1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 13/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0

    THI THOẢNG NÓ LẠI NHẤP NHA NHẤP NHỔM 1 PHÁT...THÌ SAO NHỈ!?...
    Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ
    18:59'' 12/03/2009 (GMT+7)
    - Chiều 12/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nước này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: BNG
    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng, lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
    "Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam", ông Lê Dũng nói.
    Người phát ngôn nhấn mạnh: "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".
    Người phát ngôn Lê Dũng khẳng định: Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao
    Việt Nam - Trung Quốc.
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/835672/
    THẾ!...Các BÁC chán chưa!?!?.....
  2. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Tờ báo Lao Động và bài "Thước Núi, Tấc Sông":
    http://www.laodong.com.vn/Home/Thuoc-nui-tac-song/20093/129400.laodong
    Xin hoan hô
  3. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Em mạn phép bác Cá, copy lại bài viết trên, kẻo được mấy tiếng nó lại bị gỡ xuống!!!!!
    Thước núi, tấc sông
    Lao Động số 51 Ngày 09/03/2009 Cập nhật: 7:52 AM, 09/03/2009


    (LĐ) - Ngày 4.3 tại Hà Nội, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQVN và Quân chủng Hải quân đã thống nhất các biện pháp tuyên truyền về biển, đảo tới các tầng lớp nhân dân.
    Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo kết hợp giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của tổ quốc.
    Vùng biển rộng và hàng trăm hòn đảo lớn - nhỏ đã được cha ông khai phá. Quá trình dựng nước, mở nước và giữ nước hùng tráng đó đã được lịch sử ghi, chứng minh đầy đủ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của VN đối với biển đảo, trong đó có biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Sự thực không thể chối cãi đó vẫn đang bị các quốc gia khác không thừa nhận, vẫn đang phải đàm phán, thương lượng và chờ đợi một cách giải quyết công bằng, trên cơ sở hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.
    Sự thực đó cũng cần phải được toàn thể công dân của nước VN biết đến. Không phải chỉ biết như một kiến thức địa lý thông thường, mà phải bằng nhận thức về lịch sử quốc gia, dân tộc gắn liền với lòng yêu nước.
    Chúng ta đã tuyên truyền về biển đảo nhưng chưa thấm sâu vào hồn các thế hệ thanh niên học sinh, để toàn dân nhận thức về những mảnh đất tiền tiêu xa xôi đó là một phần máu thịt. Chúng ta cần lưu tâm sâu sắc việc giáo dục, tuyên truyền về biển đảo.
    Môn học địa lý trong nhà trường cần phải tăng cường nhiều hơn kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có dân số, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng.
    Môn học lịch sử cần phải dành thêm những bài học nói về công cuộc mở nước ra biển Đông, với Hải đội Hoàng Sa từ thời nhà Nguyễn.
    Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ những chiến công mở cõi của cha ông, lịch sử hiện đại còn đó những trận đánh anh dũng và sự hy sinh của biết bao người lính để giữ gìn biển đảo.
    Lịch sử có máu xương, nước mắt mới có sức lay động lòng yêu nước, mới ghi lòng tạc dạ con cháu mai sau.
    Các nhà viết kịch, dựng phim hãy dành tâm huyết nhiều hơn để sáng tạo thêm những tác phẩm nói về cha ông đã giã từ đất liền ra đi khai phá những hòn đảo giữa mênh mông trùng dương từ xa xưa để cắm mốc chủ quyền làm phên giậu phía đông cho tổ quốc.
    Phải công bằng mà nói, chúng ta đã chưa làm được nhiều việc khắc cốt ghi tâm các địa danh biển đảo cho tất cả công dân. Tuyên truyền về biển đảo không phải bằng những thông tin khô khan, những câu khẩu hiệu dễ nhớ chóng quên, mà là khơi dậy những thao thức về tình yêu lịch sử, suy nghĩ về giống nòi.
    Xin hãy đưa lời của Vua Lê Thánh Tông nói với triều thần vào trong sách giáo khoa lịch sử, để cho học sinh ghi nhớ nằm lòng - rằng: "Ta phải giữ cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại".

    Link: http://www.laodong.com.vn/Home/Thuoc-nui-tac-song/20093/129400.laodong
  4. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam phản đối Trung Quốc mở du lịch ra đảo Hoàng Sa
    (Dân trí) - Chiều ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng đã lên tiếng về việc Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam (Trung Quốc) thông báo mở tuyến du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
    Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.
    "Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc", ông Dũng khẳng định.

