1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 13/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Thì ai đói không nói nổi, để anh nói giùm cho. Anh ăn xong rồi :-).
    Mà con nít khi đói bụng cũng khóc cơ mà, hehehe.
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Kinh quá, lão ĐTA tiền đè chết người mà vẫn còn kêu đói à ?
    Cái gì tăng vậy : Giá áo tăng lên hay giá quần tụt xuống ?
    He, he, he,.............
  3. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Càng ngày Cường càng lận lờ chữ nghĩa đó nhen.
    Thế Cường làm gì với những cái Facts đó (như đảng viên, cán bộ tham nhũng, chế độ bưng bít thông tin, lại thêm có đứa vì lý do nầy nọ đâm ra thiếu thành thật mà cãi chầy cãi cối để bênh vực cho những điều không tưởng và lừa đảo)? Khi chú bảo tui ngạo mạn, đó đã là opinion rồi đấy :-)
    Nói chuyện bưng bít thông tin, đâu cần đi ngược dòng lịch sử, mà ngay bây giờ, vẫn đầy đủ thí dụ. Một trong những ví dụ đó là ông Nguyễn Hiến Lê, một người tui vừa kính vừa chê. Ông viết cuốn Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, vừa được tái bản ở VN lần thứ 6. Quyển sách nầy tui đọc mấy năm trước khi nó được in ra ở Hoa Kỳ và hoàn toàn không để ý đến những kiểm duyệt và cắt xén tại VN, cho đến vài ngày vừa qua. Qua Talawas, tui đọc dòng nầy,
    ?oVì tác giả đã mất, Nhà xuất bản không thể cắt bỏ nhiều quá. Trong quá trình biên tập, chúng tôi chỉ lược bớt phần rườm rà và cắt những chỗ không thể nào để lại được. Chúng tôi mong bạn đọc thông cảm.?
    Ai muốn đọc thêm, hãy theo link, http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12137&rb=0401
    Đọc và sẽ thấy thông tin bị bưng bít như thế nào chỉ qua việc xuất bản một hồi ký nầy. Thế thì những chuyện nghiêm trọng hơn thì sao? Cái màn đổ đồng ở đâu cũng có phân quả là xưa như Diễm. So sánh thế nào, tùy theo tư cách và tư duy của người bàn. Tuy nhiên, chính yếu vẫn là luật pháp cho quyền, hiến pháp tạo ra cơ chế cho mọi người được bàn, được phát biểu về chính trị, chính quyền, chính sự, lãnh tụ, lịch sử, v.v. và v.v.
    Sẳn Cường và anh Bảy bàn qua lại về thân nhân 2 bên, tui có 2 ông bà con, bên Nội và Ngoại đi tập kết, về Nam sau 75. Ông bà con bên Ngoại đi qua Đông Âu du học những năm 60, cũng khá lâu. Khi vừa gặp gia đình, ông kéo bà già tui ra nói riêng rằng phải tìm cách cho đám tụi tui đi hết đi vì ông đã thấy mọi cay đắng rồi. Giờ ông ở một vùng quê, bỏ chuyên môn và sống không dư dả gì.
    Ông bên Nội thì hỏi tụi tui có tham gia Đoàn Đội không, rồi chê đám tụi tui lạc hậu vì tụi tui hỏi ngược lại "để làm chi?". Sau khi tụi tui dọt, ông nói tụi tui phản quốc và không tới lui với gia đình. Gần đây, có dịp gặp lại, ông vẫn giàu có, vẫn nhà to (tịch thu từ những năm 75, 76) tại Q.1, và khoe rằng đám con cháu đang sống bên US. Hehehe.
    Có những người cùng một bên nhưng ở trong 2 chiến tuyến của "mặt trận" tư cách và liêm sĩ con người.
