1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi bittersweet82, 05/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

    Trong suốt chiều dài lịch sử gần 1000 năm hình thành và phát triển, Thủ đô Hà Nội đã trải qua biết bao biến đổi thăng trầm. Tuy nhiên, ở trong bất kỳ giai đoạn nào, Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay luôn là nơi hội tụ của các "danh tài nghĩa sỹ" từ mọi miền đất nước, nơi hợp lưu của các dòng văn hóa của các dân tộc anh em, cùng với thời gian vun đắp nên truyền thống của Thủ đô "ngàn năm văn hiến". Cũng chính từ thực tế lịch sử đó, Hà Nội là nơi hội tụ, kế thừa và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam : kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước. Từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập tự do dân tộc và chủ nghĩa xã hội, những truyền thống tốt đẹp đó lại càng được phát huy cao độ.

    Ngay từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử, dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương mà trực tiếp là Xứ ủy Bắc kỳ và Đảng bộ Hà Nội, nhân dân Thủ đô bằng tinh thần dũng cảm, ngoan cường, đã tiến hành khởi nghĩa thành công một cách hết sức sáng tạo và độc đáo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Nội đã biến cuộc mít tinh ngày 17-8-1945 do Tổng hội công chức của chính quyền bù nhìn tổ chức thành cuộc mít tinh chào cờ *********, một cuộc biểu dương lực lượng hào hùng, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa ngày 19-8-1945 để đến ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, quân dân Thủ đô đã tiến hành cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng quyết liệt và anh dũng. Thanh niên Hà Nội đã từng xung vào những đoàn quân Nam tiến chi viện cho Nam bộ, giờ lại thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", chiến đấu giữ từng căn nhà, góc phố, tiêu biểu là những chiến sỹ quyết tử của Liên khu I, đã viết nên những trang vàng truyền thống đầy tự hào của nhân dân Thủ đô. Sau tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào đêm 19-12-1946, lớp lớp thanh niên, trí thức, văn nghệ sỹ Thủ đô đã từ giã kinh thành khói lửa ra đi kháng chiến. Biết bao người con ưu tú của Thủ đô đã ngã xuống trên khắp các chiến trường của Tổ quốc để mang lại ngày chiến thắng huy hoàng, giải phóng Thủ đô 10-10-1954. Cùng với cuộc khởi nghĩa 19-8-1945, sự kiện ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng và bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa.

    Sau hòa bình lập lại, phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, nhân dân Thủ đô đã lao động cần cù, thông minh, sáng tạo trong xây dựng và phát triển kinh tế, nhanh chóng mở mang công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế..., từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, tạo niềm tin và sự cổ vũ lớn lao đối với đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh kiên cường cho sự nghiệp giải phóng.

    Kẻ thù không ngừng mở rộng chiến tranh. Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam ngày càng gay go, quyết liệt. Nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, tuổi trẻ Thủ đô lại nô nức lên đường "Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước". Nhiều người con Hà Nội đã anh dũng ngã xuống trên con đường Trường sơn và trên khắp các chiến trường của miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

    Trong lúc đó, ở Thủ đô cũng như trên toàn miền Bắc, đâu đâu cũng sục sôi khí thế cách mạng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

    Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, điên cuồng ném bom Thủ đô, trong mưa bom, bão đạn, quân và dân Hà Nội đã hiên ngang đối mặt với quân thù, làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" trong 12 ngày đêm tháng chạp năm 1972 lịch sử, để Hà Nội trở thành "Lương tri của thời đại", là "Thủ đô anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng". Thất bại ở cả hai miền, đế quốc Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo ở Việt Nam, đẩy nhanh các thế lực tay sai đến thất bại hoàn toàn.

    Sau khi đất nước thống nhất, từ trong đổ nát của chiến tranh, nhân dân Thủ đô lại một lần nữa phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp tục lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, xây dựng lại Thủ đô và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.

    Trong khoảng thời gian ngắn, nhiều cơ sở sản xuất bị tàn phá bởi chiến tranh đã được phục hồi. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v.. tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, do cơ chế bao cấp, các chính sách chưa tạo điều kiện để các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân, trong đó có tầng lớp làm công ăn lương, tuy có được cải thiện nhưng thực sự vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.



