1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thư của dịch giả Cao Tự Thanh gửi những người yêu thích kiếm hiệp

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi doom, 14/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    thư của dịch giả Cao Tự Thanh gửi những người yêu thích kiếm hiệp

    Hôm trước tình cờ gặp dịch giả Cao Tự Thanh, ông có nhờ tôi chuyển lá thư này đến những người yêu thích chuyện võ hiệp, đây là nguyên văn lá thư


    Thư ngỏ gửi những người thích truyện võ hiệp

    Thưa các vị,
    Nhiều năm qua tôi đã quan sát các vị, cũng như các vị đã quan sát tôi vậy. Nhưng các vị đã bình phẩm về tôi, hay nói thật chính xác là về những gì tôi viết ra trong những bản dịch được các vị đọc, chứ tôi chưa hề bình phẩm về những gì các vị viết ra trong những lời bình phẩm ấy. Nếu các vị thấy người ta có quyền bình phẩm những gì kẻ khác viết ra, thì tôi cũng có cái quyền đó. Nhiều năm qua tôi không dùng vì chưa thấy cần, nhưng bây giờ đã đến lúc cần, nên tôi muốn dùng nó. Mặt khác về truyện võ hiệp thì các vị là những người đọc nhiều hiểu rộng, nên tôi có một chuyện muốn thỉnh giáo, mong các vị không từ chối.
    Nói ngắn gọn, thì dịch thuật là một quá trình lao động trong đó dịch phẩm là kết quả cuối cùng. Nhưng đó không phải là kết quả duy nhất. Nhiều người trong các vị lại chỉ coi đó là kết quả duy nhất khi bình phẩm nên nhiều khi lầm lạc, chê đã sai mà khen cũng sai. Trong thư này tôi muốn giới thiệu qua với các vị một kết quả khác của việc dịch thuật, tức bản thân quá trình ấy, dĩ nhiên từ kinh nghiệm của cá nhân tôi.
    Có một câu chuyện rất đáng suy ngẫm về dịch thuật. Trong Tòa án quốc tế Nurembe xét xử các tội nhân chiến tranh Đức quốc xã sau 1945, một thông dịch viên người Anh được chỉ định phiên dịch cho một bị cáo. Bị cáo là một người hùng biện, tự biện hộ rất hùng hồn. Người phiên dịch cũng dùng ngữ điệu của bị cáo, dịch từ tiếng Đức ra tiếng Anh rất hùng hồn. Nhiều báo chí chỉ trích, một bộ phận dư luận cũng phê phán ông ta ?ođồng tình với bọn sát nhân Đức quốc xã?. Nhưng sau khi xem xét, những người có trách nhiệm tuyên bố người phiên dịch ấy không có tội lỗi gì, mà còn cho rằng ông ta đã làm tròn chức trách nghề nghiệp. Câu chuyện này cho thấy điều 1 trong đạo đức nghề nghiệp của một người dịch là phải vong ngã, tức quên mình đi mà nhất hóa với văn bản gốc. Tôi đã làm như vậy khi dịch hai quyển Xạ điêu anh hùng truyện và Lộc Đỉnh ký, nhưng nhiều người trong các vị không đồng tình, nên chê tôi lười xuống hàng hay lúc nào cũng ?ohô hô cười rộ? vân vân. Nhưng đó là nguyên tác của Kim Dung, ông viết thế nào tôi phải dịch thế ấy, ông chấm tôi phải chấm, ông phẩy tôi phải phẩy, ông xuống hàng tôi mới được xuống hàng. Tôi thừa sức phá vỡ khung liên kết hình thức văn bản ấy của Kim Dung, nhưng như thế thì các vị sẽ được đọc một bản Xạ điêu anh hùng truyện hay một bản Lộc Đỉnh ký kiểu họ Cao chứ không phải kiểu Kim Dung, các vị muốn đọc bản nào hơn mà cứ đem cái tập quán đọc truyện võ hiệp cũ xì trước 1975 áp đặt cho cả Kim Dung lẫn kẻ hèn này vậy? Nói là tập quán vì trước tháng 4. 1975 ở miền Nam tiểu thuyết võ hiệp thường được phổ biến kiểu đăng báo nhiều kỳ (feuilleton), tính cột ăn tiền, nên một số người viết cho báo thường xuống hàng ở các câu đối thoại để ăn gian số dòng, tập trung miêu tả hành động, sự kiện chứ ít gia công về tâm lý nhân vật, dùng nhiều câu đơn (câu một mệnh đề), viết câu ngắn, viết đã nhanh mà người đọc cũng dễ tiếp thu, ít cần suy nghĩ, từ đó tạo ra cho người đọc tiểu thuyết feuilleton một tập quán khác với đọc tiểu thuyết thông thường. Ở Đài Loan và Hương Cảng đương thời cũng thế, nên vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước người ta thường coi truyện võ hiệp là loại tiểu thuyết hạng hai, một loại ?othông tục