1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 13/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Ghi chép của Phạm Thanh Nghiên
    LTS.- ?oTheo tin do các gia đình ngư dân cho biết là sau khi cô Nghiên và sinh viên Quỳnh đến thăm hỏi, thắp hương và tặng quà từ thiện... thì hàng chục công an các cấp đã đến gia đình ông Nghiễm, ông Tính, bà Tăm, anh Dũng... để đe dọa họ không được kể các câu chuyện về thân nhân họ bị Trung Quốc sát hại.? Báo điện tử Ðối Thoại ngày Thứ Ba 18 tháng 3, 2008 cho hay. ?oAn ninh yêu cầu khi có ai đến thì phải báo ngay cho chính quyền để họ giám sát, khi gia đình hỏi các anh ở đâu thì họ nói xẵng giọng: Chúng tôi ở đâu các bà không cần biết, nếu không làm theo sẽ biết tay. Những ngư dân này cũng cho biết là điện thoại bàn của họ đã bị nghe trộm và bị cắt hướng quốc tế gọi đến vì rất nhiều báo đài hải ngoại đã không thể liên lạc lại được lần thứ 2.?
    Chuyện xảy ra sau khi cô Phạm Thanh Nghiên, một người vận động dân chủ ở Hải Phòng đến thăm gia đình các nạn nhân bị Trung Cộng sát hại khi đánh cá trên vùng biển Trường Sa.
    Thân nhân các nạn nhân kể cho cô Nghiên và cô thuật lại trong một bài viết trên phổ biến trên Internet.
    Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hóa. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lý giải tại sao một người vốn mắc bệnh ?osay xe? như tôi lại có thể ngồi lỳ trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy? Phải rồi, đây không phải là một chuyến đi du lịch, một chuyến viếng thăm ai đó thông thường. Mà tôi đi tìm gặp người thân các nạn nhân bị sát hại trong chuyến ra khơi định mệnh ba năm về trước với ước muốn được chia sẻ...
    Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người còn lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ. Thủ phạm gây ra tội ác, không ai khác là bọn Tàu tặc - kẻ mà chính quyền Việt Nam luôn luôn ca ngợi là người đồng chí tốt, người làng giềng tốt của nhân dân Việt Nam. Một chuyến đi đặc biệt và ý nghĩa như vậy có lẽ đã nâng đỡ tôi, xua đi nỗi mệt nhọc thường xuyên mà tôi hay bị khi thực hiện những chuyến đi xa.
    Việc tìm kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xã Hoằng Trường và Hòa Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tắc-xi đến xã Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hóa. Ðến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bằng đôi chân trên con đường đất gồ ghề gần 10km, tìm tới nhà của các ngư phủ bị nạn.
    Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rõ. Khác hẳn những hình dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hóa nghèo nàn...
    Khi chính quyền Trung Quốc liên tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, giết hại ngư dân lương thiện của chúng ta đang đánh cá trong vịnh Bắc Bộ, hàng trăm thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức trong nước đã biểu tình chống lại tội ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời ở bất cứ đâu trên thế giới này có người Việt Nam sinh sồng đều có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, thì ở Việt Nam mọi thông tin đều bị nhà nước giữ kín. Việc chúng tôi tìm ra để cung cấp cho độc giả những sự thực mà báo chí trong nước cố tình bưng bít, bị cho là ?onhạy cảm?. Cho tôi nói lời xin lỗi gia đình các nạn nhân, nếu sau khi gặp gỡ chúng tôi và kể ra sự thật mà bị chính quyền gây rắc rối. Tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian chúng tôi tìm hiểu và muốn làm sáng tỏ sự kiện đau xót này. Thật ra, những việc làm này hết sức bình thường ở những đất nước có tự do thông tin, nhưng lại là điều cấm kỵ trong một thể chế thiếu tự do, dân chủ và đang nấp trong ống tay áo hung thủ.
    Ðầu tiên, chúng tôi dự định tìm gặp ông trưởng thôn, nhờ ông đưa đến nhà các nạn nhân. Nhưng nghĩ lại, trưởng thôn chẳng qua cũng là ?ocánh tay nối dài của Ðảng?, ít có xác suất được giúp đỡ, mà biết đâu lại bị gây khó dễ?
    Cuốc bộ chừng vài cây số, chúng tôi ghé vào quán của một bà lão bán quà vặt. Quán là mấy tấm liếp dựng tạm. Bàn là một tấm gỗ kê bằng gạch, bày bán đủ thứ lặt vặt: trái cây, bánh kẹo. Bà lão chủ quán tên là Thao, có mái tóc trắng như cước. Thấy chúng tôi loay hoay tìm ghế ngồi, bà lão ân cần: ?oCô cậu kê tạm mấy viên gạch, lót giấy báo này mà ngồi!?.
    Biết chúng tôi ở xa đến, tìm gặp người nhà các nạn nhân bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, bị thương ba năm trước, mấy người phụ nữ ngồi gần đấy xúm đến. Họ kể về nỗi khổ của các nạn nhân, họ kể khổ cho chính cả họ. Bà Thao đứng lên, một lát sau bà trở lại với một cậu thanh niên còn rất trẻ: ?oÐây là cháu anh Lê Văn Xuyên, ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết. Cậu này sẽ đưa hai cháu đi.?