    "... HÃNG ĐÊM THƯƠNG NHỚ NĂM THÁNG ĐI QUA TUỔI HỌC TRÒ , HỒN NHIÊN ĐẾN LỚP ÁO TRẮNG VUI ĐÙA CÙNG CHÚNG BẠN XƯA , LƯU BÚT TRAO TAY VIẾT MẤY CHO VỪA DÒNG CHỮ THÂN QUEN...".

    Được admin sửa chữa / chuyển vào 05/11/2002 ngày 18:44
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Trong bối cảnh đó, đường lối đổi mới của Đảng như một luồng gió mới, đã thổi bùng những tiềm năng sẵn có của Hà Nội. Cơ chế quản lý mới, thông thoáng và phù hợp quy luật phát triển đã dần dần phát huy mọi tài năng, trí sáng tạo của người dân Thủ đô, đưa công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và xây dựng Thủ đô bước sang một giai đoạn mới với những thành quả tốt đẹp.
    Trong suốt hơn 10 năm liền, Hà Nội luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Các lĩnh vực của nền kinh tế đều phát triển mạnh và bền vững. Cơ cấu kinh tế Thủ đô thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm.
    Trong ngành công nghiệp Thủ đô, nhiều xí nghiệp cũ được mở rộng, được trang bị máy móc và công nghệ mới ; nhiều xí nghiệp quốc doanh, tư doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được xây dựng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại đã làm cho ngành công nghiệp Thủ đô có bước thay đổi quan trọng, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.
    Ngành nông nghiệp Thủ đô được đầu tư lớn về thủy lợi, phân bón, bảo vệ thực vật... Nhiều thành tựu khoa học, trong đó có những thành tựu công nghệ sinh học, đã được áp dụng để tạo ra các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao, làm cho thị trường thực phẩm, rau quả của Thủ đô ngày càng phong phú. Hà Nội đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh trồng rau, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, lợn hướng nạc, các vùng trang trại, v.v... Những kết quả ban đầu áp dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi, trồng trọt mở ra khả năng giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm cho nhân dân Thủ đô. Trong những năm gần đây vấn đề quy hoạch các làng xã gắn với các vùng đô thị hóa đã được đặc biệt quan tâm. Thành phố cũng đầu tư lớn để cải tạo và nâng cấp hệ thống đường, trường, trạm, cung cấp điện, nước sạch, giải quyết vấn đề môi trường. Nông dân ở nhiều vùng nông thôn đã được thụ hưởng trực tiếp những kết quả của quá trình đô thị hóa. Bộ mặt nông thôn Thủ đô đã thay đổi nhiều, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi.
    Do kinh tế phát triển, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... cũng được đầu tư nhiều hơn và đã mang lại những thành tựu lớn. Ngành giáo dục Thủ đô có đủ mạng lưới rộng khắp từ giáo dục mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường cao đẳng, dạy nghề. Hà Nội còn là nơi tập trung của hơn 40 trường đại học, cao đẳng, hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó tập trung số lượng lớn cán bộ khoa học có trình độ cao. Hà Nội cũng đang là thành phố dẫn đầu cả nước về thành tích phổ cập trung học cơ sở. Học sinh Hà Nội thông minh, học tập tốt, thường là lực lượng nòng cốt trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Nhiều em đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực toán, tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, hội họa, thể dục thể thao...
    Ngành y tế Thủ đô phát triển mạnh mẽ, nhất là hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn với những chuyên ngành đạt trình độ cao. Hệ thống y tế phủ kín đến các phường, xã và có bác sỹ chăm lo việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thành phố Hà Nội cũng là địa phương thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, những người có công với cách mạng ; tổ chức chu đáo việc chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ; thành lập các trung tâm nuôi dưỡng, giúp đỡ người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ. Chính nhờ kết hợp hài hòa tổng thể phát triển kinh tế với chăm sóc con người trong những năm qua, Hà Nội đã được xếp thứ nhất theo chỉ tiêu phát triển con người toàn diện (HDI) lần đầu tiên được xem xét ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tình hình chính trị của Thủ đô luôn luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Thủ đô đã được cải thiện rõ rệt.
    Thành tựu nổi bật nhất của Thủ đô trong những năm vừa qua là trong lĩnh vực quản lý, xây dựng và phát triển đô thị. Từ một thành phố nhỏ bé với hạ tầng kỹ thuật đô thị rất thấp kém, Hà Nội ngày nay đã có hệ thống đường giao thông được mở rộng hơn rất nhiều lần so với trước đây. Nhiều công trình lớn về cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, công viên cây xanh, v.v.. đã và đang được triển khai. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Thành phố quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng quy hoạch để chỉ đạo quá trình phát triển đô thị. Từ quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thành phố đã hoàn tất quy hoạch 12 quận, huyện và nhiều quy hoạch chuyên ngành. Đã hình thành các cơ chế chính sách về xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo các khu tập thể cũ, các chính sách quản lý đất đai, bán, cho thuê nhà ở cho cán bộ công nhân viên, người có thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên, v.v... Những cơ chế chính sách mới tạo sự thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự quản lý và điều tiết của nhà nước từng bước được hoàn thiện. Mô hình nhà chung cư cao tầng với các loại căn hộ đa dạng, có tiện nghi tốt đã dần dần được nhân dân chấp nhận. Hàng loạt dự án phát triển đô thị với hàng trăm nhà cao tầng đang triển khai, mở ra khả năng giải quyết nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô. Hiện tại trên địa bàn thành phố đang gấp rút triển khai nhiều dự án lớn như nút giao thông Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, Bưởi, Kim Liên, Nam cầu Thăng Long, đường vành đai III, đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, đường Láng Hạ, đường 5 kéo dài, cầu Thanh Trì, những công trình phục vụ cho SEA Games 2003, v.v.. Ngoài ra còn rất nhiều dự án khác cũng đang được tích cực chuẩn bị triển khai, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như dự án cầu Nhật Tân, khu đô thị Bắc Sông Hồng, dự án kè vở, trị thủy và quy hoạch phát triển khu vực bãi hai bờ sông Hồng, dự án phát triển vận chuyển hành khách bằng đường sắt trên cao, trên mặt đất và trong lòng đất, cùng với nhiều dự án tôn tạo, chỉnh trang phố cổ, phố cũ, các di tích, các công trình văn hóa, lịch sử, công viên cây xanh và các khu vui chơi giải trí.
    Với những thành tựu về xây dựng và phát triển đô thị, Hà Nội ngày nay đã khác xa những năm trước đây. Hà Nội đã, đang và sẽ ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Chính do những thành tựu to lớn đó, năm 1999 Hà Nội là thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức UNESCO công nhận là "Thành phố vì hòa bình". Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Đảng, Nhà nước đã phong tặng Hà Nội danh hiệu cao quý "Thủ đô anh hùng".
    Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2002), mỗi người dân Hà Nội có quyền tự hào về truyền thống của Thủ đô anh hùng. Dưới sự lãnh đạo của **********************, truyền thống đó đã được phát huy hơn bao giờ hết và đã tạo nên những thành tích vẻ vang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng hòa bình.
    Ở giai đoạn phát triển mới, bên cạnh những thuận lợi, Thủ đô Hà Nội cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Quá trình phát triển kinh tế cùng với sức ép của sự tăng dân số cơ học đang đặt ra những vấn đề lớn phải giải quyết về công ăn việc làm, nhà ở, giao thông đô thị, trường học, bệnh viện, các nhu cầu về văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí..., nhất là trong bối cảnh kinh tế khu vực và trên thế giới đang trong xu thế hội nhập với tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, những chính sách để điều hành một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều bất cập. Thực tế đó đòi hỏi Thủ đô hơn lúc nào hết, phải phát huy hơn nữa truyền thống thông minh, sáng tạo, có những quyết sách mạnh mẽ trong chỉ đạo, điều hành, tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững sự phát triển ổn định, bền vững.
    Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong thời kỳ 2001 - 2010 đã xác định vị thế của Thủ đô Hà Nội : Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
    Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới của Thủ đô : bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội ; phát triển kinh tế - khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững ; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến ; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ; tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức ; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô anh hùng".
    Với truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, nhân dân Hà Nội sẽ phát huy hơn nữa truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất vì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhân dân có đời sống ấm no, hạnh phúc, để Hà Nội xứng đáng với niềm tin yêu, hy vọng của đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế.
    --------------------------------------------------------------------------------
    "... HÃNG ĐÊM THƯƠNG NHỚ NĂM THÁNG ĐI QUA TUỔI HỌC TRÒ , HỒN NHIÊN ĐẾN LỚP ÁO TRẮNG VUI ĐÙA CÙNG CHÚNG BẠN XƯA , LƯU BÚT TRAO TAY VIẾT MẤY CHO VỪA DÒNG CHỮ THÂN QUEN..."
  3. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của tôi không nhằm mục đích chính trị , bài viết này chỉ mong muốn có thêm nhiều thông tin về thủ đô hà nội , để chúng tôi là những sinh viên việt nam có thể có nhiều tài liệu để giới thiệu về thủ đô của mình cho bạn bè trên thế giới hiểu biết thêm về đất nước việt nam nói chung , thủ đô hà nội nói riêng . Mong các bạn hưởng ứng , và cung cấp thêm nhiều thông tin về hà nội cho chúng tôi ,như về du lịc , danh lam thắng cảnh, ẩm thực... rất mong các bạn ủng hộ nhiệt tình . Xin chân thành cảm ơn
    "... HÃNG ĐÊM THƯƠNG NHỚ NĂM THÁNG ĐI QUA TUỔI HỌC TRÒ , HỒN NHIÊN ĐẾN LỚP ÁO TRẮNG VUI ĐÙA CÙNG CHÚNG BẠN XƯA , LƯU BÚT TRAO TAY VIẾT MẤY CHO VỪA DÒNG CHỮ THÂN QUEN..."
  4. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Đến thăm quan Tam Đảo
    Vẫn còn đó dấu tích của những ngôi biệt thự cổ và tiếng chuông nhà thờ thánh thót. Quá khứ như ẩn hiện đâu đây. Thác Bạc, thang Mây, am Gió đang chờ đón bạn.