tiểu thuyết?. Chắc Kim Dung cũng ít nhiều mặc cảm về điều đó, nên về sau khi sửa chữa các tác phẩm của mình ông đã gia công rất nhiều để nâng cao chất lượng nghệ thuật, mặt khác cũng đã tạo cho nó cái hình thức văn bản như tiểu thuyết thông thường, tức chỉ xuống hàng khi chuyển qua một phân đoạn liên kết văn bản ?" ngữ nghĩa khác. Các vị hết lời ca ngợi Kim Dung nhưng không chịu tìm hiểu ông mà còn quay ra phê phán tôi, đó là lối xử sự gì vậy? Tương tự là chuyện ?ohô hô cười rộ?, Kim Dung lặp đi lặp lại ?oha ha đại tiếu? thì tôi cũng phải lặp đi lặp lại, còn sở dĩ tôi dịch như thế vì đó là mẫu số chung tốt nhất cho tất cả các nhân vật, các tình huống trong truyện. Thử nghĩ xem nếu Hoàng Dung cũng hả họng ?oha hả cười lớn? thì có giống một cô gái nhỏ không? Hay ?ođại tiếu? dịch là cả cười hay cười rộ đều được, nhưng Khang Hy cả cười còn được chứ Vi Tiểu Bảo mà cả cười thì các vị thấy có còn giống một gã lưu manh không? Tôi thấy nhiều người trong các vị nên học thêm về phong cách học ngôn ngữ, nếu không thì chỉ biết khen chê theo cảm tính mà thôi.
    Về chuyện ngôn ngữ, nhiều vị còn chê tôi dịch kiểu ?ota, ngươi, y?, chứ không thấy có huynh, muội, đại ca, tiểu đệ vân vân. Thành thật mà nói, xử lý đại từ nhân xưng vẫn là chuyện đau đầu của những người dịch Việt Nam. Không biết vì sao người Việt lại lấy các danh từ như ông bà cha mẹ chú bác cô dì cậu mợ dượng thím anh chị em con cháu làm đại từ nhân xưng, nhưng chính vì vậy mà nhiều nhà văn hay soạn giả sân khấu viết về lịch sử cứ Hán hóa bừa đi thành huynh đệ tỷ muội, mẫu thân bá phụ vân vân. Có lần tôi đã bị các vị biên tập của một nhà xuất bản sửa một câu đại ý là ?oNgươi đừng hiểu lầm y, ta dám chắc y không có ý xấu? thành ?oHuynh đừng hiểu lầm huynh ấy, muội dám chắc huynh ấy không có ý xấu?, thật là một kiểu ăn nói không giống con giáp nào. Nếu dịch theo đường hướng ấy sẽ có thêm đủ thứ lời lẽ ba rọi kiểu tỷ đó thúc ơi, huynh nè muội hả, các vị có tiêu hóa nổi không? Thứ nữa là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba tiếng Việt thường mang tính biểu tình (biểu cảm), nên đọc tiểu thuyết võ hiệp Việt Nam trước 1975 loại Hoàng Giang nữ hiệp, Long hình quái khách nếu thấy chàng, nàng, ông thì ắt là nhân vật bạch đạo, nếu thấy hắn, thị, lão ta thì ắt là nhân vật hắc đạo. Không thể dùng hệ thống đại từ nhân xưng mang hàm ý đánh giá đạo đức ấy để dịch tiểu thuyết võ hiệp hiện đại của Kim Dung hay Cổ Long vốn có nhiều nhân vật gần với đời thường hơn, tức những nhân vật nửa chính nửa tà hay trước chính sau tà hoặc trước tà sau chính. Cho nên tôi chủ tâm dịch bằng các đại từ trung tính, hay nói đúng hơn là trả lại tính chất trung tính cho các đại từ nhân xưng ta, ngươi, y. Dĩ nhiên theo tâm thức ngôn ngữ của người Việt thì Hoàng Dung không thể xưng ta với Hoàng Dược Sư, Vi Tiểu Bảo không thể gọi Trần Cận Nam là ngươi, nên hệ thống đại từ nhân xưng trong các bản dịch tiếng nước ngoài qua tiếng Việt buộc phải có một độ lệch văn hóa, có điều đó phải là kết quả của một sự điều chỉnh có nguyên tắc và nhất quán. Chẳng hạn lúc mới gặp nhau thì Hoàng Dung gọi cả Hồng Thất công lẫn Cừu Thiên Trượng là ngươi, nhưng sau đó phải tùy theo sự phát triển về quan hệ và tình cảm mà gọi là người hay ngươi vân vân, các vị cứ kiểm tra lại xem tôi có nhất quán hay không, thế thôi. Tương tự, sau khi Quách Tĩnh biết Hoàng Dung là con gái thì y phải gọi là cô, Âu Dương Khắc cũng phải gọi như thế mới đúng với văn hóa ứng xử của giang hồ mà cũng là của con người, còn Hoàng Dung thì có quyền gọi hai người đàn ông ấy là ngươi mà xưng ta, như thế mới đúng với văn hóa ứng xử của phụ nữ mà cũng là của không gian võ hiệp. Đó là cách xử lý ngữ nghĩa và phong cách học của tôi, cách xử lý có nguyên tắc mà theo tôi là không thể thiếu ở một người dịch chuyên nghiệp.


