1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử bài xích và đả kích Phật giáo dưới góc nhìn ngoại đạo.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 18/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Chakra

    Chakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Xin được đặt câu hỏi ngược lại: Vậy nhớ lại một cuộc đời trước đó, há có phải thực sự tốt hơn chăng?
    Nếu chúng ta nhớ kiếp trước chúng ta chết vì một tai nạn nào đó (chết cháy), thì có phải kiếp này chúng ta phải sống trong sợ hãi, điên loạn?
    Nếu chúng ta vẫn nhớ rằng ta đã từng ghét ai đó - thì kiếp này "ân oán giang hồ" lại không thể nào hóa giải.
    Nếu chúng ta vẫn nhớ rằng ta đã từng làm điều gì đó tội lỗi ngu ngốc - thì phải chăng chúng ta phải sống cuộc đời mới trong sự ân hận, dằn vặt, khổ đau?
    Nghĩ xa hơn 1 cá nhân. Nếu cả một dân tộc, quốc gia đều nhớ về kiếp trước, liệu có còn phát triển được không, khi cứ "hoài niệm" như vậy?
    Với đời thường, chúng ta đã không thể nhớ rằng khi 2 tuổi chúng ta từng làm gì. Lúc tiểu học chúng ta nói những chi. Chuyện 5-10 năm về nhớ đôi lúc không nhớ rõ chính xác nó như thế nào. Thì cần mong cầu chi việc nhớ cả cuộc đời của một kiếp con người trước đó?
    Điều quan trọng là, hãy tu (sửa) lại chính bản thân mình hiện tại (không phải tu là cạo đầu, an chay, niệm Phật). Và hãy cố sống tốt trọn vẹn một kiếp người ở hiện tại!
    Được Chakra sửa chữa / chuyển vào 05:59 ngày 19/10/2008
    Được Chakra sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 19/10/2008
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    có anh H qua duongsinh nổ về phi tưởng , tưởng phi. bị anh già bên đó giảng cho 1 bài rất hay, chắc là anh Kinh nhà ta rùi, he he he.
  3. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Nội dung đả kích Phật Giáo nghe cảm giác có vẻ là tự đả kích chứ chưa cảm thấy đấy là lời đả kích của ngoại đạo.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Đơ?i la? bê? khô?.
    Nhi?n đơ?i chi? bă?ng một chiê?u tư? dưới lên .?
    Phiến diện ?
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác xem thử hộ chúng tôi xem bài này có phải là đả kích của ngoại đạo không?
    http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0nqn1n31n343tq83a3q3m3237nvn
    Nếu quả thế thì Cụ Đồ Chiểu kém mrking_hoang lém.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ặc; thầy trò vừa chia tay nhau xong là gắp lửa bỏ tay người liền.
    Đây là lộ trình thiền của Sĩ Đạt Ta:
    Trước khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền. Trong khi trú Sơ thiền thì các tưởng đi đôi với dục vẫn có mặt, bấy giờ các tưởng này trở thành bệnh hoạn, nó cũng gây ra đau khổ.
    Thế Tôn liền ngưng tầm và tứ, và chứng Nhị thiền; nhưng Thế Tôn lại không thấy hứng khởi và giải thoát. Sau đó, Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của tầm và tứ thì Thế Tôn liền thấy hứng khởi, giải thoát, biết "Đây là an tịnh". Nhưng khi trú Nhị thiền thì các tưởng cùng đi với tầm, tứ vẫn có mặt, bấy giờ chính các tưởng này là bệnh.
    Thế Tôn liền rời khỏi hỷ và chứng đắc Tam thiền. Thoạt đầu Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi và giải thoát của Tam thiền, Ngài liền suy tư đến cùng sự nguy hiểm của hỷ thì Thế Tôn liền cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát, biết rằng "Đây là an tịnh". Sau một thời gian trú Tam thiền, các tưởng đi đôi với hỷ vẫn xuất hiện, bấy giờ chính các tưởng này là bệnh.
    Thế Tôn liền từ bỏ hỷ, từ bỏ lạc và chứng đắc Thiền thứ tư. Buổi đầu trú ở Thiền này, Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi, an trú, giải thoát. Sau đó, Thế Tôn tư duy đến sung mãn về sự nguy hiểm của lạc thì Ngài cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát của xả niệm trú (Tứ thiền), biết rằng "Đây là an tịnh". Trong khi an trú Tứ thiền, xả lạc, xả khổ, thì các tưởng đi đôi với xả lạc vẫn hiện hành, bấy giờ đối với Ngài, các tưởng này là bệnh.
