1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THTT chung kết bóng đá nam SEA Games 2009: Việt Nam - Malaysia, 17h ngày 17/12. Lại lỡ hẹn rồi

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi mankichi0106, 09/12/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    đọc bài này thấy nói có lý, truyền thông vn là hay thần thánh hóa bóng đá, ví bóng đá như chiến tranh, được thể tuyên truyền này nọ:
    Trước giờ bóng lăn trong trận chung kết bóng đá nam Sea Games 25, cả Việt nam chắc ăn đội tuyển U-23 sẽ đoạt huy chương vàng sau 50 năm chờ đợi.
    Thật khó tả đầy đủ cái không khí chiến thắng chắc ăn ấy. Những điểm bán cờ và các băng-rôn cá nhân mọc đầy đường phố. Và hơn thế nữa những quán ăn, quán nhậu kê bàn tràn ra lề đường, trong khi những dòng xe hối hả chạy cho kịp đến điểm hẹn màu đỏ. Cái màu đỏ biểu tượng cho chiến thắng chắc ăn này còn vào đến tận buổi ăn của các gia đình bình thường, mặc áo đỏ, nuốt vội miếng cơm, sẵn sàng đi bão mừng chiến thắng.
    Một chủ tiệm bán computer trên đường Võ Văn Tần nói với mấy người cậu, dượng, chú, bác của mình qua điện thoại rằng, hôm nay không thể đến quán nhậu coi đá banh như đã hứa lúc xem trận đá với Singgapore. Anh nói: Tính vừa nhậu vừa coi như bữa trước cho VN hên, nhưng con vợ nó muốn cháu coi ở nhà. VN thắng, chở mẹ con nó đi ăn mừng Việt Nam vô địch, Việt nam số 1.?
    Những người chủ gia đình VN hôm nay đều xuất thân từ những thế hệ ?oyêu nước qua bóng đá.? Trước năm 1975, không hề có thế hệ cuồng nhiệt yêu bóng đá và yêu nước như vậy, dù bóng đá thời đó khác, phương tiện truyền tải bóng đá đến với công chúng khác, nhưng rõ ràng là trình độ bóng đá thời đó so với mặt bằng bóng đá khu vực hiện nay ở thế bề trên.
    Mặt trời đỏ có hình trái banh đã làm nên những cơn sóng cuồng nhiệt từ cái nền tâm lý dân tộc bị ức chế. Nhưng chưa bao giờ lòng yêu nước thông qua chiến thắng bóng đá đáp ứng được khát vọng đám đông, nếu không nói là bị dùi vào thất vọng qua hai trận chung kết Sea Games 23 và 25.
    Mỗi lần thua ở những trận chung kết chắc ăn như vậy, ai cũng biết là hàng triệu người hâm mộ sẽ đổ lỗi cho cầu thủ, huấn luyện viên, liên đoàn bóng đá?và sau đó là mỗi người qui lỗi cho chính sự ngây thơ ***g ghép khiêng cưỡng tình yêu nước qua bóng đá. Không ai nhắc một từ nào về sự cố ý kích động yêu- nước- bóng- đá của các phương tiện truyền thông VN. Nhưng người ta vẫn nhớ những cụm từ dành cho cuộc chiến dành độc lập được áp vào bóng đá VN như: ?o Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.? ?o Việt Nam quyết thắng.? ?o Chiến thắng huy hoàng.??Tất cả những cụm từ mang nghĩa to tác trên đều cố tình giấu từ bóng đá, để chỉ còn lại Việt Nam quyết thắng và Việt Nam chiến thắng?
    Bảo vệ danh dự màu cờ sắc áo, tự hào khi bước lên bục nhận huy chương vàng trong tiếng quốc ca, không có nghĩa là thông qua đó để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước - bóng đá cực đoan.