    Việt Nam phản đối Tổng thống Philippin ký ban hành luật đường cơ sở mới

    Cũng trong ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết quan điểm Việt Nam phản đối việc Philippin ban hành Luật đường cơ sở mới, trong đó quy thuộc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Philippin.

    Ông Dũng cho biết, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hành động của các bên liên quan ở khu vực này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
    Việc ngày 10/3/2009, Tổng thống Philippin Gloria Arroyo ký ban hành Luật đường cơ sở mới của Philippin, trong đó quy thuộc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Philippin, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, làm phức tạp thêm tình hình, không phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, đi ngược lại với xu thế hợp tác trong khu vực.
    Việt Nam phản đối việc làm trên và đề nghị Philippin có thái độ kiềm chế, không tiến hành những hành động tương tự, tránh làm ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực và quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Philippin.
    Link: http://dantri.com.vn/c20/s20-313105/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-mo-du-lich-ra-dao-hoang-sa.htm
  5. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0

    ĐỤNG ĐỘ MỸ-TRUNG VÀ Ý NGHĨA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG NAM Á
    13/03/2009 14:02 (GMT + 7)
    [​IMG]
    (TuanVietNam) - Góc nhìn riêng của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc về đụng độ Mỹ - Trung trên biển ngày 10/3 và ý nghĩa của nó với tranh chấp ở khu vực.
    BIỂN ĐÔNG NAM Á!TẠI SAO!?
    Hiện nay, ngôn ngữ quốc tế gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là ?obiển Nam Trung Hoa? (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa là biển này thuộc Trung Quốc.
    Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn. Philippines cũng có thể tự lấy mình làm chuẩn và đặt tên biển này là biển Tây. Cũng thế, Malaysia có thể gọi là Biển Bắc.