    Như là trách nhiệm của mình, bà còn ghi vào cuốn sổ tay của tôi ?odanh sách? những người bị nạn trên biển. Tự nhiên tôi ước ao, giá như ở cái làng chài này có những cán bộ biết thương xót cho đồng loại như bà Thao, chắc hẳn nỗi đau của gia đình các nạn nhân được vơi đi chút ít.
    Chúng tôi đến nhà anh Lê Văn Xuyên gần 5 giờ chiều. Ngôi nhà tuềnh toàng như bao gia đình nông thôn Việt Nam khác. Trùm lên căn nhà là không khí lạnh lẽo. Tôi thường sờ sợ khi bước chân vào gia đình có người chết trẻ.
    Lần này thì khác. Tôi không thấy sợ mà thay vào đó là nỗi đau xót, như họ là người thân của mình vậy. Chị Thanh, vợ anh Xuyên đưa tôi sang nhà thân nhân Nguyễn Văn Tòng. Rồi lần lượt các chị tiếp chân đưa chúng tôi đến từng gia đình một. Họ có chung một cảnh nghèo, một nỗi đau, Và chung một nỗi uất ức.
    Chuyện ba năm trước
    ?oThuyền ra biển được hai ngày thì gặp tàu chiến Trung Quốc. Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Ðây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu gì cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện gì để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả.? Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.
    ?oHôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005...? Trương Ðình Thái, kể lại với một tâm trạng vẫn còn kinh hãi: ?oChúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tàu bị thương.?
    Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Thái không thể nói gì thêm: ?oHồi em được chúng thả về, thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống bong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau.? Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. Còn đang bối rối thì đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: ?oChị ơi, họ làm sống em chị ạ?. Phút chốc tôi rùng mình. Nhìn gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ ?olàm sống? là thế nào.
    Sau khi thực hiện tội ác, chúng trói những người còn sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni-lông. Anh Dũng kể thay cho Thái:
    ?oLúc tàu Trung Quốc đuổi thì tôi cũng biết, nhưng đang ở dưới khoang thuyền. Khi tôi lên, cảnh tượng thật hãi hùng, người chết, người bị thương, người bị còng tay. Tôi là người cuối cùng bị còng?. Anh Dũng còn cho biết thêm: lên thuyền của các anh có bảy tên lính hải quân Trung Quốc cao lớn, tên nào tay cũng lăm lăm một khẩu súng. Buổi chiều, chúng đưa các anh về đảo Hải Nam, cho mỗi người một tô mì, sau đó nhốt mỗi người vào một buồng riêng biệt. Hai người bị thương thì chúng ?olàm sống?, tức là xử lý vết thương không dùng thuốc gây tê. Sau một vài phút để trấn tĩnh trở lại, Thái nói: ?oChúng dùng dao khoét vào đùi em, lấy viên đạn ra; em bị bắn 2 phát, một phát vào đùi phải đau đớn vô cùng. Khi chúng khoét xong, cho em tô mì. Sáng hôm sau chúng lôi em đi lấy cung?.
    Khoảng hai, ba hôm sau khi thuyền ngư dân Thanh Hóa bị tàu chiến Trung Quốc tấn công thì người của Bộ ngoại giao Việt Nam sang. Họ có hai người, không có nhà báo đi theo để đưa tin. Họ xin chính quyền Trung Quốc gặp các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ và khuyên: ?oCác anh cố gắng ở lại cải tạo cho tốt, đừng cãi lời người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa các anh về trước Tết?. Những ngư dân này không hiểu họ phạm tội gì? Tại sao lại ?oCố gắng cải tạo cho tốt??
  2. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0

     
    Chúng tôi gặng hỏi các nhân chứng xem phía Trung Quốc đã tra hỏi những gì, nhưng các anh nói không thể nhớ hết được. Sự việc đã trôi đi ba năm, đọng lại những gì bây giờ chỉ là nỗi sợ hãi. Họ chỉ nhớ những buổi đi cung bị bức bách, căng thẳng. Một, hai ngày đầu chúng đưa ngư phủ ta đi cung một đến hai lần, mỗi lần chừng một tiếng. Nhưng hai, ba ngày sau (khi có người của Bộ Ngoại Giao Việt Nam), chúng gọi họ đi cung nhiều hơn. Mỗi ngày hai đến ba lần, mỗi lần hai, ba tiếng. Có một người dịch sang tiếng Việt. Khi kết thúc buổi cung các ngư phủ chúng ta đều phải ký vào một biên bản bằng chữ Tàu mà không ai biết nội dung là gì. Anh Dũng nói: ?oChúng tôi không thể không ký vì chúng đã ép cung, tôi chậm ký bị chúng đánh liền?.
    Cho đến bây giờ không ai trong số còn sống được biết: tại sao thuyền đánh cá của họ bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. ?oChúng tôi đơn thuần chỉ đi đánh cá trên vùng biển quê hương mình! Từ khi Ðảng và nhà nước cho vay vốn để đóng thuyền lớn, khuyến khích đánh cá xa bờ, chúng tôi đã khai thác ngư trường này từ chục năm trước, bây giờ cũng vậy. Những tranh chấp vùng nào đó trên biển Ðông giữa hai nhà nước chúng tôi đâu được thông báo!?