    Câu chuyện của tui toàn là facts, từ đó, tui đưa ra opinions của tui :-)
  4. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô anh Bảy - vote anh 5 sao
    Có tự do thông tin - anh Bảy cứ chửi đại đi - hổng sao đâu
    Nhưng chừng nào đặt chân tới Tân sơn nhất thì anh Bảy nhớ tự khoá cái mồm lại, kẻo trẻ con nó vả cho vỡ mồm
    Bảo trọng
  5. NavySeal

    NavySeal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0

    Không hiểu sao nước Mỹ văn minh lại cho những thằng ngu đần và đầu óc thiểu năng này vào nhập cư. LẠ
  6. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Sao bác không làm ơn làm ơn cho trót, chỉ ra thử tại sao phát biểu cái đoạn màu vàng lại làm cho người ta trở thành một người ngu đần với đầu óc thiểu năng . Nếu nói không ra thì quả là lý luận theo kiểu chụp mũ .
    Câu nói của bác nó phi logic y như câu phát biểu sau:
    Nước VN với hơn 4000 năm văn hóa mà lại sinh ra những người kém văn hóa (chưa phải nói tới pác).
    Xã hội nào cũng có thành phần tốt, xấu, khôn, ngu. Có nhiều người VN khi nói chuyện với cá tui hay phát biểu như sau:
    Về vấn đề tham nhũng thì họ nói nước nào mà chả có tham nhũng . Ngay cả nước Mỹ văn minh thì cũng có tham nhũng vậy ? Vậy là nước VN ta đâu phải là ngoại lệ . Thấy chưa ? Còn về kiểm duyệt báo chí thì giời ơi, nước Mỹ cũng kiểm duyệt đó . Khi Mỹ đánh Iraq thì những tin tức nóng bỏng có liên quan tới bí mật quốc phòng họ phải duyệt trước rồi mới cho tung ra . Thấy chưa, vậy VN cũng kiểm duyệt vậy, đâu có gì phải tranh cãi ?
    Đó họ lý luận như vậy mà họ cũng nói cho được, khi nào đuối lý thì ta cứ chụp đại cái mũ lên đầu đối tượng là xong .
    Nói chung ở xã hội nào cũng có mặt trái . Nhưng khi sao sánh thì phải so sánh mặt trái với mặt trái, phải với phải . Nếu không thì không công bằng .
    Nếu nói tới sự bất công ở trong xã hội Mỹ thì như vạch lá tìm sâu . Nhưng nói tới sự bất công ở trong cái xứ sở VN thì như là vạch sâu để tìm lá vậy ...
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Câu so sánh hay, đề nghị bác diễn giải thêm cho anh em đỡ uẩn khúc.
  8. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Bác muốn em diễn giải như thế nào ? Em nói như vậy đáng lẽ chỉ cần mở rộng mắt nhìn quanh thì sẽ thấy thôi . Các bác cứ mũ ni che tai chứ em biết các bác học võ cũng nhạy lắm mà .
    Lấy thí dụ về tham nhũng thì nước VN của chúng ta được liệt kê vào danh sách một trong những nước với công chức tham nhũng nhất thế giới .
    Thí dụ về bất công. Dân oan bị chiếm đất, bao nhiêu người đã lên thành phố (Sài Gòn lẫn Hà Nội) để khiếu nại và những người này được đối xử ra sao ?
    Nói về phân biệt đối xử thì hỏi tại sao trong nước có những chổ Việt Kiều hoặc khách ngoại quốc phải trả nhiều tiền hơn dân trong nước ? Ví dụ giá vào lăng Minh Mạng thì người nước ngoài trả $55K, người dân trong nước trả $30K.
    v.v. và v.v.
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    1. làm cho nhà nướ nghèo, nên lạm dụng chức quyền có tí
    2. đất đai sở hữu toàn dân, toàn dân sở hữu, thiểu số đa số đè. nói tới luật thỉ khó lém
    3. người nước ngoài giàu mà lỵ. các bác NN đóng góp tý
  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Bài trong link này lẽ ra phải có tựa là "Múa búa trước cửa Lỗ Ban" . Ông Đại Sứ Lê C Phụng vừa đến Mỹ đã nói láo và bị ngài Bùi ...Tín giật cái búa quăng vào thùng rác . Ông BTín nguyên là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân dân (cơ quan nói láo nhất thế giới) .
