1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi bittersweet82, 05/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử ThZng Long - Hà Nội
    Khu vực kinh đô nằm giáp sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và có chu vi hơn 30 km. Hệ thống thành luỹ, cùng với 3 con sông và các con đê của chúng như là hào bao bọc quanh kinh đô. Kinh đô ThZng Long gồm có Hoàng Thành được bao quanh bằng bức tường thành, bên trong là hệ thống cung điện và sân điện, Kinh Thành là nơi cư trú của các quan lại, tướng lĩnh, binh lính và nhân dân.
    ThZng Long thời Lý (1009 - 1225):
    Cuối nZm 1009, tại Hoa Lư (Ninh Bình) Lý Công Uẩn được lập làm vua, sáng lập vương triều Lý, nZm sau ông rời đô ra thành Đại La, đổi tên là ThZng Long. Trên cơ sở thành Đại La, Lý Công Uẩn xây dựng một kinh thành mới, về đại thể được giới hạn bằng ba con sông, phía đông là sông Hồng, phía bắc và phía tây là sông Tô, phía nam là sông Kim Ngưu. Khu hoàng thành ở gần hồ Tây là nơi có các cung điện hoàng gia và nơi thiết triều, tất cả được bao bọc bằng một toà thành xây gạch. Phần còn lại là khu dân sự, chia ra làm các phường, trong đó có phường nông nghiệp, phường thủ công nghiệp và phường thương nghiệp, tách biệt hoặc đan xen. Cả hai khu (hoàng thành và dân sự) được gọi là kinh thành, bao bọc bởi toà thành, phát triển từ đê của 3 sông nói trên. Như vậy đê cũng là tường thành, và do đó sông là hào nước che chở.
    Trong khu dân sự có những kiến trúc tôn giáo: NZm 1028 đền Đồng Cổ được xây trên bờ sông Tô, nZm 1049 chùa Diên Hựu (Một Cột) được xây ở phía tây hoàng thành, nZm 1057 xây tháp chùa Báo Thiên, nZm 1070 xây VZn Miếu và nhà học cho thái tử sau phát triển thành Quốc Tử Giám, trung tâm giáo dục đào tạo. Từ điện Giảng Võ trong hoàng thành, nZm 1170, phát triển thành Xạ Đình (sân bắn) đặt ở phía nam kinh thành...
    Như vậy, chỉ trong khoảng trên một trZm nZm, sau khi trở thành kinh đô, ThZng Long đã được xây dựng trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - vZn hoá lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước. Thành lũy, đê điều, các loại kiến trúc cung điện, chùa chiền, công trình vZn hoá... tất cả hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của kinh thành.
    ThZng Long thời Trần (1226 - 1400):
    Nhà Lý sau hai thế kỷ cầm quyền đã đến lúc suy thoái. Nhà Trần thay thế, chấm dứt tình trạng loạn ly, thiết lập lại trật tự chính trị - xã hội. Nền vZn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh. Nhà Trần củng cố lại hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ gianh giới cũ nhưng đông đúc hơn. NZm 1230 hoạch định các đơn vị hành chính, kinh đô chia làm 61 phường. Khu vực này còn tiếp nhận nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài đến sinh sống làm Zn. NZm 1274 có 30 thuyền Trung Quốc xin cư trú, được cho ở tại phường Nhai Tuân (khu vực Hoè Nhai, Hàng Than ngày nay) lập phố, mở chợ. Ngoài thương nhân người Hoa có cả người Hồi hột (Ouigour), Chà Và (Java), sư người Hồ (ấn Độ)...
    ThZng Long còn tụ hội nhiều nhà vZn hoá lớn: Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) đặt cơ sở cho sự ra đời của nền vZn hoá tiếng Việt; Lê VZn Hưu, nhà sử học uyên bác; Các ông Vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông; Các vị tướng kiêm nhà vZn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật. Và cũng sáng ngời thay tấm gương một nhà trí thức mô phạm cương trực, tiết tháo, Chu VZn An...
    ThZng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn phải đánh giặc và đánh giỏi: trong vòng 30 nZm (1258 - 1288) ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược, ba lần chúng vào được ThZng Long nhưng đều phải chuốc lấy sự thất bại.
    Qua ba lần thử lửa, ThZng Long vẫn đứng vững, xứng đáng là một đô thành anh hùng.
    ThZng Long dưới Triều Hồ (1400 - 1407):
    Kinh đô mới được xây dựng ở tỉnh Thanh Hoá có tên là Tây Đô. ThZng Long khi đó gọi là Đông Đô
    Đến thời thuộc Minh (1407 - 1428): Đông Đô đổi tên gọi là Đông Quan
    ThZng Long dưới triều Lê (1428 - 1527):
    Tháng 4/1428 Lê Lợi từ dinh Bồ Đề chuyển vào thành Đông Đô. Ngày 29 tháng tư ông lên ngôi Hoàng Đế. NZm 1430 đổi Đông Đô thành Đông Kinh, nZm 1466 đổi gọi là phủ Trung Đô, Thành cũ vẫn được dùng, có mở thêm về phía Đông. Theo bản đồ vẽ nZm 1490 thì trong cùng là một toà thành hình chữ nhật xây gạch đó là Cấm thành, cửa chính là Đoan Môn. Bên trong có các cung điện mà thâm nghiêm nhất là điện Kính Thiên. NZm 1467 có việc làm hai lan can bằng đá ở thềm điện (có thể đó là hai trong số bốn lan can đá trạm rồng hiện còn ở trong khu thành cổ).
    ThZng Long thời Mạc - Lê Trung Hưng - Lê Mạt (1527 - 1788):
    NZm 1527 triều Mạc (1527 - 1592) lên thay nhà Lê. Chính sách được nới rộng, trong thời gian đầu đã tạo ra được tình trạng xã hội ổn định, công thương nghiệp nZng động, Phật giáo và Đạo giáo phục hưng.
    Đông Kinh trở lại tên gọi ThZng Long, vẫn là kinh đô. Chỉ đổi tên huyện Vĩnh Xương thành Thọ Xương.
    Một nét mới trong kiến trúc ThZng Long là bên cạnh hoàng thành của vua Lê, xuất hiện phủ chúa Trịnh, cơ quan đầu não đích thực của chính quyền trung ương bấy giờ. Đó là một toà thành hình chữ nhật mà hai cạnh dài có thể là các đoạn đầu phố Quang Trung và phố Bà Triệu, hai cạnh ngang là phố Tràng Thi và phố Trần Hưng Đạo.
    Hồ Gươm lúc này còn rộng, gồm hai phần là Tả Vọng (khu vực hồ hiện nay) và Hữu Vọng (ngày nay là khu vực từ Bách Hoá tổng hợp chạy xuống đầu phố Lò Đúc). Hồ rộng đến mức có thể thao diễn thuỷ chiến nên còn có tên là hồ Thuỷ Quân. Nhiều công trình được xây quanh hồ và trên hồ: cung Tây Long (chỗ khách sạn Sofitel), cung Khánh Thụy (đền Ngọc Sơn), đền Bà Kiệu... và ThZng Long với tư cách một thành thị vẫn có bộ mặt phát triển của kinh tế hàng hoá và sự mở rộng quan hệ ngoại thương, thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn hưng thịnh của các thành thị trên qui mô cả nước.
    Nhiều thành thị cũ trở nên thịnh vượng và một loạt thành thị thương cảng mới ra đời trong đó đứng đầu vẫn là ThZng Long.
    ThZng Long là một trung tâm vZn hoá lớn. Người ThZng Long tự hào về nếp sống thanh lịch với những công trình nghệ thuật và kiến trúc: chùa, đền, đình, am, miếu với những tượng, hương án, y môn, cửa võng chạm khắc tinh tế, có cả một dòng tranh Tự Tháp (một làng ven Hồ Gươm), sau đó là dòng tranh Hàng Trống đặc sắc. Tên tuổi những danh nhân gốc ThZng Long: Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Ngô Thì Sĩ, Bùi Huy Bích... và các vị lập nghiệp ở đây như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều đã làm cho vZn hoá ThZng Long thêm sáng giá.
    ThZng Long thời Tây Sơn (1788 -1802):
    Mùa hè nZm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ chúa Trịnh. Ngày 21/7/1786 quân Tây Sơn đã làm chủ ThZng Long. Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 nZm (1545 - 1786), trong đó có 194 nZm ở ThZng Long, bị lật nhào bằng chiến công này. Phong trào Tây Sơn đã kiểm soát cả nước, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài kéo dài trên hai thế kỷ.
    Cuối nZm 1788 ThZng Long và đất nước Đại Việt phải đương đầu với một cuộc xâm lược quy mô lớn của đế chế Mãn Thanh.
    Lúc này nhà Thanh đang cường thịnh muốn bành trướng xuống phía nam, đã phái 29 vạn quân xâm lược Đại Việt. Quân Tây Sơn theo kế của Ngô Thì Nhậm bỏ ThZng Long rút về giữ phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn chờ lệnh Nguyễn Huệ. Ngày 16-12-1788 quân Thanh vào ThZng Long.
    Tin đó bay về Phú Xuân (Huế), ngày 22-12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu Quang Trung rồi lập tức lên đường ra Bắc đuổi giặc. Ngày 15-1-1789 tập kết tại Tam Điệp. Đúng đêm giao thừa tết Kỷ Dậu (25-1-1789) đại quân Tây Sơn vượt Tam Điệp và cuộc tấn công bắt đầu. Sáng mùng 5 Tết (30/1/1789) cùng một lúc đánh đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa. Trưa hôm đó đại thắng, quân Thanh tháo chạy, tướng chỉ huy bỏ rơi cả ấn tín!
    Cho đến nay, ở gò Đống Đa hàng nZm vẫn mở hội để kỷ niệm chiến thắng rực rỡ này.
    Quang Trung đóng đô ở Huế, ThZng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay). Tuy vậy hoàng thành vẫn được chính quyền Tây Sơn tu sửa. Những chính sách khuyến nông, phát triển công thương của Quang Trung đã tác động đến kinh tế vùng ThZng Long.