    Sau ba mươi mốt ngày, những người còn sống được về Việt Nam, tám người khác phải trở về trong tám bình tro.
    Nỗi đau của những người thân
    Khi chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Hữu Biên, một thanh niên mới đi biển lần đầu đã bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, đau đớn và căm phẫn vẫn hằn rõ trên gương mặt bà nội và mẹ của Biên. Bà Lê Thị Tăm đem tấm hình của con trai ra cho chúng tôi xem. Biên còn trẻ quá, mới hai mươi tuổi. Cái hồn oan này đang lẩn quất ở đâu? Là oan hồn thứ bao nhiêu của dân tộc nối tiếp những oan hồn ?olên rừng tìm ngà voi xuống biển mò ngọc trai?, mà sử sách Việt Nam đã ghi từ 4,000 năm trước. Bà nội của Biên đã ngoài tám mươi, run rẩy lê từng bước tiễn chúng tôi ra cửa: ?oTrung Quốc có bao giờ thôi nghĩ đến chuyện xâm lược nước ta đâu, có bao giờ ngừng giết người Việt Nam ta đâu?. Ôi! Một cụ già nhà quê ngoài tám mươi tuổi còn nhận biết ra được cái sự thật này, các vị lãnh đạo Ðảng và nhà nước chẳng lẽ lại không biết ư? Phúc hay là họa cho dân.
    Giấy báo tử ngày 4 tháng 2, 2005 báo về cho gia đình có xác nhận ngày chết của các nạn nhân là 8 tháng 1, 2005 (tức là gần một tháng sau mới cớ giấy báo tử về nhà). Giấy báo tử được ký tên và đóng dấu bởi bà lãnh sự Bùi Thị Tuyết Minh. Tuy nhiên, trong phần nguyên nhân chết thì để trống, trong khi sự thực các anh bị tàu Trung Quốc tấn công, bắn giết. Ðiều này đã được xác định, và chính quyền xã khi đến báo tin cho các gia đình cũng khẳng định.
    Lẽ ra, vụ việc này đã phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đã hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết.
    Chúng tôi đến nhà anh Lê Xuân Trọng. Vợ anh đã qua đời trong một cơn bạo bệnh khi sinh bé Lê Thị Thùy Trang được tám tháng tuổi. Bé Trang được mười ba tháng tuổi thì anh Trọng bị cướp mất mạng sống. Nghe nhắc đến bố mẹ, bé Trang òa khóc. Tôi ôm nó vào lòng, nước mắt trào theo. Có thể, ngoài cảm nhận sự côi cút vô lý này, bé không thể hiểu điều gì vượt quá tầm của một đứa trẻ mới hơn bốn tuổi. Nỗi đau dồn hết vào lòng ông bà nội.
    Sau khi anh Trọng bị bắn chết, ông bà nội cháu đề nghị chính quyền cho bé Trang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Bắt đầu từ năm 2006, bé được hưởng trợ cấp hai trăm ngàn đồng mỗi tháng, (năm 2005 không được gì vì còn phải làm thủ tục). Cuối năm vừa rồi, ông trưởng thôn nói với ông bà Kính rằng, cần đề nghị ?olên trên? để tăng tiền trợ cấp cho bé. Chưa kịp mừng thì đã... chưng hửng, số tiền bé Trang nhận được tháng đầu tiên năm 2008 đã bị cắt giảm xuống còn một trăm hai mươi ngàn đồng. Bà Kính than vãn: ?oKhông hiểu sao lại thế. Ðấy, chúng tôi vừa nhận một trăm hai mươi ngàn đó cô.?
    Ông Kính chua chát: ?oKhông đủ tiền ăn sáng cho cháu, cô chú ạ?. Ông bà mời chúng tôi ở lại dùng bữa tối và nghỉ qua đêm. Chúng tôi cảm ơn và từ chối vì đã nhận lời bà Thao. Ông Kính hẹn sáng hôm sau sẽ đưa chúng tôi sang Hòa Lộc, gặp những người còn lại. Quả thật! Nếu không có cháu Tùng con anh Tòng dẫn đường, chúng tôi không biết xoay xở ra sao. Ðồi núi, trời tối, đường vắng và thưa người qua lại. Chúng tôi lãnh nhận sự nguy hiểm đang đe dọa hai thanh niên trẻ muốn biết sự thật và mong có cơ hội nói lên sự thật ở một môi trường thông tin vì sự thật.
    Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại nhà ông Kính. Ông có chuyến đi biển gấp nên không thể thực hiện lời hẹn. Từ Hoằng Trường đến Hòa Lộc không có đường bộ, phải đi bằng đò. Ông đưa chúng tôi đến bến sông. Chủ đò nấn ná, chờ thêm khách cho đủ chuyến. Ông Kính thì thầm với chủ đò, chúng tôi được sang sông. Ðây là bãi sông Hoằng Trường (còn có tên gọi khác là Lạch Trường).