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=73263&z=12
    Thông tín viên Nguyễn Văn Khanh của Ban Tiếng Việt Ðài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia), một trong hai nhà báo người Việt được mời dự cuộc họp báo đầu tiên của Phụng ngày 23 Tháng Giêng (2008), viết: ?oNhà ngoại giao đại diện cho Việt Nam tại Hoa Kỳ kể lại với báo chí là đàm phán với Trung Quốc là điều không dễ làm, và lên tiếng bác bỏ những dư luận cho rằng trong cuộc đàm phán về biên giới mà ông lãnh trách nhiệm, Việt Nam đã nhượng đất cho Trung Quốc. Theo ông, cuộc đàm phán đã đưa đến kết quả là hai bên biết phải tương nhượng nhau ở khoản 230 cây số vuông nằm giữa hai nước, và cuối cùng, Việt Nam được 113 cây số vuông, Trung Quốc được 117 cây số vuông.?
    Năm 2001, Phụng cũng đã quả quyết: ?oVới tư cách là trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi xin khẳng định tin về việc ta để mất đến 700 km2 đất là không đúng và không có cơ sở.?
    Ðến ngày 02 Tháng Giêng (2008 ), Vũ Dũng, thứ trưởng ngoại giao, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Nhân Dân cũng nói: ?oTrong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Vì thế, không thể có chuyện ?~Việt Nam mất đất?T, cắt đất, cho nước này nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin.?
    Vũ Dũng nói tin sai sự thật này là ?odo thiếu thông tin, hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.?
    Nhưng sai hay không thì cả Phụng và Dũng nên mở lại sách sử xem có phải tổ tiên ta đã ghi ?oNước Việt Nam ta chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu?, hay từ lằn ranh giới mới theo Hiệp Ước Biên Giới ngày 30 Tháng Mười Hai 1999, sau khi cả Ải Nam Quan lẫn thác Bản Giốc đều không còn của Việt Nam nữa?
    Phía CSVN từng tuyên bố Việt Nam chỉ làm chủ 1/3 thác Bản Giốc. Vũ Dũng nói rõ hơn: ?oThác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công Ước Pháp-Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM (phân giới cắm mốc) đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.?
    ?oNhư vậy, có thể khẳng định rằng, về tổng thể, các giải pháp đạt được trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền nói chung và đối với hai khu vực cụ thể nói trên là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên.? (Báo Nhân Dân, 2 Tháng Giêng 2008)
    Bùi Tín và sách trắng
    Lập luận của Phụng và Dũng đã bị nhà báo Bùi Tín, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân sổ toẹt và thách đố trong bài viết phổ biến khắp nơi trên thế giới ngày 18 Tháng Giêng (2008).
    Ông Bùi Tín, người biết Vũ Dũng quá rõ, viết: ?oTrước hết tôi tin là ta mất đất. Mất cả ở vùng Ải Nam Quan, cả ở vùng Bản Giốc. Trước hết đó là 2 vùng không xa lạ với tôi. Ðã có nhiều lần hồi trẻ tôi thăm thác Bản Giốc. Nước ta rất hiếm thác, nên Bản Giốc nổi tiếng. Tôi còn nhớ như in cái thiệp du lịch thắng cảnh Ðông Dương do người Pháp in, có Thác Bản Giốc-Cao Bằng, bên thác có cái ki-ốt tròn, nhỏ, lợp tranh để người đến thăm có thể ngồi tránh nắng, mưa. Tôi đã đích thân cùng bạn và gia đình nhiều lần đến thăm thác Bản Giốc, khi gia đình tôi sống ở thị xã Cao Bằng. Các chị và em tôi đã giở cơm nắm ra ăn trong cái ki-ốt nhỏ khi bọt nước ở chân thác bắn đến gần. Chúng tôi còn tò mò ngắm bà con người Mán sơn đầu sống gần đó. Phía Trung Quốc còn ở xa, khá xa, không ai nhắc đến, đinh ninh là thác ở hẳn trên đất ta.?
