1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về các hoàn cảnh cần giúp đỡ.

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi buidung2228, 01/03/2007.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. comoi2000

    comoi2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Các bác nào có điều kiện muốn giúp đỡ trường hợp khó khăn có thể vào tham khảo tại địa chỉ: nguoitoicuumang.com, ngoài ra bác nào biết trường hợp nào khó khăn cũng có thể đăng lên diễn đàn.
  2. Special1102

    Special1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình có quen một cô gia đình rất khó khăn nên mình đã gợi ý cô viết một bức thư cầu cứu những tấm lòng hảo tâm mình xin viết nguyên văn nội dung bức thư như sau:
    Lời Cầu Cứu
    Tôi là Nguyễn Thị Dung năm nay 50 tuổi
    Thường trú tại: Xóm 2, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
    Vợ chồng tôi xây dựng gia đình từ năm 1982 sinh được 4 cháu, trước đó chồng tôi tham gia kháng chiến chống mỹ, chiến đấu ở chiến trường Đà Nẵng không may bị nhiễm chất độc da cam. Bản thân chồng tôi đau yếu liên miên đến năm 2005 thì trở nên tâm thần phải đi chạy chữa tại Bệnh viện Cao Đà Nam Định. Còn về phần các con tôi cháu lớn bị ung thư ác tính ở vùng ngực năm 2001 bệnh bắt đầu phát triển rõ rệt, gia đình tôi đã đưa cháu đi chạy chữa khắp nơi nhưng không thể chữa được cháu đã mất năm 2003. Nay đến cháu thứ 2 năm nay 16 tuổi bị mắc bệnh cong vẹo cột sống bệnh ngày một trầm trọng hơn, gia đình tôi cũng đã đưa cháu đi chạy chữa khắp nơi từ bệnh viện địa phương đến trung ương, các bác sĩ cho hay bệnh của cháu phải phẫu thuật mới mong cứu được. Nhưng do sức cùng lực kiệt hoàn cảnh gia đình rất khó khăn một mình gánh vác cả gia đình nên không còn đủ khả năng kinh tế để tiếp tục chạy chữa cho cháu nữa.
    Nay tôi chỉ còn biết trông chờ vào sự giúp đỡ, đùm bọc của các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể và các nhà hảo tâm ra tay cứu lấy cháu để cháu để cháu được hưởng cuộc sống như bao người khác.
    Tôi xin chân thành cảm tạ!
    Mọi thông tin giúp đỡ xin liện hệ số điện thoại: 0979977634
    Bác nào quen biết mấy trang thông tin như Dantri, vnexpress,... thì post bài giùm với
    thanks mọi người đã chia sẻ
  3. blackmail89

    blackmail89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình có thấy 1 trang web tập hợp các thông tin về các tổ chức và cá nhân đang hoạt động từ thiện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Đó là trang web:
    http://careandshare.vn
    Đây là trang web do các bạn sinh viên và giáo viên của chương trình tiên tiến đại học khoa học tự nhiên TPHCM phụ trách. Các bạn có thể tham khảo thêm.
    P.S: Tuy trang web mới được lập nhưng mình thấy đây là 1 dự án hay của các bạn sinh viên. Mong các bạn ủng hộ và góp ý cho trang web.
  4. vjtzinol

    vjtzinol Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2009
    Bài viết:
    1.253
    Đã được thích:
    0
    Một em bé bị bệnh máu trắng đang cần rất nhiều tấm lòng hiến máu cho em, hiện em đang nằm ở viện nhi - Hà Nội. Bác nào có tấm lòng hảo tâm có thể đến số nhà 12 ngõ 219 Nguyễn Ngọc Vũ - Trung Hoà - Cầu Giấy ( em đang cần rất nhiều máu để thay máu ) .
  5. giohoang

    giohoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Mình đã viết bìa này trên Dantri.com.vn để mong ai đó sẽ giúp đỡ gia đình này. Nhưng đến nay vẫn chưa có sự giúp đỡ nào cả. Trong khi đó gia đình nhân vật trong bài thì đang vô cùng hoang mang. Post lại ở đây để mong ai đó sẽ đọc được và giúp đỡ.
    Lời cầu cứu của người mẹ nghèo có con mang trọng bệnh
    (Dân trí) - Người mẹ lịm đi khi bác sĩ thông báo con trai bà cần phải mổ tim gấp và chi phí ca mổ lên đến 35 triệu đồng. Xoay xở đâu ra chừng ấy để cứu con đây? Có bán cả căn nhà ọp ẹp thì cũng chưa được 20 triệu đồng.
    Người mẹ nghèo ấy là bà Huỳnh Thị Viên, có con trai là Bùi Ngọc Trị (sinh năm 1986, đội 5, thôn 2, xã Bình Lãnh, Thăng Bình, Quảng Nam). Trị từ nhỏ đã mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh. Tuổi thơ của Trị là những cơn đau thắt đến đột ngột, những lần cha mẹ chở đi khắp các bệnh viện. Nhà nghèo, chỉ biết bám vào mấy sào lúa nước trời bấp bênh. Biết con mắc bệnh hiểm nghèo nhưng cả nhà đành chịu, lấy tiền đâu ra mà mổ, kiếm ăn qua ngày cũng đã khó khăn lắm rồi. Ông Bùi Lâm, ba của Trị, tuy sức khoẻ yếu những cũng tha phương khắp nơi để có chút tiền cho các con nộp tiền học.