    Tinh thần gìn giữ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước "Biển của ta, đảo của ta!" được thể hiện trong triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm truyền thống Bộ đội biên phòng Việt Nam, tại TP.HCM.
    Cách tốt nhất, theo quan điểm của người viết, là lấy tên của khu vực Đông Nam Á để đặt tên cho khu biển này, bởi vì nó nói lên tính quốc tế của vấn đề tranh chấp, đụng chạm đến trung tâm lợi ích về an ninh và kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á, và đến chiến lược bành trướng của thế lực quân sự lớn nằm ngoài vùng muốn chiếm đoạt thật sự hoặc tạo ra đe dọa quân sự nhằm o ép các nước trong vùng chia phần lợi ích kinh tế cho họ và chấp nhận vòng ảnh hưởng của họ.
    YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC.
    Trung Quốc tuyên bố nhiều lần là chủ quyền của họ là trên toàn biển Đông Nam Á được xác định như một lưỡi bò, kéo dài từ Hải Nam đến tận Mã Lai (xem thêm bản đồ Trung Quốc tự vẽ ở dưới). Với việc xác định như thế, toàn biển Đông Nam Á là lãnh hải Trung Quốc, không còn phân biệt đâu là lãnh hải kể từ đường cơ sở xác định từ đất liền, đâu là vùng đặc quyền kinh tế và tất nhiên là không còn hải phận quốc tế nằm ngoài hai khu vực trên trên biển Đông Nam Á.
    Nếu như thế, Việt Nam, Philippines và các nước khác mỗi lần đi qua biển Đông Nam Á trên nguyên tắc đều phải đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
    Việc xác định chủ quyền trên toàn biển Đông Nam Á của Trung Quốc đi ngược lại hoàn toàn Luật biển Liên Hợp Quốc và những hành động của họ đã và đang trở thành mối đe dọa thường xuyên cho an ninh của các nước trong vùng và của tất cả các nước phải đi lại qua vùng Đông Nam Á.
    Tại sao việc xác định chủ quyền như thế là sai? Bởi vì Luật biển chỉ cho phép lãnh hải mà quốc gia có hoàn toàn chủ quyền nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở, và vùng được phép khai thác kinh tế (gọi là vùng đặc quyền kinh tế) rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
    Trên thực tế ở biển Đông Nam Á, nếu giả dụ có một địa điểm nào đó được công nhận là đảo thuộc Trung Quốc và như thế nó có lãnh hải, có vùng đặc quyền kinh tế ở chung quanh, nhưng điều này cũng chỉ cho phép Trung Quốc có chủ quyền vài chỗ trên biển Đông Nam Á, chứ không thể trên toàn biển Đông Nam Á.
    Hơn thế, coi những đá ở Hoàng Sa và Trường Sa là đảo là điều còn phải bàn cãi trên cơ sở Luật biển của Liên Hợp Quốc. Đảo theo định nghĩa của Điều 121 của Luật Biển ?o?là vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và nằm cao hơn nước khi thuỷ triểu lên.? Tức là nó không phải là ?ođá? vì theo Điều 122 ?oĐá (rocks), nơi không có khả năng kéo dài được việc cư trú (sinh sống) của con người và đời sống kinh tế riêng của nó, không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa?.?
    [​IMG]
    Ra với Trường Sa. Ảnh: VNN.
    Như thế có thể nói là trên Hoàng Sa và Trường Sa, khó có thể chứng minh một nơi nào đó là đảo, vì cho đến khi có tranh chấp mới đây, không nơi nào có khả năng kéo dài được việc cư trú tự nhiên của con người, nếu không dựa vào tiếp tế và các công trình xây dựng nhân tạo được dựng lên. Luật biển Điều 60 nói rõ: ?oCác đảo nhân tạo, các thiết bị công trình không được hưởng qui chế của đảo.?
    Trung Quốc đã đi quá điều ước quốc tế mà họ ký. Thật ra, họ đã dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng vùng biển, mà trong lịch sử rất dài không có dân Trung Quốc sinh sống thường xuyên và cũng không có mặt của nhà nước Trung Quốc thủ đắc địa điểm trên biển Đông Nam Á.
    Những địa điểm trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đang nắm là kết quả của việc đem quân chiếm đóng từ tay chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước đây (chiếm Hoàng Sa năm 1974) và chính phủ CHXHCN Việt Nam (chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988), và gần đây nhất là từ tay Philippines (chiếm Mischief Reef vào tháng 2 năm 1995).
    ̣Đươ?ng đo? la? vu?ng Trung Quốc tuyên bố chu? quyê?n; Đươ?ng xanh la? các khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ vê? luật biê?n; Các đa?o xám la? nơi có tranh chấp.
    Bản đồ từ BBC.
    YÊU SÁCH CỦA MỸ.
    Là một thế lực toàn cầu, Mỹ đã luôn luôn chủ trương là quyền thông thương tự do trên biển Đông Nam Á là thuộc lợi ích của Mỹ. Chính vì thế, Quốc hội Mỹ ra nghị quyết vào tháng 3 năm 1995 nhấn mạnh: ?oQuyền đi lại tự do trên biển Nam Trung Hoa nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ.? Ngày 10 tháng 5 năm 1995, Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu mạnh hơn: ?oMỹ sẽ rất quan tâm đến bất cứ một đòi hỏi liên quan đến biển hay ngăn cản hoạt động hàng hải ở biển Nam Trung Hoa, không phù hợp với Luật Biển.
    ?Vào 16 tháng 6 năm 1995, Joseph Nye, Phụ tá Bộ Trưởng Quốc phòng về An ninh Quốc tế nói với báo giới ở Tokyo là ?onếu hành động quân sự xảy ra ở quần đảo Trường Sa và ngăn cản tự do đi lại trên biển cả thì chúng tôi sẵn sàng hộ tống và bảo đảm rằng thông thương tiếp tục.?
    Những tuyên bố này nhằm cảnh cáo Trung Quốc khi họ mang quân chiếm MisChief Reef từ Philippines vào tháng 2 năm 1995. Nhưng chúng cũng phản ánh thái độ dứt khoát của Mỹ về quyền tự do đi lại trên hải phận quốc tế.
    Trước đó, vào 1 tháng 4 năm 2001, Mỹ cho máy bay thuộc Cục An ninh Quốc gia (National Security Agency) bay qua vùng biển thuộc biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc cho máy bay bay theo và đụng vào máy bay Mỹ. Máy bay Trung Quốc rớt, còn máy bay Mỹ bị hư hại phải hạ cánh xuống Đảo Hải Nam, gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước.
