1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử bàn về thuyết Ngũ Hành trong truyện của Kim Dung ...

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi saint81, 14/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    Thử bàn về thuyết Ngũ Hành trong truyện của Kim Dung ...

    Hôm nay ngồi bỗng dưng nhớ tới một vài bài biên khảo khá hay về thuật Ngũ hành , trong đó có nhắc phần nào đến Kim Dung , ngồi ngẫm lại cũng thấy khá đúng.Vì các bản biên khảo này khá tạp nham nên đệ xin tổng hợp lại rồi post lên cho các huynh xem chơi cho đỡ buồn
    Ngũ hành gồm : Kim , Mộc, Thủy ,Hỏa , Thổ .Và gồm 2 chu kì , chu kì SINH và chu kì Khắc. Chu kì SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh ra Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả tự thiêu sinh ra Thổ, Thổ sinh Kim.
    Chu kì KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, và Hoả lại khắc Kim.
    Không như định luật bắc cầu của phương Tây(transitivité) ( a>b , b>c => a>c)có thể biểu diễn bằng một đường thẳng thì thuyết Ngũ hành có thể xem như một đường tròn khép kín . Và vì vậy triết lý "cao nhân tắc hữu cao nhân trị" trong Kim Dung không có nghĩa là a thắng b =>a phải giỏi hơn b về mọi mặt mà đơn giản a khắc b về một mặt nào đó thôi !!!
    Chúng ta cũng thấy Kim Dung vận dụng thuật Ngũ hành vào các môn võ và trận pháp của mình khá nhiều . Ngoài ra ông còn vận dụng vào cả trong việc xây dựng các nhân vật và tình tiết truyện . Đơn cử một ví dụ về Võ Lâm ngũ bá(nói sơ thêm một chút về ngũ hành :
    Thủy được biểu tượng bằng hướng Bắc (màu Đen), Mộc hướng Đông (màu Xanh), Hoả hường Nam (màu Đỏ), Thổ miền Trung (màu Vàng), và Kim thuộc hướng Tây (màu Trắng). )
    Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong, Đoàn Nam Đế và Hoàng Dược Sư. Năm người này hoàn toàn có những ngón võ độc lập, và tiêu biểu cho thế xung khắc của thuyết ngũ hành. Người này hạ được người kia, luân chuyển nhau trong một vòng tròn ngũ hành.. Rõ ràng 5 vị võ lâm ngũ bá đại diện cho năm thức Ngũ Hành. Bắc Cái Hồng Thất Công, ông vua ăn xin mặt mày đen đúa ở phiá Bắc (Bắc Cái) mạng THỦY, Tây Độc Âu Dương Phong và cháu là Âu Dương Cơ đi từ BạCH Đà sơn đến - chuyên môn ăn mặc đồ trắng, kể cả đoàn phụ nữ tùy tùng mặc áo quần màu trắng, mạng KIM. Đông Tà Hoàng Dược Sư ở phía Đông ưa ở trong vườn đào thích mặc áo màu xanh, đích thị mạng MộC. Nam Đế Nhất Đăng đại sư ở phía Nam mặc áo cà sa màu đỏ, với ngón nghề Nhất dương chỉ, đúng mang mạng HỎẠ Trung Thần Thông Vương Trùng Dương có căn cứ ở miền Trung mang mạng Thổ . Và đển đảm bảo cho sự hài hoà trong Ngũ hành, KD đã phải xây dựng thêm nhân vật Lão Ngoan đồng thay thế cho Vương Trùng Dương khi ông chết đi
    . Ta để í sự hài hoà ngũ hành đó rất ngộ nghĩnh như sau:

    . Đông tà mạng Mộc, có thể trị Thổ (Vương Trùng Dương) nếu đánh nhau gay gắt, nhưng Kim Dung cho Đông Tà có vẻ mến và thích Vương Trùng Dương nên ít khi chạm trán trực tiếp với họ Vương. Nhưng rõ ràng Mộc vẫn trị Thổ như thường qua việc Đông Tà khắc phục được và giam cầm Châu Bá Thông trên đảo đào hoa suốt 20 năm trời để bắt buộc họ Châu phải chép ra hay đọc ra Cửu Âm Chân Kinh cho Đông Tà!

    . Nam Đế mạng Hỏa trực tiếp có thể khống chế mạng Kim của Tây Độc âu Dương Phong. Thì đó Âu Dương Phong chỉ sợ có ngón Nhất Dương chỉ của người võ lâm ở phương Nam mà thôi.

