1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử bình chọn 10 vị danh tướng giỏi nhất mọi thời đại.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Wehrmacht, 01/01/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Không phải đâu bạn ơi, bạn đọc cái này thì biết:
    "After his battles in North Africa, Rommel concluded that any offensive movement would be nearly impossible due to overwhelming Allied air superiority. He argued that the tank forces should be dispersed in small units and kept in heavily fortified positions as close to the front as possible, so they would not have to move far and en masse when the invasion started.[72] He wanted the invasion stopped right on the beaches"
    Rommel chủ trương rải rác xe tăng thành những nhóm nhỏ.Ông chọn giải pháp này an toàn hơn là tin vào những tin tức tình báo như Hitler và Rundstedt để rồi khẳng định và quả quyết rằng Đồng Minh sẽ đổ bộ lên Pas de Calais.Nhưng sai lầm hơn nữa của Hitler là lại muốn để xe tăng sâu vào trong với ý đồ là sẽ dụ Đồng minh đi sâu vào trong để rồi dùng xe tăng phản công đánh bật ra để gây thiệt hại nặng nề cho Đồng Minh.
    Hitler đúng là không biết gì về điện nhưng lại cứ thích nghịch vào máy móc.Nếu hắn cứ tập trung làm chính trị chứ đừng can dự sâu vào Bộ tham mưu thì tình hình sẽ khác nhiều.
  2. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Tướng Đức thì Mainstein, Guderian được xem là giỏi nhất, cầm nhiều quân nhất, đánh những trận lớn nhất với địch thủ mạnh nhất, mặc dù lần lượt bị thất bại và bị Hít le cho về hậu phương.
    Còn Rommel thì cũng giỏi nhưng phải xếp hạng sau, lão này chưa từng đụng độ với LX bao giờ, chỉ giỏi đập quân Anh và quân Ả rập nhưng bị quân Mỹ đuổi chạy dài (phim Mỹ nó nói thế!) May mà Hít le gọi về sớm, bỏ lại quân đội, chứ không cũng bị bắt làm tù binh ở Phi Châu như đám lính dưới quyền rôì.
  3. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Nhà em thấy tướng giỏi thường chỉ trong các cuộc chiến tranh nhất định thuộc 1 thời nhất định thôi chứ các thời đại thì hơi khiêm cưỡng.(Vì hoàn cảnh nó có giống nhau đâu)
    Ví như Thành Cát Tư Hãn thắng chủ yếu do các yếu kém của quân định là chính.Chế độ Phong Kiến ở các quốc gia đã tự huỷ diệt chính mình bằng các sai lầm trong chiến lược tác chiến và các mâu thuẫn cá nhân nội tại.Quân Mông Cổ chỉ làm nốt nhiệm vụ kết liễu các quốc gia đó thôi.Còn chiến thuật tác chiến của ông thì sử dụng tối đa ưu thế của kị binh để bao vây chia cắt quân địch thì ở phương tây đã có Hanibal ,Alexander hay Atila chả hạn ( phương đông thì thường xuyên hơn ở Batư,Trung Á,Trung Hoa) có sử dụng trước đó lâu rồi.
    Nhà em bầu cho Alexander,Suvorop,Giucop,Hanibal,Epamion,
  4. shellingpord

    shellingpord Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Sao không thấy Xeda của đế chế La Mã đâu
    bác này làm cả thế giới trung cổ khiếp sợ mà
  5. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn.
    Theo mình thì thế giới họ đánh giá và tôn trọng Rommel một phần có lẽ vì việc ông ủng hộ nhóm tướng lĩnh tham gia ám sát Hitler cùng với cái chết bức tử của ông sau đó.
    Theo các tài liệu sau này mình biết thì Guderian gần như không biết gì về kế hoạch đó, von Manstein đã được mời tham gia nhóm này nhưng ông từ chối, đồng thời không tán thành việc ám sát lãnh tụ nước Đức lúc bấy giờ.Còn Rommel thì hoàn toàn đồng ý và ủng hộ.
    Nếu chỉ xét trên thành tích trên chiến trương thì Manstein hoàn toàn hơn Rommel.Điểm lại những chiến công nổi bật của Manstein không kể mấy chiến thắng lìu tìu nhỏ nhặt với mấy ông Ba Lan.
