1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về các loại tàu mặt nước có thể được trang bị cho HQNDVN.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi evannalynch, 18/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Thì sonar nó cũng như cái rada phát hiện máy bay thôi, cái xa nhất 160Km đó như tầm xa nhất của rada vậy, ở tầm này tiếng động phải lớn nó mới bắt được như rada tầm xa nhất vật thể phải lớn, cứ như thế nó vào gần thì khả năng bắt được tiếng động nhỏ càng tốt hơn, việc phân biệt người nhái hay tàu hay cá cái đó người ta phát triển sonar hộ làm rồi (sonar tàu chiến nó khác sonar dò cá) nên bác khỏi bận tâm.

    Người ta phân biệt tàu với các vật thể khác có nhiều cách, 1 trong số đó là tiếng động do vật thể phát ra, mỗi vật sẽ phát ra 1 âm thanh nào đó khác nhau, nhà phát triển họ sẽ lưu tiêng động đó như lưu dấu vân tay tội phạm vậy, khi đó tàu trang bị sonar khi dò bắt tiếng động sẽ sử dụng vào cơ sở dữ liệu lưu sẵn trong đó để phân biệt, cái đó người ta gọi là gì thì mình không nhớ.
  2. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Mình thì cũng có ý kiến như sau về mặt chống ngầm. Thứ nhất, tàu nổi muốn chống ngầm trong tác chiến hiện đại thì đều là dùng trực thăng trên hạm làm cánh tay nối dài vì với radar gắn mũi, gắn thân hay kém nhất là loại kéo thì khả năng phát hiện ngầm rất có giới hạn. Bây giờ mình sẽ trình bày tại sao máy bay săn tàu ngầm hiểu quả hơn tàu nổi, đồng thời mình sẽ chia ra vì trực thăng và máy bay cánh cứng cũng có khả năng hơi khác nhau một tí.
    - Với tàu nổi, thiết bị để phát hiện tàu ngầm là (các) đài định vị thủy âm (gọi là Sonar-SOund Navigation And Ranging). Thường được sử dụng theo các dạng gắn mũi, gắn dưới/trong thân ở giữa và thả kéo.
    - Với máy bay cánh cứng các phương pháp (được sử dụng kết hợp) với nhau đưa ra hiệu quả cao nhất là, các loại phao định vị thủy âm (phao chủ động, bị động, phao đo các thông số nước biển-cái này rất quan trọng, phao liên lạc với tàu ngầm đồng minh), máy dò từ trường (cài này rất có tác dụng đo thay đổi từ trường, mà tàu ngầm là một cục sắt mấy ngàn tấn ở dưới biển, các hệ thống phát hiện quang điện tử, hệ thống quan sát hồng ngoại.
    - Với trực thăng, do nó có thể bay treo nên có thêm một cái là microphone thủy âm bổ sung.
    Ngoài ra, các tàu chiến cũng như máy bay còn có thể phát hiện tàu ngầm thông qua tác chiến điện tử khi tàu ngầm sử dụng các kênh liên lạc (khi nổi hoặc khi ở độ sâu kính tiềm vọng, tàu ngầm đưa anten liên lạc và liên lạc vô tuyến).
    Nói đến đây, hy vọng các bạn hiểu tại sao trong tác chiến chống ngầm, từ thế chiến 2 đến giờ, máy bay luôn là chủ lực.
  3. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Tàu ngầm nó không làm từ sắt bác à, đống bằng vật liệu gì thì mình ko biết, nhưng ngoài vật liệu đóng nó có phủ 1 lớp đặc biệt có thể làm khuếch tán sóng của sonar chủ động, hoặc phát xạ điện từ từ thân tàu.

    VIệc tuần tra chống ngầm hay máy bay đều có cái lợi cái hại của nó, tàu (nổi hay ngầm) thường dùng công nghệ dò âm thanh, máy bay thường dùng công nghệ dò điện từ, việc thả các phao định vị thì tàu nổi hay máy bay đều làm được hết, việc phát hiện tàu ngầm bằng hồng ngoại là không hiệu quả (mặt nước luôn nóng hơn mặt nước sâu, mà tầu nhầm nhiệt độ no sẽ gần trung hòa với tầng nước nó lặn).