    ?oỞ Ải Nam Quan còn rõ hơn. Tôi đi qua đây gần chục lần, bằng ô tô và xe lửa, những năm 1957, 1961, rồi 1976, 1977, 1986, 1989. Cổng đá cao lớn với 3 chữ hán ?~Trấn Nam Quan?T, sau được đổi là ?~Hữu Nghị Quan?T chữ vàng, cùng cột cây số có chữ ?~0 km?T chữ đen nền trắng là những vật gây ấn tượng mỗi lần đi qua. Thường đến đó xe dừng lại để nghỉ ngơi, ngắm cảnh và đưa giấy tờ cho công an và hải quan 2 bên. Hai lần đầu, tôi nhớ rõ, chiếc cột cây số ở rất gần cổng, không sát cổng đổ xuống, nhưng không xa, ước tính bằng chiều rộng của một sân bóng đá, không thể đến 100 mét. Năm 1986, tôi quan sát kỹ, và nhận ra quang cảnh khác hẳn thời chiến, cổng vẫn thế, nhưng từ cổng đổ xuống, nhà cửa san sát, bãi xe rộng, nhà nghỉ, trạm gác, dãy nhà công an, hải quan của phía Trung Quốc mọc lên, bề thế, đi mỏi chân mới đến cột cây số mới toanh ?~0km?T, không thể dưới 300 mét, phải bằng 2 chiều dài của sân bóng đá. Cho nên chỉ bằng quan sát tại chỗ, so sánh thực tế, tôi cũng đã có thể khẳng định ông Vũ Dũng không biết thực tế, cố tình nói liều.?
    Bằng chứng cứ lịch sử, nhà báo Bùi Tín viết tiếp: ?oTài liệu còn lưu trong hồ sơ chính quyền Pháp cũng nói đường biên giới ở cách chân cổng Trấn Nam Quan ?~chừng 100 mét?T, với bản đồ đi kèm. Vậy mà theo sơ đồ vẽ tại chỗ hiện nay, khoảng cách ấy là từ 300 đến 350 mét. Chả trách Bộ Chính Trị và Bộ Ngoại Giao giấu kỹ các tập bản đồ đến thế, cho dù trong hiệp định về biên giới có ghi rõ tập bản đồ kèm theo là ?~bộ phận cấu thành của hiệp định?T. Chừng 100 mét, so với 300 hay 350 mét thì có khác gì nhau không, thưa ông Vũ Dũng? Vậy thì cái cổng nặng nề ấy đã bị di dời sang phía Bắc, hay cái cột cây số nhỏ bé đã bị gió thổi về phía Nam? Không thì vì đâu?
    ?oCũng lại xin hỏi ông Dũng: năm 1979 Bộ Ngoại Giao đã ra sách Trắng về sự thật trong quan hệ Việt-Trung và sự thật về biên giới 2 nước, có nhiều đoạn tố cáo phía Trung Quốc: ?~đã lợi dụng việc phía Việt nam nhờ in giúp bản đồ cỡ 1/100,000, vẽ vùng có thác Bản Giốc của Việt Nam sang phía Trung Quốc; đã lợi dụng việc nối đường sắt giữa 2 nước để lấn sang biên giới Việt Nam đến hơn 300 mét; đã nhân việc làm ống dẫn dầu qua biên giới mà lấn một dải đất dài 3100 mét, rộng 500 mét của lãnh thổ Việt nam?T. Tôi biết hồi ấy chính ông đã cùng trưởng ban biên giới Lê Minh Nghĩa tham gia viết Sách Trắng ấy của Bộ Ngoại Giao. Vậy nay ông có dám nói rằng tất cả những tố cáo ấy là không đúng, là sai, là vu cáo phía Trung Quốc và nay ông xin sám hối hay không??