    Được doom sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 14/12/2006
  2. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể, xin nói về chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Đúng như một số người trong các vị nói, mà cả tôi cũng nói, tôi chỉ là một người dịch thuê kiếm sống (hai chữ kiếm sống nghe có vẻ tầm thường, nhưng cứ làm kẻ tầm thường cho trọn vẹn đi rồi hãy nói tới chuyện làm kẻ phi thường, nếu không tầm thường được mà muốn phi thường thì chỉ thành bất thường thôi). Nhưng chính vì kiếm sống mà phải chuyên nghiệp. Một kẻ không chuyên nghiệp dịch dở dịch sai dịch bậy dịch gian dối thì không sao cả, y chỉ làm hại người đọc thôi, còn nếu gặp phải đại địch không làm hại được thì bất quá chỉ bị chê bai hay nhiều lắm bị chửi tối mắt là cùng. Nhưng một kẻ chuyên nghiệp mà dịch dở dịch sai dịch bậy dịch gian dối thì không ai thuê y dịch (hay mua bản dịch của y) nữa, và lúc ấy thì áo cơm sẽ dạy cho y một bài học về tính chuyên nghiệp. Các vị đã nói nhiều tới một người dịch Kim Dung bị cắt hợp đồng. Anh ta không phải dân chuyên nghiệp, chẳng hạn đã tự ý cắt bỏ sửa chữa tên các hồi trong nguyên tác của Kim Dung, tức vi phạm điều đầu tiên của đạo đức dịch thuật. Các vị cũng đã nói nhiều tới một dịch giả Việt Nam ở nước ngoài định dịch toàn bộ Kim Dung. Anh ta cũng không phải dân chuyên nghiệp, nên đã vấp phải một số sai lầm trong thao tác (tôi thành thật xin lỗi anh ta ở đây, để nêu ra một ví dụ). Chẳng hạn Kim Dung viết Song Nhi nói theo khẩu âm Tô Châu. Khẩu âm là giọng nói, thuộc phạm vi ngữ âm chứ không thuộc phạm vi từ ngữ, tức một vấn đề mà nói chung văn bản viết không thể hiện được nên người dịch cũng không cần quan tâm nhiều. Anh ta lại gia công đối dịch bằng từ ngữ trong phương ngữ Bình Trị Thiên, cho Song Nhi nói những từ như mô tê răng rứa, tức đã chuyển qua lãnh vực từ ngữ, vừa không chính xác vừa lãng phí thời gian vào một thao tác thừa. Một người chuyên nghiệp phải như một sát thủ, cần là đánh, đánh là trúng, trúng là có hiệu quả, không làm chuyện thừa. Dĩ nhiên dịch thuật rất cần tới sự tài hoa, nhưng sự tài hoa ở đây phải phục vụ cho tính chuyên nghiệp, chẳng hạn dịch thơ ca từ khúc chữ Hán rất khó, nhưng không phải vì khó mà làm bừa đi để cuối cùng giống như thơ của mình sáng tác. Tôi không khoe mình hay mình giỏi, vả lại cũng không thể tránh khỏi những sơ suất này khác, nhưng trong các vị có nhiều người biết chữ Hán, cứ thử so sánh các đoạn từ khúc, thơ ca trong nguyên bản của Kim Dung với bản dịch của tôi về ý nghĩa, âm điệu, thể loại xem chúng có gần nguyên tác không. Chính từ chuyện chuyên nghiệp này, tôi muốn nói với các vị đôi điều ngoài phạm vi thao tác dịch thuật nhưng vẫn trong phạm vi hoạt động dịch thuật.