    Rồi Thế Tôn đi ra khỏi các sắc tưởng, chấm dứt hoàn toàn các sắc tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt. Bấy giờ Thế Tôn chứng đắc "Không vô biên xứ định". Lúc đầu chứng đắc Thiền cảnh này, Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi và không có giải thoát đối với Thiền này. Thế Tôn liền suy nghĩ đến nguy hiểm của các sắc, thấy nguy hiểm này đến cùng độ thì Thế Tôn liền cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Không vô biên xứ, biết rằng "Đây là an tịnh". Sau một thời gian an trú trong Không vô biên xứ định, các tưởng cùng đi với các sắc vẫn còn hiện hữu. Thế Tôn thấy đây là chứng bệnh, như là khổ đau phát khởi ở người đang sung sướng.
    Thế Tôn lại từ bỏ hoàn toàn Không vô biên xứ định, và chứng đắc "Thức vô biên xứ định" (Thức là vô biên). Ban đầu của sự chứng đắc này, Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi, không cảm thấy an tịnh và giải thoát đối với Thức vô biên xứ, Ngài bèn tư duy đến sự nguy hiểm của Không vô biện xứ định, thấy sung mãn sự nguy hiểm này, Ngài liền thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Thức vô biên xứ định, các tưởng có mặt của Không vô biên xứ vẫn hiện hành, đây là chứng bệnh đối với Ngài, như là nỗi khổ đau khởi lên giữa lúc đang sung sướng.
    Thế Tôn lại từ bỏ hoàn toàn Thức vô biên xứ định và đạt được "Vô sở hữu xứ định" (biết rằng không có gì cả). Buổi đầu của sự chứng đắc Thiền này, Ngài không cảm thấy phấn khởi, an tịnh và giải thoát, Ngài bèn tư duy đến sự nguy hiểm của Thức vô biên xứ định cho đến khi thấy sung mãn sự nguy hiểm của cảnh giới Thiền đó, Ngài mới cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Vô sở hữu xứ. Sau một thời gian an trú trong Thiền Vô sở hữu xứ này, các tưởng có mặt của Thức vô biên xứ vẫn hiện hành như là hiện hành của khổ đau đối với người đang sung sướng. Với Ngài, đây là một chứng bệnh cần được loại bỏ.
    Thế Tôn lại ra đi, ra đi nữa. Ngài từ bỏ hoàn toàn, chấm dứt hoàn toàn tưởng Vô sở hữu, và chứng đắc "Phi tưởng phi phi tưởng xứ định". Dù biết rằng "Đây là an tịnh" nhưng lúc đầu Ngài vẫn không thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Thiền này. Ngài chuyển qua tư duy về nguy hiểm của Vô sở hữu cho đến khi thấy sung mãn sự nguy hiểm này thì sự cảm nhận hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với "Phi tưởng phi phi tưởng" định đến với Ngài. Sau một thời gian trú Phi tưởng phi phi tưởng, các tưởng có mặt của Vô sở hữu lại khởi lên như là khổ đau khởi lên với người đang sung sướng. Đối với Ngài, đây là một chứng bệnh cần được đoạn trừ.
    Rồi Thế Tôn lại ra đi nữa, từ bỏ hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng định và chứng đắc "Diệt thọ tưởng định". Dù có biết rằng "Đây là an tịnh", trong buổi đầu chứng đắc Thiền này, Thế Tôn vẫn không có hứng khởi, an trú và giải thoát đối với Thiền ấy. Ngài bèn suy nghĩ đến nguy hiểm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, cho đến khi thấy rõ sự sung mãn của sự nguy hiểm ấy, Ngài thưởng thức được lợi ích của Diệt thọ tưởng định với tâm hứng khởi, an trú và giải thoát. Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh, thật an tịnh". Sau một thời gian an trú ở Diệt thọ tưởng định, với trí tuệ Thế Tôn thấy rằng, tất cả các lậu hoặc đều đi đến tận diệt.
    Sau khi thuận thứ và nghịch thứ chứng đắc, an trú và xuất khởi nhuần nhuyễn chín cảnh giới Thiền trên, Thế Tôn mới tuyên bố Ngài đã chứng đắc "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác".
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    theo như đoạn văn trên thì Sĩ Đạt Ta tuyên bố vô thượng chánh đẳng chánh giác (vô địch thiên hạ) là cái giai đoạn sau "phi tưởng phi phi tưởng".Thế là các học trò nô nức rèn luyện
    Về sau đại thừa bật lại : vô lý; làm gì có chuyện vô địch thiên hạ dễ thế; đẻ ra thêm cái phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác là ko được ích kỷ;ko được chỉ đưa mình lên cõi niết bàn mà còn phải ném tất cả chúng sinh lên cõi Nirvana mới finish được Phật sự.