    May bay thì có thể tuần tra 1 khoảng rộng trong thời gian ngắn, tàu nổi sẽ tuần tra 1 vùng rộng lớn gấp nhiều trong thời gian dài liên tục,

    Hiện nay hay trước kia chủ lực chống ngầm không phải là máy bay đâu bác, chủ lực chống ngầm là tàu ngầm và các tàu săn ngầm (như lớp Udaloy vậy), yếu hơn sẽ có các tàu đa năng (tàu từ 1K5 tấn trở lên thường tích hợp thêm chống ngầm), mạnh hơn có các tàu Khu Trục Hạm hạng nặng (7 đến 10K tấn), như Mỹ chống ngầm của nó chủ yếu vẫn dựa trên các tàu ngầm tấn công nguyên tử, các khu trục hạm hạng nặng trải dài khắp các đại dương (máy bay không thể làm được điều này), còn Nga hiện nay chống ngầm phụ thuộc nhiều vào các tàu đa năng nhỏ, các tàu khu trục hạng nặng, các tàu ngầm tân công diezel hay nguyên tử, cac tàu săn ngầm hạng nặng lớp Udaloy v.v... vai trò của máy bay là có nhưng không bằng của tàu.
  4. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Tầu ngầm có 2 lớp vỏ, vỏ trong và vỏ ngoài chịu áp lực. Trên lớp vỏ ngoài có gạch giảm âm (anechoic tile) bằng chất dẻo tổng hợp với cấu trúc giúp hấp thụ sóng siêu âm từ sonar chủ động và giảm phát xạ sóng âm với sonar bị động. Đây là lớp gạch giảm âm trên tầu ngầm Typhoon của Ngố.
    [​IMG]
  5. zolahn

    zolahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là bác hơi chủ quan rồi :D.Tất nhiên là cái gì cũng có 2 mặt thôi nhưng máy bay không phải chỉ dùng công nghệ dò âm thanh đâu bác,P3c orion,P8A poseidon,P-1 Kawasaki là những máy bay săn ngầm mạnh nhất hiện nay có khả năng theo dõi tàu ngầm bằng mọi loại phương tiện như radar,các cảm biến thủy âm,cảm biến địa từ trường,cảm biến điện từ,cảm biến hồng ngoại,thiết bị quan sát quang điện.Cụ thể như sau:

    Những việc này chỉ có máy bay săn ngầm chuyên dụng mới có thể làm được chứ tàu nổi vì phải đảm nhận nhiều chức năng khác nên không thể giải quyết được hết.Điều bác nói chủ lực săn ngầm trước kia là tàu săn ngầm thì đúng nhưng tình hình hiện nay đã khác,vì tàu ngầm bây giờ hoạt động rất êm không thể chỉ dựa vào sonar thủy âm trên tàu nổi được.Tàu ngầm nguyên tử thì không phải nước nào cũng có,tàu ngầm chuyên theo dõi nếu so với giá cả của máy bay săn ngầm thì đắt hơn rất nhiều,chi phí vận hành,nhân tài vật lực cũng tốn hơn rất nhiều.
    Thực ra hiện nay Nga không bằng được phương Tây trong việc phát triển máy bay chống ngầm.Nga cũng có mẫu il-38,tuy nhiên đã lạc hậu rất lâu so với công nghệ hiện đại.Mặt khác lực lượng tàu ngầm của họ phải nói là mạnh nhất thế giới rồi nên khả năng theo dõi tàu ngầm bằng phương tiện ngầm cũng cao nên không phải đầu tư thêm vào máy bay nữa.Máy bay hiệu quả kinh tế cao nhưng đối với một cường quốc biển như Nga thì tàu ngầm hạt nhân sẽ có nhiều tác dụng hơn là máy bay,vừa có tác dụng răn đe vừa theo dõi tàu ngầm đối phương.
    Theo em thấy thì máy bay săn ngầm là phương tiện tác chiến bất đối xứng rất hiệu quả từ nay đến tương lai.Có thể P3c orion ta không mơ được vì vướng cấm vận nhưng với quan hệ tốt với Nhật e nghĩ ta có thể hy vọng vào P-1 Kawasaki với công nghệ nội địa của chính họ.(Thậm chí P-1 còn hiện đại hơn P-3C)
    Các máy bay này hiện nay ngoài sonar thế hệ mới cực kỳ thính nhạy còn kết hợp đa dạng khả năng phát hiện,với vũ khí chống ngầm,tàu nổi...mạnh mẽ sẽ là sự lựa chọn hợp lý.Việc bác nói nó chỉ tuần tra trong thời gian ngắn không hẳn là đúng đâu,Tuần tra bằng máy bay thì khả năng phát hiện tàu lạ cao hơn là tuần bằng tàu đấy ạ,ngoài ra nó được trang bị chuyên dụng cho chống ngầm với nhiều phương tiện thì khả năng phát hiện cũng cao hơn chứ ạ?
    Quan trọng là ta cũng phải xây dựng lực lương không quân tương đối để đảm bảo an toàn cho nó,cái này thì ta vẫn đang trên đà đi lên. :D