    Trên thế giới có thể có cuộc chiến giữa hai dân tộc do nguyên nhân đá banh nhưng đó chỉ là cá biệt, người ta chỉ ghi dấu son của thể thao khi là phương tiện ngoại giao như trường hợp đấu bóng bàn giữa Mỹ và Trung Quốc?Ở bình diện quốc tế, tinh thần thể thao chân chính là tinh thần nối kết hoà bình - hữu nghị giữa các dân tộc. Bảo vệ danh dự màu cờ sắc áo, tự hào khi bước lên bục nhận huy chương vàng trong tiếng quốc ca, không có nghĩa là thông qua đó để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước - bóng đá cực đoan.
    Cổ động viên cuồng nhiệt là điều tốt hay xấu?
    Một trí thức sống ở Sài Gòn nói: "Một huấn luyện viên có thể dùng tâm lý yêu nước để động viên cầu thủ, cầu thủ có thể ra sân với trái tim dân tộc nồng nàn. Nhưng chơi thể thao, chơi bóng đá mà dồn hết gánh nặng khủng khiếp về trách nhiệm dân tộc lên vai vận động viên, thể thao với tâm lý ấy thì tội quá. Có thắng người ta cũng trối chết còn thua thì như lãnh án tội đồ.?
    Thể thao là một phương tiện để loài người rèn luyện thể lực và tinh thần. Ai cũng biết rằng để đi đến thắng trận trong một cuộc đấu thể thao, người vận động viên bên cạnh tài năng, cái tối cần phải có là tình trạng tâm lý tốt. Với đà cực đoan yêu nước bằng bóng đá này, nhiền người tiên đoán thắng trận chung kết bóng đá giải AFF có lẽ là trường hợp đầu tiên và cuối cùng. Việt Nam sẽ không bao giờ có thể chiến thắng trong những trận chung kết bóng đá ở các giải đấu quan trọng tương lai, khi bản thân người thi đấu đã bị làn sóng đỏ yêu nước bóng đá kiểu cực đoan làm tê liệt cái đầu và đôi chân.
    Nếu muốn chứng minh phẩm chất Việt Nam, hãy hướng đến những nội dung xã hội toàn diện hơn.
    Một người đàn bà nội trợ nói về trận cầu đã thua hôm qua như sau: "Ở chợ người ta nói Việt Nam bị lời nguyền rồi, đá chung kết là thua. Mà thua vô duyên lắm, lần trước là do cái lưng của ông Singapore, lần này là do cái ngực đốt lưới nhà. Tôi thì không tin. Tôi thấy thiên hạ làm rần rần như trận giặc, cầu thủ họ đá làm sao được.?
    Các bình luận viên truyền hình Việt Nam khi oán trách đội hình U 23 Việt Nam đá trận chung kết không thanh thoát bằng trận đá bán kết. ?oThanh thoát? sao được! Hãy nhìn lại những đội tuyển trong khu vực mà xem, họ đá trận chung kết đâu phải vì ?oquyết tử cho tổ quốc vinh quang.? Thể thao và bóng đá ngày nay càng gần hơn với tinh thần một loại hình giải trí. Vận động viên thể hiện tài năng cá nhân và phẩm chất dân tộc trước tiên bắt đầu từ niềm vui được chơi và được phục vụ cộng đồng
    Cứ mỗi mùa thi đấu quốc tế là lặp đi lặp lại hiện tượng những dòng người cuồng mê đổ ra đường mừng chiến thắng bóng đá, rồi ***g ghép tinh thần yêu nước, hội chứng yêu nước kiểu đó là điều ngớ ngẩn. Nếu muốn chứng minh phẩm chất Việt Nam, hãy hướng đến những nội dung xã hội toàn diện hơn và nhất là chứng minh sự vượt trội của tinh thần quốc gia - dân tộc trong những giá trị văn minh ...
    theo bbc
  2. khongaihet01