    Biết được khó khăn của gia đình, Trị cố quên đi bệnh tật, em nén những cơn đau để cố gắng học. Tốt nghiệp phổ thông xong, Trị thi vào học trường Trung cấp Thủy sản (Quảng Nam) vì nghĩ thời gian học ngắn, ít tốn tiền hơn mà sức khoẻ của mình cũng gắng chịu được. Trị chỉ cầu mong cho căn bệnh của mình đừng ?otrở chứng? để cậu có thể học đến khi ra trường đi làm, kiếm tiền giúp gia đình và chữa bệnh.

    Khao khát cháy bỏng của Trị lúc này đó là được mổ tim để lại được đi làm, gánh vác gia đình, nuôi em ăn học.

    Sau nhiều nhiêu đợt nhập viện giữa kỳ học, rồi Trị cũng tốt nghiệp, xin việc làm ở Khu công nghiệp Điện Ngọc (Quảng Nam). Anh chàng không dám ăn, không dám mặc, để dành dụm tiền lương ( 1,1 triệu đồng/ tháng) gửi về gia đình và tích góp để đến một lúc nào đó thoả ước mơ được mổ tim. Ăn uống thất thường, làm việc nặng nhọc, sức khoẻ đã yếu lại càng yếu thêm.

    Và rồi cơn đau tim quái ác lại ập đến, khi Trị mới đi làm vài tháng và tích góp được 500 nghìn đồng. Trị được bố mẹ đưa đi điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quế Sơn, rồi vào Bệnh viện Đa khoa Tam Kỳ, sau đó chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện Trị đang nằm tại phòng 301, khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng).

    Bao nhiêu năm chiến đấu với bệnh tật, hi vọng tự kiếm được tiền để chữa bệnh của chàng trai kiên cường đã không thể thành sự thật. Bác sĩ chỉ định phải mổ càng sớm càng tốt. Nhưng phải có tiền mới tiến hành mổ được. Nằm trên giường bệnh, giữa những cơn đau, Trị tiếc nuối: ?oPhải chi đợi vài năm nữa, mình dành dụm được khá khá!?.

    Bà Viên nước mắt ngắn dài: ?oVụ lúa vừa rồi nhà tôi chỉ thu được hơn 100 kg, mất mùa hoài. Kiếm đủ ăn cũng khó rồi, giờ biết làm sao mà mổ cho con đây? Mạng sống con tôi chỉ còn tính từng phút, tưng giây thôi?.

    Bây giờ Trị chỉ ước ao được mổ tim để có một sức khoẻ bình thường như mọi người, để được đi làm trở lại, gánh vác gia đình, nuôi em ăn học.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

    1. Ông Bùi Lâm (bố Trị): đội 5, thôn 2, xã Bình Lãnh, Thăng Bình, Quảng Nam
    DĐ: 0976. 307. 935
    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
    Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn
    * Tài khoản VNĐ:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
    * Tài khoản USD:
    Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK : 10 202 0000 004346
    SWIFT Code: ICBVVNVX106
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
    3. Văn phòng đại diện của báo:
    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
    VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

    Khánh Hồng

    http://dantri.com.vn/c167/s167-369545/loi-cau-cuu-cua-nguoi-me-ngheo-co-con-mang-trong-benh.htm


  6. hoatranduong

    hoatranduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Nỗi đau của ba cháu bé mồ côi, bệnh tật
    24.11.2009 10:17
    Xem hình
    Người cô ruột tàn tật bên ba đứa cháu côi cút
    Bị bệnh nan y không tiền chữa trị, chị Nguyễn Thị Hoa (40 tuổi) ở thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) phải sớm ra đi, bỏ lại ba đứa con thơ dại, bệnh tật cho chồng. Cảnh ?ogà trống nuôi con? khó khăn đủ bề nhưng anh Nguyễn Sự vẫn gắng gượng làm thuê kiếm tiền cho các con ăn học.
    Ba chị em Nguyễn Thị Kiều (14 tuổi), Nguyễn Thị Trinh (11 tuổi), Nguyễn Thị Ly (9 tuổi) rất chăm ngoan, năm nào cũng là học sinh giỏi. Người ốm yếu nhưng phải vật lộn kiếm sống nên sức khỏe anh Sự ngày một xấu, da xanh xao, thỉnh thoảng lại ho ra máu. Lần khất mãi anh mới tới Bệnh viện đa khoa Quảng Nam khám bệnh, điếng người khi biết mình bị ung thư gan giai đoạn cuối. Những ngày tháng vật vã trên giường bệnh, nước mắt anh chảy dài khi nghĩ đến cảnh ba đứa con rồi đây sẽ côi cút.
    Ngày anh Sự mất, ba đứa trẻ khóc ngất lên ngất xuống, hàng xóm phải thay nhau canh chừng. Chị Nguyễn Thị Lan, một người hàng xóm ngân ngấn nước mắt: ?oHai cháu lớn Kiều và Trinh đều bị bệnh tim bẩm sinh nên mỗi khi xúc động là ngất lịm đi. Tội nghiệp, mẹ mất chưa bao lâu giờ lại chịu nỗi đau mất bố?.
    Ông Đoàn Khoa (Tổ trưởng tổ đoàn kết thôn Phú Mỹ) thương cảm nói: ?oGia đình anh Sự thuộc diện nghèo đói nhất thôn. Chòm xóm hết sức chia sẻ nhưng cũng được phần nào thôi. Bây chừ bố mẹ chết hết, con cái thơ dại, bệnh tật không nơi nương tựa nên chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đùm bọc của các cơ quan ban ngành, nhà hảo tâm để các cháu vơi bớt nỗi đau, tiếp tục được học hành?. Rất mong bạn đọc gần xa dang vòng tay yêu thương giúp cho các cháu hướng tới tương lai, bỏ lại những ngày đau thương, bất hạnh.
  7. LANTRAI

    LANTRAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    3
    ?oCon chỉ thích ăn cơm ở trường thôi!?
    Biết đến gia đình em thật tình cờ qua lời kể của cô giáo em ?" cũng là bạn thân của Thanh ?" thành viên nhóm tình nguyện Thiên Trường (Nam Định)- khi thấy Thanh suốt ngày tình nguyện với từ thiện. Chia sẻ với tôi về gia đình em, Thanh áy náy và cảm thấy bất lực khi không giúp được gì cho em và gia đình em- khi mà chính quyền địa phương làm ngơ như không hề biết đến!
    Ngay khi đặt chân đến đất Thành Nam, chúng tôi liền tìm đến trường tiểu học Mỹ Xá (Mỹ Xá, Nam Định), hỏi về lớp 3B nơi em Hoàng Thanh Thư đang học.
    Tâm sự với chúng tôi, cô Bùi Thanh Hải ?" giáo viên chủ nhiệm lớp 3B - kể đã không ít lần phải đến nhà Thư để động viên em đi học, cũng như động viên gia đình tạo điều kiện cho em đi học, khuyên bảo em chăm chỉ học hành. Thư là học sinh khá, giỏi trong 2 năm liền, chăm ngoan và biết giúp bố mẹ việc gia đình.
    [​IMG]
    (Cô Bùi Thanh Hải ?" giáo viên chủ nhiệm lớp 3B)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Theo sự hướng dẫn của cô Hải, chúng tôi gặp được Thư một cách dễ dàng. Cô bé nhỏ nhắn, xinh xắn, và có phần cá tính! Trong khuôn mặt khôi ngô, bướng bỉnh kia, có chút đượm buồn!
    [​IMG]
    Tôi vờ hỏi ngây ngô: ?oEm có thích đi học không??
    Thư cười sau làn tóc che nửa cái trán bướng: ?oCó chứ cô!?
    ?oThế sao cô thấy bảo con hay nghỉ học lắm??
    ?oVì...vì......? em ấp úng đắn đo câu trả lời thật nhất. Tôi đùa ?oChắc lại mải chơi chứ gì?? Em cười gật đầu!
    Em kể, hàng ngày đi học về, em qua nhà trẻ đón em út Hoàng Thanh Thúy 5 tuổi. Em đã biết nấu cơm rồi, biết tự chăm sóc, vệ sinh bản thân. Em thích ăn cơm ở trường hơn ở nhà vì ở nhà cơm không ngon, không có nhiều thức ăn. Nhìn cô bé trên chiếc xe đạp nhỏ xíu vội vã sau cánh cổng trường về đón em, liệu có ai chạnh lòng khi mà ở tuổi em vẫn còn cần bố mẹ đưa đón, chăm bẵm thì em.....như một người chị đảm đang 8 tuổi, biết phụ giúp bố mẹ việc gia đình.
    Chia tay với thầy trò em Thư, chúng tôi hỏi thăm về xóm Đoài 1, thôn Mai Xá, xã Mỹ Xá ?" nơi gia đình em Thư sống. Thật may, đúng giữa trưa nên gặp được anh chị đang ăn cơm. Nhìn bữa cơm đạm bạc, tôi hiểu vì sao Thư không thích ăn cơm ở nhà! Chị Hoàng Thị Thanh (1974) đón chúng tôi niềm nở với ly chè xanh nóng hổi. Anh Hoàng Mai Mão (1964) đang ngồi ngâm nghê với chén cơm và mâm cơm sạch sẽ thức ăn! Chào anh mất một hồi anh mới trả lời lại với vẻ rất lịch sự ?oBố cháu Thư chào hai cô!?.
    [​IMG]
    (Chị Hoàng Thị Thanh ?" mẹ em Thư)
    Gia đình chị Thanh không có sào ruộng nào, vì anh Mão xuất thân từ gia đình công chức. Anh Mão về hưu non một cục năm 2001, trước anh làm bên nhà máy nhuộm, có lẽ do ảnh hưởng độc hại từ công việc nên sức khỏe của anh kém dần và thần kinh cũng bị ảnh hưởng (hồi nhỏ thần kinh và sức khỏe của anh đã có vấn đề, chạy chữa mãi anh mới bình thường được). Giờ anh yếu, chỉ ở nhà nội trợ, chăm con.
    [​IMG]
    (Bố em Thư bên mâm cơm)
    [​IMG]
    (Bố mẹ em Thư)
    Chị Thanh lấy anh mãi mới được mụn con. Chị làm ở xưởng than tổ ong. Cứ nửa tháng chị lại chở gần 300 viên than cho các mối hàng quen quanh thành phố bằng xích lô. Những ngày còn lại thì chị làm ở xưởng với mức lương 50.000đ/ngày. Thu nhập trung bình mỗi tháng của chị tầm 2.200.000 cho cả gia đình với 4 miệng ăn. Nhìn chị lam lũ nhưng vẫn tươi cười lạc quan ?o đến đâu hay đến đấy chị ạ!?. Chị cũng muốn phát triển kinh tế lắm nhưng nhà cửa, chồng con thế này, chẳng nơi nào cho chị vay tiền làm kinh tế cả. Vì họ sợ chị không đủ khả năng trả nợ. Chị cười, ?othôi thì cứ tằn tiện, chăm chỉ thôi chứ biết làm sao hả chị??.
    Căn nhà chị đang ở được thừa hưởng từ gia đình chồng. Căn nhà rộng tuềnh toàng, trống trải chẳng có thứ gì đáng giá. Cảm giác lành lạnh trong căn nhà đơn sơ! Tôi hỏi chị về bệnh tình của anh Mão, chị bảo chẳng biết. Thấy tôi ngạc nhiên, chị cười chua chát: ?oNhà chả có tiền ăn thì làm gì có tiền khám bệnh! Giờ lo từng đồng cũng khó, đổ hết vào bệnh tật của ông ấy thì gia đình biết sống bằng gì??. Cả không khí căn nhà trùng xuống....
    [​IMG]
    (Căn nhà của vợ chồng chị Thanh)
    [​IMG]
    (Bàn học tập của em Thư)
    [​IMG]
    Chính quyền không có sự quan tâm nào. Hỏi anh Thuận ?" bí thư xã Mỹ Xá thì bảo không biết trường hợp gia đình anh chị (do không thấy xóm báo cáo), lần hỏi về xóm thì xóm bảo, đợi kỳ báo cáo mới báo cáo lên!? Chị chờ con bé út đi học mới làm đơn xin sổ hộ nghèo một thể, cho giảm đỡ chi phí học hành của các con. Chị bảo, dù có khó khăn thế nào cũng phải để các con đi học, số chị đã khổ rồi, chị không muốn các con cũng khổ như chị! Mỗi lần nghe cô giáo phàn nàn về Thư, chị lại tức tốc bỏ việc đến gặp cô giáo xem sự thể ra sao.

