kịp thực hiện thì gần sáng đã thấy anh hốt hoảng chạy về báo: ?oXe nặng quá, lật hư hết hàng rồi. Bà chủ bắt đền hai thùng nho, anh em có tiền cho tao mượn, chứ để bả báo bảo vệ thì mất việc như chơi?. Cả nhóm móc hết túi cũng chỉ được hơn 200.000 đồng. Năn nỉ mãi rồi bà chủ cũng chịu bỏ qua sau khi lấy tiền đền 350.000 đồng. Đêm đó, cả đám chúng tôi chẳng có được một ổ bánh mì lót dạ. Đói, mệt mỏi và buồn chán. Đêm ?olốc? thật dài.
    Đánh đổi chén cơm

    Sau khi lót tạm miếng cactông cho hai đứa con ngủ ở rìa chợ, chị Hoa tất bật với những thùng hàng, xe đẩy - Ảnh: Như Hùng
    Đã bước qua tuổi 60 song bác Huỳnh Hoa vẫn phải bám lấy nghề bốc vác. Mấy mươi năm trong nghề cũng đủ để bác chiêm nghiệm phận đời: ?oBần khó mới phải đi làm bốc vác, chứ sung sướng gì cái nghề này hả con. Việc nặng, cực nhọc mới đến tay mình, không làm thì đói, làm thì ôm bệnh về già. Đã bước chân vào nghề này thì sống ngày nào biết ngày đó con ơi?. Thở dài, bác đưa tay chỉ qua hai đứa nhóc ngủ bên lề chợ: ?oRồi nó cũng như cha mẹ nó thôi, làm sao thoát khỏi phận bốc vác!?.
    Hỏi ra mới biết hai đứa nhỏ ngủ bên lề chợ là con chị Hoa và anh Mười. Cả anh và chị đều là dân bốc vác lâu năm ở chợ Cầu Muối, mới chuyển lên đây sau này. Đêm, cả hai vợ chồng chị phải ra ngồi chầu chực ở chợ, để tụi nhỏ ở nhà cũng không yên tâm nên anh chị đưa cả thằng lớn 10 tuổi và đứa nhỏ 2 tuổi đi cùng. Hằng đêm, chị lót tạm mấy miếng cactông bên lề chợ cho hai đứa con ngủ rồi hối hả với từng thùng hàng, xe đẩy.
    Đưa tay đắp thêm cho hai đứa nhỏ cái áo, chị Hoa kể: ?oTui quê miền Trung, còn ổng ở miền Tây, phận nghèo dễ thông cảm với nhau. Hai vợ chồng làm quần quật, nhưng tháng nào tụi nhỏ không ốm đau thì còn có cái mà ăn, chứ không thì cứ phải vay chỗ này mượn chỗ kia đắp đổi cho qua bữa. Thằng lớn đang tuổi đi học mà đâu được đi, chắc vài năm nữa lại cầm xe đẩy thôi em ạ?.
    Còn câu chuyện của chị Đàm Thị Mười lại buồn hơn. Từ Sóc Trăng theo chồng lên TP.HCM kiếm sống, thấy chồng làm bốc vác cực nhọc mà không đủ ăn, chị mò mẫm tìm ra chợ đêm phụ đẩy xe cho chồng. Do sức yếu không thể bưng bê, kéo xe như người khác, chị đành chọn một chân sai vặt trong chợ. Lúc đầu chị nhận hốt rác, gọt củ quả trong chợ, làm quần quật cả đêm mà cũng chỉ được 600.000 đồng mỗi tháng. Thấy việc cắt tỉa hành có tiền hơn, chị lại xin làm. Mới làm được hơn sáu tháng thì mắt chị bị sưng húp và mờ hẳn do phấn hành bay vào, chị bỏ nghề. Kể về đời mình mà chị cứ giàn giụa nước mắt: ?oỞ quê chỉ có mấy sào ruộng, làm đầu tắt mặt tối mà cũng bữa đói bữa no. Lo con không có tương lai nên vợ chồng tui mới bàn nhau lên đây làm thuê làm mướn để lo cho tụi nhỏ đi học mong sao thoát được cảnh nghèo. Ai ngờ tương lai con cái còn mù mịt hơn. Thằng con lớn thấy mẹ bị bệnh nên cũng bỏ học bán vé số phụ cha?.
    Khi bước vào nghề bốc vác ở tuổi 20, có lẽ anh Nguyễn Văn Thương không hề nghĩ rằng đời mình lại bi đát như ngày hôm nay. Sau 20 năm bán mình cho thân phận bốc vác, những gì anh thu được chỉ là sự túng quẫn và mang trong mình nhiều bệnh. Sau nhiều năm làm quá sức mình, nhiều lần anh bị ho ra máu, đau lưng quằn quại nhưng cũng không dám đi khám, cứ âm thầm giấu vợ giấu con mà chịu đựng, cho đến một ngày anh quị hẳn khi đang khuân hàng xuống ghe. Thương chồng, vợ anh chạy đôn chạy đáo vay nóng mấy triệu đồng đưa anh đi viện.
    Anh kể: ?oNgày ra viện bác sĩ dặn tôi là không được khuân vác nặng. Nhưng không vác nặng thì lấy tiền đâu ra trả nợ và nuôi vợ nuôi con. Thế là tôi đành bỏ ngoài tai những lời khuyên của bác sĩ để tiếp tục bốc vác?. Ráng thêm được mấy năm nữa thì anh yếu hẳn, cột sống bị cong lộ rõ ra ngoài, cái lưng đơ như một tấm ván. Nợ nần chồng chất, anh Thương không đi làm được nữa, chút tiền từ việc bốc vác của vợ không đủ để mướn nhà, cả nhà anh đành dọn ra ngủ dưới gốc cây trứng cá. Thương anh, những đồng nghiệp ở bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM) gom góp mấy ngày công biếu anh được 200.000 đồng, giúp anh mở một quán trà đá bán ở bến. Mỗi ngày bán trà đá cho những đồng nghiệp cũ kiếm được nhiều lắm 5.000 đồng. Đôi khi thấy anh em không có việc làm, anh cũng không nỡ lấy tiền.
    Phận bốc vác là vậy, họ biết rằng cuộc mưu sinh hôm nay đang bị đánh đổi bằng tương lai của chính họ và con cái họ. Nhưng không có cách nào khác, họ vẫn phải tìm kế sinh sống. Hằng đêm, họ vẫn phải đem giấc mộng tương lai của mình ra để đánh đổi chén cơm, manh áo. Dù có mù lòa hay bệnh tật thì đó là chuyện của mai sau. Còn hiện tại, những lo toan hằng ngày đang đè nặng lên cái bóng gầy nhỏ của đời bốc vác trong những đêm dài bạc mắt.
    THẾ ANH
    ?"?"?"?"-
    Lẫn trong những người lớn tuổi mưu sinh là nhiều đứa trẻ. Ở tuổi các em đáng lẽ chỉ biết ăn học và nô đùa cùng bè bạn, vậy mà đêm đêm các em phải lao ra chợ mưu sinh nặng nhọc. Những giấc mơ chập chờn trong đêm là chuyện cơm áo.
    Kỳ tới: Đôi chân nhỏ vào đời
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189617&ChannelID=89
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đời bốc vác trong đêm (kỳ 3)
    Đôi chân nhỏ vào đời

