1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử bài xích và đả kích Phật giáo dưới góc nhìn ngoại đạo.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 18/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Oài! Lại phải ví von một tí cho nó sinh động rồi.
    Trước hết ta ví von dân tộc ta là dân tộc Anh Cát Lợi.
    Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông được ví von với Sir Issac Newton.
    Phật Pháp được ví von với Cơ học Newton. Trong đó bao gồm cả định luật vạn vật hấp dẫn và 3 định luật cơ học Newton. Dĩ nhiên là Newton còn có nhiều công trình khác; nhưng ta đang xét về mặt CƠ HỌC nên cũng chỉ gói gọn trong bấy nhiêu mà không xét đến những công trình TOÁN HỌC của ông. Cũng tương tự như vậy ta cũng chỉ xét đến quan điểm về Phật Pháp của Điều Ngự Giác Hoàng chứ không xét đến các vấn đề chính trị của ngài mặc dù Phật Pháp và Chính trị có liên quan với nhau nhưng những vấn đề không liên hệ thì không nhắc. Cũng y như vậy đối với mối liên hệ giữa Cơ học và toán học.
    Vấn đề đặt ra ở topic này là ?obài xích và đả kích Phật pháp? sẽ được ví von với ?ophản biện các định luật cơ học Newton?. Dĩ nhien bài xích và đả kích không phải là đồng nghĩa với phản biện. Nhưng các ?ochân nhân? ở box này vốn có truyền thống ?onói trạng? nên bài xích và đả kích ở đây được hiểu là phản biện.
    Quá trình phản biện đang diễn ra. Bỗng nhiên dhlv nhảy vào và nói rằng:
    Tôi tiếp tục ví von. Điều này tương đương với ý nghĩa dhlv cho rằng không nên phản biện lý thuyết cơ học Newton. Lý do mà dhlv đưa ra là ?oDhlv coi các giáo viên dạy vật lý của mình cũng như ông anh của mình?. Rất đơn giản và dễ hiểu! Thây kệ Einstein hoặc thuyết cơ học lượng tử. Ta cứ áp dụng Newton trong mọi tình huống ?ocho nó lành?. Vì những người dạy cơ học Newton rất dễ mến.
    Tiếp theo dhlv ?othao thao bất tuyệt? về tính dân tộc của Phật Pháp. Tôi cũng hiểu rằng nếu chúng ta là người Anh chúng ta không nên phản biện và xem xét lại phạm vi vận dụng của cơ học Newton vì Sir Issac Newton là đồng bào với chúng ta. Gì thì gì chung ta phải YÊU NƯỚC cái đã. Đúng không nào!
    Đúng vậy. Nếu tôi là người Anh tôi cũng nói rằng ?oSống mãi! Nhà quý tộc xứ Anh Cát Lợi. Nhà khoa học vĩ đại của mọi thời đại?. Nghe sướng nhể!
    Thế à? Đúng là cái ?osướng lúc ngộ? không phải là mục đích của người học Phật cũng y như vậy với cái ?osướng lúc ngộ? trong nghiên cứu khoa học (táo rơi vào đầu chẳng hạn). Nhưng không có nó là không được đâu đồng chí ạ. Vì đồng chí không có ?ocái sướng lúc ngộ? đó (thể hiện bằng việc đồng chí đánh đồng cái "sướng trong lúc ngộ" đó với việc "ăn chơi đú đỡn; tâm sự tâm tình") nên tôi mời đồng chí vác loa đi ?otuyên truyền? cho Vovinam tiếp.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 11/11/2008
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 12/12/2008
  3. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Đọc xong đúng là King Hoàng về sự nghiên cứu của cậu King Hoàng.
    Chúc mừng cậu đã đạt được những thành tựu mà không phải ai cũng chạm được vào nó.
    Cũng phải nói thêm là cậu thật là chịu chơi khi ngồi viết nhiều đến thế trong trạng thái thoát tục đó. Cậu đã góp phần làm cho mạt pháp thêm phần mạt pháp rồi
    Hãy giữ cho ánh trăng le lói của mình được trở thành mặt trăng tròn sáng tỏ xua tan mây đen.