    Hàng tháng chi phí cho hai đứa con đi học chị hết gần 1.000.000 đồng (đứa lớn học bán trú 280.000đ/tháng, đứa bé 250.000đ/tháng ?" đó là riêng tiền ăn chưa kể các khoản đóng góp linh tinh mà các con chị không được miễn giảm). Sách học hàng năm chị đều phải mua sắm hết. Chị thần mặt tính sơ sơ cho tôi coi các khoản phải chi cũng ngót nghét 2.000.000đ/tháng. Chẳng thế mà các con chị, thích ăn cơm ở trường hơn ăn cơm ở nhà với bố mẹ! Chẳng thế mà mâm cơm trước mặt tôi thức ăn sạch sẽ như những cái bát không, như chưa hề có bữa cơm nào mà chỉ là mâm bát!
    Nhìn anh chị, trông già lắm! Cuộc sống lam lũ với hai con nhỏ. Phía trước con đường còn nhiều lắm những chông gai khi các con chị lớn, khi sức khỏe của anh ngày một kém và chị lại còng mình với những xe than ì ạch trong giá rét và cái đói hành hạ. Người ta dẫu có đói khổ còn có chồng chung vai gánh vác, còn chị - là trụ cột gia đình - gồng mình lên gánh cả gia đình với 4 miệng ăn.

    Mọi sự chia sẻ, giúp đỡ xin gửi về: Chị Hoàng Thị Thanh xóm Đoài 1, thôn Mai Xá, xã Mỹ Xá, thành phố Nam Định.
    Số điện thoại: 0125 2412 181
    Hoặc liên hệ qua anh Vương Đăng Minh ?" Admin website Vicongdong.vn, tầng 14 tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội
    Mobile: 0912 470 911
    Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank 0011001097707 (chi nhánh Cầu Giấy).
    Hỗ trợ online Y!M: minhvdhanoi
    Liên lạc qua tác giả bài viết:
    Y!M: tieulan80
    Mobile: 0987 969 581/0168 7142381
    Trân trọng cảm ơn!
    Mỹ Xá, ngày 26/3/2010


  8. cas

    cas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Dear anh chị em,
    Tớ là một người ít khi tham gia trên diễn đàn này, tuy nhiên, sau khi tình cờ đọc được Thư ngỏ này thông qua Facebook của một người bạn thì tớ cảm thấy thực sự cảm động.
    Tớ thấy nhiều người biết mà chỉ ít người đứng lên thực hiện những công việc như thế này.
    Tớ muốn chia sẻ bài viết này để tất cả chúng ta, những ai không có cơ hội để làm được như vậy thì vẫn có thể tham gia đóng góp để ủng hộ chương trình này.
    Tớ sẽ theo dõi sự kiện này và update thông tin cho mọi người biết.


    Thư ngỏ từ Thái Thùy Linh gửi những người quen và có thể chưa quen

    Thưa các bạn,

    Cách đây 02 tuần, tôi có dịp tham gia cùng đoàn từ thiện của một tờ báo, cùng với các nhà hảo tâm đến thăm và tặng quà cho các em học sinh dân tộc nội trú trường THCS Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

    Chuyến đi đó, thật lòng, lúc đầu có lẽ chỉ đơn thuần là trang trí. Nghĩa là BTC các chương trình thường mời người nổi tiếng tham gia vào các sự kiện cho có cái để viết, để dễ thu hút sự chú ý của độc giả, để dễ mời các nhà hảo tâm khác tham gia, hay đóng góp tiền bạc.