    TT - Lẫn trong những người lớn tuổi mưu sinh bằng nghề bốc vác ở các chợ đêm là những trẻ em, chúng còn quá nhỏ để có thể lấy sức lao động đổi chén cơm. Ở tuổi các em, đáng lẽ chỉ biết ăn học và nô đùa cùng bè bạn thì đêm đêm các em phải lăn ra chợ đời đem thân đổi lấy từng đồng để mưu sinh. Trong những giấc mơ chập chờn của các em chỉ có chuyện cơm áo chứ không phải là ông bụt hay bà tiên.
    >> Kỳ 2: Chén cơm đong đầy đêm trắng
    >> Kỳ 1: Đời bốc vác trong đêm
    Những đêm mệt nhoài
    Nhật nhỏ xíu nên không ai nghĩ rằng năm nay em đã bước qua tuổi 13 với ?othâm niên? hai năm làm bốc vác. Hằng đêm Nhật có mặt tại khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức sớm nhất, vội vàng đi thuê một chiếc xe đẩy rồi lùi về một góc chợ khoanh tròn nằm chờ.
    Nhật kể: ?oCả ba mẹ và năm anh chị em trong nhà em đều là dân bốc vác ở chợ này. Từ nhỏ em đã phải theo mẹ ra chợ ngủ, vì ở nhà chẳng ai trông. Những đêm lạnh không ngủ được em đi theo phụ cha, riết rồi quen. Lúc đầu em đi nhặt rau, hốt rác, xách mang những túi hàng nhẹ. Mỗi đêm cũng kiếm được năm bảy ngàn phụ mẹ mua gạo?.
    Đưa tay xoa đầu con, anh Tài - cha Nhật - nói: ?oThấy nó phải vất vả sớm vậy tui cũng xót lòng lắm, nhưng biết làm sao được. Nhà đến bảy miệng ăn mà chỉ có mình tui và mẹ nó bốc vác thì làm sao sống nổi. Nhà trọ rày đây mai đó. Không có tụi nó phụ thêm thì chắc cả nhà chỉ có nước ngủ gầm cầu!?. Khi hỏi đến chuyện học hành, Nhật thở dài thật buồn như người lớn: ?oTiền đâu mà học hả chú? Làm vẹo cả xương sống đây mà cả nhà con còn chưa đủ ăn?.
    Dù sao Nhật còn có mẹ cha, chứ như Tài mới buồn làm sao. Tài nói em tự kiếm sống từ hồi mới chín tuổi, lúc đầu phụ rửa chén cho một tiệm hủ tiếu và lớn lên vào nghề bốc vác. Tài nói rằng cha mẹ em đã ly dị từ lâu, ở với mẹ thì đói, về với cha thì không chịu được những đòn roi của người cha nghiện ngập nên em quyết định tự mình kiếm sống.
    Chỉ vào những vết sẹo trên người, Tài kể: ?oĐêm bốc vác kiếm sống, ngày lại tìm về công viên, gầm cầu ngủ lấy sức. Đã mấy lần em bị gom vô trại, những vết sẹo trên người em là do đám đàn anh trong trại để lại?.
    Nỗi khiếp sợ mỗi khi bị ?ogom? vẫn còn ám ảnh Tài đến hôm nay, vì thế sau những đêm mệt nhoài, ban ngày em không dám ngủ ở gầm cầu nữa mà phải vô quán gọi một ly trà đá rồi chiếm một ghế ngủ tạm. Đã bao nhiêu năm nay Tài phải ngủ ngồi như thế.