    Diện mạo của Kim Liên đẹp và thanh nhã bên hồ Tây như hiện còn là có từ thời Tây Sơn. Kiệt tác Phú Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng được viết trong thời này. Nhiều chuông to, đẹp cũng được đúc vào thời này. Tác phẩm Ai Tư Vãn của bà Ngọc Hân, vZn thơ của Phan Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyên Tuấn... đều mang nhịp đập của một thời Tây Sơn hào hùng.
    Lịch sử Tây Sơn ngắn ngủi nhưng đã để lại những dấu ấn đậm đà trên trang sử ThZng Long - Hà Nội.
    ThZng Long - Hà Nội dưới triều Nguyễn (1802 - 1945)
    NZm 1802 Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân, ThZng Long vẫn là thủ phủ của Bắc Thành (có 11 trấn). NZm 1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ xây trên đó một toà thành mới mà nay vẫn còn nhận diện: tường bắc giáp phố Phan Đình Phùng; tường tây giáp đường Hoàng Diệu; tường Nam giáp đường Trần Phú và tường đông là đường Phùng Hưng. Như vậy thành mới tương đương với Cấm Thành đời Lê.
    NZm 1831, Minh Mạng cải cách bộ máy hành chính, bỏ các trấn chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm thành ThZng Long, huyện Từ Liêm của trấn Tây Sơn và ba phủ ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.
    Các công trình vZn hoá và sinh hoạt vZn hoá cũng có những biến đổi. Quốc Tử Giám dời vào Huế, VZn Miếu thuộc tỉnh Hà Nội quản lý. Trường thi Hương ở chỗ nay là phố Tràng Thi. Phường Hoè Nhai và sau đó là phố Hàng Giấy là nơi vui chơi giải trí, đàn ca. Một số cửa ô được xây dựng lại, trong đó có ô Quan Chưởng (1817).
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Cửa Ô
    Hà Nội với bao nhiêu cửa ô, chúng ta được biết qua bài hát của VZn Cao có câu: "NZm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về.........", và cũng chỉ biết hiện nay còn một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành.
    Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội nZm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngZn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.
    Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy... và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng.
    Ô Đồng Lầm: Chỗ ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên
    Ô Chợ Dừa: Về phía tây, Nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhãn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành.
    Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai
    Ô Đông Mác: ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của kinh thành ThZng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này.
    Ô Cầu Giấy:
    Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựngnZm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng nZm 1749, hơn hai trZm nZm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trZm nZm chưa mòn..........
    Ô Yên Hoa: Nay là Yên Phụ, ô Yên phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội....
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  3. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Nói đến Hà Nội, hẳn ai cũng phải nhắc đến 36 phố phường Hà Nội. Hà Nội ngày nay tuy đã đổi thay theo nZm tháng nhưng những gì về phố cổ Hà Nội thì sử sách đã ghi. ở đây, chúng tôi không muốn liệt kê danh sách các phố cổ Hà Nội mà chỉ muốn nói về một vài con phố nhỏ qua cảm nhận của chính người Hà Nội. Đối với 36 phố phường Hà Nội, mỗi con đường, góc phố đều mang những ý nghĩa thật sâu xa. Không phải ngẫu nhiên mà tên phố được đặt là Hàng Điếu, Hàng Nón, Hàng Muối, Hàng Đào.....
    Mỗi tên gọi đều mang một ý nghĩa riêng, rất đời thường và dễ nhớ. Nếu theo đúng như các nhà Hà Nội học đã viết thì tên gọi của mỗi con phố đều nói lên một nỗi niềm riêng. Người ta đặt tên theo nghề làm Zn của bà con hàng phố đó cho dễ nhớ. Chỉ là thế thôi nhưng người ta cảm giác như ôm trọn cả Hà Nội khi đọc những dòng cảm xúc viết về phố phường Hà Nội, như cảm nhận được tiếng nói của phố Hà Nội, người Hà Nội.
    Để đến lúc đọc "Đường vào Hà Nội" của nhà vZn BZng Sơn rồi "Hà Nội thanh lịch" của nhà vZn hoá Hoàng Đạo Thuý, ta như đang được trò chuyện với những người đã sống ở cái thuở ấy. Và dường như ta được sống lại với những kỷ niệm tuy đã trở nên cổ kính nhưng lại làm chúng ta cảm thấy như được gần lại với quá khứ và hiểu hơn về cội nguồn của chính mình.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  4. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    PHỐ HÀNG ĐÀO


    Hàng Đào là hàng nhuộm màu đỏ. Ở Trường Yên thành Hoa Lư xưa, bây giờ người ta còn trỏ một chỗ là Hàng Đào. Thì ra Hàng Đào là cái phố đặc trưng của kinh đô. Thế thật, ở Hàng Đào, cửa hàng san sát tủ kính bóng bảy, các cô ngồi hàng lịch sự.
    Thế mà, dân phố lớn này lại đều có gốc tích ở tứ tuyên. Toàn là người quê : Nhị Khê, Tây Tựu, Kim Lũ, Đông Mẫu, Bình Hồ, Đông Cảo, Đông Ngạc, Đan Loan, v.v...
    * *
    *
    Từ bờ Bắc Hồ Gươm, chỗ Bãi Dừa, nay là "Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục" trở lên là Hàng Đào. ở chỗ này, sau khi hạ thành Hà Nội, Jean Dupuis và Puginier đã đem ông cử Tạ VZn Đình ra chém. Rồi sau đấy, kinh lược Bắc Kỳ, nZm 1887, cũng lôi ông thủ khoa Nguyễn Cao ra hành hình.
    Từ phía cuối lên giữa phố, là phường Đại Lợi. Đình của phường ở nhà số 47. Nhà này, nZm 1917 mở ra cửa hàng bán tạp hóa đầu tiên. Còn một đình nữa ở số 5 Gia Ngư. Bên phía tây, số chẵn, bắt đầu bằng cái nhà nhỏ hai tầng, chỗ ở của "phu điếm". Đoạn phố trên là phường Đồng Lạc, đình số 38. Dưới đình một nhà là dinh cơ của cụ tuần Đồ ng Lạc. Trên đình, có dinh cơ của cụ thượng Bình Hồ, trên cửa treo một bức hoàn lộng lẫy "Kiều mộc thế thần". Giữa hai nhà to ấy, là cái nhà nhỏ của ông lang Tuấn, làm từ đời Lê , có nhiều câu đối cũ. Đó là cái nhà cũ nhất phố.
    Cả phố, chỉ có hai nhà gác, nhà số 82 của ông giáo Mễ , và nhà số 21 của ông Vạn Tường. Có những nhà rất nhỏ. Nhà số 6, nZm 1890 còn lợp lá.
    Thế đất, bên dẫy số lẻ, phía trong các nhà đều thấp: Vì đây là bờ Hồ Hàng Đào ngày xưa. Phố Hàng Bạc có Hồ Ngõ Miêu, thông với Hồ Hàng Đào rồi chảy vào Hồ Gươm, qua một con kênh, trên bắc cầu gỗ. Hồ Hàng Đào lắm cá, nên Gia Ngư thành chợ cá.
    Hai dãy phố Hàng Đào, từ xưa vẫn thắng và rộn như bây giờ. Khi đặt đường tàu điện người ta trồng hai hàng cột, 4 cây sắt thước thợ, có thang chằng lấy nhau.
    Có lẽ những dân Hàng Đào thứ nhất là người Đan Loan (Hải Dương), quê ông Phạm Đình Hổ. Sau này nghề nhuộm màu dọn sang phố Cầu Gỗ. Hàng Đào chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lượt, lụa, là, cấp, đũi, bZng, sa, xuyến, chồi. Lượt để chít khZn. The có nhiều thứ: the đơn, the kép (dầy), the La Cả ( mỏng nhất). Sa trong suốt, cũng có sa hoa. BZng như sa, có hoa gọn. Xuyến như sa, có cát nổi ngang. VZn nhân hay mặc sa đơn. Phố bán cả vóc, gấm, nhiễu, kỳ cầu, cố y, đoạn. Làng La dệt được gấm đẹp, nhiễu mua từ Bình Định. Đoạn, kỳ cầu, mua của khách thương Hàng Ngang Lãnh ( lĩnh) thâm rất thông dụng, may quần phụ nữ, dệt ở Bưởi và Trích Sài.
    Thường mua vải, phải đến phố Hàng Vải.
    Hàng Đào, dọn hàng thế này: ngoài hiên, có tấm màn viết hai chữ tên hiệu. Rồi từ một cái sào, rủ xuống những sợi dây lưng bằng dạ. Dưới là một lượt thạp chè cũ. Bên tường kê một cái tủ kính nhỏ bán các thứ khuy. Đó là khoang ngoài, ở đó, thường có một cô hay một bà ngồi để chào khách. Khách phần lớn ở nông thôn ra, nên thường cứ rụt rè . Trông thấy, mà mời ngay thì dễ vào Phần chính cửa hàng là phần ở trong cửa. Dựa vào tường có tủ kính to, bầy các tấm gấm vóc, phần lớn là ống tre bọc gấm, vóc, làm cho khách tối mắt. Trong cùng là hai cái bao, đựng hàng tấm. Bà chủ ngồi ở phần trong này.
    Có khách đi qua, là bà chào hàng hỏi: "Bà mua gì ? Bà vào đây?" rồi nhẹ tay, kéo cái "màn gió" buông xuống. Bà chủ mở bao, đưa hàng ra. Màn gió làm cho tấm hàng "tôn" lên. Các bà khách cũng không "sành! , chê ỏng chê eo . Bà chủ cất tấm này vào, mở tấm kia ra; có khi lại đưa tấm đã xem rồi. Nếu khách vẫn chê, thì cô ngồi "hàng" chạy sang nhà bên lấy tấm khác về. Được chiều chuộng thế, bà khách khó bỏ đi được. Bán được hàng của nhà thì "người ngồ i hàng" được chia một phần ba lãi. Bán được hàng lấy về thì được chia nửa lãi gọi là "Zn bẻo" . Các bà hay các cô "ngồi hàng" cũng Zn mặc đẹp, mấy ai phân biệt được. Các công tử nhấp nhỏm, các sinh viên "cao đẳng" chấp chới. Nhưng các cô Hàng Đào có những tiêu chuẩn khác, các cô "lõi đời", không dễ gì mà lấy được . M ột chàng "sinh viên", cưới "cô gái Hàng Đào", đến ngày "nhị hỷ", hóa ra chàng "giả cao đẳng", "thật lái xe", lấy được "cô ngồi hàng". Nhưng thật là xứng đôi, tốt đẹp lắm!