    .[​IMG]
    Eric von Manstein
    Chiến tích nổi bật nhất của Manstein là việc phác thảo nên chiến dịch Nhát cắt lưỡi liềm đập tan liên quân Anh Pháp tháng 6-1940 với quân số và vũ khí nhiều hơn hẳn số quân Đức tấn công thời điểm đó.
    Trên mặt trận Xô-Đức thì thành công của Manstein là vô cùng to lớn.Trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, mũi quân tiên phong của ông và Guderian luôn là những mũi tiên phong chiến lược đầu tiên, luôn hoàn thành và giải quyết gọn gẽ các mục tiêu.
    Ngay trong giai đoạn quân Đức bị sa lầy tại Nga từ sau trận Moscow, thì Manstein vẫn luôn hoàn thành đến mức có thể nhiệm vụ được đề ra và gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Hồng quân, điển hình như việc chiếm lại Kharkov 3.1943 với số quân ít hơn hẳn Hồng quân và mũi tiến công phía nam của ông trong trận Kursk đã gây những thiệt hại to lớn cho Hồng Quân khi tiến sâu được tới 40km.
    Tuy vậy, cũng giống như Guderian, những chiến lược của Manstein trong giai đoạn sau này để lấy lại thế chủ động của quân Đức lại luôn không nhận được sự ủng hộ từ Hitler.Ví dụ như trong chiến cuộc mùa hè 1943, thay vì thiết lập những tuyền phòng thủ chủ động để có thể bất ngờ phản công để gây thiệt hại nặng cho Hồng Quân như chủ trương của ông đề ra thì Hitler dù với lực lượng bị thiếu hụt nặng nề sau trận Stalingrad vẫn muốn lấy tấn công làm thế chủ động bằng chiến dịch Zitadel bằng trận Kursk.Sự mâu thuẫn của Hitler và Manstein về chiến lược từ âm thầm đã trở nên gay gắt hơn.Đỉnh điểm là vào tháng 2-1944 tại tuyến phòng thủ sông Đơ-nhép khi những sư đoàn xe tăng Cận vệ còn lại của ông bất ngờ tấn công Hồng quân và giành chiến thắng tại Zhitomir,Meleni, thì cũng là lúc Hitler biết rằng ông đã cãi lệnh của Hitler.Ông bị nghi ngờ về lòng trung thành với Hitler, bị gọi về Berlin và mất chức.
    Mình post lại bài mình dịch về chiến dịch nhát cắt lưỡi liềm từ năm ngoái
    [​IMG]
    Ngay từ mùa thu 1939 , Chiến dịch tấn công nước Pháp đã được Trung Tướng Erich von Mannstein(1887-1973) vạch ra và chuẩn bị.
    Theo kế hoạch mang tên "Nhát cắt lưỡi liềm"đã vạch ra , để đương đầu với Chiến Luỹ Maginot được xây dựng và phòng thủ rất kiên cố , tập đoàn quân B của THống Chế , Đại Tướng Fedor von Bock đã tràn vào trung tâm Hà Lan và Bỉ đầu tiên.Điều này đã làm cho quân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh phải điều quân sang Bỉ để hỗ trợ đòng minh.Đó cũng là lúc Tập đoàn quân A của THống Chế , Đại Tướng Gerd von Rundstedt vượt qua Luxemburg , xuyên qua vùng rừng rậm Ardennnen và tiến thẳng về eo biển Pháp.Quân Đồng Minh Anh-Pháp đã bước đầu bị bao vây , cùng lúc với việc Tập Đoàn Quân C của Thống Chế, Đại tướng Wilhelm Ritter von Leeb(1876-1956) đánh thẳng vào chiến luỹ Maginot.
    Mặc cho rất nhiều nghi ngại của các tướng lĩnh trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân , rằng việc Mannstein muốn xe tăng Đức vượt qua vùng rừng rậm Ardennen để tạo thành một gọng kìm thứ 2 là rất mạo hiểm và không thể , nhưng Hitler lại rất tin tưởng và ủng hộ chiến dịch "Nhát cắt lưỡi liềm" của tướng Mannstein.Sự vượt trội về xe tăng của quân Anh-Pháp-Bỉ -Hà Lan trên mặt trận phía Tây ( 3.375 xe tăng so với 2.445 xe tăng Đức) cũng không cứu vãn được tình hình trên chiến trường đang diễn ra đúng với những tính toán của tướng Mannstein.