    Mấy năm nay, có vài trang web chửi tôi tàn mạt. Họ chửi tôi ăn cắp bản dịch Huyết anh vũ của người khác, nhưng nhìn qua thì biết ngay đó là một người dịch không chuyên nghiệp và những người đọc không có trình độ chuyên nghiệp. Dân không chuyên nghiệp thường tra từ điển suốt mấy tháng mới dịch xong một quyển sách năm ba trăm trang, công sức bỏ ra gấp đôi mà kết quả thu về một nửa, tự hào nhìn quanh thấy ai giống mình cũng nghi người ta ăn cắp, còn những người đọc không có trình độ chuyên nghiệp thấy ít nên lạ nhiều, chuyện đó cũng dễ hiểu. Nhưng tôi có đủ bằng chứng để chứng minh là mình không ăn cắp. Thứ nhất là tôi không thèm ăn cắp vì danh, bởi thứ tiếng tăm dịch giả ấy không may tôi có nhiều rồi, thêm hay bớt một quyển loại tầm tầm như Huyết anh vũ cũng không tăng giảm bao nhiêu. Thứ hai là tôi không cần ăn cắp vì dốt, cả ba bộ Đại địa phi ưng, Lưu tinh hồ điệp kiếm và Huyết anh vũ tôi chỉ dịch trong không đầy ba tháng (bộ Xạ điêu anh hùng truyện tôi chỉ dịch trong vòng một trăm ngày kể cả sửa morasse), chuyện này thì không phải những kẻ không chuyên nghiệp có thể làm được. Thứ ba là tôi không dám ăn cắp vì tiền, bởi nếu gian dối thì tiếng xấu đồn ra, không ai thuê dịch hay mua bản dịch nữa, kể cả các vị nếu các vị làm nghề xuất bản. Thứ tư và quan trọng nhất là bản dịch của tôi hoàn thành trước khi bản dịch của vị kia được bắn lên mạng ít nhất một tháng, khoảng tháng 5. 2004, còn Công ty Phương Nam in ấn chậm thì tự nhiên không phải do tôi (cả ba bộ đến cuối năm ấy mới in, qua Tết âm lịch tôi mới nhận sách biếu). Các vị đã chửi tôi không ngại gì liên hệ với Phương Nam tìm hiểu tôi nhận đủ tiền dịch thuê lúc nào sẽ rõ, đừng chửi bậy nói càn. Tôi nói là chửi bậy nói càn, vì nhiều người chửi tôi đã không ngay thẳng mà còn không biết chút gì về quy trình dịch thuật, xuất bản và phát hành cũng như những vấn đề pháp lý có liên quan.
    Đọc tới những câu chửi bới của đám hiệp khách hào sĩ giang hồ các vị, nhiều khi tôi chán lắm. Thứ nhất là không ngay thẳng. Có vị nói mỉa là sao tôi không dịch những cái người ta chưa dịch, mà cứ dịch cái người ta đã dịch rồi. Thật ra lúc anh Lê Minh Trí bên Phương Nam tới đề nghị tôi dịch Xạ điêu anh hùng truyện, tôi đã từ chối với lý do có người dịch rồi, dịch lại dễ mang tiếng. Anh Trí nói nguyên tác của Kim Dung về sau được sửa rất nhiều, mấy hôm sau mang cho tôi bộ Xạ điêu anh hùng truyện chữ Hoa, tôi so sánh với bản dịch trước 1975 thấy khác nhiều mới nhận dịch, không phải thấy tiền mờ mắt như các vị cố tình ngậm máu phun người đâu. Nói cố tình vì ngoài hai quyển của Kim Dung, các quyển Ma đao, Vô Trường công tử, Thất dạ câu hồn (Nữ lang sát thu), Ngọa hổ tàng long, Lưu tinh hồ điệp kiếm vân vân trước tôi chưa ai dịch cả, sao các vị lờ đi? Đúng ra ba quyển Thẩm Thăng Y tôi dịch cho đám đầu nậu in trước 1998 không ký tên, nhưng từ Thiên long giáp (đã trích đăng trên Sài Gòn tiếp thị khoảng 1998 ?" 