    Sang đến Hòa Lộc, hai chúng tôi lại tiếp tục cuốc bộ theo một hướng đạo già. Ông tên là Nguyễn Văn Nhiểm, ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Ông là cán bộ chi hội nông dân thôn Hòa Phú, cũng là một đảng viên. Dám đấu tranh chống tiêu cực nên cũng bị... ghét. Trên đường đi, Ông nói: ?oCác cháu làm thế là rất đúng. Tặng quà, giúp đỡ cho ai thì cứ trao tận tay họ. Ðừng có qua chính quyền xã hay thôn làm gì, nhiêu khê, rườm rà. Mà có khi người dân chẳng nhận được gì?.
    Trong số những gia đình chúng tôi đã gặp, hoàn cảnh của gia đình tử nạn Trần Nghiệp Hùng là quá éo le. Năm 2003, vợ anh chết đuối ngoài biển (phụ nữ cũng phải đi đánh cá). Năm 2005, anh Hùng bị hải quân Trung Quốc bắn chết. Một năm sau khi anh mất, hai đứa con anh là Trần Nghiệp Mạnh và Trần Thị Thúy đều phải vào trại trẻ mồ côi. Chị Quân (chị ruột nạn nhân Trần Nghiệp Hùng) buồn rầu tâm sự: ?oChẳng ai muốn cháu mình phải vào trại trẻ mồ côi. Nhưng vì khó khăn quá, ai cũng nghèo. Chồng tôi chết gần năm nay. Cô em gái tôi cũng phận góa bụa. Chú ấy cũng chết do tai nạn khi đi biển, bà cụ nhà tôi năm nay đã tám mươi hai tuổi, nay cụ ở với người con này, mai lại ở với người con khác. Bà cụ cũng tội, con trai, con dâu, con rể cứ bỏ cụ mà đi?.
    Thi thoảng, trên các phương tiện thông tin cũng phản ánh những tiêu cực trong việc cứu trợ người dân bị nạn: chuyện ăn chặn hàng cứu trợ, chuyện cứu đói bằng gạo mục.... Tôi còn nhớ trong một bản tin thời sự tối của đài truyền hình Việt Nam có đưa một tin cười ra nước mắt: người ta cứu đói cho dân bằng... kem đánh răng và xà phòng thay vì một thứ gì ăn được. Các đoàn thể, cá nhân có hảo tâm đã không còn tin vào chính quyền. Họ không muốn lòng tốt của mình trở thành miếng mồi béo bở cho các ông quan to quan nhỏ. Vì thế, thay vì qua chính quyền, họ tự tay mang quà cho đồng bào. Như vòi bạch tuộc, rất dài, rất dai và rất giỏi, cánh tay ăn chặn vẫn vươn tới được. Câu chuyện ông Nhiểm, chị Quân kể sau đây là một bằng chứng.
    Ðoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn-Biên Hòa lặn lội ra tận Thanh Hóa cứu trợ cho người dân sau trận bão lũ năm 2006. (Tiếc rằng ông Nhiểm không nhớ pháp danh của vị thượng tọa nào). Các nhà sư đã tận tay trao số tiền cho đồng bào, mỗi suất hai trăm ngàn đồng. Nhiều gia đình trong xã đã được chùa Giác Minh cứu trợ. Con dâu ông, trên đường về nhà đã bị người của chính quyền xã chặn lại, số tiền bị cướp trắng. Chị giải thích rằng đây là tiền của các nhà sư cho chị, không phải tiền ?ochính sách? hay của chính quyền. Nói thế nào cũng không được.
    Ðau nhất là ông Nhiễm. Các nhà sư tin tưởng, nhờ ông chuyển giúp phần quà cho một số gia đình khác. Ngay tối hôm đó, chính quyền xã cử người đến cướp toàn bộ số tiền với lý do ?ogom vào một mối để phát cho dễ, cho công bằng?. Ông không thể không đưa vì họ nhân danh chính quyền. Nhiều người khác cũng bị tương tự. Không ai được trả lại xu nào dù đó là tiền cứu trợ nhân đạo.
    Chưa hết, hơn hai tháng sau, ông Nhiểm nhận được một lá thư, ngoài bì thư ghi tên người gửi là Ðoàn Từ Thiện Chùa Giác Minh, Tân Vạn-Biên Hòa. Trong đó có một tấm vé số trúng giải, trị giá giải thưởng là hai mươi nhăm triệu đồng (một số tiền rất lớn), và ghi rõ là tặng riêng cho ông. Ông Nhiểm sung sướng mang tấm vé số đi lĩnh giải. Người ta trả lời ông: ?oÐã quá thời hạn lĩnh giải? và còn trách ông: ?oSao bây giờ bác mới đến lĩnh??. Ông Nhiễm khẳng định với chúng tôi: ?oTôi tin ai đó đã bóc thư ra xem và cố tình giữ lại, không đưa ngay cho tôi?. Không biết cảm giác của ông lúc trở về nhà, trên tay cầm tấm vé số trúng giải vô giá trị như thế nào?
    Ai được hưởng toàn bộ số tiền cướp được của ông Nhiễm và những người dân khốn khổ cần phải được cứu sống?
    Ðoàn từ thiện chùa Giác Minh có biết việc này?