    Tha lỗi cho tôi nhiều lời ít ý
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Người ngoại đạo thì làm gì biết đạo mà lý luận cao siêu như các bác, họ đã kích thế này đây:
    "Ngày 24 tháng 10 năm 2008 tại chùa Liên Hoa, Phường Định Công đã xảy ra cái chết tức tưởi của sư bác Mừng. Tất cả các già đều vô cùng thương sót và tiếc thương bác. Bác là một con người hiền lành tử tế và chăm chỉ, luôn luôn giữ đạo tu hành. Tất cả các phật tử ai lấy đều quý bác không ai phàn nàn về bất kỳ một hành động nào mà bác đã làm. Khi Sư bác còn sống chúng tôi lên chùa lễ phật thường thấy bác quét dọn và hái rau ngoài vườn. Sáng sáng, bác đều dậy sớm ( 3 giờ sáng) hái rau, chảy khế ra chợ bán, một số già rất thương bác nên đã mua ủng hộ. Nhiều lần sư bác đã tâm sự với chúng tôi với hai dòng nước mắt nhạt nhoà, đỏ ngầu. Dường như trong con mắt bác đã chảy lên những giọt máu hoà quyện từ xương tuỷ. Những lời tâm sự ấy đều phàn nàn về thái độ của thầy Mẫn đối với bác, rất không đúng với lời phật dậy cho một kẻ tu hành. Cụ thể như sau: Ngày 23 tháng 10 năm 2008 Sư bác xin thầy Mẫn (chủ trì) cho bác sang chùa thầy Lý ở Bát Tràng để học hết khoá hạ rồi xin thầy về chùa Thái Bình để tu tập. Nhưng thầy Mẫn vốn tính ghen ghét bác nên không ký giấy cho bác sang chùa thầy Lý mà một mực đuổi thẳng ra khỏi chùa. Lúc này, Sư bác lại một lần nữa bị rơi vào cửa ngõ của sự đau khổ bi đát. Còn về phần thầy Mẫn, thì đây là một con người mà chúng ta không thể miêu tả được bằng bất kỳ ngôn ngữ nào về bà ta. Khi chúng tôi lên chùa thái độ của sư Mẫn rất trịnh thượng, tinh tướng, quát nạt thể hiện mình là "Sư".Đối với bà ta: người nhiều tiền thì cười hớn hở cho lễ trước, kẻ ít tiền thì khinh khỉnh coi thường, lờ như không biết. Tôi được nghe một già kể: trong khi phụ giúp trên chùa, có gặp: một gia đình đi xem bói phải cúng cây vào chùa. Sau khi lễ xong, thầy cúng chỉ đặt 10 nghìn lên ban thờ Tam Bảo. Biết được tin đó thầy Mẫn vô cùng tức giận thể hiện ngụ ý " 10 nghìn không đủ tiền điện": vì khi lễ phải bật điện sáng khắp chùa. Nếu là một nhà Sư thì phải có tâm tĩnh lặng Tứ Đại Giai Không, mới thành chính qủa được. Nhưng đối với thầy Mẫn "tiền! tiền! tiền!" là tiếng gọi của lương tâm. Đồng thời bác Mừng có nói cới chúng tôi rằng dù ở trong chùa có khổ thế nào bác vẫn cắn răng chịu đựng. Nhưng đời thật chớ trêu thầy Mẫn đưa ông Trương về chùa Liên Hoa, hành nghề bói toán nào nào biến số đen thành số đỏ, hầu đồng cắt tiền duyên mỗi nhà lên đến hơn chục triệu. Trong làng có nhà HĐ: Vì nhẹ dạ cả tin: Nhờ hắn ta cắt tiền duyên cho con gái mất 12 triệu. Bác Mừng thấy vậy cũng nhiều lần góp ý với ông Trương về chuyện xem bói ở chùa nên ông ta tỏ thái độ. Vì xem bói kiếm mấy trăm nghìn một ngày nên ông Trương không lỡ bỏ qua món hời ngon như vậy. Ông ta ấm ức trong lòng. Nên hắn đã thông đồng với thầy Mẫn kiếm chuyện bới móc bác Mừng để đuổi bác ra khỏ Tam Quan. Mỗi khi đi bán rau về muộn, thầy Mẫn khoá cửa không cho bác vào, bác phải ở trong một màn đêm rùng rợn chẳng biết than khóc với ai, chỉ có quỷ thần hai vai chứng