1999) tới những quyển sau đó như Đại Đường du hiệp ký, Đại địa phi ưng thì các vị không biết tôi dịch hay sao mà cố tình bẻ cong sự thật, nói trái lương tâm như vậy? Thứ hai là không biết chút gì về quy trình dịch thuật, xuất bản và phát hành cũng như những vấn đề pháp lý có liên quan. Tôi thừa sức đọc truyện võ hiệp trực tiếp từ bản tiếng Hoa, nên trước nay chỉ dịch loại sách này khi có người thuê, mà từ 1998 trở đi bản dịch đều có quyền tác giả, quyền dịch giả và quyền sở hữu rất rõ ràng. Phương Nam đã mua bản quyền của Kim Dung và Cổ Long, tôi mà táy máy đụng vào truyện của hai đại gia ấy là họ ra sát thủ ngay, đúng không nào? Họ thuê tôi dịch, hợp đồng rõ ràng, mua đứt bán đoạn rồi thì quyền sở hữu bản dịch là của họ, liên kết với ai xuất bản là quyền của họ, tôi quản được à? In xong họ giao ai phát hành là chuyện của họ, nếu chẳng may bị luộc thì họ cứ đi mà kiện, bản nhân vô can, đúng không nào? Vậy tại sao có vị ra vẻ đạo mạo thanh cao nói ?okhông ngờ? tôi cộng tác với Nhà sách Minh Khai? Tôi không tham gia các khâu xuất bản, in ấn, không kinh doanh sách thì nhà sách ấy cộng tác với tôi để giải trí chắc? Còn nếu nhà sách ấy luộc tức đụng tới quyền sở hữu của Phương Nam nhưng không đụng tới quyền dịch giả tức vẫn đề tên người dịch là tôi, thì tôi có lý do hay tư cách gì để động đao động kiếm với họ chứ, các vị có biết nói chuyện lý lẽ không vậy? Mà nói thêm thì các đầu nậu sách cả tư nhân lẫn quốc doanh mua đứt bán đoạn với người dịch một lần, về sau nếu sách bán chạy tiếp tục tái bản kiếm lời còn người dịch chỉ có quyền giơ mắt ra ngó, sao các vị không nguyên lượng cho những người dịch sách để mình đọc một chút mà ra trọng thủ như thế, định tàn sát bọn cùng dân dịch thuê kiếm sống để chứng tỏ võ công thâm hậu hay sao?
  3. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Thật ra một trong những người nhiệt tình chửi bới tôi đã gởi email xin lỗi, chuyện này tôi không hề nói ra với ai nhưng không rõ vì sao một số vị đã biết, nên tôi mới nói vài câu ở đây. Dân chuyên nghiệp không bao giờ đôi co với kẻ ngoại hàng, nên tôi không yêu cầu y xin lỗi công khai trên đúng cái trang y và một số vị đã chửi tôi, chỉ coi như mình bị trẻ con lỡ tay ném đá trúng, chuyện qua rồi thì thôi. Nhưng tôi thấy y nhỏ tuổi, muốn y được nhẹ lòng nên có gởi tặng bản dịch gốc ba quyển Thẩm Thăng Y, sau đó y không liên hệ nữa mà cũng không công khai thừa nhận mình đã chửi bậy. Nhưng đó là chỗ kém thường thấy ở rất nhiều người (taydocvu đừng giận tôi, nhưng một người nhiều tham vọng mà hành sự ít minh bạch, cư xử thiếu trọn vẹn như em rất dễ bị kẻ khác nắm cán hay giật dây, em nên cẩn thận), nếu tôi nằng nặc đòi họ phải như mình nghĩ tức đòi hỏi một điều không thể thì quả là không có lương tri.
    Tôi cũng áy náy vì có thể đã làm một số người trong các vị mất mặt, nhưng đó là vì họ ít học cạn nghĩ mà cứ chửi bậy nói càn, công lực làm người còn kém thì bày đặt hành tẩu giang hồ làm gì để rước họa vào thân? Sau đây tôi xin thỉnh giáo các vị một chuyện.