    Chờ mãi không có ai sai khiến, Nhật (13 tuổi) nghiêng xe ngủ tạm lấy sức - Ảnh: Như Hùng

    Mới chân ướt chân ráo vào TP.HCM, trông Hoàng nhút nhát hơn đám bạn bốc vác cùng tuổi 13. Quê Hoàng ở Quảng Ngãi, cha em mất ngoài biển khơi khi em bốn tuổi, mẹ đi bước nữa nên em trở thành cái gai trong mắt cha dượng.
    Hoàng kể: ?oMỗi lúc nhậu say là cha dượng lại kiếm chuyện chửi mắng, đánh đập em. Thương em nên mẹ giấu dượng cho mấy chục ngàn rồi bắt xe cho em vô đây tìm nhà ông chú xin nương nhờ. Nhưng nhà chú cũng chẳng khá giả gì, lại thêm bà thím cay nghiệt nên em mới bỏ ra đây kiếm sống?.
    Không có tiền thuê xe đẩy, hằng đêm Hoàng cùng đám bạn chỉ trông chờ vào những việc vặt vãnh mà chủ vựa sai và quét dọn những chiếc xe tải đầy bụi bặm. Hoàng nói: ?oQuét dọn và gom rác cho mỗi chiếc xe tải như thế, tụi em được 5.000 đồng, đêm nào nhiều lắm cũng được vài ba chiếc. Trừ tiền thuê nhà, tiền ăn, mỗi tháng em cũng để dành được 50.000 đồng gửi về cho mẹ nuôi em?. Hoàng tâm sự rằng em chỉ ước một điều là có đủ 700.000đ để mua một chiếc xe kéo, kiếm được tiền nhiều hơn để phụ mẹ ở quê.
    ?oCon không phải là trẻ bụi đời?
    Trong mắt nhiều người, những em bốc vác ở đây chẳng khác gì những đứa trẻ lang thang bụi đời. Cách nay mấy hôm, dành dụm mấy đêm liền, Toàn mua được cái bóp 10.000 đồng. Vậy mà thấy em có cái bóp mới tinh, ông chủ vựa liền vặn vẹo: ?oMày móc bóp của ai vậy? Đưa trả lại cho người ta ngay!?.
    Thanh minh mãi mà ông chủ vẫn không tin, Toàn đứng khóc trước ánh mắt tò mò của nhiều người: ?oBóp con mới mua chứ bộ! Đây là tiền do con làm ra, con không phải trẻ bụi đời?. Ở cái chợ này, người lớn làm bốc vác đã khó, đám nhỏ bốc vác lại càng khó hơn.
    Hòa kể: ?oÍt ai thuê tụi con đẩy hàng lắm, họ cứ nghĩ tụi con là đám ăn cắp, sợ đẩy hàng rồi chuồn luôn. Mà có thuê thì họ cũng luôn mắt canh chừng, trả tiền rẻ hơn người lớn. Nhiều khi nghĩ tủi lắm chú ơi, tụi con đâu phải người như vậy, chỉ kiếm ăn thôi mà?.