    "Nói thách" là cái bà con khiếp nhất, mua là hay "hớ". Thế nhưng nhiều nhà trong phố buôn bán có nguyên tắc. Một bà trả tiền, mấy bà hàng trả lại cho một đồng. Bà cụ bảo: "Kiếm được đồng tiền khó lắm. Hàng này chỉ đáng 2 đồng. Bà xem lại xem, hồ nhiều đấy ! Tôi trả bớt bà 1 đồng". Bà "ngồi hàng" bực lắm, nhà hàng ai lại làm thế ? Thế mà rồi bà ở lại làm đến 30 nZm vì các khách cũ cứ trở lại, gọi bà chủ là "mẹ", lại dắt nhiều người làng đến nữa.
    Hàng Đào có những cửa hàng bóng bẩy, mà lại là cái phố có nhiều nhà vZn học. Số 4, là nhà ông Cử Lương VZn Can ; các con ông, Lương Ngọc Quyến, Lươn Ngọc Nhiễm và hầu hết các học trò của ông đều là cách mạng. Ông cũng là Hiệu trưởng trường "Đông Kinh Nghĩa Thục" , mở ở nhà số 10.
    Cụ tuần Đồng Lạc, tuần phủ, nhưng trong phố chỉ biết cụ với cái tên hiệu là Vũ Thái Viên. Con cụ là tri huyện Hoành Bồ, cái huyện ấy có tiếng là "cả nZm chỉ có một mâm sò". Trong phố ai cũng biết là bà huyện làm Zn giỏi. Ai làm bánh, cũng đem đến nhờ bà làm. Một hôm đang nặn bánh, thấy bà vào nhà trong độ mộ giờ.' Lúc bà ra, lại ngồi làm tiếp, mọi người khiếp đảm sao bụng bà bé hẳn đi thế? thì ra, bà đã ở cữ tắm cho con, đặt con, rồi ra làm tiếp. Sao lại có người khỏe như thế! câu chuyện, ai nghe cũng khiếp ; nhưng từ đó các "mợ" đi "vượt cạn" cũng đỡ õng ẹo nhiều.
    Trong số các bà Hàng Đào, có "bà đồ Cháo". Nói là Hàng Đào, mà thật ra bà chỉ ở dưới một cái mái vẩy ra, sau nhà cụ Lang Nhượng thôi. Sáng sáng, bà gáng gánh cháo đi khắp phố , rao "Ai cháo mua". Cháo hoa nửa xu. Cháo đường, một xu. Một xu hai nắm xôi ; thật là sạch sẽ . Bà đặt gánh ngoài cửa, ai cũng chào hỏi bà. Bà vừa múc cháo vừa đưa tin "Bà giáo Mễ đau nặng anh phác bị đội xếp đánh".' Ai cũng quý cái tính trung hậu, minh bạch của bà, nói thẳng chả thớ lợ gì cả. Không sao tưởng được Hàng Đào mà lại không có "bà đồ Cháo". Ông đồ dạy dZm đứa trẻ trong phố. Đến khoa thi ất Mão, 1915, có tin con bà đồ đỗ "Tú tài". Làng quê bà cho đến ngày ấy, chưa có ai đỗ đạt cả. Dân làng đến mừng Ông "tân khoa". Lúc này bà đồ đã già, con dâu đi chợ thay. Hàng phố gọi là "mợ tú".
    Số 6, là cái nhà nhỏ của ông cử Lủ, người viết quyển "Việt sử tân ước" quyển sử đầu tiên nói đến Tây Sơn.
    Nhà số 21, là nhà một thầy đồ, ông Vạn Tường. Cái lạ là ông là nam giới, là thầy đồ mà lại buôn hàng tấm, trở nên giầu có. Sáng sáng ông vẫn đi lên gác tưới cây rồi xuống ngồi dạy học . Việc thích nhất của ông là "bốc thuốc". Người nghèo đến, ông xem bệnh, bồc thuốc cho không lấy tiền. Cuối nZm nào, cũng phải trả cho phố Phúc Kiến một món tiền lớn. Người nhà xót ruột, ai cũng bảo: "Cụ đi vắng!" . Nhưng ông cứ mở cửa to, gọi vào. Nhà ông sa sút dần, nhưng ông làm vẫn khỏe, sống đến 90 tuổi.
    Bà cả Mọc ở nhà số 25. Bà góa chồng khi 20 tuổi, không có con. Mỗi ngày từ quê ra Hàng Đào ngôi hàng để phụng dưỡng mẹ chồng, trông nom các em, các cháu. Cuối nZm 1929, con nuôi của bà là Hoàng VZn Tiếp, dự vào việc giết tên mộ phu Bazin, bị bắt. Nhà 25 của bà không ai dám qua lại nữa. Bà vẫn cố gắng làm Zn hàng nZm đi giúp bà con bị lụt, đói. Đến khi nhiều tuổi sau nZm 1930 bà rủ các bà, các cô bạn, cùng lập hội tế sinh, để nuôi trẻ nhà khó và người già không nơi nương tựa . Hội không nhận trợ cấp của chính quyền, chỉ bằng tiền góp mà xây ở ngõ Hàng Đũa (sau phố Sinh Từ, Nguyễn Khuyến) một trại trẻ rộng l000m2, mở lớp mẫu giáo đầu tiên, rồi xây dựng một trại dưỡng lão Nội Bài ( Phúc Yên).
    Khoảng 1906, ở một nhà bên số chẵn, có mấy ông bạn vZn hay đến chơi. Trong một phòng nhỏ, trên tường treo bức bản đồ Việt Nam bằng giấy bản, có các ông: đình nguyên Đào Nguyên Phổ, ông bảng Kiều Oánh Mậu, ông tuần Cẩn. Nhiều lần có cả ông Nguyễn Thượng Hiền hoàng giáp. Các ông gọi nhau là bạn đồng niên, gặp nhau hay bàn chuyện "thời sự", cho nhau những tin "hải ngoại". Mỗi ông một tính. Ông Phổ bồng bột, ông Mậu hay bàn cách cải lương, ông Cẩn cố chấp, ông Hiền ít nói, ông rút quyển thơ của chủ nhà ra, cầm bút son, chấm, chấm, khuyên. Có lúc hứng ông đề một bài, có câu:
    Giá rượu Hát Giang bao giờ hạ
    Để mời bạn đi một cuộc say...
    Chủ nhà họa, rồi lẩm nhẩm: "Ông này đi đây?"
    Ông Hiền đứng dậy, phe phẩy cái quạt lông, đi ra.
    Một lần các ông bàn về lối "lạy", cho là phải bỏ. Ông Tuần lại bênh là "quốc túy". Các ông viết lên báo ĐZng Cổ. Ít lâu sau, được tin vua Thành Thái "cấm lạy" các ông thích thú lắm.
    Phường Đại Lợi, nhà số 80 là nhà bà giáo Mễ. Ông giáo là một trong các thầy giáo "Tây" đầu tiên tiếng to lắm; thế mà bà lại đón cụ đồ Mỗ về ngồi ở nhà, dạy các con bà học chữ nho. Trường học cũ vẫn còn đượ quý lắm. Phố có ít ra là 5 trường: trường ông cử Can ông Hai Vạn Tường, ông đồ Cháo , ông đồ Mỗ, ông cử Đông Mẫu.
    Bên số lẻ, người ta đã mở hội Hợp Thiện.
    Một tháng 6 lần, ở Hàng Đào có phiên chợ hàng Tơ. Hàng Tơ là một chợ không có đất, không có lều. Cứ đến ngày một và ngày sáu, sau chợ Đơ một ngày, là các ông các bà thợ dệt La Cả, La Khê, làng Mỗ, đem the, lụa, cấp mộc ra Hàng Đào bán. Làng Bùng bán lượt, làng Bưởi bán lãnh. Bán rồi, vào các hàng tơ, cũng ở hàng Đào , mua tơ về dệt đợt sau. Đến trưa, các bà Đình Bảng, Phù Lưu (chợ Dầu), các bà Hàng Bông Thợ Nhuộm đem trả hàng nhuộm thâm và nhận các tấm hàng mới mà bà chủ Hàng Đào đã đánh dấu bằng mấy mũ khâu, đem về nhuộm. Các bà ở Bưởi và Cầu Gỗ đến trả và nhận hàng về "chuội" trắng hay nhuộm mầu. Ngày chợ hàng Tơ, Hàng Đào nhộn nhịp từ sáng đến tối. Hàng Đào là phố hào hoa nhất kinh kỳ. Thế mà tiếng súng kháng chiến nổ, là các kỹ sư tây học về, các thanh niên, các công tử vào bộ đội tuốt tuột. Ai cũng nhớ chú Hột, cháu cụ lang Nhượng, bé thì quấy thế, mà chú đã trở thành giáo sư, anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa !

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  5. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    PHỐ HÀNG BÈ
    Trang trước

    Vẫn còn gặp ít ỏi dZm ba cái cột trụ trên nóc đầu hồi, cùng khuôn cửa sổ tí tẹo của cZn gác chồng diêm kiểu chuồng chim từ thế kỷ trước còn lại như hồi âm của thời gian qua lớp ngói ta đã mốc thểch những thử thách của thZng trầm. Hàng Bè phố cổ, Hàng Bè phố ngắn, Hàng Bè lao động, mà một trong những ngôi nhà kia còn dòng chữ trên "mi" nhà đắp con số 19 6, chữ số l đầu tiên đã long mất nửa (nhà 6 l) , nó nằm cạnh ngôi nhà kiểu cũ của ông Giảng, người có hàng phở và cà phê nổi tiếng bên phố Cầu Gỗ (số 88) đem tiền lãi phở về mua nhà bên phố này.
