1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Đạo

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Co_Khach_Vo_Danh, 08/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Co_Khach_Vo_Danh

    Co_Khach_Vo_Danh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Thư Đạo

    Thư Đạo ( >" ) là gì ?
    Để ghi lại các lời nói chúng ta có chữ hay cách gọi khác là văn tự .
    Việc viết cho đúng thứ tự ,chính tả các văn tự này chính là nền móng
    văn hóa cơ bản của người văn minh chúng ta .Do đó không chỉ riêng
    Trung Quốc và Nhật Bản mà hầu như ở bất cứ quốc gia nào thì việc
    viết đúng chính tả được coi là rất quan trọng và được học ngay từ lớp
    sơ đẳng .Nhưng khi đề cập đến việc thưởng thức cái mỹ của nét chữ
    viết tay ,nâng cao hơn nữa là các tác phẩm nghệ thuật thì Thư Đạo là
    một loại hình văn hóa đặc dị được tạo hóa ưu ái ban cho các nước
    dùng Hán Tự .Vậy thì nguyên nhân sinh ra loại hình văn hóa đặc dị này
    là gì nhỉ ?
    1.Đặc tính của Hán Tự
    Một trong những nguyên nhân đó nằm ở đặc tính của Hán Tự .Hán Tự
    là loại chữ biểu ý ,mỗi một chữ chính là một từ ( hay một lời nói ) nên
    mỗi chữ đều có ý nghĩa cả ,chữ Hán khác với loại chữ biểu âm ( a ,b ,c ...)
    nên không chỉ đơn thuần là những ký tự ghi lại âm thanh ( lời nói ) mà
    Hán Tự tồn tại như một hình dáng sống động của lời nói .Vóc dáng đó
    phong phú về tính cấu tạo ,số lượng chữ nhiều ,biến hóa rất đa dạng
    cho nên việc viết đúng viết đẹp một cách thực dụng thì vượt qua khỏi
    ngưỡng cửa của số lượng các ký hiệu ,nó như mời gọi người ta đi vào
    một thế giới " Mỹ " ,sự diễn đạt cái mỹ này chính là đặc tính của Hán Tự
    2. Đặc tính của bút lông
    Một nguyên nhân nữa phải kể đến là đặc tính của bút lông .Do sự xuất
    hiện của bút lông ,một loại bút biến chuyển tự tại có thể di chuyển ,uốn
    éo tự do nên nói thư đạo sinh ra do có sự xuất hiện của bút lông cũng
    là không quá ngôn .Bút lông khác với loại bút viết dễ đối với người mới
    học như bút cứng ( bút máy ,bút bi ...) ,để viết quen bằng bút lông thì
    đòi hỏi một quá trình tu luyện lâu dài nhưng khi đã quen với bút lông
    rồi thì ta có thể diễn đạt tâm tư ,tình cảm ,tâm ý một cách biến hóa vô hạn .
    Vận dụng việc này hài hòa với đặc tính cấu tạo của Hán Tự thì một thế giới
    "Mỹ " sẽ được tạo ra và quá trình mài luyện trên chính là Thư Đạo .
    3. Tính tinh thần của Thư Đạo
    Vào đời Chu của Trung Quốc ( 1066 trước Công Nguyên ? đến 222 trước
    Công Nguyên ) ,những người trên bậc sĩ ( 士??) bị bắt buộc phải học
    lục nghệ (.S) .Lục nghệ này chính là : Lễ ( 礼 ) ,Nhạc ( 楽) ,Xạ ( "??) ,
    Ngự ( 御 ) , Thư ( > ) ,Số ( . ) .Những người trên bậc sĩ ( tức là
    Hầu (???T ) ,Đại Phu ( 大夫??) , Sĩ ( 士) ) là những người thuộc tầng lớp
    chi phối trong thời nhà Chu và phải là những người hữu đức và có học
    thức cao thâm .Thư đo đó trở thành môn học bắt buộc .Liễu Công Quyền
    đời Đường nói : " Thư chính là tâm họa ,tâm chánh thì bút chánh " ,
    ông ấy nhấn mạnh việc phải thuần hóa tâm linh qua Thư .
    Thư mang tính nhất quá ,mỗi điểm mỗi nét chỉ viết bằng bút được
    một lần thôi ,thư là loại tạo hình mà sau khi viết không thể tu sửa được
    do đó mà tâm tư của người viết được biểu lộ nguyên bản qua thư .
    Chính vì thế mài luyện Thư phải thuần hóa Tâm và mài luyện nhân
    cách .Điều này giống với tinh thần của Nho giáo và Phật giáo vì vậy
    Thư tiến đến bậc được sùng kính và được coi trọng như là con đường
    hình thành con người .Thư Đạo học hỏi từ Trung Quốc của Nhật Bản
    chịu ảnh hưởng trên là điều tất nhiên .Cũng giống như Trà Đạo ,Hoa Đạo
    và Võ Đạo ,về mặt tinh thần thì việc mài luyện kỹ thuật Thư Đạo đồng
    thời cũng chính là con đường để hình thành nhân cách .

Chia sẻ trang này