    Lao động vất vả kiếm sống, ?ocó chết đói cũng không làm chuyện bậy bạ? - Ảnh: Như Hùng

    15 tuổi, Hậu đã bỏ học giữa chừng, rời quê nhà ở miền Tây lên TP.HCM kiếm sống. Ban đầu, Hậu xin làm cho chủ vựa. Ăn ở chủ bao, mỗi tháng được chủ trả 300.000 đồng. Tưởng làm cho chủ vựa đỡ hơn đi kéo xe, ai ngờ mới làm được nửa năm mà người em gầy rộc hẳn đi.
    Hậu nhớ lại: ?oBỏ tiền ra thuê, ông bà chủ cũng xài mình cho đáng đồng tiền. Ngoài việc cắt tỉa rau quả, bưng bê ở vựa, mỗi khi có khách mua hàng là ông chủ sai em kéo hàng ra xe cho khách. Ban ngày em còn phải lau nhà, rửa chén. Nhiều lúc cao hứng, ông chủ còn bắt em đấm lưng nữa. Đêm thì bạc mắt ở chợ, ngày về lại phải phục dịch gia đình chủ nên em đổ bệnh?. Sau một thời gian về quê dưỡng bệnh, Hậu lại tiếp tục trở lại TP.HCM sống đời bốc vác.
    Tính (đến từ Nghệ An) kể đã đôi lần có người đến gạ em với những lời hứa sẽ cho ăn sung mặc sướng để làm những điều không lương thiện, nhưng Tính một mực từ chối: ?oCó chết đói con cũng không đi làm chuyện bậy bạ. Con làm bốc vác chứ đâu phải trẻ bụi đời!?.
    THẾ ANH
    Sau nhiều năm bươn chải trong nghề bốc vác, nay anh Lê Văn Thắng (đường Bình Đông, P.14, Q.8, TP.HCM) mang trên mình đủ thứ bệnh. Mới 57 tuổi mà trông anh hom hem như một ông cụ.
    Chị San, vợ anh, cho biết: ?oBây giờ ảnh chẳng còn làm gì được nữa. Tiền thuê nhà, tiền ăn đều trông chờ vào tui và mấy đứa nhỏ. Mà tui cũng đâu có khỏe mạnh gì, cái bướu trên cổ ngày một to chưa có tiền chữa trị. Hằng ngày tui chạy quanh xóm xem có ai kêu gì thì làm, mỗi ngày cũng chỉ được hơn 10.000 đồng. Mấy đứa nhỏ cũng bỏ học đi làm phụ mẹ, đứa bưng hủ tiếu, đứa đi gói đồ thuê?
    Lam lũ thế mà có đủ ăn đâu. Bán cả gia tài cũng không quá 300.000 đồng thì lấy gì chữa bệnh?. Cha bệnh, mẹ lam lũ, những đứa con của anh Thắng cũng phải mưu sinh khắp các ngả đường.