    Tập Sách Trắng của Nhà Xuất Bản Sự Thật ấn hành Tháng Ba 1979, sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Tầu, còn tố cáo Tầu chiếm đất của Việt Nam từ năm 1954.
    Một đoạn trong Chương II của sách này viết: ?oTrong một phần tư thế kỷ vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế. Họ đã dùng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa nà các chế độ ********* của Trung Quốc trước kia không dùng.?
    ?oLợi dụng đặc điểm núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương, rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyến Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thồ Trung Quốc.?
    Riêng đoạn 7, đã viết về việc Tầu có ý định chiếm một phần thác Bản Giốc khi Tầu ?oLợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam chuyển dịch đường biên giới.?
    Nguyên văn: ?oNăm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100,000, Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu mợt số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và Pò Thoong.?
    Không ai có thể hiểu khác điều khẳng định như đinh đóng cột của CSVN vào năm 1979 khi họ viết trên giấy trắng mực đen rằng Tầu ?ođịnh chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và Pò Thoong.?
    Vậy mà bây giờ Việt Nam Cộng sản lại nói Việt Nam chỉ có chủ quyền 1/3 hay ?ophần thác cao? của Bản Giốc thì có đánh lừa được ai rằng Việt Nam đã không bị mất đất về tay Tầu?
    Còn vùng đất của Việt Nam tại Hữu nghị quan thuộc về ai? Sách Trắng của Việt Nam tố cáo Tầu: ?oNăm 1955, tại khu vực Hữu nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lãnh thồ Việt Nam trên 300 mét so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 Tháng Mười Hai năm 1974, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đề nghị chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vần đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay (chú thích: 1979), họ vẫn trắng trợn ngụy biện rằng khu vực hơn 300 mét đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luận rằng ?okhông thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác.?
    Ðó là những điều nói ra từ cửa miệng nhà nước CSVN. Không ai biết rõ tình trạng 300 mét đất mất ấy bây giờ thuộc về Ta hay Tầu.
    Ấy là chưa kể các phần đất quân Tầu chiếm rồi không trả lại cho Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, đã từng được Hà Nội tố cáo Bắc Kinh trước khi hai bên nối lại bang giao năm 1991.
    Cũng nên biết chiếu ngang lãnh thổ vùng biên giới Việt-Tầu dài khoảng 1,400 cây số.
    Cấm hay không cấm?
    Cũng trong cuộc họp báo bỏ túi của Phụng, Ðài Á Châu Tự Do viết: ?oÔng cũng bác bỏ mọi nguồn tin nói rằng chính phủ Việt Nam ra chỉ thị ngăn cản các vụ biểu tình chống lại âm mưu bá quyền của Bắc Kinh, điển hình là việc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.?
    Thế là hỏng to rồi nhà đại sứ ơi. Ông bà ta thường bảo ?obiết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe?, đằng này ra mắt các nhà báo không thể nào kém trí nhớ hay lơ đãng như mình mà Lê Công Phụng lại ngang nhiên nói có là không hay không là có.
    Bằng chứng lệnh cấm sinh viên, học sinh biểu tình chống Tầu đã được Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo của Việt Nam phổ biến từ trước cuộc biểu tình lần thứ nhất ngày 9 Tháng Mười Hai 2007 nhưng vẫn không ngăn cản được lòng yêu nước của đồng bào trong nước.
    Lệnh này được nói chi tiết hơn trong chỉ thị ngày 21 Tháng Mười Hai 2007 của Phạm Vũ Luận, thủ trưởng Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo (GD-ÐT).
    Nguyên văn chỉ thị 5 điểm của Bộ GD-ÐT gửi cho các cơ sở giáo dục và thầy, cô cấm sinh viên, học sinh biểu tình như sau:
    1. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan quán triệt cho tất cả học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nhà trường tuyệt đối không được tham gia tụ tập, biểu tình, tuần hành trái quy định của pháp luật.