    Mỹ đã xin lỗi về sự kiện đụng máy bay Trung Quốc rơi, nhưng từ chối xin lỗi về cái mà Trung Quốc kết án là Mỹ xâm phạm vào chủ quyền Trung Quốc. Mỹ cho rằng bay ngoài vùng cách lãnh hải Trung Quốc 60 km (32 hải lý) là thuộc quyền tự do thông thương trên bầu trời nằm trên vùng đặc quyền kinh tế; việc này hoàn toàn hợp pháp theo Công ước về Luật biển.
    Lần này, ngày 10 tháng 3, nhân Obama mới nhận chức, và nhân việc Mỹ cho tầu có tên USNS Impeccable thám thính hoạt động tầu ngầm của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á cách đa?o Ha?i Nam 75 dặm, ngoài vùng lãnh hải và thuộc khu đặc quyền kinh tế, Trung Quốc cho 5 tầu chiến gây hấn. Mỹ cũng đã cực lực phản đối Trung Quốc, và coi đây là quyền tự do lưu thông theo Luật biển.
    LUẬT BIỂN LIÊN HIỆP QUỐC.
    Hành động và tuyên bố của Mỹ về biển Đông Nam Á hoàn toàn phù hợp với việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trong hải phận quốc tế, phù hợp với Luật biển Liên Hợp Quốc.
    Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc hải phận mà quốc gia có quyền khai thác kinh tế có chủ quyền quốc gia.
    Chủ quyền (sovereignty) chỉ được xác định trong vùng lãnh hải (territorial sea) ?" theo Điều 2. Tuy nhiên, ngay cả trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyển của nước sở hữu, Điều 17, 18 và 19 cũng vẫn cho phép tầu bè và máy bay nước ngoài có quyền ?ođi lại không gây hại? (innocent passage), là đi hoặc bay ngang qua, liên tục, nhanh chóng, không được đậu lại trừ trường hợp lâm nạn trong vùng lãnh hải (12 hải lý) của nước khác mà không cần xin phép, miễn là không ảnh hưởng đến an ninh và môi trường nước sở hữu lãnh hải.
    Quyền tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tất nhiên (tức là vùng mà nước có quyền có chủ quyền đối với việc khai thác lợi ích kinh tế từ vùng) không được bàn tới. Khi không có điều khoản nào trao quyền hạn chế đi lại cho nước có quyền khai thác kinh tế, như điều khoản cấm "việc đi lại không gây hại" áp dụng đối với lãnh hải, thì điều này có nghĩa là quyền tự do đi lại ở đây giống như trên biển khơi.
    TÍNH CHẤT TRANH CHẤP Ở BIỀN ĐÔNG NAM Á.
    Những tranh chấp hiện nay ở biển Đông Nam Á đã nói lên được những điểm sau:
    - Tranh chấp mang tính quốc tế, đa phương hoàn toàn không mang tính song phương giữa Trung Quốc với từng nước Đông Nam Á, hay với Mỹ và do đó chỉ có thể giải quyết trên cơ sở đa phương phù hợp với luật pháp quốc tế.
    - Việc giải quyết hòn đá nào là đảo, và nếu là đảo thì thuộc chủ quyền nước nào trong nhiều nước tranh chấp phải vừa dựa trên việc diễn giải Luật Biển, vừa dựa trên chứng cớ lịch sử, thủ đắc mang tính lịch sử, vượt khỏi sự thủ đắc bằng bạo lực. Đây cũng không thể là vấn đề song phương.
    - Quốc hội Philippines đã tuyên bố vùng chủ quyền trên biển Đông Nam Á sau khi tố cáo chính quyền bị Trung Quốc o ép và mua chuộc. Họ cũng tuyên bố sẵn sàng thương thảo đa phương.
    - Cho đến nay việc chiếm đóng bằng bạo lực chỉ có một quốc gia đã bằng mọi cách thực hiệc, đó là Trung Quốc, chứ không phải từ một nước nào khác. Và hành động chiếm đóng xảy ra trong vùng biển Đông Nam Á do đó có ảnh hưởng thiết than đối với các nước Đông Nam Á. Điều này đòi hỏi các nước Đông Nam Á đoàn kết lại, tiến tới cùng quan điểm, trong việc thương thảo với Trung Quốc. Còn Trung Quốc cho đến nay vẫn tuyên bố sẽ chỉ thương thảo song phương với từng nước Đông Nam Á.
    - Quyền tự do đi lại và bay trên hải phận quốc tế theo Luật biển Liên Hợp Quốc cần được bảo vệ. Quan điểm bảo vệ này là khước từ chấp nhận việc Trung Quốc có chủ quyền trên toàn bộ biển Đông Nam Á. Bảo vệ quyền thông thương cũng là bảo vệ an ninh cho toàn khu vực.
    MỸ VÀ VIỆT:TÌM CÁI ĐỒNG TRONG SỰ ỔN ĐỊNH CỦA ĐÔNG NAM Á.
    Nếu không lầm, hiện nay lợi ích của Mỹ và Việt ngày càng gần nhau trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông Nam Á: ít nhất ở ba điểm: (1) tự do lưu thông trên hải phận quốc tế, (2) chống lại các hành động bạo lực nhằm xác định chủ quyền ở biển Đông Nam Á và (3) cổ vũ cho việc dùng thương thảo hòa bình, đa phương để giải quyết tranh chấp.
    Đồng quan điểm này trước đây không có. Ít nhất cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1989, Mỹ và Trung Quốc đã cấu kết với nhau trong Thỏa thuận Thượng Hải vào năm 1972 vừa để giải quyết chiến tranh Việt Nam vừa để chống Liên Xô, hoàn toàn bất lợi cho chủ quyền của Việt Nam. Chính vì thế Mỹ đã im tiếng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa năm 1974 và chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988.
    Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ và chỉ khi Trung Quốc tiến chiếm Mischief Reef trong tay Philippines vào năm 1995 thì Mỹ mới ngã ngửa về chủ nghĩa bành trướng ở biển Đông Nam Á của Trung Quốc và từ đó mới xác định ba quan điểm nêu ở trên, dù rằng Mỹ tuyên bố không có quan điểm về đúng sai trong tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ở biển Đông Nam Á.
    Chính quyền Việt Nam vẫn có thể nghi ngờ Mỹ có ý đồ diễn biến hòa bình; ngược lại Mỹ cho rằng họ chỉ lên tiếng bảo vệ nhân quyền vì đây là trách nhiệm của họ, phù hợp với Tuyên bố về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây là điểm bất đồng ta có thể hiểu được, và lúc nào đó có thể tiến tới thỏa thuận về phương cách xử lý mà hai bên có thể đồng ý.
    Tuy nhiên, vì lợi ích lâu dài mãi mãi của đất nước, Việt Nam nên cùng với các nước Đông Nam Á và Mỹ, phát huy ba quan điểm liên quan đến tự do lưu thông ở biển Đông Nam Á, chống lại việc dùng bạo lực xác định chủ quyền, và cổ vũ dùng thương thảo hòa bình đa phương để giải quyết tranh chấp. Không những thế, cần thành lập cơ chế hợp tác giữa ASEAN và Mỹ để phát huy, cổ vũ cho chiến lược trên.