    Qua các nhân vật được tiếp xúc, chúng tôi biết người nung nấu đưa vụ việc ra ánh sáng công luận chính là ông Kính. Ông là người biết rõ chủ trương ?ohòa nhập, hòa đồng, vươn ra biển lớn? của chính phủ. Ông nói hòa nhập vào thế giới văn minh không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều vấn đề khác. Vụ việc thuyền đánh cá của ngư dân Thanh Hóa bị tàu chiến Trung Quốc tấn công, ngư phủ Thanh Hóa bị giết hại là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông có dự định vận động các nạn nhân còn sống sót và thân nhân các nạn nhân đã chết làm đơn tập thể gửi đến đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu phải làm rõ và phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân. Ông hy vọng báo chí vào cuộc. Ra Hà Nội, ông tìm gặp đại diện báo Tuổi Trẻ. Tiếp ông là một ký giả có cái tên rất gợi: Hòa Ðồng. Phải rồi! đúng như ông nghĩ: muốn giải quyết vụ việc hãy hòa đồng với nhân loại về phương diện truyền thông trước đã. Nhưng ông sững sờ khi ký giả Hòa Ðồng khuyên ông dẹp bỏ vụ việc, đào sâu chôn chặt vụ việc, theo đuổi chỉ bất lợi cho cá nhân ông và không giải quyết được vấn đề gì! Thật buồn cho truyền thông Việt Nam!
    Cho đến bây giờ, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Kính vẫn nung nấu dự định cũ. Khi chúng tôi đề cập đến đề tài này thì nhận thấy những nét lo sợ xuất hiện trên gương mặt của thân nhân các nạn nhân. Nhưng không phải chỉ nạn nhân và thân nhân của những nạn nhân lo sợ mà những người không liên đới cũng lo sợ. Họ đang nằm trong một hàng dô-mi-nô lo sợ. Người dân sợ chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sợ chính quyền trung ương, chính quyền trung ương sợ chính quyền thiên triều bởi 8 chữ vàng: ?oLáng giềng, hữu nghị...?.
    Lẽ ra, chúng tôi còn tiếp tục tìm gặp các nhân chứng, các gia đình nạn nhân còn lại. Nhưng chuyến đi buộc phải kết thúc. Có tin báo công an đang lùng sục chúng tôi. Trưa hôm đó, hai người chúng tôi bí mật rời khỏi Thanh Hóa. Bao nhiêu nỗi uất ức, mệt mỏi dồn nén từ hôm trước được dịp bung ra. Suốt chặng đường về, không ai nói với ai lời nào. Tôi biết người bạn đồng hành cũng đang nghĩ về chuyến đi vừa qua như tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên 24 giờ vào một ngay đầu tháng 3 năm 2008 ở đây.
    Có thể nào một ngày nào đó, trên vùng biển Việt Nam sẽ vắng bóng những con thuyền đánh cá Việt Nam. Không chỉ là nỗi lo cầm chắc thua lỗ vì giá xăng dầu phi mã, mà còn là nỗi lo cho chính mạng sống của ngư phủ khi ra biển. Cùng thời gian với chúng tôi đi Thanh Hóa, Báo An Ninh Thế Giới (một tờ báo chuyên xuyên tạc, bôi đen các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam) đã phải thừa nhận sự thực là Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Bài báo cũng liệt kê các vụ hải quân Trung Quốc bắt cóc đòi tiền chuộc, giết ngư phủ Việt Nam, và khẳng định các ngư phủ Việt Nam không hề xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Nhưng để biện hộ cho bản chất nhu nhược của chính quyền cộng sản VN, bài báo trích lời của một nhân viên an ninh cấp tỉnh: ?oChúng tôi đã cố làm hết sức mình để bảo vệ các ngư dân, nhưng vì biển cả mênh mông quá, không có cách nào can thiệp, giúp đỡ được!?
    Xót xa thay! Biển cả mênh mông hay trách nhiệm đối với sinh mệnh công dân bị coi nhẹ?
    Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã gây nợ xương máu với người Việt Nam!
    Cùng với việc để mất Hoàng Sa, mất nhiều đảo ở Trường Sa, mất hàng vạn cây số vuông ở biên giới phía Bắc, ở vịnh Bắc Bộ, mất sinh mạng của con dân trên biển, chính quyền cộng sản Việt Nam nợ nhân dân Việt Nam lòng ái quốc!
    Phạm Thanh Nghiên
    Tháng 3 năm 2008.
     

    được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 17/04/2008
  3. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=75598&z=12
  4. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Có vấn đề
    Bạn phải đợi moderator kiểm duyệt lại 1 bài viết
    OK! Bye Bye
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    http://blog.360.yahoo.com/blog-UHzTMyU9fquQ3KuMrYpCZ8qXtg--?cq=1&p=1833
    trả về cho đúng chỗ
  6. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Bài đọc cùng suy ngẫm :
    ĐÊM QUA PHỐ GÁI VIỆT
    LĐCT) - Đêm, "khu đèn đỏ" Geylang "sống" dậy trái ngược hoàn toàn với khu trung tâm dọc đại lộ Orchard với những đại siêu thị và khu mua sắm luôn đi "ngủ" sớm từ lúc chín rưỡi, mười giờ.
    Cuộc sống về đêm ở khu Geylang, không chỉ cho thấy một góc tối của xã hội Sing, mà nó còn là nơi kiếm sống của bao cô gái đến từ các nước Châu Á, trong đó có các cô gái Việt.