    . Mạng Kim của âu Dương Phong chính ra có thể thắng được Hoàng Dược Sư, mạng Mộc. Nhưng hình như giữa họ Âu Dương và họ Hoàng có tình nể nang đồng nghiệp với nhau. Đó là tình mến nhau nhường nhau giữa tên ăn cướp và bà già ăn trộm, nên họ lại ít đấu nhau cho chí tử.

    . Mạng Thủy của Hồng Thất Công có thể trị được Nhất Dương chỉ của Đoàn Nam Đế (mạng Hoả). Nhưng không được họ lại cùng phe thiện và thương người như nhau!

    . Tương tự mạng Thổ của Vương Trùng Dương có thể chặn mạng Thủy cuả Hồng Thất Công (Bắc Cái), nhưng không họ mến tài mến đức của nhau.

    . Âu Dương Phong mạng Kim và Hồng Thất Công mạng Thủy không có khắc gì với nhau - nên không ai hạ được ai hết. Rốt cuộc trong một trận đấu cuối cùng trên núi tuyết trong truyện ?~Thần Điêu Hiệp Lữ?T (nối tiếp ?~Anh Hùng Xạ Điêu) hai ông lão đấu nhau mấy ngày đêm rồi đều lăn đùng ra chết, trước chứng kiến của Dương Qua.

    . Hoàng Dược Sư mang mạng Mộc nên mang tính hiếu thắng. Ông ta mất vợ cũng chỉ vì kêu vợ cố nhớ lại rồi viết ra bản Cửu Âm Chân kinh học lóm được từ Chu Bá Thông. Có lẽ ông cũng mang chút ít mạng Thổ nên ông đã đòi hỏi trung thành của mọi người, nhất là đám đệ tử. Sau khi cặp học trò Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong ăn cắp quyển copy của Cửu Âm Chân Kinh trốn đi, Hoàng Đông Tà nổi giận cắt hết gân của những người học trò còn lại rồi đuổi đi hết....
    Khì khì , đó là một vài điều đệ thu thập được và lạm bàn của riêng đệ về Ngũ Hành , quả thật nếu đưa các ví dụ về Ngũ Hành trong Kim Dung thì nhiều không kể hết.Nếu huynh đệ nào hứng thú , trong lúc trà dư tửu hậu , anh em ta lại bàn tiếp ...





    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​

    Được sửa chữa bởi - saint81 vào 14/04/2002 04:45
  2. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Chí lý...chí lý...

    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 17/04/2002 06:05
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, bài viết này hình như ở trên Vietkiem phải kô? Thấy topic này là đệ nhớ ngay đến nó, kô ngờ huynh post trước rùi. Để đệ ngẫm nghĩ về các tác phẩm khác của Kim Dung xem sao. Tặng huynh 1 chung cho sự đóng góp này.. Koi huynh, cạn ly luôn nha.
    Kieu Phong
  4. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    vâng , xin được cạn ly khà , huynh cũng chả biết bài này trên vietkiem có không , lâu lắm huynh ko léo hánh tới đó rồi , mà nếu có có lẽ là cao siêu và đàng hoàng hơn nhiều bởi phía trên là do huynh tổng hợp từ các bài biên khảo trên e-magazine nào đó , hình như là Hồn quê nếu huynh không lầm nên chắc là không tránh khỏi sự tạp nham và lủng củng.
    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​
  5. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Huynh saint81 !!!
    Thuyết Ngũ Hành còn được KD đề cập đến trong rất nhiều TP đặc biệt là trong bí quyết nội công của phái Toàn Chân , huynh có nhớ lúc Quách Tĩnh chỉ dạy nội công cho MSP có nhắc đến các câu : ' chì nước cố gom" , hay là " ngũ khí triều nguyên " không. Theo như tác giả giải thích thì ngũ khí là tâm , phế , tì , thận , với lại cái gì nữa ấy tại hạ quên rồi, còn Ngũ Kì của Minh Giáo cũng thuộc về ngũ hành phải không, nào là Nhuệ Kim Kì, Liệt Hoả Kì gì gì đó. Theo tại hạ thấy thì riêng về chiều sâu tác phẩm , KD đã hơn đứt CL và các tác giả khác , đọc truyện của họ , tìm mỏi mắt cũng không ra những điều huynh vừa nhắc tới. Truyện kiếm hiệp của KD không chỉ là giải trí đơn thuần mà còn mở rộng kiến thức cho ta rất nhiều .
    Bài post của huynh hay lắm !!!
    Kính huynh 1 chung