    Không hiểu sao mỗi lần qua Hàng Bè, tôi lại nhớ đến câu chuyện kể có cô gái nào đó đanh đá chua ngoa, tự đánh mất chất thanh lịch đôn hậu của mình bằng thái độ cong cớn với mấy anh học trò kinh thành, mà một đêm ba mươi Tết, khi cô nghe tiếng gõ, ra mở cửa thì có mấy người khênh cỗ quan tài sơn đỏ vào nhà, nói là ở đây vừa có người mới chết, phầi chôn chạy Tết, và người mua đã trả tiền rồi . . . Cô ngất xỉu. Riêng ông thân sinh cô hiểu ra ngay. Đích thị là Ba Giai, Tú Xuất đây, trả thù trận cãi nhau ban sáng, mà lỗi do con gái ông, thái đ ộ quá hỗn hào, và cũng là để nhắc ông cách dạy con cái trong nhà, cần noi gương hiền thục của cô gái bên Hàng Bạc , Hàn Bông... Chứ quan tài thì thiếu gì, Hàng Sũ (hay Lò Sũ) gần kia. Tiếng để đời chứ đâu phải trò chơi, dù Ba Giai, Tú Xuất có qúa tay chút ít nhưng cũng lưu lại trong bia miệng về đường Zn nết ở của người Hà Nội một thời chưa xa lắm.
    Cũng hình như tiếng trống múa lân đêm trung thu, tiếng xúc xắc xúc xẻ đêm giao thừa vẫn còn vang đâu đây trên một đoạn phố ngắn này khi hai bên hàng phố, nhà thấp, thò ra thụt và nhấp nhô, còn mái thì cao thấp như hình lưỡi cưa cưa vào nền trời những đêm trZng sáng. Hàng Bè là phố làm Zn, phố của người buôn bán nhỏ, người lao động khi nền vZn minh phương Tây chưa có chỗ đứng vững vàng trong lòng người vừa bị mất kinh thành.
    Nhà báo lão thành Trịnh My, một phóng viên thể thao có cỡ còn đang ở phố này, hẳn thấm sâ hồn phố quê hương vào mình chZng? Nếu một thời, phố Cầu Gỗ có bà Lang Huế nổi tiểng với các môn thuốc đông y thì gần nhà bác Trịnh My, chỗ cũng gần ngôi đình cổ, cZn nhà nhô hẳn ra đường, giầm chân lấn mất vỉa hè và cống thoá nước, là nhà bố n mươi, nZm mươi. Tên thực bà là gì' ít ai biết, còn ít người biết hơn cái biệt danh Mụ Béo bán giải khát, nhưng thực là bà Tộ, Tộ Béo. Chỉ nhớ, trên nhãn thuốc, có dòng chữ in hẳn hoi "Bà Lang Trọc", và từ đó đã phát sinh ra một thành ngữ, một tiếng lóng tồn tại mấy chục nZm của cả một vùng rộng lớn ngoài Hà Nội, khi muốn nói thứ gì đó là thứ tốt, thứ thật: "Đích thị bà Lang Trọc".
    Số nhà 29 là đình Ngũ Hầu, thờ một vị tướng đời Thục Phán. Ngũ Hầu nguyên là tên một vạn chài ngoài sông Hồng, khi sông đổi dòng, lùi xa, con đê trên lòng phố Nguyễn Hữu Huân nay cũng lùi xa như bây giờ, đình của vạn chài ấy được chuyển về đây, mà trong kháng chiến chống pháp đình đã bị huỷ diệt.
    Cũng như tưởng thấy có một phố Hàng Bè tấp nập bến sông, bè mảng dập dềnh, đổ lên bến những tre nứa để làm lều lán, những bó lá gồ mới hơi tai tái, những sọt củ nâu trên rừng xuôi về, những ống dang để chẻ lạt bánh chưng, những bó lá dong xanh óng từ Tuyên Quang, Hà Giang Thái Nguyên. . . cho người Hà Nội có tấm bánh chưng xanh óng ả, thơm đến kỳ diệu... H àng Bè hết bến, lại buôn cau. Những sọt cau khổ ng lồ từ khắp các địa phương chuyển về đây, cùng vỏ chay, vỏ quạch, trầu không. . . cho môi Hà Nội thắm hồng cắn chỉ. Hàng Bè vì thế mà có tên Hàng Cau. Số nhà 15 từng là của gia đình nhà vZn Nhất Linh, một nhà buôn cau khá phát đạt một thời .
    Có lẽ trong thế kỷ trước, trong cơn giận dữ của thần hỏa, thiêu trụi một lúc hàng trZm nóc nhà tre lá, Hàng Bè được xây dựng lại, dựa và con đường đất hẹp , nên nhà thò ra thụt vào khấp khểnh như thế, và tuổi các ngôi nhà cũng chỉ trên dưới trZm nZm, mà nay ta đi qua, còn thấy ngói cổ, đầu trụ, mái thấp lè tè, tường long vữa lở, trơ ra màu gạch Bát Tràng chịu đựng nắng mưa.
    Không hiểu những người thợ mộc chuyên ghép gỗ , trám sơn làm thứ thùng gỗ trụ tròn để đựng nước mắm, gánh nước, chậu giặt, trú ngụ bên phố Hàng Thùng... những người ủ tương cho nhà Cự Đà bên phố Nguyễn Hữu Huân. . . những người thợ đục cối đá xay đỗ , xay bột, chạm bia đá bên Hàng Mắm... những người thợ trong ngõ Phất Lộc... có sang phố Hàng Bè này Zn bát tiết canh giải nhiệt có ngọn húng quế hình con mắt, Zn bát cháo lòng nóng rẫy, vào chợ Hàng Bè (chỗ ngã ba) mua chiếc bấc đèn, vuông vải mộ c, bưng lên bát bún bung dọc mùng vàng ươm... không nhỉ ?
    Cho đến nZm 1939 còn có mấy nhà vZn nghèo (đương nhiên là nghèo nhưng vẫn sang) sau một đêm chôn cất cái sầu mất bạn bên Gia Quất trong xó m cô đầu, dắt nhau đi bộ qua cầu Sông Cái trở về, tinh mơ đến Hàng Bè, Zn vội bát cháo chay, vì không đủ tiền Zn thêm món lòng dồi hay tràng, rồi kéo nhau xuống Ngã Tư Sở để kịp đưa ma Vũ Trọng Phụng, cả những con ma sống và ma chết ấy đã làm rạng danh Hà Nội .
    Cho đến những nZm nZm mươi, Hàng Bè vẫn khấp khểnh nhấp nhô, và mươi nZm gần đây mới có thêm chút màu xanh cây lá, loài dâu da xoan thứ cây dễ trồ ng, dễ mọc, cắm cành cũng sống, thoang thoảng hương hoa dân dã, quả cho trẻ nhỏ Zn vui, làm phố thêm phần dịu bớt trưa hè che mát cho cô gái nào ngồi xuống Zn quà bún chả chồ đình xưa, hoặc ghé xe chọn mua cái xúc bánh phở bằng tre, cái rổ, bó đũa tre, đôi đũa cả gần đấy... DZm nZm lại đây, Hàng Bè đã rùng mình, không hiểu vui hay buồn, khi đã có nhà nZm, bảy tầng, thành khách sạn, nhà hàng, quán Zn, phòng trọ có chữ Tây chữ Mỹ...
    Ngồi trong quán cà phê đầu Hàng Mắm giáp Hàng Bạc, có thể nhìn xuyên suốt Hàng Bè đến chỗ bán giày dép hàng triệu đôi nơi phố Hàng Dầu ở đầu phố bên kia.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  6. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Hàng Bè còn giữ được ngôi nhà to (số 42) là nhà thầu khoán Trương VZn Vọng, xây khoảng nZm 1930, nay đã biến dạng nhiều, thành một trường tiểu học Bắc Sơn. Khoảng 1940 có nhà làm món bánh gai ngon nổi tiếng (Đan Quế, số 24) cũng xây được nhà khang trang. NZm 1950, số 16 là trường tư thục Nguyễn Huệ (trước khi trường dọn ra Bờ Sông) của anh em nhà giáo Bù Hữu Sủng, Bùi Hữu Đột, những thầy giáo giỏi thời ấy. Ngôi nhà này sau thành đại lý bán nước đá cây thời cả Hà Nội thiếu nước đá trầm trọng, ít nhà có tủ lạnh, tư nhân thì không ai có quyền sản xuất nước đá vì sợ "tốn điện" và lãng phí.( . )
    Hàng Bè có một nhân vật, có lẽ đáng nói kỹ hơn chút ít: Bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết, lớp bác sĩ đầu tiên của trường thuốc Đông Dương, người thầy thuốc có mặt trong những đêm đầu kháng chiến, trong Liên khu Một. Ông Thuyết sinh nZ 1912 và mất gần đây (12- 12- 1995) . Là mộ t người yêu nước, có tấm lò ng nhân hậu, thương yêu những ai nghèo khó. Một lần ở Quảng Ninh, có thợ lò bị tai nạn vỡ lá lách, chủ Tây yêu cầu ông Thuyết ghi vào bệnh án là "chết tự nhiên". Ông đã ghi: "Chết vì tai nạn lao động" . Ông bị đổi đi luô n. Khi ở Vinh, ông phát thuốc cho người bị tình nghi theo dõi là Cách mạng, ông bị đuổi hẳn. Về Hà Nội, ông mở phòng khám bệnh tư phố Hàng Bè (số 48) và chính ông là người xây ngôi nhà to rộng số l0 phố này, còn đến ngày nay. Ông từng là thầy giáo trường ThZng Long trải qua nhiều chức vụ, nhưng đáng nói hơn hết là ông từng có mặt trong Liên khu Một, trong đội Quyết tử, từng chữa chạy cho thương binh, vệ quốc đoàn sao tròn, tự vệ sao vuông, từ Hàng Buồm đến ngõ Phất Lộc, luồn từ nhà nọ sang nhà kia qua những ô cửa đục thông tường. Ông cụ là một trong những chiến sĩ sau 60 ngày chiến đấu đã rút ra qua gầm cầu Long Biên, theo kháng chiến suốt 9 nZm, làm nhiều việc hữu ích giữ nhiều chức vụ, và như nhà thơ Hoài Anh viết "Chín nZm rừng lòng vẫn Thủ đô...". Sau hòa bình, ông trở về Hà Nội, vẫn theo nghề thầy thuố c, kết hợp đông tây y, đã công bố hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, và tận tụy cứu nhân độ thế đến cuối đời mình không mệt mỏi. Bà Thuyết hiện vẫn còn, không ở Hàng Bè nữa mà ở với người con trai thứ ba của ông bà ở số 24 Bà Triệu. Nhưng cuộc đời bác sĩ Thuyết, từ nhỏ đến lớn, sự nghiệp và công sức của ông, phần lớn đều gắn với phố Hàng Bè nhỏ hẹp ấy, nhữn kỷ niệm đẹp đẽ một thời, đúng như một nhà vZn nói: "Chỉ những ai sống cao thượng, có ích cho nhân dân mới sống mãi trong lòng người".