    Dòng thác Bạc tung bọt trắng xóa.
    Một sớm mùa thu, cả thị trấn Tam Đảo ẩn mình trong lớp sương mờ bàng bạc. Những con đường rải sỏi đẹp như trong mơ. Có lẽ đây là nơi nghỉ cuối tuần lý tưởng cho những cặp uyên ương bận rộn.
    * Ấn tượng về một Tam Đảo xanh
    Xuất phát từ Hà Nội bằng xe máy, sau hai giờ đồng hồ, họ đã thoát khỏi sự ồn ào phố thị để đến chân núi Tam Đảo.
    Thứ nhất là được leo núi bằng xe máy. Hai bên đường là những hàng thông cao vút, cô đơn trong gió lạnh. Những đám mây trắng tinh cuộn tròn, sà xuống chân người.
    * Thưởng thức những sản vật giản dị của rừng
    Khu nghỉ mát nằm trên đỉnh núi chính. Nhiều khách sạn mini từ bình dân đến sang trọng, đủ cho khách du lịch khó tính lựa chọn. Thị trấn Tam Đảo nhỏ và ít người. Ở đây, người dân sống chủ yếu bằng các dịch vụ du lịch và bán những loại cây rau đặc sản của xứ hàn đới như: chè, su su và bắp cải.
    Khu chợ họp ngay ven đường toàn những sản vật của rừng. Mùi mít chín thơm lừng, nải chuối vàng óng và cả những bông hoa rong riềng với dáng vẻ mộc mạc rất riêng.
    Bữa trưa sẽ thật hấp dẫn với những món đặc sản thú rừng tươi như hươu, nai, gà rừng, nhím... bên cạnh món su su luộc chấm muối vừng mang vị thơm mát, ngọt lịm.
    * Thác Bạc, nơi trao gửi lời yêu thương
    Qua 1.500 bậc đá, thác Bạc hiện ra. Đưa tay hứng những giọt nước trong vắt đổ ào từ trên cao, hạnh phúc mỉm cười với họ.

    Hoa rong riềng và ngọn su su.

