1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về các loại tàu mặt nước có thể được trang bị cho HQNDVN.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi evannalynch, 18/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    uhm, thì là nó đó
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tại sao mọi người cứ khoái lắp Grad lên tàu thế nhỉ :|
    Chỉ 1 dàn thôi thì ăn thua quái gì.
    Nếu muốn lắp thì lắp như thế này nè
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hoặc học tập người Tàu 1 chút :">
    [​IMG]
  3. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    grad lắp trên tàu chủ yếu dùng yểm trợ đổ bộ là chính với nhiệm vụ dọn bãi,loại trừ các vật cản, hầm hào địch. nhưng với độ chính xác ko cao thì phải cần nhiều hệ thông kết hợp lại mới đủ đề tạo ra 1 mật độ đạn dày, độ bao phủ rộng nhằm khống chế, kiểm soát toàn bộ bãi đổ bộ chứ 1 vài hệ thống lẻ tẻ thì ko ăn thua. còn TQ nó đưa cả pháo tự hành lên tàu cũng có cái hay, độ chính xác của pháo tự hành cao hơn grad nhiểu nên nó ko cần nhiều đạn như grad trong việc tiêu diệt các chốt phòng thủ của địch, kết hợp pháo tự hành với grad thì đúng là khá hay, grad làm nhiệm vụ dọn bãi trong khi pháo tự hành làm nhiệm vụ tiêu diệt chốt phòng thủ, vẩn đạt đc mục tiêu đề ra nhưng tiết kiệm đc khá nhiều đạn so với dùng grad ko
  4. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Nói vui chứ bắn dọn bãi thì họ nhà MRL hay hơn. Quan trọng là ưu thế nó bắn được cấp tập, dồn hỏa lực cường độ cực cao trong 1 thời gian cực ngắn. Nếu đòi nó bắn phẫu thuật thì nó thua pháo truyền thống chứ bắn kiểu diện tích thì nó hơn đấy. Tuy độ tản mát nó lớn hơn nhưng bù lại là mật độ nó lớn và với CN hiện đại thì mức độ ấy là chấp nhận được để dọn bãi. Các hệt thống MRL trên hạm như thằng A-215, nó bắn xong nó thụt xuống reload ngay rồi nếu cần lại bắn tiếp nên tàu đổ bộ mang 1-2 hệ thống, 1 vài tàu pháo mỗi tàu mang 1-2 hệ thống thì hỏa lực của 1 hạm đội đổ bộ (gồm 2-3 chiếc tàu đồ bộ, 2-3 tàu pháo mang MRL) chắc ngang với cả 1e pháo phản lực đấy, cộng vào nữa là các hải pháo trên các chiến hạm.
  5. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Pháo tự hành hay Grad gì đem lên tàu thì độ chính xác sẽ rất thấp.Bời vì con tàu chịu tác động của sóng biển nên sẽ nhấp nhô theo con sóng.Muốn chính xác là 1 vấn đề nan giải ~X~X
  6. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Chính vì độ chính xác thấp nên mới phải xài Grad để bắn diện tích chứ không dùng pháo thường.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Các bác thử nghĩ đến phương án này xem sao nhé:-bd
    Tầu pháo cũ mới, tầu phóng lôi của nhà mềnh lắp hệ thống rốc két phóng loạt Grad hoặc BM14 tầm thấp hơn phía đuôi tầu.
    Nhà mềnh chuyên phải dùng tầu nhỏ đi "ve vãn" các thể loại tầu to của 3 ship: hải giám, tầu chiến cũ...Nếu như phải đánh nhau thì chủ yếu là cận chiến. Lúc đó pháo 76.2ly nhà mềnh bắn đúng là gãi ghẻ cho nó, các loại tầu pháo cũ, tầu phóng lôi chỉ có pháo 37, 57 thôi. Còn pháo nhà nó cũng tầm 100 ly roài, không kể tầu nó to hơn nên chịu đòn tốt hơn nhà mềnh.
    Lúc đó phải cho rốc két phóng loạt bắn trực xạ mới ăn thua. Chỉ cần một loạt là đủ roài.
    Hồi chiến dịch CQ88 mà các cụ trang bị dàn H12 hay BM14 lên mấy ẻm tầu vận tải, đổ bộ thì có khi sự việc không đến mức thê thảm vậy đâu.
  8. DuroDakovicM95Degman

