1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử cầm quân cái nhảy

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Small_Dragon_new, 08/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hseu

    hseu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi trước hết ta phải biêt rõ nhiệm vụ của mỗi lực lượng.
    Nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc khi có chiến sự ở Đài Loan là tiêu diệt hải quân của Đài Loan và yểm trợ cuộc đổ bộ lên đất Đài Loan. Sau đó là nhiệm vụ chống lại hạm đội 7 can thiệp. Trước hết Trung Quốc sẽ cố mở một cuộc tập kích bất ngờ nhằm chủ yếu vào các căn cứ hải quân và không quân của Đài Loan. Lực lượng tham gia tập kích là không quân và tàu ngầm.
    Nhiệm vụ của các tàu chiến nổi sẽ là yểm trợ đường không và chống ngầm cho đội tàu đổ bộ cũng như các tàu hậu cần sau này. Để trụ được trên đảo Đài Loan phía Trung Quốc cần đổ bộ ít nhất là 500 ngàn quân. Giả sử Trung quốc có thể đổ 50 ngàn mỗi ngày, dùng các tàu chở được 500 quân, như vậy cần 100 tàu. Nếu xét đến các tàu hậu cần và vận chuyển xe pháo, cũng như dự trữ thì họ có thể cần thêm 100 tàu nữa (đấy là tôi phỏng đoán, bạn nào có cách tính chính xác thì post lên nhé) Số tàu nổi hộ tống khoảng 1/3 của 200 tàu vận tải = 70 tàu. Trung Quốc cũng cần một vài biên đội tàu khu trục cùng các tàu ngầm mà Trung Quốc có khá nhiều để đánh chặn các tàu Đài Loan ra khơi. Trung Quốc có thể dành các tàu Sorve làm lực lượng dự bị. Những tàu này đắt tiền nếu ra khơi có thể bị không quân Đài Loan gây thiệt hại không cần thiết.
    Nếu Mỹ tham chiến, lực lượng có khả năng tham chiến không chỉ có hạm đội 7 mà còn gồm lực lượng hải quân đóng ven bờ biển phía tây nước Mỹ. (Lực lượng này và hạm đội 7 là khác nhau). Ngoài ra Mỹ còn có thể huy động các đội tàu sân bay từ các khu vực khác như từ hạm đội 5 o vùng vịnh hay hạm đội 6 ở Địa Trung Hải. Lực lượng tham chiến sẽ không ít hơn 5 đội tàu sân bay đang chuẩn bị đánh Irắc. Trong vòng một tuần ít nhất Mỹ cũng sẽ đưa được 2 nhóm tàu sân bay đến khu vực. Nếu tôi là chỉ huy hải quân Mỹ tôi sẽ cho các nhóm tàu sân bay tập trung tại bờ biển phía Thái Bình Dương của Đài Loan. Nhiệm vụ của nhóm tàu sân bay là ngăn chặn và phá hoại việc đổ bộ cũng như tiếp liệu sau này của các tàu Trung Quốc bằng máy bay trên tàu sân bay. Cho các tàu sân bay vào eo biển Đài Loan rất dễ bị không quân Trung Quốc tấn công.
  2. Generalcsc

    Generalcsc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Thật sự cho đến bây giờ,hải quân TQ và Không quân TQ ko hề mạnh...Nếu đánh thì lực lượng đài loan có thể phòng thủ nhất là khi họ mới nhập 1 số chiến thuyền từ mĩ.Hải đoàn đài loan có thể nói là mạnh thứ 3 châu á....Ngoài ra TQ chỉ mạnh về bộ binh và thiết xa...Cho nên có lẽ họ dùng chiêu biển người dội bom trước sau đó cho quân từ các hạm cá mập đổ bộ lên bờ....
  3. hseu