    Suối nhỏ chảy quanh co.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  5. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Ha Noi in literature
    Most Vietnamese and Westerners are familiar with the phrase Ha Noi ba muoi sau Pho Phuong or Ha Noi 36 districts. This phrase often causes much confusion for most people since, on the one hand Pho means a street or a place for merchants to gather to do business, on the other hand Phuong means a district or a guild of artisans specializing in a particular trade (phuong cheo, phuong tho, etc.). In any case, there is some truth to the use of both descriptions.
    Similar to the Guilded age of Europe, Ha Noi's 36 districts is Vietnam's version of the guild concept. Long ago, as artisans moved to the capital city to do business, they gathered together in an area as a way to share resources. As a result, many of the streets are named after the crafts that were sold on that street. Pho Hang Bun (Vermicelli), Pho Hang Ma (paper product), Pho Hang Bac (Jewelry) are a few of the streets carrying the name of the products sold on the street.
    Today, the 36 pho or old district remains in Vietnamese literature as a quaint and familiar description of this part of Ha Noi. Although many of the streets no longer have the products for which they were named, some still do. Today, on many of the streets, there are still shrines dedicated to the individual diety of the trades for which the streets are named.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  6. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, vZn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
    Địa hình:
    Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Riêng các bậc thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong địa hình của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.
    Khí hậu:
    Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nZm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nZm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nZm là 23,60C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng nZm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nZm là 1245 mm và mỗi nZm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 nZm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa Thu. Rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới. Mùa Thu ở Hà Nội, thời tiết khô ráo, bầu trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng như mật còn nước thì trong veo như mắt thiếu nữ.
    Hà Nội có nZm rét sớm, có nZm rét muộn. Có nZm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên tới 42,8oC (tháng 5/1926). NZm rét đậm, nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC (tháng 1/1955).
    Thổ nhưỡng:
    Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng nZm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho nZng suất cây trồng thấp. Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn dường như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.
    Sinh vật:
    Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng gần đây đã thấy xuất hiện trở lại nhiều loại chim Zn ngũ cốc, các loài gậm nhấm và thú rừng (lợn rừng, chồn, sóc, trZn, rắn...) vốn có rất nhiều trước đây. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.
    Đất đai sông ngòi
    Núi: Dãy Sóc Sơn
    Nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất: 462m. Đây chính là núi Độc Tôn được ghi trong sử cũ, là nơi lập doanh trại của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, người đã nổi dậy chống lại triều đình Lê Trịnh trong những nZm 40 của thế kỷ XVIII.
    Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m) ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục Dinh (294m). Còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày, Trảm Tướng... Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn cách huyện lỵ 4km về phía Tây. Hình thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh nhã. Tương truyền đây là chỗ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. Trong nội thành Hà Nội còn có núi Sưa hiện còn trong vườn Bách Thảo và núi Nùng, nơi xây cất cung điện của vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028) mà nay không còn nữa.
    Sông: Sông Hồng
    Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lưu lượng nước bình quân hàng nZm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/nZm. Đê sông Hồng được đắp từ nZm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột (cá giống) của sông Hồng đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  7. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội trước thềm thế kỷ XXI
    Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô
    Các thành tựu kinh tế trong thời kỳ đổi mới
    Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân 12,52% trong giai đoạn 1991 - 1995 và 10,38% trong giai đoạn 1996 - 2000. GDP của Hà Nội năm 2000 gấp 11,2 lần năm 1985. Tốc độ tăng GDP trung bình của Thủ đô giai đoạn 1991 - 2000 cao hơn so với cả nước từ 2 đến 3%. GDP bình quân theo đầu người của Thủ đô gấp 2,1 lần so với cả nước.
    GDP bình quân đầu người giai đoạn 1990 - 2000 ( đơn vị tính: USD)

    (Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội)
    Tỷ trọng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ:
    Cơ cấu kinh tế của Thủ đô đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỷ trọng GDP công nghiệp tăng từ 34,88% năm 1996 lên 38% năm 2000. Trong khi đó, tỷ trọng GDP dịch vụ giảm từ 60% (1996) xuống 58,2% (2000) và tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm từ 5,13% (1996) xuống 3,8% (2000).
    Trong 5 năm qua, GDP công nghiệp mở rộng tăng bình quân 15%/năm; nông-lâm nghiệp và dịch vụ tăng bình quân 10,45%/năm; thuỷ sản tăng 4,89%/năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh với 22,16%/năm; khu vực kinh tế trong nước tăng bình quân 8,68%/năm.