giám. Hơn nữa bà ta (sư Mẫn) còn bắt bác ăn riêng, có khi phải nhịn đói, lúc thì ăn rau luộc, mỳ tôm không. Đã vậy rức tâm của thầy Mẫn còn cao hơn nữa: Bà ta không cho bác Mừng lên chùa lễ phật mà cho ông Trương( một tên lừa đảo trắng trợn) đứng trước cửa phật đọc mấy câu " A di đà" giả nghĩa. Sư bác Mừng đã nhờ các già góp ý với thầy Mẫn để giải quyết mâu thuẫn giữa bác và ông Trương, đồng thời mông thầy Mẫn đối xử tốt hơn với mình. Nhưng "Giang sơn khó đổi bản tính khó rời". Thầy Mẫn không nghe mà bắt bác quỳ xuống dưới chân ông Trương ăn lăn hối lỗi nhưng bác một mực kháng cự. Bác Mừng được nghe bà Thanh giúp việc trong chùa cho biết ông Trương chưa bao giờ tu ở chùa nào cả mà cũng không có pháo giới nào. Thế mà một con người đạo hạnh như bác lại phải quỳ trước mặt một tên buôn thàn bán thánh "như ông Trương". Tôi thiết nghĩ " ở hiền sẽ được gặp lành" nhưng ngay trong cửa chùa mà cũng xảy ra một việc thiếu công bằng như vậy. Mặt khác những từ ngữ của ông Trương nói với bác nghe như những lời nguyền rủa của một tên thầy phù thuỷ chuyên nghiệp như :"Phò, con đĩ, cái đồ ... to bằng cái đĩa". Những lời nói này như đưa tâm hồn chân thật của bác chôn sâu dưới 18 tầng địa ngục, đó là một điều nhục nhã lớn nhất đối với kẻ tu hành. Chúng toio đi lễ đã nhiều nhưng chẳng có chuyện sư tăng ở với sư ni bao giờ mà nay thầy Mẫn lại đem một ông sư giả về chùa ( chắc có dụng ý gì đây?). Có người nghe bác Mừng kể rằng mỗi khi ăn cơm thầy Mẫn - Ông Trương lại cười tí tởn với nhau (Một nam một nữ ngồi). Hàng ngày đi học thầy Mẫn bắt bác phải vòng qua lối cửa sau, qua bãi tha ma đi học. Ngay cả một chiếc xe máy mà gia đình dưới quê dành dụm cho bác, bác cũng phải gửi ở nhà bà Mò vì sợ thầy Mẫn buông lời mỉa mai. Ngay cả ông Trương còn dùng được điện thoại di động và thầy Mẫn còn có tiền xây được nhà (sư mà kiếm ra tiền xây nhà...?). Vậy tại sao bác Mừng phải dấu diếm không dám mang xe về? Bác Mừng có một cô em làm gần chùa Liên Hoa nên thi thoảng cũng vào chơi với chị. Mỗi lần vào phải đặt 50 nghìn lên bàn thờ không thì thầy Mẫn bới móc bác. Thương chị mà chẳng dám vào vì không phải lúc nào cũng có tiền để mà bạch thầy. Chao ôi! sư gì vì tiền mà chia cắt tình chị em của người ta? Thầy Mẫn quả thật là một con người Lọc lõi có máu con buôn từ trong trứng. Hơn nữa có người kể với tôi rằng trước đây khoảng mấy năm uỷ ban nhân dân phường Định Công có xin chặt cây trước cửa chùa, ông Hà phó chủ tịch có vào bạch sư cụ (cụ Thấp 100 nghìn). Thấy thế, thầy Mẫn trong lòng đố kỵ đã sai các già ra chửi uỷ ban nhân dân phường (hành động đó là coi thường luật pháp). Trong quá trình được học, tôi biết rằngmọi tín ngưỡng đều phải tuân thủ theo quy định của luật pháp và đất của nhà chùa cũng thuộc quyền quản lý của uỷ ban nhân dân phường. Nhưng thầy Mẫn coi thường luật pháp, khinh rẻ uỷ ban nhân dân. Bà ta làm như vậy chính là tự tách mình ra thành một cá thể để chống đối luật pháp, không chuỵ kết hợp giữa luật pháp và đạo phật. Mặt khác có già kể với tôi rằng: Con của bà ta đi lên chùa lễ phật gặp thầy Mẫn đang