    Nhưng chuyến đi đó đã thay đổi đáng kể cuộc sống của tôi.

    Những con số tôi biết được sau chuyến đi ngắn ngủi đã ám ảnh tôi từng giờ sau khi về Hà Nội. Tôi không phải là người dễ bày tỏ sự mềm yếu cho người khác biết. Nhưng sự thật là ngay đêm đầu tiên về nhà và nằm ôm con gái, tôi đã khóc. Nghẹn lòng khi nghĩ tới thằng cu Mấy hai tuổi rưỡi ở Nậm Mười, còn chưa bằng tuổi con gái tôi, ngày qua ngày ăn cơm độn sắn và một mình đi bộ 03 km đến trường. Đau lòng khi trẻ con ở Hà Nội, mỗi miếng ăn, mỗi ml sữa uống vào là mỗi niềm vui cho ông bà bố mẹ, trong khi ở vùng cao kia, 70 học sinh học sinh trung học cơ sở, khi tôi hỏi em nào đã từng được uống sữa, thì chỉ lác đác vài cánh tay giơ lên một cách rụt rè... Mới biết cái quảng cáo gì đó của Vinamilk mà có em Giàng A…mới 10 tuổi mà chỉ cao hơn cây chuối trước nhà, để vận động sữa cho trẻ em toàn cõi Việt Nam, thật là xa vời lắm! 6000đ một hộp sữa tươi, trong khi các em ở Nậm Mười chỉ có 1300đ để mua 02 bữa thức ăn cộng thêm một bữa cháo hành buổi sáng, thì liệu em nào sẽ có tiền mua sữa?

    Tôi đã quay trở lại Nậm Mười sau chưa đầy hai tuần. Không phải với tư cách một người nổi tiếng.

    Cùng với bốn người em, người bạn là dân nhiếp ảnh, chúng tôi đã có 03 ngày làm việc quần quật theo đúng nghĩa, lấy số liệu, chụp ảnh, ghi hình một cách chân thực nhất thực trạng cuộc sống, sự ĂN và HỌC của các em học sinh bán trú ở Nậm Mười, từ mầm non, tiểu học đến THCS, làm tư liệu chuẩn bị cho một chiến dịch vận động lâu dài mà tôi sẽ trình bày trong ít ngày tới đây.

    Nhưng, ngay lúc này, có một sự thật, có một việc cần có phương án giải quyết ngay: 100% học sinh dân tộc tại xã Nậm Mười đang thiếu áo rét.

    Không một em học sinh nào mà tôi gặp có đến cái áo rét thứ 02! Chỉ có hai phương án, một là có một cái, hai là không có mà thôi. Và thực trạng này có lẽ là không chỉ Nậm Mười. Tôi đã nhờ các thầy cô giáo làm một cuộc điều tra nho nhỏ tại trường THCS Nậm Mười. Cô giáo ghi lên bảng và học sinh điền vào tờ mà tôi tạm gọi là “điều tra gia cảnh” như sau:

    1. Họ và tên: Lớp:
    2. Địa chỉ nhà:
    3. Có mấy anh chị em? Mấy người đi học?
    4. Bố mẹ làm nghề gì?
    5. Có phải ăn cơm độn k? Nếu có thì mấy tháng trong một năm?
    6. Bố mẹ đã từng bắt nghỉ học chưa? Vì sao?
    7. Nếu được trợ giúp, em muốn được giúp đỡ gì? (đánh số từ 1 – 5 theo nhu cầu nào cần hơn)
    a. Đóng góp tiền thức ăn 10.000đ/tuần
    b. Góp 03 kg gạo/tuần
    c. Không phải vác củi đến trường
    d. Mỗi ngày ăn một bữa thịt
    e. Có quần áo ấm để mặc

    Kết quả:

    Trong 187 em học sinh đi học ngày thứ Sáu 04/11/2011 (trên tổng số 246 HS), có 74 em chọn được hỗ trợ “Quần áo ấm” là số 1; 64 em chọn “Tiền ăn” là số 1; 48 em chọn “Gạo” là số 1; 4 em chọn “Củi” là số 1 và chỉ có 01 em duy nhất chọn “Thịt” là số 1.
    Từ thực tế những ngày ở Nậm Mười, tiếp xúc với các thầy cô giáo, các em học sinh, vào nhà dân ở các bản, tôi xin phân tích như sau:
    · Phần lớn các em đều thiếu quần áo ấm. Đặc biệt là áo len, áo khoác.
    · Những em chọn số 1 “Tiền ăn” là những em nhà khó khăn, thường xuyên nợ tiền thức ăn 10.000đ/tuần góp cho nhà trường. (Trường THCS Nậm Mười có 173 học sinh bán trú nhưng hôm tôi có mặt ở Nậm Mười lần đầu tiên, thứ Bảy ngày 22/10/2011, thì nhà trường mới thu được 360.000đ học sinh đóng góp trong tuần đó)
    · Những em chọn số 1 “Củi” chắc hẳn là những em nhà quá xa. Tôi đã hỏi thăm một học sinh bất kỳ, em nói nhà cách trường 16km đường rừng, em vừa đi vừa chạy trong 03 tiếng thì đến trường. Thôn xa nhất của Nậm Mười là Khe Trang, cách trường 22km.
    · Và chỉ 01 em chọn “thịt” là số 1 mà thôi.