    Nói như vậy thì ngay cả Sĩ Đạt Ta cũng chưa hoàn thành sứ mệnh;như vậy đại thừa nhắm vào Sĩ Đạt Ta để phê phán ; nhưng vì sợ Phật nên nhắm vào các đại đệ tử.Kẻ hứng chịu nhiều nhất các dạy dỗ của đại thừa là Xá Lợi Phất; lúc nào cũng bị kêu tên ra dạy dỗ bởi chư vị Phật đại thừa.
    Này Xá Lợi Phất!
    Này Xá Lợi Phất!
    Này Xá Lợi Phất!
    Sắc tức thị không
    Không tức thị Sắc....v....v
    Ông Xá Lợi Phất mà sống dậy chắc tức lắm; sao ko đè cái tên Mục Kiều Liên hay Phú Lâu Na;Tu Bồ Đề mà dạy; cứ kêu tên mình.Ở trên Niết Bàn mà cũng ko yên với các vị.
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Câu trả lời là các vị tôn giả khác cũng có miếng bánh của riêng mình trong Phật giáo đại thừa.
    Mục Kiều Liên trở thành ...Địa tạng vương bồ tát.
    Tu bồ đề thì được đặt vào ...kinh Kim Cương nghe "Phật"(đại thừa) thuyết.
    Kinh Kim Cương có vẻ như là một tác phẩm Phật dạy về con đường Bồ Tát và như là dung hòa giữa phẩm cách của một vị Alahán tự giác và các vị Bồ Tát tự phát (à quên giác tha).Hầu hết các kinh Đại Thừa đều nói ra rả về con đường đạt đến Phật quả và chế ra đủ các loại quyền năng (thập lực;lục thông...).
    Các nhà kinh điển đại thừa toàn những người đã sáng tác ra những "giáo trình thành Phật"; họ là những vị thầy của Phật; sẽ đào tạo nên một loạt Phật duy ngã độc tôn
    Điển hình là kinh thập địa của Thế Thân; tác phẩm này khá là hoành tá tràng về những con đường một bồ tát đi qua (Thế Thân nực cười là sau này cũng được một số người tôn là Bồ Tát; cả Long Thọ cũng thế).Thế Thân chỉ là một nhà nghiên cứu Phật học;một nhà văn đơn thuần.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trong kinh Vimalakitir (Duy Ma Cật); ông Duy Ma Cật đại diện cho xứ Phật Hương Tích ("Cõi Phật của những mùi hương") đến dạy cho mười đại để tử của Phật một bài học; đến nỗi mà cả mười đại đệ tử này đều xấu hổ vì "kém tài"; mà khổ nỗi chẳng phải là tài gì to tát mà "biện tài". Khả năng nói năng;tranh biện;thuyết pháp...
    Trong các kinh Phật thường có những đoạn Thế Tôn đến thuyết pháp sau rồi người nghe tự nhiên hoan hỉ...
    Đến tặng cho một bài thuyết pháp;rồi hoan hỉ... lại thuyết rồi hoan hỉ... ôi the power of word; the power of sound
    Sau đó thường là một đoạn tán tụng y hệt nhau ở tất cả các kinh :"Thật vi diệu thay thật hy hữu thay;tôn giả Gotama; như dựng lên những gì bị quăng ngã xuống; như đem lại ánh sáng cho mắt thấy sắc....; cuối cùng là con xin quy y với tôn giả Gotama"
    Tất cả những người nghe ngài thuyết pháp đều khen y chóc một lời giống nhau vậy
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Mục đích của người Kỳ Na giáo là trở thành một siddha ?" người hoàn hảo. Siddha là người đạt tới sự tuyệt đối về tri thức, nhãn quan, quyền năng và hạnh phúc. Trong trạng thái hoàn hảo ấy, ta nhận ra rằng bản ngã (atman) là thực tại tối hậu. Tới thời điểm này, linh hồn tách biệt với thể xác. Kinh Tattvartha Sutra, chương 10: 4-5 có viết:
    Bó tay; thế này thì cái tên Siddhatta quả là đáng nghi ngờ.
    Không có đứa trẻ nào mới đẻ đã đi bảy bước cả. Đức Phật sống lại chắc cũng phải cải chính.
    Này các tỳ kheo;một đứa trẻ mới đẻ đã đi được bảy bước là điều bất khả.

Chia sẻ trang này