    hseu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0

  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Nếu chiến tranh nổ ra thì ngay lập tức Không quân Mỹ sẽ vào trận và đóng căn cứ ngay tại Đài Loan, không cần chờ hàng không mẫu hạm tiếp viện! Không giải quyết được vấn đề không quân đối phương thì không có chuyện vượt eo biển! Kể từ trận Trân Châu Cảng, không có hạm đội nước nào dám vào gần bờ nếu như chưa giải quyết được vấn đề không quân/tên lửa đối phương. Tàu thiết giáp hạm Yamato Nhật (từng là tàu chỉ huy trận Trân Châu Cảng) là tàu thuộc loại lớn nhất và có pháo nặng nhất thế giới đã chìm dễ dàng khi bị máy bay Mỹ ném bom, khi đi không có máy bay hỗ trợ trong trận xuất quân tuyệt vọng cuối cùng.
  5. Small_Dragon_new

    Small_Dragon_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2001
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta bàn về Đài Loan và Trung Quốc cũng khá nhiều rồi, Bây giờ chuyển sang điểm nóng khác đi tôi muốn nói về cuộc chiến giả tưởng giữa Đại Hàn và Triều Tiên.
    Triều Tiên là đất nước có hơn 1 triệu quân, 3500 xe tăng, 10500 khẩu pháo và chỉ cách Seoul có 60 km. Ngoài ra còn có tên lửa đạn đạo với tầm bắn có thể vươn tới Nhật Bản. Với việc công bố chương trình hạt nhân của mình Triều Tiên không ngần ngại chơi con bài cuối cùng của mình. Không sánh được với Mỹ song về "võ mồm" và tính liều của Triều Tiên là vô địch với việc tuyên bố có thể đánh đòn phủ đầu nước Mỹ và rút khỏi hiệp ước đình chiến hai miền.
    Nếu chiến tranh xảy ra, trong vòng một tuần đôi quân của Kim có thể chiếm Seoul, tất nhiên sau đó Mỹ và Hàn Quốc sẽ chiếm lại. 37.000 quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc và 12 triệu người ở Seoul có thể bị thiệt hại nặng nề. Không giống như Irak, người Mỹ sẽ chịu tổn thất nặng nề và đồng minh của họ sẽ không cho phép một cuộc chiến như thế xảy ra tại Hàn Quốc. Nếu đỉnh điểm nổ ra, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng và bạn có thể tưởng tượng rằng Seoul hay Tokyo có thể bị xóa tên khỏi nền văn minh thế giới. Ảnh hưởng của phóng xạ có thể lan tới Trung Quốc và thậm chí cả Nga.
    Người Triều Tiên nói sẵn sàng cho cuộc chiến còn người Mỹ nói không nhượng bộ. Vậy thì lạy trời sau Irak đừng có xảy ra chiến tranh ở Châu Á