    Majin-Boo

  6. Chp

    Chp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Baì này là bài "Thử đọc lại Kim Dung" của tác giả Nguyên Nguyên, hồi xưa load ở trên Vietkiem được :) Bây giờ thì tớ ko biết, bận quá, lâu lắm ko vào Vietkiem rồi.
    Chp@
  7. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hình như đúng là của Nguyên Nguyên , nhưng không phải chỉ một bài này ko mà Nguyên Nguyên còn viết thêm một số bài biên khảo về nguồn góc người Việt với Kim Dung và về bản mới của Tiếu Ngạo Giang hồ , cái bài này đệ đọc được tren tạp chí Hồn quê , nếu huynh nào có hứng thú thì để lúc nào rảnh thì vào đọc , cũng khá thú vị đấy, hình như là tạp chí số 7 , hay 6 gì đó và số 12
    http://www.honque.com/
    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​
    Được sửa chữa bởi - saint81 vào 15/04/2002 21:49
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Ngũ kì gì gì đó chính là Ngũ Hành Kỳ của Minh Giáo bao gồm Nhuệ Kim Kỳ, Cự Mộc Kỳ, Liệt Hỏa Kỳ, Hồng Thủy Kỳ và Hậu Thổ Kỳ. Chưởng kỳ sứ của 5 kỳ đều là những tay võ công cao cường, chỉ thua Quang Minh Nhị Sứ, Tứ Đại Hộ Giáo Pháp Vương và Ngũ Tản Nhân (đơn cử như Trang Tranh, chưởng kỳ sứ Nhuệ Kim Kỳ, có thể đánh gần ngang tay Diệt Tuyệt sư thái, chỉ bị chết dưới Ỷ Thiên kiếm). Đoạn Ngũ Hành Kỳ diễu võ giương oai tại Đồ Long hội trên Thiếu Lâm tự hay vô cùng, làm cho các phái sợ mất mặt. Còn về tâm, can, tì, phế, thận thì để tại hạ nghiên cứu lại Thất Thương Quyền cái đã. "Tam hoa tụ đỉnh", "Ngũ khí triều nguyên" chính là những cảnh giới tối cao của nội công. Hi vọng ai thông hiểu thì cắt nghĩa cho anh em giùm.
    Kieu Phong
  9. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    Trong YTDLK cũng đã nói rõ , thì ngũ hành trong cơ thể con người gồm có tâm thuộc hỏa , phế thuộc kim , thận thuộc thủy , tì thuộc thổ , can thuộc mộc. Người ta thường nói là ngũ tạng lục phủ , thì đó là ngũ tạng, còn lục phủ là gồm đại trường , tiểu trường , đảm , bàng quang, tam tiêu . Ngũ tạng cộng với tâm bao thuộc âm , lục phủ thục dương . 12 bộ phận đó được gọi là thập nhị kinh thường mạch . Nhâm , Đốc , Xung , Đới , âm duy , Dương Duy , âm Kiều , Dương Kiều không thuộc 12 mạch chính , đi theo những đường riêng được gọi là kỳ kinh bát mạch. Thập nhị kinh kinh thường mạch và kỳ kinh thất mạch thì di chuyển lên xuống , chỉ trừ đới mạch , bắt đầu từ bụng , bên dưới mạn sườn , đi qua thân mình một vòng ở eo , như cái đai thắt ngang . Xung , nhâm ,đốc 3 mạch cùng bắt đầu nhưng đi ba hướng khác nhau , một gốc ba ngọn , cùng quấn chung quanh đới mạch . Người ta thường nói đạt tới đỉnh tối cao
    của nội lực khi đả thông 3 mạch này , theo ngu kiến của huynh thì khi 3 mạch này được thông có nghĩa là cả ba tụ vê một nơi , có thể đó là một cách giải thích cho "tam hoa tụ đỉnh" .
    chỉ là một chút mạn đàm của một kẻ chả biết gì về y lý , có sai sót xin huynh đệ đừng chấp
    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​
    Được sửa chữa bởi - saint81 vào 16/04/2002 19:16
  10. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Khỉ quá , vừa mới xem xong lại quên rồi , " Tam hoa tụ đỉnh " có nghĩa là :
    Tinh hoá thành khí , khí hoá thành thần, thần hoá thành rỗng không.
    Còn " Ngũ khí triều nguyên " thì tại hạ quên mất rồi. Hình như cái gì " Tâm thuộc mộc thì khô , tì thuộc thuỷ thì sao ấy......... "
    Bài sau tại hạ sẽ post đoạn này cho các huynh xem. Trong AHXĐ new version ấy

    Majin-Boo

Chia sẻ trang này