1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử bài xích và đả kích Phật giáo dưới góc nhìn ngoại đạo.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 18/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thử bài xích và đả kích Phật giáo dưới góc nhìn ngoại đạo.

    La Rocherfoucauld đã từng nói "kẻ thù chúng ta xét chúng ta đúng hơn chúng ta tự xét ta". Nay tôi thử đứng dưới góc nhìn của những người ngoại đạo đả kích Phật giáo hết cỡ. Ngõ hầu bật ra những điểm hợp lý và phi lý giúp cho đường tu của chúng ta trọn vẹn an vui hơn. Xin bắt đầu công trình.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thứ nhất là Phật giáo gây mê tín dị đoan. Điểm này thì chính trong nội bộ Phật giáo không phải là không có những bất đồng. Một mặt phủ định tôn giáo; mặt khác lại không phủ nhận mình là một tôn giáo.Phật giáo tự nhận mình là một tôn giáo vô thần nhưng lại thừa nhận có quỷ thần (Atula); Phật giáo một mặt phủ định khoa học nhưng mặt khác lại mượn danh nó để nâng cao vị thế cho mình.
    Điển hình như các phép thần thông; một cái ống nhòm hoặc kính hiển vi còn tốt hơn nhiều so với khả năng thấu thị hay thiên nhãn.Và có một đặc điểm rất "lạ" là khi những năng lực này bị phê phán là mê tín dị đoan thì Phật giáo lại viện ra những lý lẽ khoa học để bảo vệ; nào là sóng điện từ; nào là định luật bảo toàn thông tin vật chất;vậy sao ko gọi hẳn tên nó là như vậy.
    Quan niệm về địa ngục cũng rất là hoang đường với những đoạn kinh văn không tưởng;đặc biệt là kinh địa tạng;sau những phê phán;thì họ lại chuyển sang;địa ngục nằm trong chính tâm hồn của mỗi con người;điểm này cũng được nói ở Jesus "Thiên đường ở trong lòng ta;địa ngục cũng ở trong lòng ta mà sinh". Nếu như vậy thì một nhà tâm lý học cỡ còm cũng nói được.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Quan điểm về nghiệp dẫn đến tái sinh; nếu quả không có tái sinh thì đời này người ta có thể làm ác thoải mái mà không sợ quả báo đời sau.
    Nếu quả một người bị đui mù câm điếc; nghèo khổ; bệnh tật ở đời này mà là do đời trước họ làm thì thật vô lý; nếu như ta đang sống bây giờ là một nghiệp quả của "đời sống" trước; mà ta lại hoàn toàn ko nhớ đời sống trước đó như thế nào; thì sự tái sinh quả là vô nghĩa
    Nghiệp quả được gieo bởi các chủng tử trong Alạiđa thức; điều này mơ hồ khó giải thích; rồi để dung hòa với khoa học; thì Phật giáo lại coi các gen được mã hóa cũng là các chủng tử. Và sự ra đời của nó là do tinh cha ; huyết mẹ cộng với thần thức chui vào. Cái thần thức đó một số người lại giải thích nó là "linh hồn" còn một người thì không bảo đó là linh hồn. Đó cũng là một điểm lập lờ.
    Đến thời đại khác;người ta lại cho rằng kiếp sống nằm trong một sátna (mỗi một sátna sinh diệt là sinh tử); thế thì lúc này nó lại đồng nhất với niệm(suy nghĩ); mỗi một kiếp sống dấy lên do một "niệm". Như vậy khái niệm kiếp sống lại càng lập lờ hơn.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nếu có thể nói là một bào thai lớn lên; rồi tập nhiễm; nếu nó ko được người nào dạy dỗ; nó chẳng biết nói; chứ nói gì biết viết; biết đọc.
    Phật giáo nói về thức uẩn chui vào bụng mẹ chọn bào thai; như vậy nói rằng có sự nhân thức nằm ngoài các cơ quan giác quan và đi lang thang khắp nơi chỉ chực để chui vào bào thai.Như vậy chẳng khác nào giáo thuyết về linh hồn.
    Mặt khác các nhà sinh lý học thần kinh đã khẳng định là bộ não tổn thương thì "thức" cũng bất thường; nếu nói thức là một uẩn chạy từ ngoài vào bào thai và vốn độc lập thì nó đã chẳng bị ảnh hưởng bởi tổn thương vật chất.
    Như vậy nếu bác quan điểm về nghiệp lực tái sinh thì bác luôn quan điểm lục đạo luân hồi; mà đã bác luân lục đạo luân hồi thì còn gì có thoát khỏi lục đạo luân hồi mà có Niết Bàn. Một cái cột đã gãy thì căn nhà ấy ko còn là căn nhà ban đầu nữa.
  5. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Nam mô Quán thế âm bồ tát
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thời của Đức Phật thì đức Phật không nói nhiều về Niết Bàn mà chỉ có những miêu tả về nó; và Phật giáo luôn nói rất hay bằng một ví dụ kinh điển: "Giống như người chưa uống nước lạnh thì chỉ khi người đó uống nước lạnh người đó mới biết nước lạnh như thế nào". Có khi Niết Bàn là trạng thái sung sướng; xung quanh châu báu tràn đầy; toàn dát vàng pha lê; thiên nữ xinh đẹp; quả là chỉ có người ngốc mới tin vào những miêu tả thớ lợ thế này;ai cần vàng bạc;ai cần pha lên; ai cần thiên nữ múa hát; thật buồn cười.
    Tiếp theo lại có một miêu tả loại khác: Niết Bàn gồm bốn yếu tố: thường; lạc; ngã; tịnh.