    khongaihet01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    3.029
    Đã được thích:
    1
    Chỉ có thể mạn phép trả lời bạn câu này
    Bạn thử bước đi trên 1 bức tường cách mặt đất 20 cm. Rồi cũng bức tường đó cao lên 10 mét và bạn vẫn đứng trên đó và bước đi Thân thể bạn sẽ run rẩy và căng cứng.
    Hoặc giả nếu bạn đã từng chơi tá lả ăn tiền. Nếu chỉ đánh vui 1-2-3 k VND thì nhẽ khác, co`n là 1-2-3 k USD thì tâm lý bạn sẽ ..căng cứng (trừ phi bạn có rất nhìu USD)
  3. stillbelievehp

    stillbelievehp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay đọc báo lại thấy mấy lão chuyên gia này nói về tuyền U23 mà ức....! Thật còn những tên như thế này thảo nào bóng đã chẳng phát triển nổi!
    Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh:
    Thua bởi không có sự chuẩn bị tốt nhất

    Ảnh: S.H.
    Theo tôi, trước trận chung kết, những lời động viên ?ocó cánh? của lãnh đạo, của dư luận... đã mang lại cho cầu thủ cảm giác chiến thắng trước Malaysia đang nằm gọn trong tay như ở vòng đấu bảng.
    Chúng ta đã không có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý trong khi lại quá hưng phấn. Nhưng khi sự hưng phấn không được cụ thể hóa thành những đường chuyền chính xác, những pha phối hợp ăn ý sẽ kéo theo sự ức chế để rồi không còn là chính mình như năm trận đấu trước đó. Thực tế khi vào trận, VN hoàn toàn bị động, lúng túng khi vấp phải sự chuẩn bị quá tốt của đối phương. Với việc chủ động phòng ngự và đánh trả quyết liệt, các cầu thủ Malaysia đã chia cắt hàng tiền vệ VN hoàn toàn.
    Sau khi thừa nhận trận thua 1-3 ở vòng bảng là xác đáng, Malaysia đã nghiên cứu và xây dựng lối chơi thích hợp để chống trả VN khi gặp lại ở chung kết. Chính điều đó là một trong những lý do giúp Malaysia đánh trả tốt và hóa giải được sức mạnh của U-23 VN. Từ đây, Malaysia chơi lên tinh thần trong khi các tuyển thủ U-23 VN lại rơi vào thế bế tắc, hoảng loạn và tan rã từ rất sớm.
    Kế đến, ở hiệp hai, Malaysia đã nhận ra và liên tục khoét sâu vào những lỗ hổng trong hàng thủ của U-23 VN bằng lối chơi chủ động tấn công. Trong khi Malaysia thay đổi chiến thuật còn VN thì không thấy bất kỳ sự điều chỉnh nào như từng thấy trước đó. Tôi không quá lời khi cho rằng chúng ta đã bất lực hoàn toàn trong việc chỉ đạo chiến thuật ở hiệp hai. Sự bất lực ấy đã đánh sập sức chiến đấu của U-23 VN.
    Không thể trách Tấn Trường khi anh cố tình không rời sân sau khi bị chấn thương. Biết mình còn chơi được nên Tấn Trường cắn răng thi đấu tiếp. Nếu là tôi, tôi cũng không thay Khoa Điển vào bởi từ đầu giải tới nay Khoa Điển chưa một lần được tung vào sân.
    Không thể đổ lỗi cho việc thua ở chung kết vì mặt sân ướt, vì trọng tài gây ức chế. Đổ lỗi như vậy là ngụy biện. Và càng không thể cho rằng U-23 VN thua vì cầu thủ còn trẻ, non kém bản lĩnh và trận mạc. Hãy nhìn xem, Malaysia hay Singapore và Lào có bản lĩnh, có sắc sảo hơn chúng ta hay không? Tất cả đều ngang vai phải lứa trong cuộc chơi dành cho những người dưới tuổi 23.
    Cho nên đừng cho rằng thua vì thế này hay thế khác, mà hãy nhìn thẳng vào sự thật là chúng ta đã thua bởi không có được sự chuẩn bị tốt nhất trước lúc bước vào trận chung kết.
  4. nguyenvu245

    nguyenvu245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua xem phát lại mới để ý thấy trên sân CĐV Vịt treo băng rôn: Việt Nam - Malay 5-0. Cổ đông viên còn xem thường đối thủ như thế sao Malay nó không nổi điên làm cho 1 nhót.
  5. tutruong0191

    tutruong0191 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Sau khi ngửi thấy trận Mã-Thái có mùi AFC đã phanh phui ra 1 sự thật động trời: Đội Mã đã "mua" trận gặp Thái để có mặt tại BK. AFC nhóm họp khẩn cấp và đưa ra giải pháp : tước chức vô địch của Mã và trao lại cho VN, cấm thi đấu 3 kỳ SG tiếp theo, Sing = bạc, Laos = đồng
    (em đùa tí)
  6. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Bài bình loạn của kẻ ngoại đaọ
    Có ăn ,có ngủ,có độ với bóng đá đi rồi mới cảm nhận được thế nào là bóng đá.

    bài loạn này nay dành cho các môn thể thao khác thì được như tenis,bơi,nhãy xa 3 bước thì được.Còn môn bóng đá thì kg ăn thua,chỉ việc 2 clb cùng thi đấu trong 1 quốc gia thôi cũng để 2 địa phương đó thù hằn với nhau .bên Tây Ban Nha có Real-Barca ,bên Argentiná có Boca -River Plate ...ở viêt nam thì có XMHP-SLNA cảm xúc bóng đá là chổ đó.Còn dùng bóng đá để đua xe quạy phá đâm chém nhau thì miễn bàn vì cái đó là bọn tà đạo
  7. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Kết quả trận đấu bị huỷ và các con độ được nhà cái trả lại tiền cược.
    Em mơ tí
  8. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Sau trận thắng U-19 Xinh-ga-po 4-1 thấy báo đưa tin các cầu thủ VN nhảy múa ăn mừng trong phòng thay quần áo.
    Ngay lúc đó mình đã biết là VN sẽ thua Mã rồi!.
  9. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22
    Thác loạn , mất sức --> thua
  10. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Cái nhục của U-23 VN không phải là thua
    Cái nhục là ở chỗ: mới thắng có cái U-19 Xinh gồm toàn thằng ko biết đá bóng mà cả nước đã ăn mừng rồi
    Cái hôm thắng U-19 Xinh xem cả nước ăn mừng là mình đã thấy nhục nhã rồi.
    Đọc báo thấy các cầu thủ nhảy múa trong phòng thay đồ sau khi thắng bọn con nít U-19 Xinh.
    Ngay sau hôm đó mình đã làm mọi người xung quanh phải bực mình khi nói: "Thắng U-19 Xinh có gì mà ăn mừng!"
    Ngay lúc đó mình đã hiểu là không thể gì cứu vãn nổi nữa rồi!

Chia sẻ trang này