    Phố Hàng Bè chỉ dài l72 mét, nói cách khá chỉ ba quãng cột đèn. Những tên thôn,tên làng tên huyện xa xưa, ít ai còn nhớ, đã có các nhà nghiên cứu ghi nó vào vZn bản tàng lưu. Còn với người Hà Nội hôm nay, Hàng Bè là một phố mang dáng dấp chút xưa cũ êm đềm, chút gần gũi cận đại đan xen, cùng với cái quá mới, vừa nhảy vào những nhôm kính cao tầng... Phải chấp nhận thôi, như cả Hà Nội đang trong đà đổi mới, có cái hay mà cũng có cái chưa hay, giống như ngay sát Hồ Gươm linh thiêng mà người ta còn bán đất cho người ngoại quốc xây nhà cao tầng thì trách gì một Hàng Bè nhỏ bé, lọt thỏm vào ngoài vòng khuất nẻo.
    Hàng Bè vẫn còn cái tên, nhắc lại một thuở nào. Còn người dân, những ai gốc gác Hàng Bè sinh ra, lớn lên, gây dựng cơ nghiệp, sự nghiệp tạo ra bộ mặt phố mình... hắn còn ít lắm, có thể đã lang bạt đến những nơi nào, khó mà xác định.
    Sinh hoạt của Hàng Bè cũng đã khác xưa nhiều lắm. Không còn ai b uôn bán cau tươi, cau khô trầu vỏ . Không còn thấy tre nứa hay lá gồi kể cả tầu lá gồi còn cọng có thể làm quạt hay làm chổi đều được. Hàng Bè là một phố buôn bán nhỏ. Thợ may, quần áo mốt mới mốt cũ hàng may sẵn, hàng bún chả , người bán vé xổ số, hàng nan mây tre đan, hiệu cắt tóc, có nhà buôn đồ gốm sứ cả chậu hoa bình hương. Thêm mấy buôn chỉ có chiếc mẹt, chiếc khay, buô n mấy bánh xà phòng, dZm chiếc khZn bông, hộp kem rZng, ít chun, cùng những thứ linh tinh khác, ngồi cạnh đấy là bà bán vàng hương, những hương trầm, hương vòng, hương muỗi, cả tiền đô la âm phủ do ngân hàng địa phủ phát hành nZm 96 ...
    Hàng Bè không giàu như Hàng Đào, không sang bằng Hàng Gai, không nhiều di tích lịch sử như Hàng Bông hoặc nhiều phố khác, không dài rộng như Đinh Tiên Hoàng, Quán Thánh... mà chỉ là một gương mặt trung lưu, nếu không nói là có phần ngả sang lam lũ chút ít.
    Hàng ngày, Hàng Bè đang tấp nập, vì giữa phố, chỗ ngã ba với phố Gia Ngư có một cái chợ, Chợ Hàng Bè. Gọi thế do thói quen, thực ra nó nằm gọn trong lòng phố Gia Ngư suốt từ đầu này giáp với Hàng Bè sang đầu kia, gặp ngõ Hàng Đào. Đầu tiên, mấy chục nZm trước, nó chỉ là cái chợ xanh, chợ cóc, lâu dần hóa ra cái chợ thực thụ, có cầu có quán mà dây dợ, bao tải, vải mưa , vả nhựa che chắn bịt bùng, cùng rác thải, lầy lội cứ mỗi ngày thêm nhiều lên mãi, tất cả những điều đó đang tái diễn ở nhiều chợ xanh khác, có nguy cơ biến thành chợ chính thống, một đặc điểm của Hà Nội còn nhiều chất tùy tiện nông dân, cốt tiện cho mình, không cần bất tiện cho ai .
    Chị hàng rong gánh một bên ít rau, một bên là chiếc bu gà, những con gà được nhồi bánh đúc đến nứt cả diều... Chị hàng hoa cứ đứng giữa đường mà mời khách... cô hàng hồng xiêm, bà bán rau bí đã tước sẵn để trong túi ny lô ng... hầu như lòng đường không còn chỗ cho xe cộ. Hàng Bè mang vẻ hệt như một đường phố của thị trấn. Đáng buồn hơn là niềm vui.
    Phố cổ đang tự lột xác hay người ta lột xác nó? Không dám kết luận, bởi vì qui chế đề ra không thành luật pháp. Người dân thì coi nhà là sở hữu, muốn làm gì thì làm, quyền tối thượng ở mình, gia đình mình, chứ không thể là ai khác... Vì thế, mà Hàng Bè cũng như bao phố cổ khác đang đứng trước một nguy cơ bị đổi thay diện mạo hoàn toàn, chưa có cách cứu chữa .
    Có lẽ chỉ riêng những cây dâu da xoan đang độ lớn là vô tư, cứ thả thứ hương thanh thanh thoang thoảng vào đường phố, ru thời gian và êm đềm, xòe tán lá xanh non cho đường xưa mát mẻ ...
    NZm nZm nữa, sang thế kỷ mới. Hàng Bè sẽ ra sao, chưa biết.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  7. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    PHỐ DỐC


    Sông Lô gắn liền với VZn Cao. Sông Thao là dòng sông Đỗ Nhuận và sông Đuống chảy nghiêng với Hoàng Cầm: Sông làm ngừơi nổi tiếng hay người cho sông bất tử? Hà Nội có những cái tên phố trở thành không thể phai mờ trong lòng người. Nhờ một vài nhà sản xuất, làm ra một thứ sản phẩm nào đó, khiến cái tên phố ấy thành nỗi nhớ, thành kỷ niệm, thành đặc biệt hàng trZm nZm. Chẳng hạn bánh giò Đờ MZng (phố Phùng Hưng), cà phê bít tất nhà máy Nước Đá, cà phê Nhân; cà phê Giảng phố Cầu Gỗ, phố Hàng Sơn thành phố Chả Cá...
    Thị trấn Ninh Giang nổi tiểng nhờ bánh gai. Thị xã Hải Dương ai cũng biết nhờ bánh đậu xanh của bà Bảo Hiên, nhãn con Rồ ng Vàng, mà đến nay, có đến hơn bốn chục hãng làm bánh đậu xanh đều lấy nhãn là Rồng Vàng, không còn phân biệt nổi mới kỳ mới lạ.
    Phố Hàng Than, nổi tiếng nhờ bánh cốm. Những Nguyên Ninh, An Ninh, Khang Ninh... làm cho Hà Nội bay đi khắp nước bằng đôi cánh hình hộp vuông, xanh rờn màu lá chuối tươi điể m sợi lạt chứ thập màu cánh sen tình tứ, còn ruột nó thì vàng tươi màu đậu xanh, trắng muố t sợi dừa nạo, bở tơi nhân hạt sen, nhất là sắc cốm, dù là cốm Vòng hay cốm Lủ còn đượm hương đồng gió nội, chứa cả mùa thu bát ngát, mang hạt sữa lúa nếp non mềm dẻo đầy khêu gợi...
    Hàng Than, một phố cổ Hà Nội, đã tồn tại bao đời, từ khi con sông Cái, Nhị Hà còn chảy sát chân đê Yên Hoa, rồi Yên Phụ, có những con thuyền bắc, mành nam đỗ bến, đổ lên bờ những thúng, những sọt than hoa, than tàu còn in thớ gỗ hoàn nguyên có tia nứt như ánh mặt trời đen óng, để cho bà mệ nh phụ, cô tiểu thư sưởi chân bằng chiếc ***g ấp chậu than hoa đượm lửa hồng liu riu dưới gậm giường, cho những hàng bún chả thả khói lam đầy mê hoặc và o đầu gió, cho những hàng ngô nướng bập bùng ấm áp đêm đông..., và trước đó khá xa là những "cấp thiêu" lập lòe sáng sớm trong bữa trà danh sĩ ThZng Lo ng....
    Hàng Than, bến Đông Bộ Đầ u lịch sử. Dấu vết rất rõ là một đầu phố nối với đê Yên Phụ mộ t cái dốc đổ dài gần trZm thước tây, thoa thoải như sườn đồi, dông dốc như triền đê sông Cái.
    Nhà sử học kể rằng đầu phố từng là phườn Giang Tân (phường Bến sông), rồi Hà Tân, rồi Thạch Khối, có nghĩa là bến sông lớn, và Đá khối, bởi thời ấy, bến này có nghề nung vôi, vôi để Xây dựng phố phường, trộn với mật chứ chưa có xi mZng, và vôi để Zn trầu. Giữa phố thuộc phường Hòe Nhai, con đường phía đông kinh thành trồng những hàng cây hoa hòe vàng rực, đối lại với phía tây trồng Liễu gọi là Liễu Nhai, nay là Liêu Giai. Theo tích xưa: Đông Hòe Tây Liễu, Hòe Nhai còn một ngôi chùa, và Liễu Giai gần đây cũng đã trở thành một phố. C hùa Hòe khá đồ sộ, đẹp, bề thế, nhiều người biết tiếng. Tên cũ của chùa là Hồng phúc Tự. Phía sau phố Hàng Than vẫn còn một phố nhỏ mang tên Hồng Phúc Tự. Phía sau phố Hàng Than vẫn còn một phố nhỏ mang tên phố Hồng Phúc, nhà thơ Trúc Thông đang ở đấy. Chùa Hòe Nhai còn tấm bia dựng nZm 1703 do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn, ghi rõ Chùa thuộc phường Hòe Nhai ở Đông B ộ Đầu. Nhờ đó mà người hậu sinh chúng ta mới có cơ sở để khẳng định một địa danh lịch sử: Bến Đông Bộ Đầu, nhà Trần đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ra khỏi kinh thành ThZng Long ngày 29-1-1258. Và một lần khác, Yết Kiêu đã cắm sào đợi chủ của mình là Tiết chế Quốc Công Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Đại Vương trong khi phải rút khỏi kinh thành tiếp tục cuộc kháng chiến, tỏ rõ chí trung thành tuyệt đối làm gương cho muôn đời.