    Khoảng 1997 tôi nhận dịch thuê cho đám đầu nậu ba quyển Ma đao, Thất dạ câu hồn và Vô Trường công tử do Thái Bạch Văn nghệ xã ở Trung Quốc xuất bản, trong đó có cả lời tựa của Cổ Long về bộ Thẩm Thăng Y truyền kỳ hệ liệt (lời tựa này tôi có dịch và đưa in trong quyển Dâu bể mười năm), nên vẫn đinh ninh Thẩm Thăng Y là ?ocon út? của Cổ Long (nói thật là tôi cũng không được đám đầu nậu gởi sách biếu). Khoảng đầu 2004 anh Trần Thức ở Phương Nam gọi điện nói đã ký được hợp đồng với gia đình Cổ Long, mời tôi qua ký hợp đồng dịch. Tôi qua thì anh mang ra cả chục thùng sách, nói muốn dịch bộ nào cứ chọn, Phương Nam ưu tiên. Tôi bỏ bộ Lục Tiểu Phụng truyền kỳ hệ liệt vì đã có bản dịch trước 1975, nhưng tìm không thấy quyển nào trong bộ Thẩm Thăng Y truyền kỳ hệ liệt, cả bản danh mục tác phẩm Cổ Long in kèm trong các bộ sách ấy cũng không có. Thật ra tôi chỉ muốn dịch bộ này, vì theo lời tựa nói trên thì Cổ Long viết bộ này lúc cuối đời, bút lực đã thâm hậu, tôi dịch ba quyển cũng thấy ông không còn lấy sự ly kỳ khích liệt làm cái hay mà đã đạt tới chỗ bình đạm thâm thúy, rất đáng được nhiều người đọc (Tôi vẫn nghĩ muốn bắt chước tiểu thuyết võ hiệp kiểu dã sử của Kim Dung còn dễ, chứ bắt chước tiểu thuyết võ hiệp tâm lý xã hội mang hình thức trinh thám hình sự như Thẩm Thăng Y truyền kỳ hệ liệt của Cổ Long thì khó hơn nhiều). Tôi nói anh Trần Thức liên hệ với gia đình Cổ Long bên Đài Loan hỏi lại xem sao, và vì muốn chờ nên chỉ nhận dịch ba bộ. Hôm ấy anh Trần Thức có nói thêm sở dĩ Phương Nam ký hợp đồng với gia đình Cổ Long chậm vì ông có tới mấy người con, sau khi cha chết họ chia gia tài nên mỗi người có quyền sở hữu một số tác phẩm, lại không ở cùng một nơi, phải liên lạc nhiều lần nên thời gian thương thảo hợp đồng bị kéo dài, vài tuần sau anh nói đã gởi fax hỏi ba lần mà gia đình Cổ Long không trả lời, tức không thừa nhận mà cũng không phủ định Thẩm Thăng Y truyền kỳ hệ liệt là của Cổ Long. Tôi chưa hiểu vì sao có chuyện nát óc này thì khoảng hai năm nay lại thấy các vị nói Thẩm Thăng Y truyền kỳ hệ liệt là của Hoàng Ưng. Xin thứ lỗi cho tôi về truyện võ hiệp thì kiến văn hẹp hòi nên chưa biết Hoàng Ưng là ai, văn nghiệp ra sao, ai chính mắt nhìn thấy quyển nào của Hoàng Ưng viết về Thẩm Thăng Y xin cho biết và bắn lên mạng giúp một vài cái bìa sách cho tôi được mở rộng tầm mắt thì muôn đội ơn lòng. Tôi cũng gởi kèm thư này vài tấm ảnh trong quyển sách về Thẩm Thăng Y của Cổ Long mà tôi đã dịch để các vị xem qua.
    Sau cùng, có vài lời từ lâu tôi đã muốn nói với các vị. Trong các vị có nhiều người có đam mê, có nhiệt huyết, có đầu óc logic, có khả năng làm chủ ngôn ngữ tức năng lực ngữ văn cao, nhưng không biết có lúc nào các vị nghĩ tới việc dùng những ưu thế ấy làm những chuyện có ích hơn chưa. Thật ra với nhiều người chuyện đam mê tiểu thuyết võ hiệp chỉ là nhất thời, tôi cũng không nói đó là chuyện xấu, nhưng đó là một cái ao quá nhỏ so với biển học, không đáng để bầy nghê kình các vị vùng vẫy đâu. Đó là một cái học điểm xuyết cho cuộc đời chứ không thuộc những cái học kinh bang tế thế, trong các vị có nhiều người còn trẻ tuổi, tương lai còn dài, nên dành năng lực sống trẻ trung và mạnh mẽ ấy vào việc trau dồi những cái học có ích hơn thì không những đời mình thảnh thơi mà muôn dân cũng được đội phúc. Đây là lời chân tình không phải của một người dịch mà của một người già, mong các vị thứ lỗi nếu không muốn nghe.
    Tôi dừng ở đây. Chúc các vị khỏe, vui.
    Tháng 12. 2006
    Cao Tự Thanh
  4. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Hết thư, còn 2 tấm hình quyển thất dạ câu hồn gồm bìa ngoài và lời tựa của Cổ Long, up lên mà sao báo lỗi hoài, bực mình ghê
  5. nitriloxid

    nitriloxid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác đã post, biết thêm nhiều một chút. Đúng là mấy thằng bệnh hoạn này quen thói sủa cắn lung tung, lung hèn mạt cóc dám đăng một câu xin lỗi.
  6. ghienkiemhiep

    ghienkiemhiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy người viết lá thư bên trên kiêu ngạo phi thường, chê hết người này tới người nọ, bác ấy chỉ khoe khoang về mình . Theo tôi được biết thì tất cả những diễn đàn Trung Quốc đăng truyện kiếm hiệp và bàn về kiếm hiệp đều đăng truyện Thẩm Thắng Y dưới tên tác giả Hoàng Ưng. Nếu bác biết lên mạng thì đã khám phá ra rồi, cần gì phải hỏi. Có lẽ bác không rành lên mạng, bác xem ra đã mua một cuốn sách giả mạo dưới tên Cổ Long để câu khách .