    Small Dragon
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Theo tôi trước hết ta phải biêt rõ nhiệm vụ của mỗi lực lượng.
    Nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc khi có chiến sự ở Đài Loan là tiêu diệt hải quân của Đài Loan và yểm trợ cuộc đổ bộ lên đất Đài Loan. Sau đó là nhiệm vụ chống lại hạm đội 7 can thiệp. Trước hết Trung Quốc sẽ cố mở một cuộc tập kích bất ngờ nhằm chủ yếu vào các căn cứ hải quân và không quân của Đài Loan. Lực lượng tham gia tập kích là không quân và tàu ngầm.
    Nhiệm vụ của các tàu chiến nổi sẽ là yểm trợ đường không và chống ngầm cho đội tàu đổ bộ cũng như các tàu hậu cần sau này. Để trụ được trên đảo Đài Loan phía Trung Quốc cần đổ bộ ít nhất là 500 ngàn quân. Giả sử Trung quốc có thể đổ 50 ngàn mỗi ngày, dùng các tàu chở được 500 quân, như vậy cần 100 tàu. Nếu xét đến các tàu hậu cần và vận chuyển xe pháo, cũng như dự trữ thì họ có thể cần thêm 100 tàu nữa (đấy là tôi phỏng đoán, bạn nào có cách tính chính xác thì post lên nhé) Số tàu nổi hộ tống khoảng 1/3 của 200 tàu vận tải = 70 tàu. Trung Quốc cũng cần một vài biên đội tàu khu trục cùng các tàu ngầm mà Trung Quốc có khá nhiều để đánh chặn các tàu Đài Loan ra khơi. Trung Quốc có thể dành các tàu Sorve làm lực lượng dự bị. Những tàu này đắt tiền nếu ra khơi có thể bị không quân Đài Loan gây thiệt hại không cần thiết.
    Nếu Mỹ tham chiến, lực lượng có khả năng tham chiến không chỉ có hạm đội 7 mà còn gồm lực lượng hải quân đóng ven bờ biển phía tây nước Mỹ. (Lực lượng này và hạm đội 7 là khác nhau). Ngoài ra Mỹ còn có thể huy động các đội tàu sân bay từ các khu vực khác như từ hạm đội 5 o vùng vịnh hay hạm đội 6 ở Địa Trung Hải. Lực lượng tham chiến sẽ không ít hơn 5 đội tàu sân bay đang chuẩn bị đánh Irắc. Trong vòng một tuần ít nhất Mỹ cũng sẽ đưa được 2 nhóm tàu sân bay đến khu vực. Nếu tôi là chỉ huy hải quân Mỹ tôi sẽ cho các nhóm tàu sân bay tập trung tại bờ biển phía Thái Bình Dương của Đài Loan. Nhiệm vụ của nhóm tàu sân bay là ngăn chặn và phá hoại việc đổ bộ cũng như tiếp liệu sau này của các tàu Trung Quốc bằng máy bay trên tàu sân bay. Cho các tàu sân bay vào eo biển Đài Loan rất dễ bị không quân Trung Quốc tấn công.
    Với 500.000 quân.
    Khi Người ta đạt ưu thế yểm trợ, người ta mới đổ quân ít một () Mĩ vào ..... Còn phải đổ ồ ạt để chiếm đầu cầu(Mĩ vào Ốkinawa).
    Thường, khi yểm trợ không áp đảo hoàn toàn đối phương: đưa bộ phận nhỏ (10-20 nghìn), đổ bộ bằng trực thăng hay dù, tầu tốc độ cao, ngay kèm theo là tầu vận tải: vũ khí, công sự. Lực lượng này trinh sát, thăng dò (bằng các trận đánh), được không quân, thiết giáp hạm bắn hỗ trợ mạnh. Ngay lập tức tấn công vào sâu (với vũ khí hiện nay, phải đạt 40 km).
    Tiếp: 100.000, khi đối phương triển khai quân chống lại lực lương trên, nó đã đủ điều kiện thực hành tấn công là tốt nhất (đã đổ bộ xong, khoangt 0.5-2 ngày sau lực lượng đầu).
    Chắc chắn rằng, những cuộc hành quân qua biển không tốn lắm: toàn bộ lược lượng chủ lực (1-3 ngày sau lực lượng đầu, nếu bình thường, 2-10 ngày, nếu bại hay quá thắng).
    Người ta thường dùng tầu đổ bộ chở được một trung đội (cơ giới) khi đã chiếm được đầu cầu, trực thăng và tầu đổ bộ nhỏ cho việc chiếm đầu cầu. vậy 100.000 cần > 3300 tầu (chưa kể tăng và vũ khĩ hỗ trợ binh chủng hợp thành), Nuếu tiết kiệm cũng phải cần 5000 tầu-> 25000 tầu cho 500.000.
    Tầu vận tải lớn chỉ dùng khi đã khống chế hoàn toàn không-biển.
    Các bác thật suất sắc, cuộc chiến này được quyết định bởi mặt trận trên biển: diệt tầu chiến.
    Được dhna79 sửa vào 16:25 ngày 22/02/2003
  7. hseu