    DuroDakovicM95Degman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2012
    Bài viết:
    1.510
    Đã được thích:
    586
    Hay nha! Kachiusa mà gán lên tàu cü, 1 em mang 10 dàn có khi lai thành corvette á nha, hay ! Hay nha!
  9. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Thế dung cachiusa cho việc gì khi lắp lên tàu ?
  10. HoangtuShin

    HoangtuShin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2009
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    1
    nếu để dọa bọn hải dóng to xác trong vòng 20km đổ lại thì kết hợp gradM với 76mm là đủ, như thế tính ra chi phí rẻ hơn so với việc nghiên cứu + lắp tên lửa xịn

    cũng đồng ý với bác là ngoài cái tản mát cao thì grad cũng có nhiều cái lợi nếu so với pháo tàu cỡ 76mmnhư:
    -đạn to hơn
    -tốc độ bắn nhanh hơn ( buồn buồn zí 1 phát 40~50 quả nó bay trong vòng 30 giây cũng có cái hay của nó \:D/)
    -tầm xa hơn (bắn xa thì nó hên xui nhưng mà cũng xa hơn 76mm chỉ dc tầm 10km đổ lại )
    -bắn dc nhiều loại đạn hơn thì phải (khói, mìn, phá mảnh,..... nhất là khói để chạy, lúc nào đang tẩu mà bị dí quá thả 5~7 trái khói hoặc trái nổ bung ra cái tua rua = nhôm gây nhiễu radar để nó che đầu thì cũng ấm cật hơn là chạy đầu trần [:D])
    -trong tuơng lai nếu có loại đạn có điều khiển hoặc có chỉ thị = laser, ví dụ grad gắn đầu dò laser giống krasnopol thì ta có ngay 1 dàn tên lửa có điều khiển tầm ngắn (30~40km là tầm max của grad) tăng đáng kể tầm sát thuơng của các loại tàu cũ dùng pháo
    -đây cũng là 1 cách vũ trang nhanh cho các tàu CSB của ta trong truờng hợp có biến



    mình xin phép copy cái lọat bài về A-215 gradM của bác đại bàng đen trên VN-His về minh họa

    link http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=13531.470


    A-215 “Grad-M”

    [​IMG]

    Hệ thống phản lực bắn loạt 122mm A-215 “Grad-M” được sử dụng cho nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch và khí tai kỹ thuật trên bờ khi đổ bộ, yểm trợ hoạt động đổ bộ, đồng thời dành cho việc phòng thủ các tàu đổ bộ khỏi sự tấn công của tàu chiến địch trong khi hoạt động trên biển. Tốc độ bắn cao và tầm bắn xa bảo đảm hiệu quả hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng lính thủy đánh bộ.

    Nhiệm vụ kỹ - chiến thuật khi thiết kế hệ thống pháo phản lực A-215 trên tàu trên cơ sở hệ thống pháo phản lực Lục quân 9K51 “Grad” được phê chuẩn bởi Bộ Tư lệnh Hải quân ngày 12 tháng 1 năm 1966. Mẫu thí nghiệm đầu tiên của thiết bị phóng được chuẩn bị vào giữa năm 1969 tại xưởng số 172. Trong quý 3 và 4 năm 1969, mẫu đã trải qua các thí nghiệm của xưởng ở Perm, còn sau đó được đưa đi thí nghiệm tại các trường bắn trên bộ. Trong quý 1 năm 1970, tiêu bản thứ hai đã được xưởng hoàn thành. Bộ phận nạp đạn và các bộ phận trên boong tàu khác của thiết bị được sản xuất tại xưởng “Barrikada”.

    Các thí nghiệm trên tàu của tổ hợp A-215 diễn ra trên biển Baltic từ 20 đến 7 tháng 5 năm 1972 trên tàu đổ bộ cỡ lớn BDK-104 thuộc thiết kế số 1171 (tên trong xưởng số 300). Trong quá trình thí nghiệm đã bắn 300 viên đạn M-21OF khi sóng biển cấp 6. Khi đó, các vấn đề vướng mắc và hỏng hóc không xuất hiện sau khi loại bỏ hoạt động tiếp xúc không đáng tin cậy của đạn xuất hiện khi lắp vào ống dẫn hướng phóng của thiết bị.