đi, bác đó cùng một số người hỏi thầy "..." thầy Mẫn trả lời với thái độ cáu giận coi thường. Sau đó, đoàn phật tử đưa cho ít giọt dầu để công đức thì : Thái độ của thầy Mẫn như biến thành một con người khác. Tay vừa đút tiền, miệng cười hớn hở. Tất cả những điều đó đã gây nên chữ "nghiệp" mà Đạo Phật thường nói. Nó cũng là nhân tố gây ra cái chết Bác Mừng. Cái chết ấu cũng thật bí ẩn " người Bác bị cắt hai mạch máu ở tay, rồi nhảy xuống ao tự vẫn". Tuy chiếc ao vèn vẹn khoảng 25 mét vuông nhưng dân làng mò 3 lần không thấy, đến nỗi bà Hiện phải đi thắp hương khắp tam bảo, xin bác khôn thiêng cho tìm thấy xác bác thì lần thứ ba người ta mới thấy đầu bác nhoi lên từ bụi súng. Lúc gia đình lên nhận mặt, người chị khóc cạn nước mắt vì thương em. Lúc đó có người bảo trông thấy bác hộc máu mồn. Tôi được nghe các cụ nói rằng: người nào chết oan thì mới bị như vậy. Ông cha ta có câu "không có lửa làm sao có khói", hai người ở trong chùa với nhau mà lại xảy ra chuyện như vậy thì thật là kỳ lạ. Tự bao đời nay chuă có một vị sư nào tự tử trong chùa (đây là lần đầu tiên). Chắc phải có một nguyên nhân hết sức đặc biệt, gắn liền với 2 bức thư tuyệt mệnh mà bác để lại trước khi ra đi. Thế mà có một số người vẫn làm ngơ trước cái chết của bác, mặc kệ cho sư Mẫn tung hoành ngang dọc. Tình cờ một lần ra chợ tôi bắt gặp một số người nói chuyện là "thầy Mẫn thuê người về yểm bùa ở mộ bác", sợ bác làm cản trở công việc hành ác diệt thiệt của mình (tôi cũng chưa biết có phải không, nhưng nêu hại bác mà ở cách mộ bác chỉ vài chục mét, thì điều này cũng khó nói).
    Qua các sực việc trên các già và tôi thấy thầy Mẫn không đủ tư cách làm một vị sư trụ trì ở chùa Liên Hoa. Mong sao những người đã được đọc câu chuyện này đếũe đồng cảm với tôi và ký vào lá đơn mà các già đã thảo viết. Tôi nghĩ rằng sự ra đi của thầy Mẫn sẽ làm cho ngôi chùa Liên Hoa nhin thấy bóng Phật. Tan đi màn đêm sương khói mịt mù. Nếu ai còn nghĩ rằng thầy Mẫn có công với chùa (Xây dựng chùa) thì đó là một sự sai lầm lớn. Vì chẳng nhữ một bà sư ăn lộc chùa mấy chục năm, đưa cháu lên học, đưa mẹ lên ở. Chẳng nhẽ không đứng ra nổi để kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng chùa hay sao? Đây không phải là CÔNG mà là NGHĨA VỤ phải làm. Nếu là sư mấy chục năm ở chùa mà không làm được một điều nhỏ nhoi như vậy thì thật đáng xấu hổ. Vậy nếu ai còn có lòng trắc ẩn chưa muốn mời thầy Mẫn đi , thì hãy nhớ đến cái chết của Bác Mừng mà tự dằn vặt mình. Có già kể với tôi rằng: Vào dịp dâng sao giải hạn, có một bà lên hỏi thầy về lịch làm lễ. Thầy quát nạt mắng mỏ, bà đó đỏ mặt chỉ biết chắp tay tụng câu "a di đà phật, a di đà phật...." Vậy chúng ta thử đặt ra: khi mình chết đi con cháu đưa lên chùa mà gặp phải sư Mẫn thì liệu mình có ở nổi không???. Bây giờ các già tuổi đã cao, chẳng thể làm gì cho con cháu, làng xã được nữa. Vậy chúng ta hãy nghe theo tiếng gọi của lươngtri mà mời thầy Mẫn ra khỏi chùa. ĐẺ con cháu kho đi cầu phúc cho mình ( sau khi đã khuất) thì không bị thầy Mẫn hành hạ!?!?.........Chúng ta hãy nhất trí đồng lòng.