    2. Triển khai các biện pháp nắm bắt diễn biến tư tưởng của học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các hoạt động, diễn đàn, các website, nhật ký trên mạng... để chủ động xử lý và báo cáo kịp thời.
    3. Xây dựng phương án triển khai cụ thể và có mặt tại hiện trường để phối hợp giải quyết khi vụ việc xảy ra.
    4. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, công an các quận, huyện, phường xã trong việc phòng ngừa và xử lý khi vụ việc xảy ra.
    5. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các công việc nên trên, đặt biệt lưu ý các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ, Tết, kỷ niệm và báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo.
    Song song với lệnh cấm này, công an còn được chận bắt, truy lùng và khủng bố tinh thần những người yêu nước chống Tầu xâm lăng sau khi Bắc Kinh ra tuyên bố thành lập huyện Tam Sa bao gồm cả hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ đầu Tháng Mười Hai 2007.
    Việc thi hành lệnh dẹp biểu tình còn được chứng minh tại Sài Gòn và Hà Nội khi công an, cảnh sát đàn áp các thanh niên, sinh viên, bất chấp hiểm nghèo, đã trưng các biểu ngữ chống Tầu trước cửa Nhà Hát của Thành phố Sài Gòn ngày 19 Tháng Giêng (2008), nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tầu chiếm Hoàng Sa từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ngày 19 Tháng Giêng 1974.
    Như vậy thì CSVN có ngăn cản sinh viên biểu tình chống ngoại xâm hay không?
    Ðài RFA còn nói theo Phụng thì: ?oQuan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam là biểu tình chống đối không giải quyết được vấn đề, và những nhà lãnh đạo Việt Nam biết phải làm gì, phải có thái độ như thế nào, khi sống bên cạnh quốc gia khổng lồ Trung Quốc.?
    RFA nói: ?oÔng ví von rằng đừng quên Việt Nam chỉ có 84 triệu dân, trong khi dân số của Hoa Lục là 1 tỷ 300 triệu người.?
    Trong khi đó, Ðỗ Dzũng của Nhật Báo Người Việt, nhà báo thứ hai có mặt trong cuộc họp báo đã trích lời Phụng nói: ?o Chúng ta sống cạnh Trung Quốc cả ngàn năm và chúng ta quá kinh nghiệm đối với quốc gia khổng lồ này. Không chỉ những người sống ở hải ngoại muốn bảo vệ đất nước thật lòng mà ngay cả các nhà lãnh đạo Việt Nam nữa, nhưng phải tìm ra giải pháp nào hiệu quả. Chúng ta chỉ có 85 triệu người, trong khi Trung Quốc có tới 1.3 tỉ người. Nếu tất cả chúng ta đều biểu tình, Trung Quốc chỉ cần 1/3 dân số biểu tình lại. Tôi không nghĩ đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Ðây là một vấn đề mất rất nhiều thời gian.?
    Lập luận của nhà ngoại giao Cộng Sản Lê Công Phụng là thái độ của kẻ cứ cúi đầu xuống mà đi vì đường xa, khó lắm, đừng khuấy động làm gì vô ích vì dân mình ít, nước mình yếu và đừng quên Việt Nam đã từng bị Phương Bắc đô hộ cả ngàn năm!
    Chẳng lẽ nước Việt Nam, đã một thời oanh liệt đánh bại nhiều đoàn quân xâm lược Tầu, lại chỉ có được một Ðại sứ có trình độ cao đến thế để đại diện tại Hoa Thịnh Ðốn, thủ đô của cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới ngày nay?
    Liệu tinh thần bạc nhược này của người đại diện cho một quốc gia có 84 triệu người có đem danh dự nào cho nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam hay phải đợi đến khi Tầu ?odạy cho bài học thứ hai? mới biết mình đã mất bao nhiều đất?
    Phạm Trần

Chia sẻ trang này