    P/S:Về đạn 91re thì bác nên tìm hiểu thêm trong nguồn e post và trong topic "Tên lửa Nga-vũ khí vượt trội trên chiến trường" trong cùng box chứ chỉ nhìn bề ngoài thì không đúng đâu ạ! :D.Tuy nhìn nó khác nhau nhưng người ta đã thiết kế để các bộ phận của tên lửa có thể lắp lẫn cho nhau,đường kính tên lửa cũng cùng cỡ.Container,thùng phóng khác nhau thôi bác.
  6. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Bác có đọc kỹ bài tớ chưa đấy, tớ có ghi rõ là "tàu (nổi hay ngầm) thường dùng công nghệ dò âm thanh, máy bay thường dùng công nghệ dò điện từ", và tớ cũng nói ưu điểm của từng loại "May bay thì có thể tuần tra 1 khoảng rộng trong thời gian ngắn, tàu nổi sẽ tuần tra 1 vùng rộng lớn gấp nhiều trong thời gian dài liên tục,"
    Tớ kết luận là "vai trò của máy bay là có nhưng không bằng của tàu." vief thế sao bác bảo tớ chủ quan.

    Tai sao mình kết luận săn ngầm tàu nổi quan trọng hơn máy bay thì mình đã phân tích rồi.

    Trong bài bác có vài vấn đề.

    Thứ nhất bác nói chỉ có máy bay mới làm được, ý bác là làm được gì, bác lo tàu nó không sử lý được ư ?, bác lo quá xa rồi, tàu nhỏ đa năng cỡ 1K5 tấn thì tớ không nói (điều này là chắc chắn),nhiên những tàu khu trục cỡ 3K tấn trở lên thì bác lo bò trắng răng rồi, bác đừng lo tàu nó quá tãi, ví dụ con talwar nó giãn nước khoảng 3K7 tấn nó thừa chỗ nhét vài con P3C-Orion chứ đừng nói máy cái sonar này nọ, chưa kể những khu trục hạm cỡ 7 đến 10K tấn, chỗ chứa thì bác khõi lo.

    Các máy bay săn ngầm nguyên lý chủ yếu là đo độ lệch từ trường của trái đất do các tầu ngầm làm phần lớn bằng kim loại (tac đông lên từ trường trái đất), rada trên máy bay săn ngầm là để quan sát tàu nổi đấy bác, nó không dùng cho săn ngầm đâu, vì sao như thế? đó là vì rada dùng sóng để định vị mục tiêu, mà đã là sóng thì rất nhạy cảm với môi trường có vạt chất (bị dội lại nếu gặp vật rắn, bị bẻ công nếu gặp không khí, nước v.v...), nếu là không khí thì hiện tượng này không đáng kể (có thể cải thiên bằng cách giảm độ dài bước sóng) còn nếu gặp môi trường nước thì rada tắt điện, vì khi sóng rada gặp nước nó sẽ bị bẻ cong (giống như ánh sáng bị bể cong khi gặp nước) và giảm năng lượng nhanh chóng, dẫn tới mất tác dụng của rada, đó là lý do tại sao tàu ngầm không dùng rada để săn ngầm (điều này là bất khả thi) mà thay vào đó là sonar nguyên lý cũng giống như rada nhưng thay vào đó là sóng âm.

    Bác kêu tàu ngầm đắt hơn máy bay nhiều cũng chẳng phải : máy con săn ngầm bác nếu nó toàn > 200tr USD, 1 con Kilo giá tầm 200 đến 250tr à, có thể xem là tương đương, việc vận hành thì tàu ngầm đắt hoen, nhưng sự uy hiếp của nó lại lớn hơn.