    Nam mô bội sư mô ni thích ca mô ni phật.
    TRỜI CAO CÓ MẮT "
    Tuy nhiên tôi đọc bài này tôi ko thấy yếu tố nào là có thật cả, tôi chỉ thấy 1 bài viết bôi nhọ vào yếu tố "con người" của PG thôi.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Và đây nữa, thử hỏi Mr.Kinhhoang làm sao mà trả lời ?

    "Báo Hạnh Phúc Gia Đình số ra ngày 28-12-2007 có giật tít bìa ?oQuái tình nơi cửa Phật?. Tìm đến trang 24, đọc xong mới giật mình vì có một câu chuyện đúng thật là ?orất quái?. Điều khiến tôi phân vân với tờ báo là sự giật tít để câu khách có sự không đàng hoàng cho lắm.
    Nếu nó là một câu ?ochuyện? thật thì phải có những con người cụ thể, địa chị cụ thể, sự kiện ngày giờ cụ thể. Còn nếu nó là ?otruyện? thì nên ghi rõ là truyện ngắn vì đó thuộc lĩnh vực sáng tác và các nhân vật là hư cấu?
    Truyện (chuyện?) có nội dung tóm tắt như sau: Sư cô Đàm Chi, trụ trì chùa Trúc, làng Phương Thượng, người sắc xảo, có uy tín, luôn chỉ bảo cho mọi người về đạo đức của nhà Phật.
    Bà Hường là một Phật tử thường hay lên chùa cầu an, cầu phúc. Một hôm bà Hường nhận được điện thoại của cô Dị về việc ?ođến chùa mà tìm chồng?. Cô Dị là một cô gái đồng bóng yêu ngây ngất sư cô. Sở dĩ cô Dị báo tin cho bà Hường vì cô ghen với mồi tình vụng trộm của sư cô Đàm Chi.
    Con trai bà Hường tên là Quang làm công an huyện, sau khi biết chuyện đã chở mẹ lên chùa tìm bố. Chuyện tằng tịu của bố Quang với sư cô Đàm Chi (?ongười đàn bà nõn nà trắng phớ đang ôm ghì người đàn ông sung mãn?) và chuyện ghen tuông của mẹ Quang khiến Quang lo lắng điện thoại đến chùa Quảng Tâm nơi thượng tọa Thích Đức Phi trụ trì.
    Thật không ngờ thượng tọa Thích Đức Phi là người có trình độ Phật học cao, tinh thông giới luật, có uy tín trong hàng giáo phẩm nhưng lại có quan hệ với sư cô Đàm Chi vì có người nhìn thấy hai người ở nhà nghỉ mát Đà Lạt. Và tiếp tục một đêm chiếc xe biển số 1068 (của bố Quang) lại êm ru tiến vào chùa Trúc.
    Cô Dị vì ghen quá đã cho người châm lửa đốt trai phòng của sư cô Đàm Dị. Kết cục cô Dị bị bắt vì tội đốt nhà giết người. Nhưng ?ođiều cô căm tức không phải chỉ vì hai kẻ kia thoát chết mà còn vì lão thượng tọa sau khi nhận được điện thoại của cô đã thông tin ngay cho hai kẻ kia trốn thoát. Cuối cùng họ phi tang, còn cô phải ra tòa chịu số phận tù đày sắp tới? (Quái tình nơi cửa Phật).