    Ngày 10.05.1940 , 4000 lính dù Đức đổ bộ vào Hà Lan cùng với các trận ném bom của các Stukas loại Junker 87 vào 2 ngày 13 và 14.05.1940 vào thành phố lớn thứ 2 Rotterdam , Hà Lan đầ hàng Đức ngày 15.05.1940.Đến ngày 18.05.1940 , 3 thành phố lớn của Bỉ là Lüttich, Brüssel und Antwerpen đều nằm trong tay quân Đức.Cùng thời gian , cụm quân Đông Minh bỏ chạy từ phía Nam hợp với quân Bỉ tại Flandern cũng bị bao vây , cuộc tiến quân xuyên rừng Ardennen qua dải Maas-Sambre của cụm quân A như vậy là đã thành công.Ngày 13.05.1940 , tập đoàn quân số 4 của Đại tướng Hans Günther von Kluge và tập đoàn quân số 12 của Đại Tướng Wilhelm List đã ở bờ Tây sông Maas ở giữa Dinant và Sedan.Sau khi đã bẻ gãy cụm quân Đồng Minh mạnh nhất tâih đây , 2 tập đoàn quân này đã kiểm soát một phần rộng lớn hậu phương của Pháp cho tới tận hạ lưu sông Somme vào ngày 19.05.Một ngày sau , xe tăng Đức đã chạm đến eo biển nước Pháp nhìn ra Địa Trung Hải.
    Ngày 20.05 , cụm quân Trung Tâm của Tư Lệnh Maxime Weygand (1867-1965) đã bị chia cắt chỉ còn lại bên mạn phía Bắc Somme."NHát cắt lưỡi liềm" đã đẩy quân Đồng Minh tại đây vào một lối thoát duy nhất là vượt sông Aisne chạy về eo biển phía anh-Pháp
    Với những cuộc tấn công phá vỡ các tuyến phong thủ của quân Pháp tại Somme và Aisne , Đức Quốc Xã bắt tay vào thực hiện bước 2 của cuộc chiến trên mặt trận phía Tây từ 5.6.1940: thôn tính nước Pháp với chiến dịch mang tên Cơn mưa màu Đỏ.Vào thời điểm này, Pháp đã mất hơn 250.000 (1/10 lực lượng trên tất cả các mặt trận).Ngày 7.6.1940 , Tập Đoàn quân B của tương Bock đã tiến đến Rouen.Tập Đoàn quân A của tường Rundstedt lúc này cũng đã tiến đến chiến tuyến Marne sau khi vượt qua sông Aisne.Sau khi đập tan cụm quân của tướng Weygand , người Pháp hiểu rằng sẽ không thể xây dựng một mặt trận phong thủ khép kín đưọc nữa.Những cuộc tấn công liên tiếp của không quân Đức cộng với những dòng người đi sơ tán chật kín các đường phố làm ảnh hưởng rât lớn đến việc ổn định đội hình chiến đấu , trong khi quân Đức tiềp tục vượt qua biên giới Thụy Sĩ tràn vào đất Pháp.Ngày 14.06.1940 , Tập Đoàn quân số 18 của Đại Tướng Georg von Küchler tiến vào Paris mà không gặp phải sự phản kháng đáng kể nào.
    Cùng lúc, Tập Đoàn Quân C của tướng von Leeb cũng đã tiến tới vung Tây Nam nước Pháp.Từ hạt Saarbrücken , Tập Đoàn Quân số 1 tấn công Tuyến phòng thủ Maginot trong khi Tập Đoàn quân số 7 cũng đã chiếm được chiến luỹ Colmar , phía Bắc Oberhein.Ngày 17.6 , Mũi xe tăng của Đại Tướng Guderian , vượt qua biên giới Thuỵ Sĩ , bao vây Chiến Luỹ Maginot , nơi tập trung một lực lượng Cụm quân Trung Tâm của Pháp.Cùng ngày , Thủ Tướng mới nhậm chức của Pháp Henri Philippe Pétain đã đề nghị với Đức một Thoả thuận ngừng bắn.Ngày 22.6.1940 , tại rừng Compiègne , - nơi năm 1818 Đức đã kí Văn kiện đầu hàng trong WW1 dẫn đến Hiệp Ước Versaill như một "Quốc Sỉ" -tướng Wilhelm Keitel đã Kí văn kiện ngừng bắn với Pháp , mà thực chất là chấp nhận sự đầu hàng của Pháp.