    hseu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Theo kịch bản do em sáng tác ra thì cuộc chiến sẽ thế này:
    Phía Bắc Triều Tiên:
    Chiến lược của họ sẽ là đánh nhanh thắng nhanh, cố gắng dành thắng lợi trước khi Mỹ can thiệp và Hàn Quốc tổng động viên và tổ chức xong lực lượng dự bị động viên.
    Đầu tiên sẽ là cuộc tập kích của lực lượng đặc biệt nhằm vào các thành viên trong chính phủ Hàn Quốc như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng... cũng như sở chỉ huy tập đoàn quân 8 của Mỹ. Chuyện này đã từng xảy ra năm 1968 khi 31 lính biệt kích Bắc Triều Tiên tiếp cận được cách chỗ ở của tổng thống có 500 m. Bắc Triều Tiên có lực lượng đặc nhiệm lớn nên họ còn có thể nhắm vào nhiều mục tiêu quan trọng khác. Lực lượng này có thể đột nhập qua khu phi quân sự bằng các đường hầm bí mật, bằng đường biển, đường không ít có khả năng xảy ra hơn do khó đảm bảo bí mật. Cuộc tập kích của lính biệt kích của Bắc Triều Tiên diễn ra vào ban đêm, mở màn cho cuộc tấn công trên toàn tuyến.
    Cuộc tấn công sẽ được yểm trợ bằng hỏa lực pháo binh dữ dội, không quân Bắc Triều Tiên đóng vai trò thứ yếu do họ có nhiều máy bay cũ không được trang bị khí tài bay đêm và tình trạng thiếu nhiên liệu.
    Hướng tấn công chính rõ ràng sẽ nhằm vào thủ đô Seul. Bắc Triều Tiên sẽ tập trung một lực lượng lớn nhằm vào sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ. Đây là chủ lực hiện có của lục quân Mỹ tại bán đảo Triều Tiên. Diệt được sư đoàn này là Bắc Triều Tiên tiêu diệt được lực lương dự bị án ngữ trên 1 trong những con đường tiếp cận Seul. Lực lượng mũi nhọn sẽ là các quân đoàn thiết giáp. Những đơn vị này sẽ tạo ra xung lực cho cuộc tấn công. Có lẽ họ sẽ áp dụng chiến thuật của Liên Xô khi đánh Berlin năm 45, nghĩa là dùng hai mũi vu hồi bao vây thành phố. Các đơn vị tăng lớn sẽ không tham chiến trong thành phố vì sẽ bị thiệt hại nặng. Vòng vây bên ngoài sẽ đảm bảo không cho lực lượng tiếp viện giải nguy cho thủ đô. Các mũi tiến công phụ sẽ là phát triển dọc hai bờ biển để phân tán nỗ lực lượng Mỹ - Nam Hàn, đồng thời nhằm vào các hải cảng và sân bay quan trọng để phòng Mỹ đổ quân tiếp viện .
    Hải quân Bắc Triều Tiên sẽ tương đối ít tham chiến vì lượng tàu nổi tương đối yếu, đặc biệt trong tác chiến đối không. Đội tàu ngầm có thể đóng vai trò tích cực hơn, nhưng tổng thể mà xét thì hải quân Hàn Quốc mạnh hơn nhiều.
    Lực lượng tên lửa của Bắc Triều Tiên sẽ khai tham chiến từ đầu nhưng không thường xuyên, chủ yếu để răn đe và gây tác động tâm lý. Họ sẽ không bắn tên lửa ngay sang Nhật Bản vì làm thế sẽ khiến Nhật tham chiến, không có lợi cho họ. Họ sẽ dùng đầu đạn thông thường trong giai đoạn này. Các loại đầu đạn khác sẽ dùng để răn đe chứ không sử dụng trừ khi họ vào thế cùng đường.
    Lực lượng phía Bắc Triều Tiên có thể tăng lên tới hơn 3 triệu người nhờ động viên quân dự bị, chủ yếu là bộ binh. Nhưng các binh chủng kĩ thuật sẽ khó tăng thêm do nguồn thiết bị hạn chế.