    Đọc xong mới thấy ?otruyện? đã có ?ochuyện?. Bỏ qua những ?odụng tâm? của người viết và tờ báo, chúng ta không khỏi suy nghĩ về những giá trị mà rồi đây rất có thể từ những con người cụ thể (hay từ những nhân vật được hư cấu) sẽ làm đổi thay đáng kể cái cán cân đạo đức xã hội. Và đâu đó người ta đang hình dung ra những sự mất giá quá lớn trong đời sống xã hội từ khắp các tổ chức đoàn thể xã hội, trong đó có tôn giáo.
    Là một người Phật tử, tôi luôn nhắn nhủ mình rằng: ?oY pháp bất y nhân? (y vào giáo pháp của Đức Phật mà tu tập, chứ đừng nhầm lẫn với những con người cụ thể, những con người mà sự hoán chuyển từ cái thiện sang cái ác là rất mong manh). Nhưng đó là những người được tiếp thu giáo lý để hiểu được điều đó như tôi. Còn biết bao nhiêu người chưa có tín tâm, đang mò mẫn vào đời sống tôn giáo thì họ chỉ có một điều suy nghĩ đơn giản là đạo Phật thiêng liêng thì những người thực hành (Tăng Ni, Phật tử) cũng phải là những người mẫu mực về đức độ, nhân cách, và điều khuyến khích họ sống tốt chính là những tấm gương trước mắt họ.
    Thế nên không biết đúng hay sai, tình tiết nặng nhẹ ở mức nào, nhưng người dân bình thường cứ nhìn thấy, nghe thấy những cái gọi là ?oHòa thượng *********?, ?osư cô lẳng lơ?, ?othày chùa giàu sụ, ăn chơi không thua người đời? là người ta nghĩ khác về đạo Phật, nghĩ xấu về đạo Phật mà không cần hiểu những con người đó tu vì mục đích danh lợi gì, theo chính kiến nào, được ai sắp đặt?
    Có người nói: ?oĐành rằng đạo của quý vị đẹp thật, tốt thật nhưng tại sao nó đẹp tốt như thế mà có nhiều những con người đi theo nó lại chẳng thấy tốt đẹp chút nào. Tôi thấy nhiều người ở xóm tôi, đi chùa tụng kinh suốt ngày nhưng chửi chồng, chửi con, cãi lộn với hàng xóm như hát hay, thì cũng không hiểu là thế nào??
    Những năm tháng ?ohiện đại hóa? gần đây, tiếng xôn xao, lời đồn đại tiêu cực về đời sống tu hành của quý thầy, quý cô, thậm chí có người trong hàng giáo phẩm ngày càng có phần tăng lên trong các khóa tu, đạo tràng. Không hiểu quý thầy cô có tâm trạng hoang mang như người Phật tử hay không? Nhưng có người đã gằn giọng nói: ?oNgười tu nhiều lên và tính đời tăng lên gấp nhiều lần?.
    Tôi cũng cố thử xem cái gọi là ?otính đời? đó nó tăng lên ở điểm nào dù phải chấp nhận coi mình là kẻ soi bói. Quả thật, có những nơi ngoài ngôi chùa và những pho tượng Phật điềm tĩnh, từ bi, tôi thấy quý thầy có đầy đủ những vật dụng sinh hoạt như người bình thường, không những vậy nó còn là những thứ ?ođồ xịn? ra trò không kém. Không kể đến mốt ?olên đời? xe đã trở nên phổ biến.
    Có những quý thầy tuổi còn rất trẻ, nhờ ?othân quen? giới thiệu được trụ trì ở một ngôi chùa nào đó mấy năm đã có xe hơi đi lại. Xe hơi ngày càng trở nên phổ biến trong chốn chùa chiền. Không hiểu từ hôm nào, ?ochùa? đã nhanh chóng bước vào giới người giàu như vậy, và không ít quý thầy trở thành người mà Phật tử phải ?ongước lên?, những cuộc gặp phải ?oxin hẹn?, lễ ít thì cho đệ tử là Sadi, chú tiểu tiếp...
    Thế là xã hội lại một phen xôn xao ?ođi tu sướng lắm?, ?othày chùa bây giờ giàu ghê?. Nghe thì nhồn nhột, nhưng thấy người tìm đi xuất gia ngày một nhiều và gần như không được kiểm soát chặt, thành thử oai nghi đi đứng, nói cười của không ít Tăng Ni trẻ gần như ?ocó vấn đề??