    Cũng giống như trên chiến trường Ba Lan và Na Uy , quân Đức tại đây cũng đã áp dụng rất thành công chiến dịch Chiến Tranh chớp nhoáng , với 141 sư Đoàn Đức cùng 2288 máy bay , chỉ trong vong 6 tuần , một lực lương quân Đồng Minh tương đương với 140 sư đoàn quân Đức cùng 2185 máy bay + 250 máy bay của Bỉ đã bị đánh bại hoàn toàn.Sự cẩn thận và tính thống nhất kế hoạch rất cao đã giúp người Đức từng bước thôn tính từng mục tiêu , khi mà những Chiến thuật Chiến Đấu cũ lúc đó như Kị Binh của Ba Lan hay xây dựng các Pháo Đài và Chiến Lũy để cố thủ như Pháp lúc đó tỏ ra rất lỗi thời trước những phương tiện và kĩ thuật mới hiện đại của Đức
  6. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Xêda của bác em để hàng thứ 4 roài đấy, bác xem lại đi
    4.****** Caesar
  7. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Sir Giáp nhà mình nói thế thôi chứ trong dân quân sự thì không = 2 ông tớ cho ra đâu : bác do thái thì lãnh đạo quân đội Israel kề dao vào cổ mấy nước Ảrập
    Còn bác người Nhật khỏi nói: tướng đánh trận Trân Châu Cảng vị đô đốc hải quân Nhật mà người Mỹ sợ nhất, may mà ông này chết sớm
    Quân Mông Cổ oánh VN lực lượng mạnh thật đấy nhưng mang kỵ binh vào vùng nhiều rừng núi + khí hậu nóng ẩm+ sông ngòi dày đặc như VN. Thì đem sở đoản của họ đấu với sở trường của ta. Hưng Đao Vương cũng lại tổ chức toàn quốc kháng chiến nữa thì quân Mông Cổ teo là đúng
    Được sauthamdam sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 01/01/2008
  8. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    He he cái ông một mắt đó giỏi thiệt nhưng theo em đánh nhau với Arap thì cho em làm tổng chỉ huy em đánh cũng được, cứ cắt điện cắt nước là nó đầu hàng ngay ý mà hoặc nếu không cứ bao vây chúng nó lại để chúng nó tranh giành rồi tự giết nhau cũng xong.
    Yamamoto cũng giỏi thiệt nhưng cả cuộc đời binh nghiệp làm được mỗi cái Chân Trâu Cảng mà là đánh úp không tuyên chiến. Còn các chiến dịch khác xôi hỏng bỏng không, thất bại thảm hại cả. Ngay cả như chiến dịch chuẩn bị rất kỹ lưỡng là Midway, sau này phân tích lại thì người ta đánh giá là nó quá phức tạp, rất khó thành công.
    Còn về đem kỵ binh vào vùng rừng núi thì em hoàn toàn không đồng ý với bác, chẳng nhẽ Trung Quốc to đùng không có rừng núi, Apgnistan cũng nhiều núi... rồi Mông cổ đem quân đánh cả châu Âu sao không thấy ai nói đem quân vào vùng giá rét thua là phải nhỉ!!!!!!! mùa đông nước Nga đi đâu rồi, nó còn khắc nghiệt bằng mấy Việt Nam nóng ẩm đấy thôi. Hay như gần đây, quân Mỹ đánh nhau với quân Nhật ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, Nhật bản cũng thua lòi kèn, quân Anh đánh nhau ở Miến Điện với Nhật, cuối cùng Nhật cũng thảm bại. Còn chiến tranh Việt Nam em cũng ít thấy nói đánh nhau là do Mỹ đem quân vào nước nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều sông ngòi nên thua...
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Dạ, mời các bác tham khảo những chủ đề này:
    - [topic]234894[/topic]
    - [topic]809532[/topic]
    Còn chủ đề này em xin phép khoá lại.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này