    Ts. Vũ Quang Việt (nguyên chuyên gia cao cấp thống kê Liên Hợp Quốc)
    NGUỒN:http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6375/index.aspx
    HÀ HÀ HÀ.....KHÓ MÀ..... HỮU DZŨNG VÔ MƯU ĐƯỢC!.....HÀ HÀ HÀ....
  6. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    THÊM 1 KU NỮA HĂM HE.....
    KHÔNG DZẢN ĐƠN TẸO NÀO....SÂN CHƠI HƠI BỊ RỘNG...KHÔNG TINH KHÔNG CHƠI ĐƯỢC...

    PHẢN ĐỐI PHILIPPINES VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VIỆT NAM.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố việc Tổng thống Philippines ký luật quy các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Philippines là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
    Quân nhân Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: laocai.org.vn
    Trước đó, ngày 10/3, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo ký ban hành Luật đường cơ sở mới của Philippines, trong đó quy thuộc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Philippines.
    Phản ứng trước việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, hôm qua tuyên bố Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hành động của các bên liên quan ở khu vực này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
    "Tổng thống Philippines Gloria Arroyo ký ban hành Luật đường cơ sở mới của Philippines, trong đó quy thuộc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Philippines, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, làm phức tạp thêm tình hình, không phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, đi ngược lại với xu thế hợp tác trong khu vực", ông Dũng cho biết.
    Ông Dũng khẳng định Việt Nam phản đối việc làm trên và đề nghị Philippines có thái độ kiềm chế, không tiến hành những hành động tương tự, tránh làm ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực và quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Philippines.
    T. Huyền.

