1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử bài xích và đả kích Phật giáo dưới góc nhìn ngoại đạo.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 18/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Có rất nhiều thuyết về nguồn gốc của bộ kinh Đại Nhật. Nguồn gốc có cơ sở xuất phát từ Trung Quốc và cho là bộ kinh gồm 6 quyển do Sư Vô Hành đi thỉnh từ Ấn Độ. Sư viên tịch đột ngột (674) trên đường về nước. Triều đình đã cho người mang kinh về lưu giữ tại chùa Hoa Nghiêm ở Trường An. Đến năm 724, Đường Huyền Tông đã hạ chiếu thỉnh hai đại sư là Thiện Vô Úy và Nhất Hạnh đến Trường An dịch 6 quyển kinh này. Sau khi dịch, nghi quỹ cúng dường được bổ sung vào thành quyển thứ 7. Đây là 7 quyển kinh Đại Nhật được lưu hành phổ biến cho tới hiện nay. Ngoài ra, hai sư còn trước tác một bộ sớ giải kinh Đại Nhật (do Sư Nhất Hạnh thuật ký). Bộ này sau được sắp xếp thành 14 quyển lấy tên là Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích.
    Về nguồn gốc mang tính huyền thoại thì có 2 thuyết. Thuyết thứ nhất cho rằng bộ kinh này được lưu giữ tại tháp sắt ở Nam An, rồi được Thiền sư Long Thọ thỉnh về. Thuyết thứ hai cho rằng bộ kinh này được lưu giữ bí mật ở trong một hang đá trên núi của xứ Bột Lỗ La. Khi các con khỉ mang kinh đi phơi bị gió cuốn bay thì một tiều phu nhặt được và dâng cho vua sở tại. Nhà vua cho sao chép kinh này và trả lại bản gốc cho khỉ. Sau đó nhà vua đã tặng cho một tu sĩ Du già. Từ đó bản kinh được lưu hành.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Hóa ra Phổ Hiền là Phật của Đại Thừa; thật bó tay hết sức.
    Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền Như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bạn hỏi câu này, bạn nên tự tìm câu trả lời, có lẽ suốt đời này và đời khác vẫn không uổn đâu !
    Tôi tin là Phật đúng hoàn toàn. Nếu có một Phật khác xuất hiện thời này thì Ngài vẫn giữ quan điểm ấy.
    Tại sao ?
    Vì cái hỹ lạc của thiền định an lạc và nhẹ nhàng hơn Dục rất rất nhiều lần ! Tôi ko nói suông đâu, khi bạn tập Thiền, bạn sẽ hiểu.
    Khi chứng nghiệm đc chánh niệm tĩnh giác thì bạn sẽ nhận thấy Ái và Dục là xao động bất an, nhưng vẫn thích !
    Khi chứng ngộ đc vào Sơ Thiền "ly dục ly ác pháp" thì bạn sẽ có cái Hỹ lạc do ly dục (ngay lúc ấy). Cái hỹ lạc này đủ sức đánh bạt cảm giác "thăng hoa trong ********". Trong Sơ Thiền, bạn quán thân sẽ thấy các ham muốn khởi sinh thế nào, và sẽ hiểu đc cái khổ của ********.
    Nếu một hành giả tinh tấn toạ thiền và thường nhập Sơ Thiền (nghe tưởng dễ lắm, Sơ Thiền thời nay đã là cao thủ roài đó !) thì thường đc cái Hỹ Lạc ấy mà ko còn cảm giác thèm ******** chi phối. Nhưng vẫn còn "có khả năng" ********, nếu là nam thì ng ấy có khả năng kiểm soát rất cao trong ********, đủ sức làm hài lòng phối ngẫu, và có khả năng từ chối cái cảm giác cuối cùng trong lúc ấy. Tuy ham muốn dục rất mờ nhạt, nhưng khát ái thì vẫn còn, dù rằng vị ấy hiểu rõ cái bất an trong ái nhiễm, cảm nhận đc nhưng chua đủ sức vượt qua.
    Cái này do huynh của tôi nói, anh ta tin rằng khi vượt qua Nhị Thiền thì sẽ diệt đc Ái, nhưng chỉ có diệt hết bản ngã thì mới nhỗ tận gốc Tham ái mà thôi !
    Giới hạnh sẽ khiến ta tiết dục, tiết dục sẽ khiến ta dễ dàng tích tụ công đức để chuẩn bị cho các bước nhãy khi thiền định. hãy ví như bó đuốc, cứ cháy một cách vô ích cho ******** thì sinh lực nào còn cho thiền định chứ. Thiền định đòi hỏi rất nhiều sinh lực và tinh thần, đòi hỏi rất nhiều nghiệp lành và công đức !
    Giới và định là 2 chân, chân này bước 1 bước sẽ kéo chân kia bước theo. Khi thiền định có chút kết quả thì giới lại tự nhiên sinh. Như tôi nói, một vị chứng Sơ Thiền thì tham dục chỉ còn lại rất mỏng, việc giữ giới sẽ rất nhẹ nhàng hơn 1 vị chưa chứng.
    Có rất nhiều hành nghiệp tiêu huỷ công đức, trong đó ái dục là một trong những việc thiêu cháy công đức và sinh lực nhiều nhất !!!
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Sau giai đoạn "cực khoái" đương nhiên là đến giai đoạn "dukkha" rồi. Nhất mà mình muốn ngủ mà vợ lại đòi tiếp.
    Em hỏi bác Nhân tí: Ở cõi Dục giới có bao nhiêu cảnh giới Trời(deva)?
    Nhập sơ thiền là qua cõi Dục giới phải ko?
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Phật giáo rất có thể là do người xưa ngụy tạo ra để "giáo dục quần chúng"; chứ không đơn thuần là "Đại Thừa thị kinh ngụy tạo"
    Rất có thể là có một vị Samon Gotama như vậy nhưng có lẽ ko vip như thế! Câu chuyện về cuộc đời Phật khi kinh truyền sang Trung Quốc đã được Mã Minh trước tác lại.
    Maya (huyễn ho''a) is mother of Buddha
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Thực chất các bác "thử bài xích và đả kích Phật giáo" ở đây không có một tí gì là "dưới góc nhìn ngoại đạo". Lý do: Các bác ở đây không là Phật tử thì cũng là người đã từng tập Thiền và ít nhất cũng biết sơ sơ về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo...
    Chỉ riêng ở đây có dhlv mới xứng đáng "phỉ báng Phật giáo dưới góc nhìn ngoại đạo" vì chắc chắn cho đến giờ này người này chỉ biết Phật Giáo sơ qua vài người thân đi tu, qua vài vấn đề lịch sử xung quanh cuộc đời Đức Phật (thiên về chính trị). Người này rất thích "chấn hưng Phật Giáo" (cũng như thích chấn hưng Vovinam). Tôi đã từng nghe ở đâu câu ngạn ngữ "Một lời khen tụng từ phía dưới lên tức là một lời phỉ báng". Câu này rất đúng với dhlv.
  7. lino1