    Xin mời các bạn xem thử một vài tờ khai của học sinh mà tôi thu được:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các bạn mến,

    Chỉ chưa đầy hai tuần nữa thôi, Nậm Mười sẽ rét. Và 561 học sinh nơi đây đang cần những áo ấm, những quần dài, những tất, những khăn, những mũ, những thứ đồ cũ trong tủ mà mỗi mùa đông các bạn chưa kịp “giải tán”, hoặc không mặc nữa nhưng vì thấy còn lành lặn nên chưa nỡ vứt đi.

    Tôi đang liên hệ mượn kho, và tôi, Thái Thùy Linh, thay mặt cho các em học sinh trên kia, rất cảm kích nếu các bạn có thể bớt chút thời gian, soạn lại quần áo trong nhà mình, vận động những người mà bạn quen biết, gửi tặng quần áo cho 561 học sinh dân tộc các cấp mầm non, tiểu học và THCS tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chúng tôi cần quần áo nam và nữ, đặc biệt là quần áo ấm, từ 2 tuổi đến quần áo người lớn (mặc dù đối tượng trợ giúp chỉ đến học sinh THCS nhưng thà mặc áo rộng mà ấm còn hơn chịu lạnh). Sẽ rất tiết kiệm được thời gian và công sức của các tình nguyện viên nếu quý vị có thể giúp để riêng quần áo cho mầm non, cho tiểu học và quần áo lớn hơn vào các túi khác nhau. Số lượng là không hạn chế vì chỉ riêng ở Yên Bái thôi cũng còn 13 trường bán trú khác khó khăn tương tự, chưa kể các tỉnh miền núi phía Bắc còn đang khó khăn khác. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi đến những điểm trường tương tự Nậm Mười, sẽ cố gắng bằng cách này hay cách khác, gửi quần áo đến đúng người cần, nhất định không để xảy ra tình trạng quần áo thành giẻ lau xe như đã xảy ra ở miền Trung năm trước.


    Trước mắt, vì điều kiện hạn chế, quần áo sẽ được gửi lên Nậm Mười thành từng đợt, qua xe khách của người nhà cô Hường, giáo viên dạy Văn trường THCS Nậm Mười, xe chạy tuyến Mỹ Đình – Nghĩa Lộ. Các thầy cô sẽ tiếp nhận tại Nghĩa Lộ và chở lên Nậm Mười bằng xe máy.

    Chúng tôi vô cùng cảm kích nếu nhà hảo tâm nào có điều kiện, tài trợ xe tải hoặc tiền thuê xe tải chở quần áo lên cho các em.

    Mọi đóng góp hay quan tâm đến chương trình, xin liên hệ qua các kênh:
    1. Face book: Thai Thuy Linh (http://www.facebook.com/thai.t.linh)

    2. Email: vihocsinhdantocmiennui@gmail.com
    Hoặc mang trực tiếp đến địa chỉ:
    1. Trong giờ hành chính: Mr Hà Tuấn, tạp chí Làng Việt, tầng 8, số nhà 21, ngõ 27 Đại Cồ Việt
    2. Cả ngày: Miss Kim Anh, số nhà B3/1 Khu tập thể nhà máy Pin Văn Điển, ngõ 70 đường Phan Trọng Tuệ (ngã 3 văn Điển nối quốc lộ 1A cũ vào Hà Đông)
    Chúng tôi sẽ có đội tình nguyện đi thu gom quần áo bắt đầu từ ngày 14/11/2011, quyết tâm trong tháng 11 các em nhận được quần áo ấm. Công việc rất gấp nên chúng tôi hoan nghênh những bạn nào có thời gian tham gia vào đội tình nguyện, dù chỉ đóng góp vài giờ trong một ngày.

    Thân ái!
  9. cas

    cas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Dear anh chị em,
    Tớ là một người ít khi tham gia trên diễn đàn này, tuy nhiên, sau khi tình cờ đọc được Thư ngỏ này thông qua Facebook của một người bạn thì tớ cảm thấy thực sự cảm động.
    Tớ thấy nhiều người biết mà chỉ ít người đứng lên thực hiện những công việc như thế này.
    Tớ muốn chia sẻ bài viết này để tất cả chúng ta, những ai không có cơ hội để làm được như vậy thì vẫn có thể tham gia đóng góp để ủng hộ chương trình này.
    Tớ sẽ theo dõi sự kiện này và update thông tin cho mọi người biết.


    Thư ngỏ từ Thái Thùy Linh gửi những người quen và có thể chưa quen

    Thưa các bạn,

    Cách đây 02 tuần, tôi có dịp tham gia cùng đoàn từ thiện của một tờ báo, cùng với các nhà hảo tâm đến thăm và tặng quà cho các em học sinh dân tộc nội trú trường THCS Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

    Chuyến đi đó, thật lòng, lúc đầu có lẽ chỉ đơn thuần là trang trí. Nghĩa là BTC các chương trình thường mời người nổi tiếng tham gia vào các sự kiện cho có cái để viết, để dễ thu hút sự chú ý của độc giả, để dễ mời các nhà hảo tâm khác tham gia, hay đóng góp tiền bạc.