    Phía Mỹ và Hàn Quốc:
    Chiến lược chung trì hoãn bước tiến của Bắc Triều Tiên cho đến khi quân Mỹ và Hàn Quốc tập trung đầy đủ để tổ chức phản công. Họ cũng cố gắng lập một liên minh nhiều nước để tham chiến, giống như cuộc chiến Triều Tiên lần trước.
    Hàn Quốc sẽ tổng động viên, nâng quân số lên khoảng 1 triệu rưỡi quân. Thủ đô sẽ sơ tán xuống phía nam. Nhiệm vụ trước mắt là bảo tồn lực lượng hiện có và tổ chức lực lượng dự bị
    Mỹ lập tức phản ứng bằng cách dùng không quân chiến lược có căn cứ ở Guam và Mỹ tấn công các căn cứ tên lửa của Bắc Triều Tiên, đồng thời triển khai tên lửa Patriot ít nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc tấn công các lò hạt nhân cũng là một khả năng có thể xảy ra nhưng Mỹ phải cân nhắc, vì như thế có thể khiến Bắc Triều Tiên dùng đầu đạn hạt nhân hay hóa học hoặc sinh học cho tên lửa của mình. Ít có khả năng Mỹ dùng tên lửa đạn đạo vì đắt, chỉ nên mang đầu đạn hạt nhân, không thích hợp trong điều kiện này
    Không quân chiến thuật ở Nhật, Thái Bình Dương chuyển căn cứ sang Hàn Quốc, cố gắng nâng tổng số máy bay của đồng minh lên gấp rưỡi của Bắc Triều Tiên. Nhưng việc này cần nhiều thời gian, vì không phải chuyển căn cứ là chỉ bay máy bay từ sân bay này sang sân bay khác.
    Để đáp ứng nhu cầu yểm trợ đường không trước mắt Mỹ sẽ dùng đến nhiều đội tầu sân bay. Nhiệm vụ của tấn công trên biển sẽ là thứ yếu vì hải quân Bắc Triều Tiên tương đối dễ diệt. Có chăng các tàu này không được vào gần bờ quá vì Bắc Triều Tiên có các bệ phóng đất đối hạm dọc bờ biển.
    Các đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh cũng được đổ bộ nhằm bảo vệ các bến cảng sân bay quan trọng. Lực lượng tiếp viện của lục quân sẽ là quân đoàn đổ bộ đường không số 18. Quân đoàn này có 2 đơn vị triển khai nhanh là sư đoàn không vận 82 và sư đoàn dù 101. Chậm nhất là sau 3 ngày điều động các đơn vị này sẽ tới chiến trường. Sư đoàn bộ binh núi số 10 cũng tham chiến, do địa hình Triều tiên có nhiều núi non. Cũng vì nguyên nhân này nên sẽ không có nhiều các sư đoàn thiết giáp của Mỹ ở Nam Triều Tiên.
    Mỹ sẽ tăng quân lên tới 1 triệu lính. Để làm việc này Mỹ cũng phải động viên quân dự bị. Để động viên và đưa quân một số lượng quân ít hơn sang chiến trường Mỹ cần 3 tháng khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra. Nếu tốc độ triển khai quân nhanh thì sau 3 tháng Mỹ mới có thể tổ chức phản công ở bán đảo Triều Tiên. Có lẽ họ sẽ tổ chức đổ bộ đường biển để đánh thọc sườn, đó là một điểm mạnh của Mỹ.
    Họ sẽ thắng lợi tới mức nào thì quả thực em không biết vì ảnh hưởng của vũ khí hủy diệt hàng loạt rất lớn. Trường hợp tốt đẹp nhất là hai bên sẽ ngừng chiến trước khi vũ khí hạt nhân được dùng. Còn tệ hơn thì cả Bắc Triều Tiên bị xóa sổ, Nam Hàn và Mỹ có hàng đống người chết cả quân nhân lẫn thường dân, có thể Nhật Bản cũng sẽ chịu đòn.

Chia sẻ trang này