    Theo kết quả các cuộc thí nghiệm trên tàu, A-215 đã được xác nhận và tiếp nhận trong trang bị của tàu chiến lớp 1171 (tên trong xưởng số 295 – 301…) và tàu thiết kế số 1174 (một thiết bị phóng với 320 viên đạn). Sau đó Viện Nghiên cứu khoa học trung ương tự động và thủy lực học – MOP (kim loại – oxit và chất bán dẫn) và LOMO (Hiệp hội quang học cơ khí Leningrad) đã thiết kế sơ đồ ổn định gián tiếp tự động. Trên cơ sở đó, năm 1977, thiết bị quan sát đo xa mới DVU-2 đã được chế tạo. Hệ thống A-215 với DVU-2 được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1978.

    [​IMG]
    Thiết kế số 1171

    Hệ thống pháo phản lực nâng cấp A-215 “Grad-M” nằm trong trang bị của các tàu pháo cỡ nhỏ thuộc thiết kế 21630 dòng “Buyan”. Tàu đầu tiên của thiết kế 21630 được khởi công ngày 30 tháng 1 năm 2004 tại thành phố Saint Peterburg trên xưởng đóng tàu “Almaz” và nhận tên gọi “Astrakhal” (tên gọi của xưởng: số 701). Ngày 7 tháng 2005, tàu được hạ thủy và năm 2006, gia nhập biên chế. Đến năm 2010, trong xưởng đóng tàu của “Almaz” dự định đóng 7 tàu trong dòng này (theo thông tin khác – 15 tàu đến 2015).

    Hai hệ thống A-215 với cơ số đạn chung 320 tên lửa được bố trí trên tàu đổ bộ cỡ lớn mới thuộc thiết kế 11711 (do Phòng thiết kế Neva thiết kế). Tàu đầu tiên trong dòng nhận tên gọi “Phó đô đốc Ivan Gren” được khởi công tại xưởng đóng tàu “Yantar” thuộc Pribaltic ở Kaliningrad tháng 12 năm 2004, thời gian đưa vào hoạt động: đầu năm 2009.

    [​IMG]
    Thiết kế số 21360 (tàu pháo lớp Buyan - "Astrakhal")

    Để dẫn bắn từ xa và ổn định trong các điều kiện lắc (tròng trành) trên biển, thiết bị phóng MS-73 được trang bị thiết bị dẫn động tự động hóa. Thiết bị nạp đạn dưới boong tàu dạng mặt trống bố trí 8 khối phóng, mỗi khối 20 tên lửa không điều khiển. Khi nạp đạn, các khối được truyền theo cặp tới ống dẫn hướng của thiết bị phóng theo đường thẳng đứng. Sau loạt phóng, khối đạn rỗng được đưa trả lại tới mặt trống và cặp tiếp sau được đẩy tới ống dẫn hướng. Thời gia nạp đạn cho thiết bị phóng không quá 50 giây, thời gian nạp đạn lại: 2 phút. Hoặc lực được bắn trong chế độ tự động theo các dữ liệu của hệ thống điều khiển bắn – theo dàn hoặc từng viên. Khoảng cách giữa mỗi viên đạn được phóng trong chế độ bắn loạt: 0,5 giây. Thiết bị phóng cho phép thực hiện sự nâng cấp sâu rộng trong việc tiếp nhận các loại đạn cho đến đạn phòng không tầm thấp. Có thể tạo thành sự liên kết hệ thống phóng trong tổ hợp pháo – tên lửa độc lập của các tàu vận tải.

    Hệ thống khí tài điều khiển bắn PS-73 “Groza” được thiết kế cho tổ hợp. Hệ thống khí tài điều khiển bắn bảo đảm việc báo sự xuất hiện của đạn trong ống dẫn hướng; sự tiếp nhận tự động các tọa độ hiện tại của mục tiêu; phân tích tự động và liên tục các góc dẫn bắn đầy đủ cho thiết bị phóng; đưa ra lệnh phóng đạn.

    Phiên bản bố trí thiết bị phóng không có thiết bị nạp đạn với cơ số đạn một lần băn, nạp đạn bằng tay cũng đã được thiết kế.

Chia sẻ trang này