    Nhưng chuyến đi đó đã thay đổi đáng kể cuộc sống của tôi.

    Những con số tôi biết được sau chuyến đi ngắn ngủi đã ám ảnh tôi từng giờ sau khi về Hà Nội. Tôi không phải là người dễ bày tỏ sự mềm yếu cho người khác biết. Nhưng sự thật là ngay đêm đầu tiên về nhà và nằm ôm con gái, tôi đã khóc. Nghẹn lòng khi nghĩ tới thằng cu Mấy hai tuổi rưỡi ở Nậm Mười, còn chưa bằng tuổi con gái tôi, ngày qua ngày ăn cơm độn sắn và một mình đi bộ 03 km đến trường. Đau lòng khi trẻ con ở Hà Nội, mỗi miếng ăn, mỗi ml sữa uống vào là mỗi niềm vui cho ông bà bố mẹ, trong khi ở vùng cao kia, 70 học sinh học sinh trung học cơ sở, khi tôi hỏi em nào đã từng được uống sữa, thì chỉ lác đác vài cánh tay giơ lên một cách rụt rè... Mới biết cái quảng cáo gì đó của Vinamilk mà có em Giàng A…mới 10 tuổi mà chỉ cao hơn cây chuối trước nhà, để vận động sữa cho trẻ em toàn cõi Việt Nam, thật là xa vời lắm! 6000đ một hộp sữa tươi, trong khi các em ở Nậm Mười chỉ có 1300đ để mua 02 bữa thức ăn cộng thêm một bữa cháo hành buổi sáng, thì liệu em nào sẽ có tiền mua sữa?

    Tôi đã quay trở lại Nậm Mười sau chưa đầy hai tuần. Không phải với tư cách một người nổi tiếng.

    Cùng với bốn người em, người bạn là dân nhiếp ảnh, chúng tôi đã có 03 ngày làm việc quần quật theo đúng nghĩa, lấy số liệu, chụp ảnh, ghi hình một cách chân thực nhất thực trạng cuộc sống, sự ĂN và HỌC của các em học sinh bán trú ở Nậm Mười, từ mầm non, tiểu học đến THCS, làm tư liệu chuẩn bị cho một chiến dịch vận động lâu dài mà tôi sẽ trình bày trong ít ngày tới đây.

    Nhưng, ngay lúc này, có một sự thật, có một việc cần có phương án giải quyết ngay: 100% học sinh dân tộc tại xã Nậm Mười đang thiếu áo rét.

    Không một em học sinh nào mà tôi gặp có đến cái áo rét thứ 02! Chỉ có hai phương án, một là có một cái, hai là không có mà thôi. Và thực trạng này có lẽ là không chỉ Nậm Mười. Tôi đã nhờ các thầy cô giáo làm một cuộc điều tra nho nhỏ tại trường THCS Nậm Mười. Cô giáo ghi lên bảng và học sinh điền vào tờ mà tôi tạm gọi là “điều tra gia cảnh” như sau:

    1. Họ và tên: Lớp:
    2. Địa chỉ nhà:
    3. Có mấy anh chị em? Mấy người đi học?
    4. Bố mẹ làm nghề gì?
    5. Có phải ăn cơm độn k? Nếu có thì mấy tháng trong một năm?
    6. Bố mẹ đã từng bắt nghỉ học chưa? Vì sao?
    7. Nếu được trợ giúp, em muốn được giúp đỡ gì? (đánh số từ 1 – 5 theo nhu cầu nào cần hơn)
    a. Đóng góp tiền thức ăn 10.000đ/tuần
    b. Góp 03 kg gạo/tuần
    c. Không phải vác củi đến trường
    d. Mỗi ngày ăn một bữa thịt
    e. Có quần áo ấm để mặc

    Kết quả:

    Trong 187 em học sinh đi học ngày thứ Sáu 04/11/2011 (trên tổng số 246 HS), có 74 em chọn được hỗ trợ “Quần áo ấm” là số 1; 64 em chọn “Tiền ăn” là số 1; 48 em chọn “Gạo” là số 1; 4 em chọn “Củi” là số 1 và chỉ có 01 em duy nhất chọn “Thịt” là số 1.
    Từ thực tế những ngày ở Nậm Mười, tiếp xúc với các thầy cô giáo, các em học sinh, vào nhà dân ở các bản, tôi xin phân tích như sau:
    · Phần lớn các em đều thiếu quần áo ấm. Đặc biệt là áo len, áo khoác.
    · Những em chọn số 1 “Tiền ăn” là những em nhà khó khăn, thường xuyên nợ tiền thức ăn 10.000đ/tuần góp cho nhà trường. (Trường THCS Nậm Mười có 173 học sinh bán trú nhưng hôm tôi có mặt ở Nậm Mười lần đầu tiên, thứ Bảy ngày 22/10/2011, thì nhà trường mới thu được 360.000đ học sinh đóng góp trong tuần đó)
    · Những em chọn số 1 “Củi” chắc hẳn là những em nhà quá xa. Tôi đã hỏi thăm một học sinh bất kỳ, em nói nhà cách trường 16km đường rừng, em vừa đi vừa chạy trong 03 tiếng thì đến trường. Thôn xa nhất của Nậm Mười là Khe Trang, cách trường 22km.
    · Và chỉ 01 em chọn “thịt” là số 1 mà thôi.