    Các Bác!.... nhỉ!?......
  7. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0

    AI NÓI CÁI NÀY KHÔNG LIÊN QUAN TỚI HOÀNG SA-TRƯỜNG SA....
    MỸ ĐƯA TÀU CHIẾN TỚI VIỆT NAM.
    Washington quyết định cử chiến hạm tới hộ tống tàu thăm dò của Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông, sau sự kiện con tàu này chạm trán các tàu của Trung Quốc.
    Một quan chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra thông báo này hôm qua. Tàu khu trục được cử tới Biển Đông là USS Chung-hoon, có trang bị ngư lôi và tên lửa dẫn hướng. Chiến hạm này có căn cứ ở Hawaii, với thủy thủ đoàn 275 người. "USS Chung-hoon đã có mặt ở đó và sẽ bảo vệ cho tàu USNS Impeccable trong khi nó tiến hành các hoạt động hợp pháp tại đây", quan chức kể trên cho hay.
    Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc tỏ ra tức giận vì thông tin trên. Báo China Daily hôm nay dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng này nói quyết định của Washington là không thích hợp.
    Một nguồn tin trong Hải quân Trung Quốc cho hay quân đội nước này đang theo dõi cẩn thận động thái mới nhất của phía Mỹ. Một quan chức khác bình luận rằng việc Mỹ triển khai tàu khu trục USS Chung-Hoon là dấu hiệu cho thấy ý định của Lầu Năm góc muốn "tiếp tục gây áp lực" với Trung Quốc.
    USS Chung-hoon được cử tới vùng biển này sau khi Washington cáo buộc 5 con tàu của Trung Quốc áp sát tàu thăm dò của Hải quân Mỹ USNS Impeccable hôm 8/3, buộc tàu này phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để tránh đụng độ. USNS là tàu chuyên phát hiện tàu ngầm của đối phương.
    Washington cáo buộc Bắc Kinh khiêu khích và yêu cầu họ tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố không làm sai và tố cáo tàu Mỹ vi phạm luật quốc tế và luật Trung Quốc. Căng thẳng này diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau.
    Quan hệ Bắc Kinh - Washington từng lâm vào khủng hoảng hồi tháng 4/2001, sau khi máy bay trinh sát của Mỹ va vào phi cơ chiến đấu của Trung Quốc. Vụ đụng độ khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. 24 thành viên phi hành đoàn trên phi cơ này bị giữ 11 ngày.
    Hải Ninh (theo AFP, Washington Post, Times)
    CÁI DZÌ SẼ DZIỄN RA????.....nhỉ!?.................
  8. matrix1312

    matrix1312 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Bọn Trung Quốc và các nước định nhòm ngó Hoàng Sa Trường Sa đều là một lũ mất dậy. Em xin lên tiếng phản đối. Là 1 công dân VN em nghe tin này cảm thấy bực mình qúa. VN không nhất thiết phải chịu nhịn cái bọn vừa tham vừa láo đấy được.
  9. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thức về lãnh hải và luật biển (Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo). Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa, tính cả người đã mất, thì ?ovét? trong cả nước được gần một chục người.
    Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và HS-TS từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất, có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v?