    (Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội)
    So sánh cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ năm 1990 và năm 2000:

    (Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội)
    Kim ngạch xuất - nhập khẩu:
    Thời kỳ 1996 - 1999, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,92%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của kinh tế trung ương là 75%, tốc độ tăng bình quân 14,93%/năm; kim ngạch xuất khẩu địa phương chiếm tỷ trọng 25%, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,29%/năm.
    Kim ngạch nhập khẩu bình quân đạt tốc độ tăng 18,39%/năm trong thời gian vừa qua. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu trung ương chiếm tỷ trọng 85%, tăng trung bình 19,09%/năm; kim ngạch nhập khẩu địa phương chiếm 15%, tăng trung bình 15,01%/năm. Năm 1991, tỷ trọng nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất là 42,6%; năm 2000, tỷ lệ này lên đến 94,74%.

    Những thành tựu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua:
    - Trong tổng số 432 dự án đã cấp phép, hiện có 382 dự án còn hiệu lực hoạt động với vốn đầu tư đăng ký 8,3 tỷ USD.
    - Tính đến năm 2000, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 500 triệu USD và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hơn 22.000 lao động.
    - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 32% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 33,7% giá trị hàng xuất khẩu.
    - Tỷ trọng GDP khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 10,1% năm 1996 lên 12,9% vào năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này giai đoạn 1996 - 2000 là 18,49%/năm, góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế chung cuả thành phố.
    (Ðơn vị tính 1000USD)

    (Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội)
    Dự báo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010
    Ðể phát huy tốt vai trò là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm văn hoá, khoa học - công nghệ của cả nước, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, là động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội phải phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm ổn định vững chắc chính trị, an ninh, quốc phòng; cơ bản xây dựng được nền tảng vật chất, xã hội của Thủ đô văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức.
    Các chỉ tiêu kinh tế:
    - Dân số năm 2010 của Thủ đô khoảng 3,2 - 3,3 triệu người.
    - Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Thủ đô phấn đấu gấp 2,4 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 9%.
    - Từ năm 2001 đến 2005: ưu tiên phục hồi thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao, phát triển dịch vụ chất lượng cao.... Cơ cấu kinh tế của Thủ đô sẽ là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
    - Từ 2006 đến 2010: cơ cấu kinh tế chuyển dịch từng bước theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.
    - Năm 2010 dự kiến cơ cấu kinh tế công nghiệp chiếm 42%, dịch vụ chiếm 56% và nông nghiệp chiếm 2%.
    - Dự kiến tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm là 12 - 13%, dịch vụ tăng 8,5 - 9% và nông nghiệp tăng 3 - 4%.
    - Các doanh nghiệp sản xuất của Hà Nội cần phải tập trung sản xuất sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh (trước hết là về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng); tích cực mở rộng thị trường mới để dần dần hướng đến những sản phẩm xuất khẩu có gía trị cao, chế biến sâu, thu ngoại tệ mạnh.
    - Vai trò kinh tế Nhà nước phải phấn đấu giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Hỗ trợ để khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng đảm nhận vai trò chủ động và tích cực cho phát triển KT - XH Thủ đô.
    - Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2005 là 13,5 - 14%, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 2,9 tỷ USD; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 là 15 - 16%, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 khoảng 5 - 6 tỷ USD.
    - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô có bước chuyển biến mạnh. Xây dựng hai cầu Thanh Trì, Tứ Liên, sửa chữa cầu Long Biên. Hoàn thành ba tuyến đường vành đai, nâng cấp sân bay Nội Bài. Giao thông công cộng đáp ứng 40% nhu cầu đi lại của nhân dân. Giải quyết xong tình trạng ngập úng trong mùa mưa, cấp nước sạch được 100% dân số, xử lý được 70% nước thải, thu gom xử lý 100% rác thải đô thị.