    Sang Sing gặp... gái Việt
    Trong khi chờ đáp taxi đến "khu đèn đỏ", dưới sảnh khách sạn ba sao Royal, tình cờ, qua lời nói, tôi được biết một cô gái Việt. Thông tin cá nhân về cô được tinh giản đến lạnh lùng: Vân.
    Vân có gương mặt xinh xắn, nước da trắng mịn, dáng cao. Thử hỏi đường đến khu Geylang... "Lát nữa em cũng qua đó", Vân cho biết.
    Nhưng cũng giống như bao cô gái Việt hành nghề ở Sing, cô không rành rẽ đường đến "khu đèn đỏ". Nhìn Vân, một đồng nghiệp có thời gian học và lăn lộn tại Sing nhận xét: "Loại gái cao cấp. Giá "đi" một đêm tệ lắm cũng năm, bảy trăm đô Sing".
    Sau khoảng 20 phút taxi chúng tôi đến đường Geylang 8 (Lor 8 Geylang). Vào đoạn đông người taxi phải nhích từng chút một. Gái bán hoa đứng đầy hai bên đường. Khách còn nhiều hơn, và cứ rỉ rả bách bộ để nhìn ngó và chọn lựa...
    Tôi không còn tâm trạng bình yên của một người đi quan sát khi nghe bác tài họ Trần người gốc Hoa (76% người Sing là gốc Hoa) nói: "Muốn tìm gái Sing à, không có đâu! Ở đây gái Trung Quốc đại lục giá cao nhất, tiếp đến là gái Thái. Gái VN thuộc tốp cuối với gái Indonesia và Ấn Độ...".
    Một cảm giác xấu hổ và chua xót dâng lên. Tôi không muốn tạt sang Geylang 18, được cho là nơi tập trung nhiều gái Việt đứng đường nữa. Bác tài được đề nghị chạy thẳng về phố Joo Chiat.
    Joo Chiat phố hẹp. Từ đầu đường đến cuối đường, dài chừng 500m, nhưng san sát quán bar, karaoke và quán ăn đêm đèn sáng choang.
    Có không ít quán ăn VN. Một giọng hát Việt vẳng ra từ một quán karaoke làm cho con phố xứ người mang đến cho tôi cảm giác gần gũi hơn. Phía trước tôi là một quán ăn VN, quán Trang. Hai cô gái vừa bước ra từ đó, thoắt cái đã nghe họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt thay cho những câu tiếng Hoa ngọng líu trước đó khi họ ngồi chung bàn với mấy gã đàn ông Sing.
    Tôi bắt chuyện. "Bọn anh đi tìm ai à?". "Đi uống bia thôi". "Vậy lên quán trên này đi, cũng là quán VN! Tụi em đến đó đây" - cô áo đỏ có vóc dáng to cao rủ rê. Nhà cô ở Đắc Lắc, "em đã sang đây được sáu tháng rồi".
    Tôi không thể ghé vào quán VN cuối đường Joo Chiat với hai cô vì đã có cuộc hẹn tại quán 88, cũng là quán ăn VN.
    "Phố gái Việt"
    Tôi quay trở lại với cuộc hẹn tại quán 88 vào lúc đã hơn 11 giờ đêm. Thực khách tấp nập như nhiều quán nổi tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn. Nếp sống văn minh và những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường của đất nước Singapore đã biến mất khỏi phố Joo Chiat.
    Quán 88 có nhiều nét rất gần với các quán ăn đêm nổi tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn. Bàn được bày tràn ra vỉa hè cho khách ngồi. Rác rến, tàn thuốc lá cứ mặc sức vứt dưới gầm bàn. Thực khách nói chuyện ồn ã.
    Khung cảnh còn gần gũi với những phố ăn đêm ở VN hơn còn vì tại đây suốt đêm có thể nghe được những giọng nói Việt và những gương mặt phụ nữ Việt. Giọng nói vẫn thế, gương mặt vẫn thế, chỉ cuộc sống là đã bị thay đổi.
    Xung quanh chúng tôi, thoáng nhìn đã có thể nhận ra những cô gái Việt. Hai, ba cô ngồi chung một bàn ăn uống với nhau hoặc ngồi với những ông khách lớn tuổi. Chúng tôi đánh tiếng mời. Châu - cô bé vóc dáng nhỏ nhắn nhưng có gương mặt khá xinh - dạn dĩ bước sang cùng với một cô lớn tuổi hơn xưng là Hương - nhà ở Đắc Lắc.
    Nghe câu chuyện chúng tôi nói với nhau, Châu liền hỏi: "Mấy anh vừa từ Geylang qua à? Tụi em cũng định qua đó đây. Mấy anh có thấy cảnh sát không?". "Có" - thực ra tôi không thấy xe cảnh sát nào khi đi qua Geylang 8.
    Châu cho biết nhà cô ở quận 8, TPHCM. Cô được phép nhập cảnh theo diện du lịch vào Sing hai tuần nhưng đến thời điểm gặp chúng tôi đã là ngày thứ 12. Châu đang định cùng Hương đi bộ sang Geylang kiếm khách, dù đường đi khá xa.