    Cạnh phố Hàng Than cũng còn phố Hòe Nhai, có một cái dốc ngắn hơn, đi lên đê, như một câu thơ cổ, một bức họa xa xưa có xóm làng thanh bình xanh màu cây cỏ ven đê, còn sót lại với thời gian một gốc đa cổ thụ vẫn rườm rà khiến ta bâng khuâng bao điều mỗi lần qua đây gặp lại.
    Cuối phố Hàng Than, chỗ ngã sáu: Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Cót, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, còn một đài nước hình tròn do người Pháp xây dựng như một nhân chứng của một thời của thế kỷ XX. Hà Nội bắt đầu có hơi thở phương Tây đôi chút.
    Ngày nay, Hàng Than vẫn còn một số gia đình sản xuất bánh cốm, đó là những cZn nhà cổ, thấp, hoặc chồng diêm, cửa sổ tí tẹo, ngói ta rêu mốc, có cột trụ trên nóc như những cái mũ bình thiên, mũ ông cử nhân. Nhiều nhà có nền cao hơn mặt đường đến mấy bậc tam cấp phải xây gạch vồ, có cửa cuốn tò vò trang nghiêm cổ kính. Một số ít ngôi nhà mới sửa, cao lênh khênh nhiều tầng ngay trong lòng phố cổ đánh dấu nét thời đại của thập kỷ cuối cùng thế kỷ XX.
    Mấy chục nZm nay, nhiều người tứ xứ đến trú ngụ tại Hàng Than, cái phố dốc như đường lên đồi thay cho người gốc cũ. Có quan chức cao cầp về hưu, có cán bộ của thành phố, như ông Trần Đắc Thọ, một người am tường sâu sắc về Hà Nội, và nhiều cửa hàng đủ loại của một thành phố trong cơ chế kinh tế cạnh tranh. Chợ búa xen với đền chùa. Hiệu thuốc xen với thợ may. Hàng thêu bên cạnh hàng bánh. . .
    Nhạc sĩ Duy Quang, người có nhiều bài hát hay cho thiếu nhi, đặc biệt cho trẻ em thiệt thòi như trường mù Nguyễn Đình Chiể u là người của gia đình bá nh cốm gia truyền Nguyên Ninh, thứ bánh cốm ngon nhất Hà Nội, suốt nhiều nZm, nổi tiếng Trung, Nam, Bắc. Trong nhà có chừng chục cái chum to để dự trữ cốm. Có gian rộng thênh thang bên ngoài may mà chưa có sự thay đổi quá đột ngột như một số ngôi nhà khác. Ngôi nhà này ở vào khoảng bắt đầu lên dốc, hay gọi là bắt đầu hết dốc cũng không sai.
    Nếu đứng trên mặt đê, chỗ dốc Hàng Than gặp Yên Phụ, ta sẽ có cảm tưởng như nghe rõ tiếng gió nghìn nZm, hơi mát của bến sông Hồng mấy thuở ùa vào thổi lên, cZng ngực áo, lộng tâm hồn, mà ngoài kia là bãi Phúc Tân, Phúc Xá, xa chút nữa là Tân ấp có nhà thơ nữ lão thành Ngân Giang trú ngụ.
    Hàng Than chỉ dài hơn 400 mét, nhưng may, còn khá nhiều đình chùa cổ như còn để nói với chúng ta bao nét thZng trầm của Kẻ Chợ, Đông Đô, ThZng Long, Hà Nội, cho chúng ta cảm nhận một vùng đất anh linh, chất tài hoa tri thức, óc sáng tạo phi thường mà... bánh cốm cùng cốm tươi, thứ ngọc xanh, thứ bánh thần kỳ là một điển hình vượt lên trên nhiều loại bánh khác. B ến.. sông đã lùi xa. Than hoa nay ít người dùng. Đã thay bằng bếp dầu, bếp điện, bếp "ga". Than quả bành, than tổ ong bán rao khắp phố ? Than hoa, chỉ còn thưa thớt mấy hàng, bán ở phố Hàng Chiếu, Hàng Bè .
    Hàng Than, phố Dốc, chỉ còn cái tên nguyên vẹn, nó nhắc nhở về quá khứ, nó như bài thơ tình cổ điển, ta lần giở để hồi hộp nhớ về một duyên tình ái đã mờ nước thời gian nhưng nao nao tâm khảm, bồi hồi một lời ca say đắm ngày nào. Trang giấy hoa tiên viết bài thơ ấy có chỗ đã bị nhậy cắn (một loại côn trùng) nhưng cuốn sách Hà Nội không thể nào mất được.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  8. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    HÀNG GAI


    Nói Hà Nội là đất "Nghìn nZm vZn vật" cứ tưởng thành phố giữ mãi các hình thức cổ xưa. Nhưng thật ra các phố thay đổi, khi đời sống xã hội, các cung cách làm Zn có thay đổi.
    Trước kia, các khách vượt bể cứ đi vào cửa Đông Hà, đến Hàng Buồm để mua buồm cói. Bây giờ thì phố ấy không còn nhà nào bán buồm nữa, dù phồ vẫn giữ tên cũ.
    Hàng Bè cũng thế. Khách sông nước, cứ do cửa Trừng Thanh vào Hàng Bè để làm các việc trao đổi. Đến sau, chỉ còn những hàng bán cau khô, cau mà khách thường buôn từ Phú Yên, sông Cầu ra.
    Đến Hàng Gai. Phố Hàng Gai là một phố lớn của Hà Nội, đi từ quảng trường "Đông Kinh Nghĩa Thục" đến Hàng Hài, Hàng Bông. Cây gai là một cây lá dùng làm bánh gai, vỏ có sợi tốt và bền - tồt hơn đay. Bạc giấy làm bằng vỏ gai là tốt nhất. Cây gai làm những thứ chiếm một khoảng lớn trong cuộc đời trước nay. Trước hết, sợi gai làm võng. Cái võng của "cáng", cái võng đung đưa ở mỗi nhà, để ru trẻ ngủ và để các cụ già ngả lưng cái "võng trần" của đám rước các quan. Cái võng nó đẻ ra mục "móc võng" của Hàng Tiện, mục "đanh võng" ở Lò Rèn. Rồi tử cái lưới, cái vó đánh cá, đến cái túi đi chợ, như cái làn bây giờ . Đến mục thừng chão, từ cái dây "tam cố" đến dây chuối, dây gai. ấy thế mà từ bấy đến giờ , chúng ta không thấy hàng bán gai nào ở phố Hàng Gai nữa.
    Không biết từ lúc nào, các hàng bán gai đã phải lùi đến phố hàng Bát Đàn.
    * *
    *
    Từ lâu lắm rồi, phố Hàng Gai cổ kính, được biết là một phố "vZn nhã". Nghề bán sách lúc thịnh nhất, có lẽ không bao giờ có đến mười hàng, cứ xem tên các hiệu trên các sách còn lại thì biết. Nhưng ở gần suốt phố là những người không nhiều thì ít có dính dáng đế nghề in và bán sách. Phố được tiếng là một "phố vZn học".
    Phố gồm hai phường: Đông là phường Đông Hà. Tây là phường Cổ Vũ. Trước kia, khi ngõ Tố Tịch, phần Hàng Gai, chỉ rộng độ một mét, còn tên là "ngõ Bắt Đái" thì đình Đông Hà ở cạnh ngõ. Đình thờ Cao Sơn đại vương, trong hệ thống Tản Viên. Trước đình, mãi cho đến hồi kháng chiến chống Pháp, có một cây bàng cổ thụ, già và to nhất Hà Nội, rợp cả một khúc phố đến mươi nhà. Gốc bàng đã thành chỗ nghỉ của các anh xe, các người đi mỏi cẳng. Sau, việc buôn bán thắng thế, đình chùa thành cửa hàng, bàn thờ dọn lên gác. Đình Cổ Vũ ở số 85, cửa có cây đa nhiều rễ, nay vẫn còn như cũ. Người ta cũng gọi là "Đình Hàng ốc", vì ở cửa đình có hàng ốc nổi tiếng của bà "từ".
    Đoạn đầu Hàng Gai, gần Bờ Hồ, quen gọi là Hàng Tiện. Trước đây, dân Nhị Khê đến ở các nhà nông lòng bên số chẵn, đặt bàn tiện ở dướì và sinh hoạt trên gác xép. Sau bị các hàng kính và bút máy đẩy vào phố Tô Tịch, hay xuống Bạch Mai. ở chỗ Hàng Tiện này khoảng 19l0 thấy mở hiệu "cúp tóc" thứ nhất, lúc ấy chỉ có một ghế thôi. Hồi ấy, người cắt tóc còn ít. Chiếc "khZn xếp" cũng chưa ra đời. Ngoài phố họa hoằn mới có một người đội "mũ rơm". Cũng hồi ấy phố Lương VZn Can còn gọi là Hàng Quạt, chọc thủng ra H àng Gai vào nZm 1905.
    Bà con Hàng Tiện, đạp những bàn tiện gỗ, làm các đồ thờ bằng gỗ: cây nến, mâm bồng, đài rượu (để đựng chén rượu cúng), đế bát hương, khuôn đóng oản bằng vàng tâm hay gỗ mít. Lại tiện cả các đồ chơi trẻ con bằng gỗ: đèn, mâm, bát, chén, nồi chảo , quay gỗ và quay sừng, quân cờ. ở đoạn phố này còn có những hàn, "khắc dấư" của dân Liễu Chàng (Hải Dương), khắc cả con dấu gỗ và đồ ng. Dấu tổng lý gọi là "triện", dấu qua gọi là "ấn". NZm 1922, triều đình Huế "ban" phẩm hà cho các nhân viên Bảo hộ. Thợ dấu được một dịp khắc vô số bài ngà (thẻ ngà). Đeo thẻ ngà, ngồi xe song mã đi đám cưới, oai lắm.