    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  8. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    CÁC thành tựu về văn hoá - xã hội
    Văn hoá
    - Thành phố đã thực hiện thành công cuộc vận động xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá . Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 89% vào năm 2000.
    - Nhiều địa phương đã khôi phục hoạt động văn hoá truyền thống ở làng, xã, khu dân cư và triển khai thực hiện quy ước về việc cưới, tang, mừng thọ, lễ hội theo nếp sống văn minh.
    - Nhiều di tích lịch sử, văn hoá của thủ đô như khu Thành cổ, Văn miếu - Quốc tử giám, Hồ Gươm... đã được tiến hành tôn tạo.
    Giáo dục - đào tạo
    - Ðến hết năm 1999, toàn thành phố đã đạt phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở. Số cháu trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp đạt 68,4%. Trẻ 6 tuổi vào lớp một hàng năm đạt tỷ lệ gần 100%.
    - Các loại hình trường bán công, dân lập phát triển mạnh mẽ. Ðến nay toàn thành phố đã có 76 trường phổ thông bán công, dân lập và hơn 30 trường mầm non tư thục, gần 1000 nhóm trẻ gia đình. Tình trạng học 3 ca được xoá bỏ, phòng học cấp 4 chỉ còn chiếm 20%.
    - Công tác đào tạo giáo viên đã đáp ứng đủ cho nhu cầu sự nghiệp giáo dục của Thủ đô. 97 đến 99% giáo viên phổ thông đã được chuẩn hoá.
    - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên 36% năm 2000. Dạy nghề ngắn hạn tại các trung tâm năm 2000 tăng 50% so với năm 1995.
    Y tế
    - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố giảm từ 1,51% năm 1989 xuống còn 1,08% năm 1999. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 18,7% vào năm 2000.
    - Hà Nội là đơn vị dẫn đầu cả nước về thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và hoàn thành thanh toán bệnh phong và thanh toán bại liệt ở trẻ em.
    - Ngành y tế đã triển khai, giám sát, thực hiện các chương trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
    - Nhiều bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mở rộng và cải tạo như: bệnh viện Sóc Sơn, bệnh viện Ðông Anh, bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Xanh Pôn, trung tâm phòng chống lao, trung tâm vệ sinh dịch tễ,... Chuẩn bị xây dựng một số bệnh viện chuyên khoa sâu như: trung tâm Thận học, bệnh viện U bướu, bệnh viện Tim mạch...
    Việc làm và các vấn đề xã hội
    - Từ năm 1995 đến năm 1999, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 232.700 người. Bình quân từ 1997 đến 1999, mỗi năm giải quyết việc làm cho 50.000 người.
    - Từ năm 1997, thành phố đã phát động phong trào lao động công ích xây dựng Thủ đô, thu được 12,6 tỷ đồng và 893.000 ngày công.
    - Thành phố đã xây 933 nhà tình nghĩa, tặng 33.768 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng và người nghèo. Thực hiện phụng dưỡng cho 122 bà mẹ Việt nam anh hùng của Hà Nội (100% tổng số trên địa bàn).
    - Trong 5 năm qua, thành phố đã giảm được 16.600 hộ nghèo. Năm 1999, Hà Nội chỉ còn 1,3% hộ nghèo. Ðã căn bản xoá được hộ đói và nhà dột nát.
    - Nhiều phường, xã đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, ngăn chặn, triệt phá các tệ nạn xã hội. 1.170 gái mại dâm đã được khám chữa bệnh, 4.887 người nghiện ma tuý được cai nghiện tập trung.



    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  9. Light_Star

    Light_Star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2001
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hoan nghênh bài viết của bác bittersweet82 về những bình luận và ý kiến của bác.Tôi cũng rất thích lên rừng đấy.Lần này về nhất định tui sẽ lên Tam Đảo chơi,
    Thanks for writing,
    .Sẽ không như là tia nắng
    Vì bình minh tắt tự giờ
    Chúng mình sẽ thôi mơ nắng
    Mà mưa ướt đẫm giòng thơ
  10. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Light_Star , cũng chỉ vì thiếu thông tin về hà nội để có thể giới thiệu cho bạn bẹ trên thế giới biết nên tôi mới bỏ công ra đi tìm những tài liệu về hà nội , nếu bác biết bác post lên đây dùm tôi nhé , để cho kiến thức về hà nội trong mỗi sinh viên chúng ta thêm phong phú và thú vị hơn và mong mọi người hãy cùng giúp đỡ ý tưởng này của bittersweet82 nhé ; xin chân thành cảm ơn
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...

Chia sẻ trang này