    Xin mời các bạn xem thử một vài tờ khai của học sinh mà tôi thu được:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các bạn mến,

    Chỉ chưa đầy hai tuần nữa thôi, Nậm Mười sẽ rét. Và 561 học sinh nơi đây đang cần những áo ấm, những quần dài, những tất, những khăn, những mũ, những thứ đồ cũ trong tủ mà mỗi mùa đông các bạn chưa kịp “giải tán”, hoặc không mặc nữa nhưng vì thấy còn lành lặn nên chưa nỡ vứt đi.

    Tôi đang liên hệ mượn kho, và tôi, Thái Thùy Linh, thay mặt cho các em học sinh trên kia, rất cảm kích nếu các bạn có thể bớt chút thời gian, soạn lại quần áo trong nhà mình, vận động những người mà bạn quen biết, gửi tặng quần áo cho 561 học sinh dân tộc các cấp mầm non, tiểu học và THCS tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chúng tôi cần quần áo nam và nữ, đặc biệt là quần áo ấm, từ 2 tuổi đến quần áo người lớn (mặc dù đối tượng trợ giúp chỉ đến học sinh THCS nhưng thà mặc áo rộng mà ấm còn hơn chịu lạnh). Sẽ rất tiết kiệm được thời gian và công sức của các tình nguyện viên nếu quý vị có thể giúp để riêng quần áo cho mầm non, cho tiểu học và quần áo lớn hơn vào các túi khác nhau. Số lượng là không hạn chế vì chỉ riêng ở Yên Bái thôi cũng còn 13 trường bán trú khác khó khăn tương tự, chưa kể các tỉnh miền núi phía Bắc còn đang khó khăn khác. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi đến những điểm trường tương tự Nậm Mười, sẽ cố gắng bằng cách này hay cách khác, gửi quần áo đến đúng người cần, nhất định không để xảy ra tình trạng quần áo thành giẻ lau xe như đã xảy ra ở miền Trung năm trước.


    Trước mắt, vì điều kiện hạn chế, quần áo sẽ được gửi lên Nậm Mười thành từng đợt, qua xe khách của người nhà cô Hường, giáo viên dạy Văn trường THCS Nậm Mười, xe chạy tuyến Mỹ Đình – Nghĩa Lộ. Các thầy cô sẽ tiếp nhận tại Nghĩa Lộ và chở lên Nậm Mười bằng xe máy.

    Chúng tôi vô cùng cảm kích nếu nhà hảo tâm nào có điều kiện, tài trợ xe tải hoặc tiền thuê xe tải chở quần áo lên cho các em.

    Mọi đóng góp hay quan tâm đến chương trình, xin liên hệ qua các kênh:
    1. Face book: Thai Thuy Linh (http://www.facebook.com/thai.t.linh)

    2. Email: vihocsinhdantocmiennui@gmail.com
    Hoặc mang trực tiếp đến địa chỉ:
    1. Trong giờ hành chính: Mr Hà Tuấn, tạp chí Làng Việt, tầng 8, số nhà 21, ngõ 27 Đại Cồ Việt
    2. Cả ngày: Miss Kim Anh, số nhà B3/1 Khu tập thể nhà máy Pin Văn Điển, ngõ 70 đường Phan Trọng Tuệ (ngã 3 văn Điển nối quốc lộ 1A cũ vào Hà Đông)
    Chúng tôi sẽ có đội tình nguyện đi thu gom quần áo bắt đầu từ ngày 14/11/2011, quyết tâm trong tháng 11 các em nhận được quần áo ấm. Công việc rất gấp nên chúng tôi hoan nghênh những bạn nào có thời gian tham gia vào đội tình nguyện, dù chỉ đóng góp vài giờ trong một ngày.

    Thân ái!
  10. aoke84

    aoke84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2012
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    QUYÊN GÓP QUẦN ÁO ẤM CHO CÁC EM BÉ H’MÔNG

    Tây Bắc mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 10 độ, các em bé H’mông sống cùng gia đình lên núi cao trong điều kiện thiếu thốn, giá lạnh. Những đôi chân trần lấm đất, những đôi môi khô nứt nẻ trong gió rét. Không quần áo chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, các em cần có vòng tay ấm của chúng ta. Chúng tớ là nhóm bạn thân, đã có nhiều lần lên Tây Bắc, chứng kiến những em bé co ro, run rẩy vì lạnh. Đợt năm mới này quyết định tổ chức một chuyến đi lên Sapa để đem đến cho các em một chút hơi ấm từ Hà Nội. Chuyến đi không lớn, nhưng cần có sự đóng góp về hiện vật của mọi người. Mỗi tấm áo sẽ là một mùa đông ấm áp với một em bé.
    Dự kiến:
    Thời gian 4 – 7 Tết
    Hiện vật cần quyên góp: Quần Áo ấm (không nhận quần áo mùa hè) hoặc Tiền
    Địa điểm: Nhà thờ thị trấn Sapa, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Cha xứ sẽ tiếp đón và giúp đỡ)
    Email: janele0121@gmail.com
    - Phạm Phương -
    Sđt 0934 958 487
    Nếu không tiện với địa điểm trên mọi người có thể mình qua mail: aoke84@yahoo.com.vn (mình hiện ở cầu Giấy)
    Cảm ơn mọi người!

Chia sẻ trang này