    Không biết có ai nhớ rằng cái ngõ Tô Tịch làm sao lại gọi là ngõ "bắt đái". Chuyện thế này: ở gốc bàng đình Đông Hà, có một người dị dạng, lùn, đen, cổ có bướu. Trông mà khiếp ! Thế mà anh ta lại thích chơi với trẻ con. Anh không có cách gì sinh nhai. Anh cứ nhìn vào ngõ hẻm, rình. Cái nghề, ở nhà quê ra, đi rạc cẳng, gặp được chỗ "khuất khoắn", muốn... một tí. Vừa nhẹ người, thì một bàn tay đen tóm lấy áo, đòi giải lên Cẩm, vì tội "phóng uế" ra đường phố. Phải đưa một hào mới đi được. Anh ấy thành tên là "anh bắt đái", mà cái ngõ, cũng gọi là "ngõ bắt đái".
    Tên đình Đông Hà còn nhắc đến chuyện vua Lê Chiêu Tôn bị Mạc giam, và cô hàng rượu làng Lủ có tình "thương người".
    Các nhà trong phố làm rất nhã nhặn, một mái hay hai mái "chồng diêm". Cả phố chỉ có hai nhà gác: nhà ông Bát Thiện và nhà Mỹ Hảo. Các nhà 83 và 80, đã nói ở trên.
    * *
    *
    Vì là phố Hàng Sách, lại ở khu vực gần Tự Tháp Hồ Gươm, nên Hàng Gai có nhiều người có vẻ "vZn nhân". Các bà, các cô cũng có bề "yểu điệư". (Trước đây "yểu điệư" không có nghĩa xấu) . Trong phố, ít khi có tiếng xô xát. Có việc gì cũng chỉ cần "nói ý" là xong chuyện. Người "lắm điều, lắm lời" không có chỗ mà "dụng võ". "Sồ sồ" ra một lần, là bà con coi chừng, ít lâu sau người "nóng" rồi cũng êm ả. Các cô ả, nón Nghệ, dép cong, chỉ mơ tưởng có một người "thiện sỹ".
    Trong phố nhiều nhà khoa bảng, mà hầu như khôn có ông quan nào . Xung quanh đình Cổ Vũ có một loạt: ông tú Hy, ông tú Ninh, cụ cử Lủ, ông bảng Bí, ông nghè Giác, ông cử Sét, ông tú Lủ, cụ tú TZng, cụ tú hàng Son, cụ cử Đại áng. Cụ cử Lủ dạy học ở nhà 81 Khi một học trò của cụ đỗ đại khoa người ta hỏi : "Ba giờ quan Bảng xuất chính". Ông tân khoa trả lời: "Thầy tôi không dạy nghề làm quan ! ".
    Các ông quan thanh liêm, khi về nghỉ, cứ muốn đến ở phồ Hàng Gai.
    * *
    *
    NZm 1907, biến động lớn. Các cụ đi nghe "giảng" Ngọc Sơn phải chạy toán loạn. Rồi cả cháu nội và chá ngoại của cụ VZn Minh Nguyễn Trọng Hợp đều bị bắt vào Hỏa Lò. Ông cả Phái, ra đi, bị bắt ở miền bể, giải lên giam ở Cao Bằng nhiều nZm.
    * *
    *
    Hàng phố như vậy, mà bị các thứ ô uế của thời nhố nhZng đánh vào một cách ác độc.
    Vụ thứ nhất: Một "tiểu thư" con một bà lớn, giầu có đi làm dâu ở một phố gần. Một chiếc "xe nhà", đúng kiểu xe của nhà "cụ lớn" đến đón "mợ" về chơi. Hôm sau, không thấy mợ về. Hai nhà đổ đi tìm, công cốc. Mãi mấy hôm sau "mợ cả" mới về, người khác hẳn. Thủ phạm vụ này là phán Vê, làm mật thám cho các tòa lãnh sự đế quốc Đông Nam á. Không biết Vê đã bắt bao nhiều người giải về, làm những chuyện gì nữa, mà ba con của Vê phải nguyện đến chùa "tư", để cho b ố khỏi bị "bỏ vào vạc dầu".
    Rồi một cô cũng con nhà tử tế, vào nhà thương, rồi đi mất với một y sĩ. Rồi hai đám nhân duyên nữa cô dâu đi không bao giờ về . Có ảnh hưởng của vài quyển tiểu thuyết mới dịch. Có những thủ đoạn của kiểu làm Zn mới. Từ đó, mấy cô bé lớn lên, chải chuốt, ra ngồi hàng, đợi những "quan huyện tân thời". Việc chính của Hàng Gai là nghề sách vở, sẽ nói trong mục "sách học".

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  9. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    PHỐ CẦU GỖ NHƯ TÔI BIẾT
    Trang trước

    Các nhà doanh nghiệp thường có khuynh hướng đặt tên cho hãng, cho cửa hàng mình bằng hai tiếng, trong đó hay có: hưng, thịnh, vượng, phát, lợi v.v. . với mo ng muốn Zn nên làm ra ngày mỗi thịnh vượng, phát đạt, thắng lợi. Còn các quán cà phê, hàng phở, nhất là những hàng có tín nhiệm, được khách nhớ đến lâu dài, lạ thường có khuynh hướng chỉ lấy một tiếng thường là tên chủ nhân, có lẽ cho gọn chZng hay cho dễ nhớ. Có thể dẫn: Cà phê Hợp, cà phê Nhân, cà phê Bằng, phở Luân, phở Thìn, phở Hói, phở Ca, phở Tình, cà phê và phở Giảng.v.v. . .
    Khoảng đầu những nZm 50 cho đến sau hòa bình lập lại, lúc có chủ trương công tư hợp doanh, phố Cầu Gỗ có một hàng phở có hạn như thế: Phở Giảng (ở số nhà 88). Rất nhiều người Hà Nội cho đến nay vẫn còn nhớ ngôi nhà kiểu cổ, thò ra hắn mặt đường, lấn xuống vỉa hè hẹp lòng, sâu hút, cứ sáng sáng khênh cái bếp lò ra tận cửa, to bằng nửa cái thùng phuy, trên là thùng nước dùng to đúng bằng thùng phuy hai trZm lít, bằng nhôm sáng lóa, đầy một thứ nước dùng thơm lựng một hương vị của xương bò, nước mắm ngon, tôm he, hương hồi, quế chi, thảo quả hành tái nướng, gừng cả mảng bằng bàn tay đã nướng qua . . . đang sôi sùng sục như có bàn tay vô hình đang đảo ngầm phía đưới khiến lượt mỡ béo ngậy không thể nằm yên và làm cồn cào cái bụng người Hà Nội.
    Cạnh đấy là cả một phần tư, có khi là nguyên một nửa con bò tươi sống cứ lúc lúc ông Giảng lại cầm con dao phay vuông to bản xẻo xuống một tảng lớn để thái, để giần cho những bát tái chần, tái gầu, tái nạm, tái giò... Khách mặc com lê cà vạt chỉnh tề, ai thích ngồi, xin vào phía trong, ai thích thật nóng, cứ đứng ngay cạnh lò mà và mà húp, xong, trả tiền, ông Giảng nhét ngay vào chiếc túi cZng phồng của tạp dề để trước ngực.
    Chín giờ sáng hết phở. Dọn dẹp một lúc, gần trưa bắt đầu bán cà phê, thứ cà phê phin, cà phê đá, cà phê phin đá. . . cạnh tranh được với cà phê Nhân, một nhà thể thao, có quán nổi tiểng bên số nhà l00 cạnh đó, cho đến tối. Ông Giảng trực tiếp pha cà phê, bà Giảng người nhỏ bé chỉ ngồi két thu tiền. Chỉ ít lâu, ông bà đã tậu được nhà bên phố Hàng Bè. Sau, ông Giảng là nhân viên kỹ thuật của cửa hàng giải khát trong công viên Thống Nhất mà người ta gọi là Quán Gió, chỉ đến ngày nghỉ hưu, đôi chân tê thấp, chiều chiều lê đi trên đường Bờ Hồ cho vui tuổi thọ.
    Xế cửa phở Giảng là quán giải khát Lan Anh cả hai ông bà chủ đều rất hào hoa lịch lãm và xinh đẹp , mà chỉ một món làm quán nổi tiếng Chè bắp, một thứ chè nấu bằng bột hoàng tinh trong suốt, loáng thoáng những mảnh ngô non rập rờn mờ tỏ, mà khi ta xúc một thìa chè đưa lên miệng thì ngoài hương hoa bưởi thơm như đứng cạnh hàng rào đêm quê, còn có hương của ngô non luộc, của bắp ngô ngậm sữa vừa bẻ , ta vừa bóc cái vỏ lụa xanh tươi, lộ ra sợi râu ngô màu nâu non, ta hít hà thứ hương đồng bãi cuối xuân. . . Tiếc là quán này đóng cửa nZm 1954, và từ bấy ít ai nấu món chè bắp ngon bằng thế.
    Cạnh quán Lan Anh, còn có quán Lan Hương rộng rãi hơn, nguyên là cửa hàng nước mắm Vạn Hương, người nhà cụ nghệ sĩ xiếc Tạ D uy Hiển mở ra. Cũng đông khách, nhưng không có món gì đặc biệt, ngoài một cô gái cháu cụ Tạ, có mộ thân hình thanh nữ đẹp tuyệt như tượng thần Vệ Nữ Milo, làm ngơ ngẩn khối chàng trai Hà Nội.
    Phố Cầu Gỗ xưa nay không có những nhân vật kiệt hiệt hoặc danh nhân, cũng không có những nhà cao tráng lệ, biệt thự khang trang. Nó chỉ là một phố cổ, còn mang nhiều nét đặc biệt của một Hà Nội thế kỷ trước, mà chắc dZm chục nZm nữa sẽ không còn dấu vết như bây giờ ta nhớ về dZm chục nZm trước để tưởng niệm dấu xưa.