    "Nhưng gặp mấy anh ở đây tụi em thấy vui quá...", đôi mắt Châu cười và long lanh như những đôi mắt của các cô dâu Việt đầy thân phận mà tôi đã từng gặp ở Đài Loan trước đây. Nỗi niềm xa xứ đâu cần phải che giấu.
    "Ở bên này suốt ngày cứ phải nói tiếng Hoa và cũng ít gặp thanh niên Việt như mấy anh để nói chuyện lắm" - Hương vừa nói xong liền châm thuốc rít một hơi dài. Cô đã sang Sing làm được bốn tháng, những ngày này đang "đói"...
    Châu cho biết cô được người quen giới thiệu làm trong quán bar cách đó vài chục mét, nhưng đêm nay vắng khách.
    Một cô gái Việt đi ngang qua, Hương liền ới theo: "Thuý, lại đây ngồi chơi. Mấy anh ở VN qua du lịch nè...".
    Thuý vui vẻ ngồi xuống chung bàn. "Em không rõ ở đây có bao nhiêu đứa con gái VN nhưng cũng nhiều. Mấy anh cứ đi dài dài lên là gặp à" - cô cho biết.
    Ba cô kháo nhau vì sao không gọi người này người kia ra ngồi chơi cho vui rồi sau đó cùng chúng tôi ra biển. "Tụi nó kẹt hết rồi" - Thuý nói.
    Chỉ cần nói "kẹt" hay "bận" là đủ hiểu. Mỗi lần các cô "kẹt" và "bận" như vậy có thể phải mất bốn, năm mươi phút hoặc một giờ, với giá từ 50-60 đô Sing. Đây là giá trọn gói bao gồm cả chi phí đi taxi và tiền thuê "bãi đáp" - là các phòng trọ giá rẻ.
    Những cô ít "kẹt" và ít "bận" như Châu, đến ăn còn không dám đủ bữa. "Em muốn ăn phở - Châu thốt lên với gương mặt ỉu xìu. Từ sáng đến giờ em chưa ăn bữa nào".
    Một bát phở kiểu... Việt-Sing cỡ vừa chính Châu còn không ăn hết được vì dở, giá sáu đô Sing, tính ra gần 70.000 đồng VN.
    Thân phận dạt trôi
    Đêm thứ hai chúng tôi bắt taxi đến thẳng phố Joo Chiat, là đêm thứ 13 đi làm ở xứ người mà Châu không "bận" hoặc "kẹt" gì, nhưng Thuý và Hương thì đều đi khách.
    Phần nhiều gái Việt ở Sing đã có một quãng thời gian hành nghề trong nước. Đến lúc hết được khách chuộng, bị dạt ra, các cô mới tìm đường sang Sing. Tất tần tật các bước xuất ngoại làm gái đều nhờ một đầu mối thường ẩn dưới hai từ "người quen".
    "Người quen" đưa sang, tìm cho chỗ trọ. Các cô hành nghề trả dần cả gốc lẫn lãi. Bốn, năm cô thuê chung một nhà trọ giá rẻ, mỗi người mỗi ngày phải trả tiền thuê mười đô Sing.
    Ăn uống ở Sing đắt đỏ, để tiết kiệm chi phí, Châu, Thuý, Hà không ngày nào ăn đủ bữa. Chi phí tối thiểu mỗi ngày của mỗi cô, theo Hương, từ 40-50 đô Sing. Ngày nào các cô thất nghiệp, càng thêm nợ nần.
    Những năm trước, gái Việt sang Sing thường được cho phép nhập cảnh đến một tháng. Dần dà bị lộ sang làm gái lậu, thời hạn bị rút ngắn xuống còn hai tuần. Nhiều cô "đi du lịch" liên tục bị an ninh sân bay Changi tại Sing nghi ngờ, bắt phải lăn tay để lưu vào tàng thư, đồng thời đóng thế chân 1.000 đô Sing mới cho nhập cảnh vào Sing mười ngày.
    Thời hạn nhập cảnh ngắn như vậy các cô chưa kịp bắt nhịp hành nghề ở xứ người, lõm là cái chắc. Để tránh thất thu nợ, "người quen" đưa sang Mã theo đường bộ, trong ngày nhập cảnh trở lại Sing để được đóng dấu cho nhập cảnh thêm mười bữa nửa tháng.
    Nhưng thời hạn được nhập cảnh không phải là nỗi lo duy nhất mà các cô gái Việt ở Joo Chiat cần phải đối phó. Các cô gái Việt vốn đã hết thời ở VN khó cạnh tranh lại gái Trung Quốc và gái Thái với hình thức khêu gợi và công nghệ "làm nghề" cũng cao hơn một bậc.
    Còn một nỗi lo luôn ám ảnh các cô gái Việt hoạt động mại dâm lậu ở Sing là sự truy quét của cảnh sát. Nếu các cô bị bắt, thì cùng với khách mua dâm cũng sẽ bị trục xuất về nước và không bao giờ còn được phép nhập cảnh vào Sing.
    Nghề mại dâm ở Sing được luật pháp cho phép với sự quản lý khá chặt từ an ninh đến vấn đề y tế, sức khoẻ. Các nhà chứa có phép nếu bị khách làng chơi hay dân du côn, giang hồ nào tới quậy phá nếu được báo cảnh sát sẽ đến ngay, thẳng tay trừng trị. Song nếu ******* lậu, như các cô gái Việt, thì chỉ còn cách nín chịu hoặc lo thoát thân cho xong dù có bị khách làng chơi hung tợn hành hạ và cưỡng ép đi nữa.