    lino1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu vô box này đọc 1 lèo bài này xong thấy mệt quá
    Em ngoại đạo, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác.Angen
    "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"
    1 cuộc sống mà diệt dục thì không đáng sống,và cũng chẳng thèm sống.
    Nói cách khác một con người mà ko dục, tự khắc sẽ tìm đến cái chết
    ""Xét đến cùng vật chất có trước. ""
    Bác kinghoang dùng kiến thức hiện đại mang đầy tính duy vật đả kích Tôn Giáo là Phật giáo thì Phật giáo làm sao mà chịu nổi
    Nên nhìn phật giáo cao lên như một văn hóa, giúp cho con người thỏa mãn những nhu cầu tâm lý, an ủi, xoa dịu tâm hồn con người trước đau khổ, hướng con người tới cao đẹp mà thôi.
    Theo đó, Bản chất tôn là một hình thức tự lừa chính mình, giúp con ngừoi chiến thắng trong tinh thần mà cả thấy thỏai mái. Rồi tiếp tục cuộc sống của mình. Thuốc phiện mà dùng đúng liều lượng thì chính là thuốc giảm đau hiêu quả. Cái j` tốt lâu dài cho con người thì nên dùng.
    Được lino1 sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 15/12/2008
  8. fixlife

    fixlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Vào đọc cái topic này muốn chửi quá
  9. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Bạn nói đúng và rất đáng suy ngẫm
    Nhưng có một vấn đề đặt ra là chỉ trong vòng 1 thế kỉ, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Ăngghen đã bộc lộ những lỗ hổng của thời đại cần fix ngay lập tức, để phù hợp với thời đại
    Trong khi Phật Giáo đã tồn tại mấy ngìn năm, chưa vấn đề gì
    Nhìn theo 1 cách rất duy vật thì cái gì được nhiều người thích dùng hơn?? Thuốc phiện hay thuốc tây??
  10. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Đôi khi chấp nhận 1 điều là chúng ta đều học thiền, có sự kính ngưỡng các đấng thiêng liêng tối cao như Đức Phật, Đức Chúa hay Thượng Đế
    Với 1 người tu tập đạt đến 1 trạng thái nào đó, họ nhận ra những mặt ít người nhận ra, và họ đi phủ nhận lại những đức tin của họ
    Theo duy vật thì đó là lượng đổi chất đổi, cái vòng xoáy đó nhìn thì có vẻ lặp lại như vô thần, tức là lúc đầu chưa tìm hiểu tâm linh
    Nhưng trong đó nhận thức và trải nghiệm khác xa trước rồi.
    Cá nhân mình nhận xét, tay Mr King Hoàng này viết ra những điều này chỉ để ngợi ca Đức Phật, chia sẻ chút hân hoan khi chạm vào cái mà không phải ai cũng chạm vào được, cộng với 1 chút tính ngông thuộc về bản chất thích thể hiện hiểu biết của mình.
    Anyway, đối với tớ, Mr King Hoàng thật là 1 kẻ công đức "vô lường", kính phục!!

Chia sẻ trang này