    oOo
    Cả xóm đều làm bốc vác, họ chủ yếu sống nhờ vào việc lên xuống hàng cho các chủ ghe từ miền Tây lên. Một số ít thì vô bao, sắp xếp hàng cho các kho dọc bến, số còn lại ai thuê gì làm đó, miễn là ngày có hai bữa cơm sống tạm.
    Kỳ tới: Xóm nghèo bốc vác
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189804&ChannelID=89
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đời bốc vác trong đêm (kỳ cuối)
    Xóm nghèo bốc vác

    TT - Nhiều người vẫn thường gọi khu xóm nghèo bên bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM) là xóm bốc vác. Ở đó tập trung một lượng lớn lao động địa phương và dân nhập cư mướn nhà làm bốc vác kiếm sống. Những con người cùng khổ sống cùng với nhau.
    >> Kỳ 3: Đôi chân nhỏ vào đời
    >> Kỳ 2: Chén cơm đong đầy đêm trắng
    >> Kỳ 1: Đời bốc vác trong đêm
    Áo ướt thì no, áo khô thì đói
    Mặt trời chưa ló dạng, tôi đã cùng nhóm bốc vác ở P.14, Q.8 đổ ra tụm năm tụm bảy bên bờ sông đen ngòm của bến Bình Đông. Dân bốc vác ở đây chủ yếu sống nhờ vào việc lên xuống hàng cho các chủ ghe từ miền Tây lên. Một số ít thì vô bao, sắp xếp hàng cho các kho dọc bến, số còn lại ai thuê gì làm đó, miễn là ngày có hai bữa cơm sống tạm.
    Vậy mà đợi đến chiều nhóm chúng tôi mới được một chủ ghe gọi lên hàng. Công việc của mấy anh em là khuân 5 tấn gạo từ ghe lên bến và chuyển 3 tấn hàng hóa đủ loại xuống ghe. Chỉ sau vài chuyến lên xuống hàng, áo ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Một số anh em không chịu được nóng, đánh trần ra mà khuân, để lộ những hàng xương sườn gầy còm. Thấy tôi đứng thở hổn hển, anh Long vỗ vai cười: ?oCòn may là hàng này nhẹ, chứ bợ phải sọt trái cây thì chú em quị như chơi, nhiều anh lực lưỡng làm lâu năm ở đây mà còn quị giò tại chỗ nữa huống là chú em?.

    Đối với cư dân xóm bốc vác, chỉ khi áo ướt đẫm mồ hôi mới có được chén cơm qua ngày - Ảnh: T.ANH

    Sau gần ba giờ đồng hồ vật lộn với gần 10 tấn hàng, chúng tôi nhận được 80.000 đồng tiền công cho năm người. Thấy tôi ngạc nhiên, anh Thảo nói: ?oChú em tưởng dễ lấy tiền thiên hạ lắm hả, mỗi tấn chỉ được 10.000 đồng thôi?.
    Theo anh Thảo, thu nhập mỗi ngày của anh em ở đây khoảng 30.000-40.000 đồng, tức là họ phải khuân 3-4 tấn hàng mỗi ngày mới được như vậy. Tôi nhẩm tính: làm bốc vác nếu đều đặn như vậy suốt 25 năm ròng thì ít ra cũng phải cõng trên lưng gần nửa triệu tấn hàng. Thế mới hiểu vì sao số đông cư dân của xóm bốc vác đều bị bệnh vẹo cột sống hay đêm về tức ngực khó thở.
    Tuy mệt nhưng mấy anh em vẫn cảm thấy vui. Dù sao chúng tôi vẫn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp cùng xóm, quanh đó vẫn còn nhiều người khác từ sớm đến giờ đang dài cổ ra chờ người thuê mà không có. Khuân xong hàng, chúng tôi tự thưởng cho mình mỗi người một tô cháo lòng, 2.000 đồng/tô. Tô cháo của xóm nghèo bốc vác cũng khác, chỉ vài ba miếng dồi và một ít cháo lõng bõng.