    Từ xa xưa, hình ảnh mái chùa, hình ảnh quý thầy, quý cô là hình ảnh gần gũi, lân mẫn với người dân bình thường, người lao động, người nghèo khổ thì nay đang có biểu hiện đi dần về phía ?othượng lưu?. Không biết đó là phúc hay họa, là sự phát triển vượt bực hơn cả thời Lý-Trần của Phật giáo Việt Nam hiện nay (phát biểu của Hòa thượng Thích Thanh Tứ trong chương trình Thời sự VTV) hay đó là một nỗi buồn lo không dễ nói thành lời.
    Phải chăng gắn sự phát triển của Phật giáo vào chùa to cảnh lớn, xe hơi đưa đón các thầy vào ra, nhiều trường học, nhiều lễ lạc?, rời xa những định hướng tâm linh căn bản là một mục tiêu chệch hướng?
    Chắc chắn trong thời gian tới, những ?otruyện? những ?ocâu chuyện? tương tự như ?oQuái tình nơi cửa Phật? sẽ còn xuất hiện. Nên người viết chỉ mong rằng Ban Trị Sư các tỉnh thành nên hoạt động hiệu quả hơn nữa, là nơi để Phật tử có thể ?ođánh trống kêu oan? cho đạo đức nhà chùa, xử lý các tình huống ngay khi có những lời đồn đại không hay, chấn chỉnh oai nghi, giới hạnh của Tăng Ni (người của dân chúng).
    Nếu vi phạm 3 lần có thể tước danh trụ trì gửi đến một trú xứ để tòng chúng tu tập. Ban Trị Sự cũng nên quyết tâm hơn đối với những vị Tăng Ni có biểu hiện lên đồng nhập bóng vì ở đó có những lệch lạc trong giới tính, gây nên những biến thái về tâm sinh lý. Áp dụng những biện pháp mạnh (thải bớt tăng đồ) khi có những biểu hiện vi phạm nặng và để lời đồn đại kéo dài.
    Người viết mong Giáo hội quyết tâm chỉ định thời gian tập tu ở chùa là 3 năm, trong thời gian này không được cạo đầu. Bên cạnh đó cử hẳn một ban giới luật theo dõi sinh hoạt của những người tập tu để làm cơ sở cho việc chấp nhận xuất gia về sau. Người viết cũng mong các vị thầy tinh tế hơn trong chọn lựa đệ tử, theo dõi sát đệ tử để nếu thấy những đệ tử nào có những biểu hiện ?okhó tu? thì dùng lòng từ bi của mình như một người cha người mẹ lo một đời sống thế tục cho họ trong thời gian đầu, đừng xua đuổi, trù dập họ.
    Bởi nếu họ không có duyên làm đệ tử xuất gia thì hãy cho họ cái duyên đệ tử tục gia, nhằm hướng dẫn đời sống tâm linh của gia đình họ về sau. Đừng để xảy ra những tình trạng bất mãn, thù ghét thầy và xa rời những giá trị tâm linh đạo Phật.
    Nếu Tăng Ni nào thấy mình không thể gắn bó hết cuộc đời xuất gia thì nên mạnh dạn trình bày với thầy bản sư để tìm hướng đi sau đó cho mình. Trong thời gian còn ở chùa không được làm tổn hại đến uy tín của chùa và Giáo hội. Thành lập hội những người tu xuất giúp đỡ nhau cũng là một việc nên làm.
    Cơn bão thông tin đa phương tiện sẽ không nhân nhượng với bất cứ chuyện ?othâm cung bí sử? nào. Một sự điều chỉnh mạnh mẽ ở bên trong của Giáo hội PGVN và của mỗi ngôi chùa vào lúc này là vô cùng cần thiết. Nếu được vậy thì những ?otruyện?, những ?ocâu chuyện? như kiểu ?oQuái tình nơi cửa Phật? đều sẽ không có cơ hội xuất hiện trên mặt báo và dĩ nhiên chúng ta không phải phiền lòng.