    Cứ giả sử như đức Phật(là người perfect nhất trong Phật giáo) đạt được Niết Bàn thì tại sao ngài lại không "thường"; tức là phải hoạt diệt; nếu nói rằng ngài sống trong lòng mọi người thì thật chẳng khác nào như tôn sùng những người chiến sĩ;hay nhưng vĩ nhân thông thường đấy là nói về thân thể; còn nếu tâm ngài thường tồn thì điều đó cũng thật vô lý; bởi Phật đã khước từ quan kiến chấp thường.Vả lại trong tâm chỉ là Danh mà thôi Danh và Sắc; Thức duyên Danh Sắc; nếu Tâm thường tồn thì Thức cũng phải thường tồn; lẽ nào một cái không thường tồn lại có thể sanh ra một cái thường tồn; một cái điều kiện sinh ra cái tâm là ko thường tồn; vậy thì cái tâm cũng ko thể thường tồn được
    Đến thời của Long Thọ; một người được coi là một ngôi sao sáng của lịch sử Phật giáo. Ông ấy khẳng định : không thường tồn không hoại diệt ;không đến không đi (8 cái gọi là bát bất) ... cái ấy gọi là Niết Bàn; nhưng vậy thì cái đặc điểm không thường tồn không hoại diệt đã phủ định bốn tính chất "thường;lạc;ngã;tịnh" từ thời trước.
    Cuối cùng Long Thọ khẳng định; Niết Bàn và thế gian không mảy may sai khác. Mà các tính chất của "thế gian" là có đủ "vô thường; vô ngã; khổ; bất tịnh" ;và vì đồng nhất nên niết bàn cũng phải có đủ bốn đặc tính "vô thường;vô ngã;khổ;bất tịnh" như vậy cũng hoàn toàn mâu thuẫn với bốn đặc tính để xác định Niết Bàn thực sự tồn tại là "thường lạc ngã tịnh"
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Nam mô A di đà Phật, thí chủ có bị tẩu hoả không đó, phải chăng thí chủ đang làm món xa lách trộn rau khoai lang.
    hinh như ở đây không có cao thủ ăn món này, thí chủ hãy bảo trọng.
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Và nếu niết bàn và thế gian chỉ là hai mặt của một thực thể. Tịnh và bất tịnh; thường và vô thường; ngã và vô ngã; lạc và khổ. Thì chẳng khác nào là "Chuyện của con mắt"
    Để phá tan mâu thuẫn này. Phật giáo đưa thêm quan điểm về "bất nhị" và thuật ngữ "không thể nghĩ bàn"(vượt ra ngoài lời nói và tư duy).
    Trong khi các bài tập Yoga đã trở nên nổi tiếng không kém gì thiền định (là hai hay là một đây nhỉ;bất nhị?); thì trớ trêu thay là nó lại xúât phát từ Áo Nghĩa Thư; vốn là một trong những kinh điển Ấn giáo bị bài bác.Ấn giáo bài bác Phật giáo; Phật giáo bài bác Ấn giáo. Thần Krishna và Phật Thích Ca đã trở nên ko thể dung hòa. Quan điểm tiểu ngã hòa nhập vào đại ngã đã bị đức Phật bài bác không thương tiếc và bị phủ nhận khắp các kinh sách Phật giáo. Trong khi đó thật sự nó lại rất giản dị; rằng một con người (tiểu ngã) nên sống hòa hợp với thiên nhiên;vũ trụ.
    Thực ra đức Phật trước khi thành đạo đã đi học với hai ông thầy tinh thông Áo Nghĩa Thư về hai món thiền định là không vô biên xứ và vô sở hữu xứ. Rồi đắc thêm cả phi tưởng phi phi tưởng;sau này mấy món này được bổ sung vào giáo trình giải thoát. Sau rồi Phật nhận ra rằng tất cả đều vướng vào vòng tham sân si ;và các kết quả này đạt được đều vô thường; không có gì là ko vô thường;nó là kết quả được tạo ra thì nó sẽ phải biến mất một lúc nào đấy). Đây là thời điểm rất quan trọng của Đức Phật. Quả thật nếu cái vô thường này là đặc tính cố hữu của thế giới thì cái vô thường này lại chính là thường mất rồi; lúc nào cũng vô thường; vậy thì cái vô thường đó chẳng phải là đặc tính thường tồn đó sao.Thường và vô thường bất nhị.Tương tự như vầy thì lạc và khổ; tịnh và bất tịnh;ngã và vô ngã... cũng đều bất nhị. Điều này được lặp lại nhiều lần trong các kinh văn và cả trong kinh Duy Ma Cật. Cũng rất nổi tiếng là Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật.
    Như vậy bất nhị này quay lại phá bỏ hết; tham với vô tham; sân với vô sân; si với vô si; minh với vô minh; tu với vô tu; toàn bộ những đối lập bị quét sạch; cả đối lập và không đối lập cũng bị quét sạch.Như vậy toàn bộ nguyên nhân đi tu diệt khổ cũng mất luôn. Một
    Như vậy bắt đầu từ hình thức tu tập thân thể Phật giáo đã đá qua hý luận về "biện chứng của các mặt đối lập"; điều này làm rối ren biết bao nhiêu người.Phân chia lập phái; có có không không mà viết nên biết bao kinh điển chỉ để diễn tả một cái ý quá đỗi đơn điệu.
    Thật ngu ngốc và cuồng tín khi theo một tôn giáo nào;trừ những kẻ trục lợi và những người ngoan ngoãn thuần khiết
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nam mô quán thế âm bồ tát
    Nam mô Adiđà Phật
    Có lẽ tại hạ bị tẩu hỏa rồi; các hạ đọc cho vui rồi khóa đi cũng được. Tại hạ bỏ tu rồi. Thế nhé.
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    bỏ tu rùi à, hề hề hề, đệ củng vậy, không tu nữa.

Chia sẻ trang này