    Tuy già yếu nhưng bác Phú vẫn phải bốc vác để kiếm sống - Ảnh: T.ANH
    Anh Nam, quê ở miền Tây lên, gia nhập xóm bốc vác được mấy năm, cho biết từ sáng đến giờ chờ mãi chưa có việc gì làm, tiền không có mà bụng thì đói nên anh vào ăn thiếu tô cháo dằn bụng. Lân la bắt chuyện, anh kể: ?oMấy bà bán hàng ở đây tinh lắm, thấy anh bốc vác nào áo ướt đẫm mồ hôi là biết vừa có tiền, còn thấy ai khô ráo là biết ngay cả ngày không có đồng xu nào. Áo ướt thì no, áo khô thì đói?.
    Chuyện xóm nghèo
    Bác Bùi Văn Phú mới 52 tuổi mà trông như một ông cụ ngoài 70, gầy gò và ốm yếu. Bác bị ngọng bẩm sinh, vì thế mỗi lúc trò chuyện với bác tôi phải nhờ đến những người bạn lâu năm của bác ?ophiên dịch?. Bác kể rằng nghề bốc vác đã nuôi bác từ hồi mới mười mấy tuổi. Nhìn tấm thân gầy của bác cõng từng bao hàng đi xiêu vẹo mà ai cũng thấy ái ngại. Thỉnh thoảng bác lại đứng một mình thở dốc, vỗ tay lên ngực than đau.
    Nơi cư ngụ của hai vợ chồng già bốc vác Lê Văn Lợi và Nguyễn Thị Liền nằm sâu trong con hẻm 43 Bình Đông (P.14, Q.8). Bà Liền kể: ?oHai vợ chồng cả một đời làm bốc vác đến già cũng không đủ ăn, vậy mà còn phải mang tật vào thân. Ổng bị té gãy chân trong khi đi khuân hàng nên giờ chân yếu lắm, đi té lên té xuống hoài. Vậy mà cũng đâu có được nghỉ ngơi, vẫn phải đi bán vé số kiếm tiền nuôi thân?. Đâu chỉ thế, căn nhà hơn 20m2 này cũng bị ông đem đi cầm cho người ta mất rồi. Ông nói: ?oMấy năm nay tui cứ bệnh lên bệnh xuống hoài, rồi đến lượt thằng con cũng đau liệt giường rồi chết. Để lo thuốc men, tang ma cho nó, vợ chồng tui phải cầm cái nhà này lấy mấy triệu bạc. Bây giờ thì cả vốn lẫn lãi lên đến mấy chục triệu, chưa biết người ta đến xiết nợ lúc nào?.

    Nhà có ba người mà chỉ trông cậy vào chút sức còm của bác Phú, người em của bác cũng từng là bốc vác, nhưng không may trong một lần xếp hàng thuê đã bị gãy chân vì té từ trên cao xuống. Khi hỏi đến chuyện vợ con, bác Phú cười buồn: ?oMột mình mà còn bữa đói bữa no thì làm sao dám đèo bòng hả chú em?.
    Ở xóm bốc vác này người dân vẫn thường gọi anh Quách Chánh Lệ là ?ongười ngoại quốc?. Với mái tóc hung vàng, nước da trắng và mũi cao, trông anh khác hẳn dáng vẻ đen đúa của những cư dân nơi này. Anh nói từ ngày sinh ra đến nay chưa một lần được thấy mặt cha, chỉ nghe mẹ nói cha anh là một lính Mỹ nào đó từ thời chiến tranh. Anh cũng chẳng quan tâm đến gốc gác của mình, với anh, quê hương chính là cái xóm nước đen nghèo khó này.
    Anh kể: ?oCó người đã mời chào tui với cái giá vài chục triệu đồng để xuất ngoại theo diện con lai nhưng tui không thể ra đi. Mẹ già đã một đời tần tảo nuôi tui khôn lớn, sao nỡ đành để mặc mẹ già mà ra đi?. Đứa con đầu lòng của anh đã 5 tuổi mà trông ngây ngô như một đứa trẻ lên hai, theo anh có lẽ đó là di chứng của chất độc mà ông nội nó mắc phải trong chiến tranh. Đã nhiều đêm anh gạt nước mắt vì thương con, nhưng với chút tiền ít ỏi của nghề bốc vác và người vợ bán vé số thì giấc mơ chữa trị cho con vẫn chỉ là ước mơ.
    Những cảnh đời nghèo khó ở xóm bốc vác dọc bến Bình Đông lại càng buồn hơn khi chiều chiều thường vang lên những tiếng la mắng, nhiếc móc của những ông bà chủ cho vay nặng lãi...
    THẾ ANH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189982&ChannelID=89

Chia sẻ trang này