    Hình ảnh ?ongười làm dâu trăm họ? (chỉ quý thầy cô) có còn giữ được trong tâm khảm người Phật tử hay không? Câu trả lời nằm ở phía những nhà lãnh đạo Giáo hội và sự ý thức về hình ảnh của chính mình nơi mỗi Tăng Ni.
    Nam Quốc"

    nguồn: http://phattuvietnam.net/ptvn/viewtopic.php?t=1572
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    5. - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?
    - Bạch Thế Tôn, không thể được!
    - Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".
    6. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: "Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tôi cũng chưa rõ thật sự quan điểm của Tất Đạt Đa về ******** như thế nào và nếu ông sống trong thời đại ngày nay thì quan điểm của ông ra sao?
    Nhưng rõ ràng ******** là một trong các loại lạc thú bản năng của thế gian cũng như ăn uống ngủ nghỉ nên ko nên có cấm dục;như vậy tức là khổ hạnh. Miễn là nó đi theo "trung đạo"
    Hay phải chăng; Tất Đạt Đa thấy rằng không sinh con thì sẽ ko sinh ra một con người phải chịu đau khổ?
    Người kết tập giới luật là Ưu-bà-ly; ông vốn được coi là trì giới đệ nhất; phải chăng một đặc thù của giai cấp bị coi là thấp mà được nhận vào tăng đoàn thì dễ "sai bảo" theo pháp luật hơn là tuệ giác để quán chiếu những gì giới luật dạy? Đọc phần luật tạng thấy nhiều đoạn ...dâm dục quá.
    Rõ ràng đức Phật dùng từ giới hạnh; người có giới hạnh và trí tuệ là tối thắng ở đời nhưng ông Thích Thông Lạc dùng từ giới luật.
    Vấn đề nhận thức và cư xử với ******** là cả một nghiệp thức của phần đông nhân loại.
    Nhân duyên gì khiến vấn đề ******** lại "lớn lao" vậy?Lại liên hệ với vấn đề đạo đức nhiều đến như vậy?
    Có người thoát được cái nghiệp thức này thì lại rắc rối vào cái nghiệp khác....
    Lưới trời ***g lộng...
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa thầy King_hoàng
    đệ tử thấy ********, lạc thú củng vui lắm chứ, nhưng nhiều quá thi sinh lao lực và già nhanh, chưa kể bao chuyện phiền toái quan hệ xã hội gây ra.
    Một vị tăng nhân thì phải đoạn trừ ******** , vì nó làm sao lảng việc tu tập , chuyện này rộng quá, mọi người viết rất nhiều về nó, nhưng tu sĩ đoạn trừ được ******** là điều nên làm.
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Hôn nhân và ái dục không phải là kết quả duy nhất của tình yêu cuồng dại giữa hai nam nữ, mà hai người còn phải tìm hiểu và thông cảm thực sự với nhau. Khi bạn biết rõ về tính tình, thói hư tật xấu cũng như tình trạng sức khỏe của người mình yêu thì bạn mới có thể hoàn toàn tin tưởng và kính trọng người bạn đời tương lai của mình. Và khi đó bạn mới quyết định tiến tới hôn nhân lập gia đình với nhau được. Ngoài ra còn phải ý thức trách nhiệm giữa hai người nữa. Cho nên đôi nam nữ muốn kết hôn và sống hạnh phúc lâu dài thì phải xét kỹ đến mọi khía cạnh nêu trên.
    datlailatma14
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Có hai loại tôn giáo. Một nhóm tôi gọi là các tôn giáo hữu thần như Thiên Chúa, Do Thái, Ấn Độ và Hồi Giáo. Các đạo giáo này tin vào một đấng Thượng Đế. Một nhóm khác gồm các tôn giáo vô thần như Phật Giáo và Kỳ Na Giáo v.v? Họ không tin vào Thượng Đế, đấng Tạo Hóa và Toàn Năng. Phật giáo không chấp nhận lý thuyết có một linh hồn bất tử. Điều này phân biệt giữa những người Phật tử và không Phật tử. Giáo lý căn bản của đức Phật là phủ nhận có một linh hồn hay bản ngã thường còn.
    .......

Chia sẻ trang này