    Đã có nhiều cô gái Việt bị trục xuất. Cũng không ít cô, sang Sing với ước mong kiếm chút vốn để đổi nghề nhưng bất thành. Họ trở về VN với danh nghĩa "đi du lịch Singapore" nhưng thực chất đã có một quãng thời gian mang thân phận làm gái dạt trôi nơi xứ người.
    Tác giả: Thẩm Hồng Thụy
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Đuốc Olympic Bắc Kinh thiêu đốt lòng yêu nước Việt Nam
    http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=697
    http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=354&start=15
    http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=536&start=30
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    TQ nước đôi về căn cứ tàu ngầm


    Căn cứ ta?u ngâ?m hạt nhân Tam Á cu?a Trung Quốc trên đa?o Ha?i Nam
    Trung Quốc không khẳng định hay phủ nhận về một bức ảnh, mà theo các nhà phân tích của tạp chí Jane?Ts Defence, là bằng chứng cho thấy một căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới ở đảo Hải Nam.
    Jane?Ts nhận định, việc Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các nguồn khoáng sản và xăng dầu, khiến đất nước đông dân nhất thế giới quan ngại chuyện phải bảo vệ khả năng tiếp cận các tuyến đường biển trọng yếu, đặc biệt là ở phía nam.
    Tờ tạp chí chuyên vê? quốc pho?ng cho hay các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao của DigitalGlobe là nguồn khẳng định độc lập về các thông tin trước đó, rằng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm hạt nhân ngầm gần thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương không khẳng định hay bác bỏ tin tức trên trong một buổi họp báo mới đây.
    ?oTrung Quốc luôn theo đuổi các bước phát triển hòa bình. Chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ mang tính phòng vệ. Các nước khác không có lý do gì để quan ngại hay lo lắng?.
    Ông Tần nói tiếp: ?oChúng tôi có các vùng duyên hải và vùng biển rộng lớn. Bảo vệ an ninh biển, chủ quyền lãnh thổ biển là trách nhiệm thiêng liêng của quân đội Trung Quốc?.
    Cán cân chiến lược
    Căn cứ Tam Á có thê? du?ng đê? la?m bến đôf cho ta?u ngâ?m hạt nhân loại mới 094 trong khi Trung Quốc đẩy nhanh ý đồ ba?nh trướng quân sự trên các quâ?n đa?o Hoa?ng Sa va? Trươ?ng Sa

    nha? nghiên cứu Richard D Fisher
    Báo Úc, The Australian, từng trích nguô?n tư? Jane?Ts: ?oƠ? vị trí chi? cách bơ? biê?n Việt Nam 200 km, tâ?m vóc công tri?nh đang xây dựng nhi?n thấy qua không a?nh DigitalGlobe chi? ra ră?ng Ngọc Lâm (Yulin) sef trơ? tha?nh một căn cứ trọng yếu cho các ha?ng không mâfu hạm va? ta?u ngâ?m?.
    Nguô?n tin ma? tạp chí Jane?Ts trích dẫn cho biết, tháng 12 năm ngoái, một ta?u ngâ?m hạt nhân thế hệ hai hạng 094 chơ? tên lư?a đạn đạo đaf được Trung Quốc đưa đến căn cứ na?y.
    Tạp chí Jane?Ts nêu nhưfng lo ngại vê? an ninh khu vực kê? tư? khi có tin Trung Quốc xây dựng căn cứ ta?u ngâ?m hạt nhân tư? năm năm vê? trước.
    Trong ba?i ?oBí mật Tam Á - Tiết lộ vê? căn cứ ha?i quân hạt nhân mới cu?a Trung Quốc?, trên Jane''s Defence nha? nghiên cứu Richard D Fisher đưa ra các điê?m chính như sau:
    ?oCăn cứ Tam Á có thê? du?ng đê? la?m bến đôf cho ta?u ngâ?m hạt nhân loại mới 094 trong khi Trung Quốc đẩy nhanh ý đồ ba?nh trướng quân sự trên các quâ?n đa?o Hoa?ng Sa va? Trươ?ng Sa?.
    ?oDu? điê?u na?y không chứng to? sef có một cuộc xung đột trong vu?ng, căn cứ Tam Á la? dấu hiện rof ra?ng hơn vê? việc chuyê?n biến cán cân chiến lược ơ? châu Á va? cho thấy mong muốn cu?a Trung Quốc nhă?m nắm nhưfng tuyến ha?i lộ ơ? vu?ng biê?n Nam Trung Hoa?.
    Đâ?u năm 2008, Trung Quốc công bố con số chi cho quốc pho?ng trong vo?ng một năm tới la? 59 ty? đôla, nhưng giới phân tích Hoa Ky? tin ră?ng chi? trong năm 2007, Trung Quốc chi cho mục tiêu quân sự tư? 97 đến 139 ty? đôla.
    thông tin nguồn từ:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/05/080507_chinasubmarine.shtml

  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    Nguồn thông tin :
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/04/080424_chinanuclearbase.shtml

Chia sẻ trang này