    Thế nếu bác không rành lên mạng thì sao lại biết có người chửi bác nhỉ? Chắc anh doom anh ấy truyền miệng nhỉ .
    Bác dịch hay dở thế nào thì người đọc mua truyện của bác tự đánh giá, cần gì bác quảng cáo miệt mài thế . Cái đáng trách là vì để quảng cáo mình mà đi chê bai những người dịch khác. Ít ra mục đích họ dịch truyện cao thượng hơn bác nhiều đấy .
  7. nitriloxid

    nitriloxid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, dịch "mục đích cao thượng" hơn à . Có mấy người dịch mà không đang tìm cách liên hệ bản quyền này nọ đâu.
    Dịch thuật là công việc kiếm sống, kinh doanh của người ta, bị những kẻ "cao thượng" vu cáo, phá hoại, rồi khi vỡ lở ra thì những kẻ "cao thượng" ấy im ỉm mà trốn, đụng tới thì nhặng lên, chỉ biết đánh trống lảng vớ vẩn vài dòng kiểu: bác đang quảng cáo mình đấy à
  8. ghienkiemhiep

    ghienkiemhiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thưa với bác là nếu kêu đi mua bản quyền truyện Cổ Long bằng cách mua bản quyền dịch hệ liệt Thẩm Thắng Y thì thật là lố bịch đấy, vì đó đâu phải truyện Cổ Long . Các nhà xuất bản chúng ta đành tuyên bố là có mua bản quyền cho nó hợp lệ đấy mà .
    Nếu bây giờ bác nitriloxid tuyên bố là mình đã mua bản quyền của tất cả 69 bộ truyện Cổ Long thì ai làm chứng cho bác? Cho nên cứ thế mà làm tới .
    À mà nói đến 69 bộ truyện Cổ Long, chắc tất cả những người ghiền chưởng đều biết là hội nhà văn kiếm hiệp Trung Quốc đã loại trừ và nhận dạng đúng 69 bộ mà Cổ Long là tác giả, làm gì có Thẩm Thắng Y?
    Bác nitriloxid có bợ đít thì cũng nên tìm tòi trước khi lên tiếng nhé .
    Đồng thời, người dịch ở nước ngoài chuyên dịch các truyện Kim Dung mà chủ nhân của lá thư trên nhắc đến không ai khác ngoài anh Nguyễn Duy Chính đáng quý. Anh Chính dịch truyện, nghiên cứu lịch sử rất kỹ càng, không phải làm lăng nhăng cuội. Anh Chính được sự yêu mến của những người ghiền chưởng chính là vì sự nghiêm chỉnh cống hiến của anh. Anh dịch truyện và làm những bài nghiên cứu với một mục đích cao thượng: chia sớt với mọi người một cách không vụ lợi. Thế có đủ "cao thượng" với bác nitriloxid chưa? Thế mà chủ nhân của lá thư bên trên buông lời chê mỉa đạp đổ để tự đề cao mình. Còn biện hộ gì nữa?
    Được ghienkiemhiep sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 15/12/2006
  9. nitriloxid

    nitriloxid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Về vế thứ nhất ( chuyện bản quyền này nọ)
    -Thứ nhất về vấn đề bợ đít: Những kẻ bợ đít là những kẻ thích đọc free, tung hô người dịch free , ví dụ "cao thượng" chẳng hạn. Còn đối với những người dịch kiếm cơm như thế này thì họ chẳng dịch không cho tớ đọc đâu, nên chẳng có lý do gì để bị gán là bợ đít cả. Hơn nữa, tớ chẳng ca ngợi gì bác CTT như bác ca ngợi bác Chính bên dưới, mà chỉ coi bác ấy như một người dịch kiếm tiền bình thường. Bác đừng tưởng ai cũng giống mình như vậy, hiểu không?
    Thứ hai là đã cãi nhau truyện bản quyền này nọ rồi, thì chẳng có gì cao thượng hơn người khác ở đây cả. Chỉ những thằng hèn, không chửi bới hay tìm được chứng cứ gì để nói những Cty mua bản quyền, in ấn ... nên đành chơi trò giận cá chém thớt cho dễ.
    Cái chuyện bản quyền thì ko nên nói nữa, tại bác cũng mù tịt, nói nước đôi lấp lửng chứ có biết thông tin gì cụ thể đâu đâu. Cái tớ chửi ở đây là những thằng hèn, gây chuyện chửi bới, vu cáo, khi sự thực rõ ràng thì chỉ im ỉm mà chuồn. Có đụng chạm gì đến bác thì cho tớ xin lỗi nhé.