    Lực lượng tàu ngầm mạnh nhất TG hiện tại là Mỹ đấy bác (so về số lượng, tính năng), chất lượng Mỹ cũng nhĩnh hơn (có thể nhìn qua việc tàu Mỹ xuất hiện khắp năm châu), hiện tại 1 số tàu ngầm của Nga đã xuống cấp trầm trọng nhiều tàu đã phải lên bệ thời gian dài, 1 số tàu bị phá hủy vì không có kinh phí duy tu (cái này bác lên GG là biết). Bác bảo Nga không đàu tư vào máy bay nữa vì Nga nhiều tàu ngầm cũng đúng nếu sét về ảnh hưởng (Nga chỉ có 1 căn cứ hải quân ở ngoài lãnh thổ)việc chống ngầm có thể giao cho tàu làm tốt (máy bây ở đây chiến tỷ trong thấp), còn Mỹ thì trải dài khắp năm châu, lực lượng máy bay cũng hùng hậu (nhưng chỉ bó gon trên các ngóm tàu sân bay, các căn cứ...), còn lực lượng tau Mỹ cũng rất lớn trải dài khắp nơi (cái này may bay bó tay à) => tỷ trọng của máy bay cũng khiêm tốn hơn.

    Màu đỏ : Hình như bác không đọc những bài trước của mình, bác biết chiến tranh bất đối xứng nó thế nào không, bác định cho con máy bay > 200tr USD đó tuần tra ở đâu, 12 hải lý tính từ đất liền ư ? hay ra 200 hải lý ? nếu bác chon phương án 1 thì quá phí pham (có tội với đất nước đấy), nếu chọn phương án 2 thì cực kỳ phí phạm (nó sẽ tèo trong phi vụ đầu tiên), vì bác sẽ phải mua thêm máy bay chiến đấu để bảo vệ (phải là máy bay đường dài) Su-30 thì khoảng 60tr USD/1em (ít nhất cũng 5 em bảo vệ 1 chiếc) tính ra duy bác phỉ đầu tư nữa tỷ Obama cho 1 chiếc chống ngầm (theo ý bác), có mua như thế chắc bác cũng chỉ sống được vài 3 phi vụ là máy bay săn lẫn bảo kê sẽ tèo hết, còn nếu không mua bảo kê (máy bay đâu ra bảo vệ) thì tốt nhất có biến săn lùng trong 12 hải lý thôi (cũng chưa chắc đã sống), như thế có hữu ích không ?

    Máy bay nó không trang bị sonar bác à, nó phát hiện tàu ngầm bằng MAD (đại khái dò sự thay đổi bất ngờ của từ trường trái đất), hiện nay các tàu ngầm đã ít ồn hơn, cùng với đó là nó cũng ít làm nhiễu từ trường trái đất hơn (khó dò bằng MAD). Còn việc phát hiện tàu thì rada trên máy bay sẽ tốt hơn trên tàu là cái chắc rồi :))

    Màu xanh : Ôi niềm ước ao của cả tớ va mọi người VN đây, nhưng ta mua 1 nó mua 5 mua 10, nghèo nó khổ thế đấy :(

    Còn 91RE1 thì bác nên tìm hiểu lại đi, nó không như VA-111 Shkval đâu nhé (thằng này dung nguyên lý siêu khoang) tốc độ cao nhất khoảng 200 hải lý / h 370Km/h, còn thằng 91RE1 nó là tên lửa của họ Club, tốc độ siêu âm nhé, sau khi phóng từ tàu ngầm lên khỏi mặt nước nó sẽ lao tới vị trí muc tiêu, khi tới nó mới lao xuống nước lại nhé bác, vì thế nó gọi là tên lửa chống ngầm chứ không phải ngư lôi.
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    thế vỏ trong và vỏ ngoài chịu lực làm bằng gì bác ( bác thông cảm, em lười search )
    _ Về tính năng kỹ thuật hay trang bị so với các cường quốc quân sự khác thì em không biết, nhưng nghe nói độ sẵn sàng chiến đấu "rất có vấn đề", mà hải quân Nga vẫn đang phải tái cấu trúc, vẫn chưa phải là cường quốc biển thật sự...

    _ Nhật vừa thay đổi luật cấm xuất khẩu vũ khí, cụ thể thế nào thì em không biết nhưng quan trọng là các loại nào cho phép xuất khẩu, giá ( hàng Nhật giá rất chát - trừ phi đã sản xuất số lượng lớn ), quan trọng là con P1 hình như mới chỉ hoàn thành thử nghiệm nguyên mẫu, và mới bắt đầu sản xuất.
  8. zolahn

    zolahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
    Máy bay >200 triệu mà bác nói là loại hiện đại nhất P8 poseidon với đầy đủ vũ khí đấy ạ! :D.250 triệu 1 cái tầu ngầm đã tính tiền vũ khí chưa bác?Rồi so với đội bay 5-6 người và đội tàu mấy chục người,trang thiết bị duy tu bảo dưỡng thì cái nào mắc hơn đây? :D.
    Bác cũng chẳng thèm đọc kỹ đoạn quote e nói radar phát hiện lúc tàu nổi lên mặt nước nhỉ?Còn sonar trên máy bay ai bảo bác là ko có?
    Em khẳng định luôn là trên máy bay chống ngầm trang bị nhiều loại phương tiện phát hiện tàu ngầm và nó tổng hợp thông tin của tất cả chứ không phải là mỗi MAD hay thường là MAD!
    Theo thông tin e biết thì Nga có khoảng 70 tàu ngầm các loại!Chất lượng thì cũng chả biết ai hơn ai đâu! :D
    Như bác nói thì em nêu ra cái j bác cũng bảo nó tèo luôn và toàn quy nó về theo kiểu solo 1-1 :D.Chắc khác biệt về quan điểm cá nhân khó san lấp được.Thôi em chào bác! :D
  9. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Con P8 Ân mua 8 chiếc 2,1 tỹ 262.5tr USD/1 em, giá kilo là có VK trong người rồi (có dự trữ hay không thì ko biết).

    Tàu ngầm vận hành tốn kém hơn thì đúng rồi. Nhưng khả năng uy hiếp của tàu ngầm lớn hơn nhé (bù qua sớt lại thôi), tàu ngầm sẽ khó bị hạ hơn nếu có biến nữa.

    Tớ đọc hết đoạn quote của vác rồi thi mới phân tích cho bác xem đấy chứ, xac xuất bác dùng rada mà bắt được tàu ngầm có cao không thế (việc nó lặn lên tiếp oxi là rất ít nha bác, còn tàu ngầm hạt nhân thì khõi luôn), rada tren máy bay kiểu như P3C (nếu có) thì NV của nó là trinh sát biển thôi.

    sonar DIFAR : Đúng hơn nó là các trạm thuy âm, nó được thả xuống biển từ máy bay bác à. (cái trạm thủy âm kiểu này thì gần như máy bay chống ngầm nào cũng có), vấn đề này bài trước nữa mình cũng có nhắc rồi mà.

    Màu đỏ, thế thì thôi, kết thúc tại đây.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bác sửa bài rồi à.

    Nga không nhiều tàu thế đâu.
    Link này để tham khảo thôi chứ không phải là chính xác.

    http://nghiencuubiendong.vn/nghien-...g-quan-lc-lng-tau-ngm-ca-cac-nc-thai-binh-dng

    màu đỏ, ấy chết tớ quy solo 1-1 hồi nào nhỉ ? tớ xét từ thực tế nhé, mà thực tế thì không phải 1vs1 mà là 1vs nhiều nha, vì thế không thể trang bị theo kiểu nhau được, chiến tranh bất đối xứng nó khác chiến trang tay bo.
  10. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Lúc nãy e vội nên viết hơi nhầm, vỏ ngoài là vỏ mỏng còn vỏ trong mới là vỏ chịu lực bác ạ. Thiết kế tầu ngầm đặc biệt là Nga thường làm tầu có hơi lớp vỏ. Lớp vỏ ngoài đảm bảo hình dáng thủy động học tối ưu cho di chuyển, lớp vỏ trong chịu áp lực. Vỏ tầu ngầm thường được làm bằng thép có từ tính thấp để tránh bị phát hiện hoặc titan (tầu lớp Alfa của Ngố). Lớp vỏ ngoài thường tương đối mỏng, lớp vỏ chịu lực ở trong thường dày hơn và các cấu trúc gia cố tăng cường để chịu lực. Về chủ đề này e cũng không biết nhiều nên có gì bác nên đón đọc topic tầu ngầm bên quân sử bác phong sì đang dịch dần.

    Về sẵn sàng chiến đấu của Nga đặc biệt là tầu nổi là có vấn đề. Đặc biệt là mấy con Sov, mấy con này dùng lò hơi nước nên bảo trì rất tốn kém và đa số ở trong tình trạng không sử dụng được. Hai con Sov sắp được hoàn thành đại tu thi sẽ hoạt động bình thường. Về tầu ngầm thì vấn đề sẵn sàng chiến đấu của Nga đỡ hơn nhưng mà nhịp độ hoạt động (operation tempo) vẫn thấp hơn nhiều của Mỹ, chủ yếu là do học thuyết quân sự khác biệt mặc dù thời Soviet thì HQ Soviet có hạm đồi tầu ngầm lớn nhất thế giới, gần bằng với toàn bộ số tầu ngầm của NATO thời đó.

Chia sẻ trang này