    THẾ ĐẤY!....
    Ủ RŨ HẾT CẢ NGƯỜI!....
    BIỂN CỦA TA - ĐẢO CỦA TA....!!!.....
  10. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề tàu chiến Mỹ và tàu Trung Quốc vờn nhau, em cũng xin góp vài ý thảo luận:
    Đối với vấn đề đối nội của chính phủ Mỹ, cũng như mọi nhà lão đạo quốc gia mới, họ thường có một hành động ở bên ngoài để thu hút sự chú ý của dư luận trong nước. Đó là một trong những cách xoá đi những chia rẽ do sau cuộc bầu cử. Cách các nước thường làm là gây ra một vụ va chạm nhỏ với quốc gia đối địch nhất. Với nước Mỹ thì trước đây là Liên Sô và bây giờ là Trung Quốc.
    Trên bình diện quan hệ quốc tế của nước Mỹ, đây là một đòn dằn mặt đối với Trung Quốc. Nhằm làm đánh vào tâm lý "ma cũ, ma mới" của Trung Quốc trước chính phủ Mỹ mới "chào sàn". Nếu Mỹ không sớm làm, thì Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ có những bước tiến công vào lợi ích của Mỹ (có thể họ đã làm nhưng không phô trương). Đòn này thể hiện rằng, chúng tao muốn chiếm thế chủ động, chúng tao chấp nhận đấu đầu, chúng tao muốn chiến thắng. Giống như trong đánh bạc, kẻ nào cầm bài với tâm lý năm ăn năm thua hay không được cái này thì được cái kia, kẻ đó sẽ bị đối thủ nắm thóp và không thể thắng.
    Trên bình diện các lợi ích của nước ta tai biển Đông. Tàu Mỹ hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc là có lợi.
    Không phải ngẫu nhiên mà con tàu do thám này lại xuất hiện ở phía nam đông nam đảo Hải Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc, chứ không phải ở gần đảo Ba Bình (Đài Loan đang nắm giữ nơi có nhiều ý nghĩa chính trị sát sườn) hay khu vực khác gần đường giao thông quốc tế (nơi Mỹ có nhiều quyền lợi hơn). Con tàu này có nhiệm vụ chiến lược là thông báo Trung Quốc và tất cả bàn dân biết, cái lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra không có ý nghĩa gì hế với các nước khác, mày mà thò lưỡi ra là mắc cái gai tao quăng ra ngay: biển Đông là vùng biển quốc tế. Từ đó gián tiếp bảo vệ lợi ích của nước Mỹ có được với các nước khác trong khu vực biển Đông.
    Trên bình diện đấu tranh giữ vững chủ quyền và quyền lợi tại vùng chủ quyền đó, những điều trên có lợi cho Việt Nam.
    Trong mối quan hệ với Trung Quốc, có một điều chính quyền Việt Nam hết sức lo ngại. Theo suy nghĩ cá nhân em, đó không hoàn toàn là sự vững chắc của chế độ mà là tâm lý chống phương bắc cực lớn tiềm ẩn ngàn năm trong gần như tuyệt đại bộ phận người Việt, giữa bối cảnh ta đang ổn định và cần thời gian tích luỹ nội lực. Một khi chính quyền ra mặt đối địch phương bắc, thì đó cũng là lúc vũ khí ngàn năm sẽ được rút ra khỏi cái vỏ nhẫn nại, yếu ớt và vô tư lự, người Việt lập tức trở lại với bản chất đã được hun đúc bao đời qua lửa đỏ, bản chất của một dân tốc chiến đấu. Trong chúng ta, có ai nghi ngờ điều đó? Một khi chiếc cung đã được dương lên, nó sẽ phải bắn đi... Chưa rõ mục tiêu chính là đâu, nhưng chắc chắn nó sẽ bắn nát cổ phiếu, xe cộ, nhà cửa cửa, bắn nát cái cảm giác ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay mà chúng ta đang có . Trong khi không ra mặt không có nghĩa là ta đang không chiến đấu hay không có cơ hội chiến thắng. Những nhà chính trị tại Hà Nội nắm quá rõ bài học sức dân, tính tình dân tộc. Ngàn năm nay, đâu có nhà lãnh đạo nào chịu sự bảo kê của ngoại bang mà được lịch sử Việt tôn thờ. Dân ta chỉ thờ phụng những người dám chiến đấu và hi sinh.
    Về cá nhân, em tán đồng chiến lược không ra mặt trong những va chạm không chỉ với Trung Quốc mà với tất cả các cường quốc khác. Tuy vậy, ngoài những biện pháp không làm công khai, theo em cần:
    - Chỉ ra cho những đối tượng có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia thấy tiềm năng của giới hạn khốc liệt là thế nào, nhưng cũng tránh đưa đất nước vào trạng thái báo động.
    - Đẩy mạnh tính chiến đấu pháp lý trong lĩnh vực khoa học.
    - Nâng cao hơn nữa các biện pháp răn đe gián tiếp (những hợp tác hải quân với Mỹ, đề ra tuyên bố chung về tình hình biển Đông cùng các nước khác có cùng tuyến lợi ích, v.v.... ).
    - Hạn chế tối đa kẽ hở cho những đối tượng chống phá tiêu cực lợi đụng (cái bọn mà cứ có dính đến chính quyền là ngoác mồm ra theo phản xạ ấy) gây suy yếu sức mạnh đoàn kết toàn dân.
    (vo-quoc-tuan-new)
    Đọc chơi!...thấy có 1 KU viết ý-tứ-câu cú sáng sủa...mang về Mình cùng tham khảo!....

Chia sẻ trang này