    Đoạn sau nói về bác Nguyễn Duy Chính: Tớ thấy bức thư của bác Cao chẳng có gì đáng kể cả. Chỉ là vai ví dụ nhỏ chỉ ra những lỗi này nọ, giữa những người dịch truyện. Chỉ có vài kẻ bợ đít, không chứng minh, hay phân tích được một dòng nào, chỉ khơi khơi mà nói vài câu kiểu: bác ấy làm free đấy, cao thượng đấy, có gì sai, thiếu sót cũng im miệng không được nói... ( Tớ cá là bác Nguyễn Duy Chính cũng rất khó chịu với những thằng bợ đít kiểu này).
    Nói về chuyện "cao thượng". Tớ cho rằng bác cóc đủ tình độ để xét đoán. Bác Cao cần tiền, cho gia đình, vợ con bác ấy thì bác ấy phải lấy, cũng như bố mẹ bác kiếm tiền nuôi bác, không phải chỉ vì cần tiền mà cho là họ không cao thượng, có thể phủ định không phân tích những gì họ nói ( Vậy chẳng ai còn làm nghề giáo viên được cả)
    Mà vấn đề liên quan đến cả bác Chính, cũng do bác cố lôi vào. Tớ thấy bác xưng bác Chính là "anh" thì nghĩ tuổi bác cũng cao, sao lại phải chơi trò này? Những ví dụ , những điều bác CTT nói về những người dịch khác có gì sai, thì bác cứ phân tích ra mà nói, chứ đừng bợ đít người này lên để dìm người khác xuống như vậy.
    Được nitriloxid sửa chữa / chuyển vào 03:00 ngày 15/12/2006
  10. ghienkiemhiep

    ghienkiemhiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác đã nhận là chính bác cũng mù tịt về vụ bản quyền thì sao bác lại lên tiếng "có mấy người dịch mà không đang tìm cách liên hệ bản quyền này nọ đâu." Bác không biết thì bác cứ im cái mõm lại mới đúng chứ .
    Tôi nói rõ ràng: "Cái đáng trách là vì để quảng cáo mình mà đi chê bai những người dịch khác. Ít ra mục đích họ dịch truyện cao thượng hơn bác [chủ nhân của lá thư trên] nhiều đấy". Đó là vì những người khác họ dịch theo sở thích rồi chia sẻ với bạn bè chứ không phải dịch để kiếm tiền, dĩ nhiên là cao thượng hơn người dịch vì tiền rồi. Có gì là lạ?
    Trong suốt lá thư bên trên, chỉ thấy chủ nhân của lá thư chê bai những người dịch khác, và chỉ có một mình chủ nhân của lá thư được đề cao [tự đề cao] trong lá thư đó. Đối với tôi mà nói, đó rõ ràng là một hành động lố bịch chứ chẳng có gì "cao thượng" đúng đắn hết bác ạ .
    Thế sao bác lại đánh mất đi cái vụ Thẩm Thắng Y không phải là của Cổ Long vậy? Một người dịch không biết rõ ràng tác phẩm của tác giả nào, chỉ tin vào cái bìa sách đã mua về, thì làm sao xứng đáng để so sánh với sự nghiêm túc khảo cứu của những người dịch khác, mà điển hình là anh Chính?
    Nếu chủ nhân của lá thư bên trên thật sự là một người dịch [chứ không phải là ai giải danh nói xàm], thì anh ta rõ ràng đã bôi nhọ đồng môn để tôn sùng chính mình. Có chi tiết nào trong bài viết của anh ta ghi nhận bất cứ lỗi lầm gì về bản dịch của anh ta hay không? Xin thưa rằng không. Có chi tiết nào trong bài viết của anh ta ghi nhận bất cứ những điều hay về các người dịch khác hay không? Tôi cũng không thấy.
    Ngay cả ví dụ mà anh ta đề ra: "hô hô đại tiếu", mà các người dịch thời trước hay dịch là "cười ha hả", "cười khoái chí", vân vân, thì anh ta lại tô lối dịch của mình là "ha ha cười rộ", một cụm từ rất kỳ dị. Có lẽ nó chỉ đúng với ý của tác giả là nó dùng đúng bốn chữ mà thôi. Nếu dịch cứng nhắc như vậy, làm sao hay với văn tiếng Việt được mà tự đề cao mình?
    Được ghienkiemhiep sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 15/12/2006
    Được ghienkiemhiep sửa chữa / chuyển vào 02:58 ngày 15/12/2006
    Được ghienkiemhiep sửa chữa / chuyển vào 03:00 ngày 15/12/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này