    Cứ tưởng tượng cuối thể kỷ trước, đầu thể kỷ này, đây là cái hồ xinh xinh nho nhỏ, y hệt như cảnh tượng hồ Trúc B ạch với Hồ Tây nếu so hồ Thái Cực này với Hồ Gươm cạnh đó. Đường Thanh Niên (Cổ Ngư) nổi giữa hai lòng hồ to rộng kia, còn ở đây có con lạch nhỏ thông sang H ồ Gươm, theo cụ Nguyễn VZn Uẩn trong "Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX " thì con lạch chính là phố hồ Hoàn Kiếm, nay là con phố ngắn nhất Hà Nội, vẫn có món quà vừa ngon vừa rẻ: Thịt bò khô. Chính chỗ này, có một chiếc cầu bằng gỗ, vì thế mà khi hồ bị lấp đi, mặt nước thành phường phố, tre pheo nhường chỗ cho tường xây mái ngói chiếc cầu được lấy thành tên cho phố mới Phố Cầu Gỗ.
    Hồ Thái Cực nằm trong cái khung ta tưởng tượng, phía sau giáp phố Hàng Đào, cạnh kia là Hàng Bè, hai bờ khác là lòng phố Cầu Gỗ và ngõ Trung Yên. Hiệu sách Ngoạn, cuối phố Cầu Gỗ trông thẳng ra mặt nước Hồ Gươm, chỗ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục hiện nay, có đài phun nước, từng là hiệu sách nổi tiếng trước Các mạng Tháng Tám, cùng là phố Đinh Liệt mà lúc nào cũng phảng phất mùi thơm xào nấu, phở, bánh mì patê thịt xíu, lạp xường cùng nhiều món Zn khác, kể cả những cửa hàng bán len cuộn có hàng trZm màu sắc làm cho con gái Hà Nội rực rỡ mỗi khi đông về . . . lúc ấy, còn là lòng hồ Thái Cực có nổi chìm bèo cái bè ong, có cầu ao bằng mấy dóng tre, có ngõ trúc trời mưa lầy lội, có người nông dân quZng chài kéo lưới . . .
    Ngày nay Hồ Gươm có những hôm chuyển gió mờ sương, tôm cá thiếu dưỡng khí nổi lên hàng loạt... hẳn thời chưa xây, dân quanh hồ Thái Cực cũng có nhiều người làm nghề chài lưới bắt con tôm con tép để làm kế sinh nhai, đem mẹt sản phẩm của mình qua các phố bán rao đổi lấy bơ gạo hay vật dùng cần thiết. Hà Nội vốn là đất nghèo mà. Cũng thấy thêm, nếu thiếu hoặc hỏng thứ mà nay gọi là "ngư cụ" thì hàng Gai có sẵn tay lưới, con gai để vá, hàng lờ có lờ có đó gần kia . . .
    Cầu Gỗ có rất nhiều ngôi nhà hẹp lòng, chỉ trên hai mét bề ngang, một tầng ngói ta, hai tầng thì chồng diêm lè tè, cửa bức bàn còn câu đầu quá giang bằng gỗ phiến, tưởng như xiêu vẹo phải dựa vai vào hai nhà hai bên như nương tựa vào nhau mà đứng, nóc nhà còn cột trụ như người đội mũ bình thiên. Tường còn trộn mật giọt làm vữa, nên mùa nồm, chảy nước ướt cả nền nhà, mà nền nhà thì thấp hơn mặt đường đến và ba bậc. C ống là loại cống thấm, mươi hôm lạ phải thuê anh móc cống. Đó là những người rất nghèo, quần nâu lá tọa, áo cánh vá vai, đi đến đâu rao vang đến đó "C ống, cống đê . . . ". Đêm đến phố Cầu Gỗ còn vang lên tiếng đập cửa với câu gọi "Thùng, thùng nhé ", đó là những người phu làm nghề đổi thùng (hoặc đổ thùng), mà đầu tiên là cu li của nhà thầu NZm Diệm. Cho nên mới có câu mắng con: "Mày không học cho tử tế thì lớn lên chỉ đi móc cống, đổ thùng thôi con ạ".
    Tính từ phía đông, ngã tư Hàng Bè, Hàng Dầu, Hàng Thùng đến phía tây nối với Hàng Đào Hàng Gai, phố Cầu Gỗ dài 248 mét, người dân làm khá nhiều nghề, buôn bán khá nhiều thứ nhà cũng khá nhiều kiểu dáng.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  10. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Có cả một đoạn dài bên số lẻ từ phố Hồ Hoàn Kiếm đến nhà ga xe điện, nay là cái quan tài kính khổng lồ của người nước ngoài chễm chệ, phần lớn những ngôi nhà là phía cổng sau của dãy nhà phố Đinh Tiên Hoàng, nghĩa là mặt trước của nó ở phía Bờ Hồ, nên khu vực này có mộ t thời gian dài im lìm, cửa đóng then cài, ít dược sửa sang chú ý. Đó là cổng sau của nhà kem Zêphia, hiệu thuốc Vũ Đỗ Thìn, nhà sách Na Ký, nhà của cụ Tạ Duy Hiển. v.v. . .
    Người viết bài này từng là dân Cầu Gỗ một thời đến nay vẫn còn nhiều liên hệ vì bè bạn và người anh ruột ở phố ấy.
    Trước 1954, phố Đinh Liệt còn đâm thẳng ra Bờ Hồ, chưa bị bịt kín lại, và nó là bức tường của nhà sách Nam Ký. Đường tàu điện còn kéo dài đến trước hiệu phở Giảng. Mỗi khi tàu điện Hà Đông Cầu Giấy về đến đây, cần quay đầu máy chuyển toa, thì anh "sơ vơ" cầm lấy sợi chão quay nửa vòng tròn cho cần vẹt quay theo. Những toa tàu điện già nua sơn đỏ lại từ phố Cầu Gỗ này lên Cầu Giấy, vào tỉnh Đơ, chở những người áo cộc đi về. Nay toàn bộ đường tầu điện đã được dỡ bỏ. Cả cái ga quay đầu ngoài bờ hồ, chỗ giữ tô hiện nay cũng đã khác xưa, mà ngôi nhà cao tầng sừng sững trêu ngươi, thách thức, biến hồ Gươm thành chiếc ao cho kẻ ngoại lai lắm tiền thích chí rằng đã mua được đất nước này, phá bỏ cả lịch sử thiêng liêng của trái tim Hà Nội: Hồ Gươm.
    Ngôi nhà số 64 từng là đình của thôn Nhiễu Thượng, đất làng xưa hồ Thái Cực, cũng không còn dấu vết. Nếu bên Hàng Bè có bà Lang Trọc nổi tiếng thì bên này, ngay tại ngôi đình này, có Bà Lang Huế cũng nổi danh một thời về những thứ thuốc gia truyền, mang từ Núi Ngự Sông Hương ra Hà Nội.
    Ngoài một số cửa hiệu lớn buôn bán sơn sống, thứ sơn làm tranh sơn mài, gắn thùng gỗ, bả hoành phi câu đối. . . thì Cầu Gỗ còn có mộ nghề khá đặc biệt: Nghề đóng xe tay. Thứ xe tay do người kéo, thứ "người ngựa ngưa người" mà Nguyễn Công Hoan mô tả đầy thương tâm ấy, Cầu Gỗ có mấy nhà đóng loại xe tay này, trở thành giàu có. Sau Cách mạng, nó được chuyển thành xe người đạp: Xích lô như nay ta đang thấy. Nhà ông Hai Chinh, ông An Thái có xưởng đóng xe và cho thuê xe, tậu được hàng dãy nhà để cho thuê . . .
    Cầu Gỗ ngày nay có khá nhiều cửa hàng lấp lánh: hiệu buôn vàng, hiệu bán sách, nhà hàng khách sạn, bán guốc dép, bách hóa, hàng Zn tạp xô bồ. Nhớ lại thêm một chút, khi phở Giảng phát đạt, có một hiệu phở khác mở ra cạnh tranh, khoảng số nhà 34 gì đó; phở Đông Mỹ. Ông này bắc đèn và chuông số vào từng bàn Zn khách gọi, ông bấm chuông cho mang phở ra từng bàn. Chỉ tiếc, bên cạnh đĩa hành Tây ngâm dấm, xà lách tươi non, đèn xanh đỏ và chuông kêu reng reng, thì người sành Zn phở lại khôn nhìn thấy tảng thịt bò, nồi nước dùng, miếng gầu miếng nạm ra sao, tất cả đều ẩn sau nhà, trong bếp, mất đi một cái thú được nhìn, được ngửi trước khi Zn, mất đi cả cái thú Zn phở đứng cho nóng, cho lạ cảm giác . . . nên chỉ một thời gian ngắn, phở Đông Mỹ mất dần khách, phải đóng cửa, và cuối đời, ông Đông Mỹ ngồi bán lạc rang bên phố Đinh Liệt. Cho hay, một món Zn ngon Hà Nội cũng cần rất nhiều yếu tố, đương nhiên chất lượng ngọt ngon bùi béo, thơm nức gần xa là quyết định, nhưng được ngắm nhìn, ngửi hơi cũng là cần lắm lắm, mới là phong vị riêng biệt của đất Kẻ Chợ vậy.
    Đến đầu những nZm sáu mươi, Cầu Gỗ vẫn là phố "trọc đầu". Chiều chiều cái nắng xiên khoai vẫn soi vào những cZn nhà chồng diêm bên số chẵn. TrZm nZm, phố không hề có bóng cây xanh có khi là màu xanh đã lặn sâu vào đáy hồ Thái Cực (còn gọi là hồ Hàng Đào). May thay, hàng xà cừ trồng vài ba chục nZm nay đã rườm rà xanh tốt, có cây to tay ôm không xuể, có cây như lực sĩ vươn cành ra che nắng cho một đường phố vừa cổ vừa tân, vừa thanh vừa tạp. Nói thể vì khoảng số nhà 26, từng có nhạc sĩ Đoàn Nhương con người tài hoa, chơi được hàng chục loại nhạc cụ dân tộc, làm xốn xang tấc dạ bao người một thuở. Vậy mà đã có lúc ông phải quây bếp lại để "lợn nó nuôi ông". Không hiểu nay tiếng đàn ấy theo ông đến nơi nào, ngoại thành hay một vùng xa hơn... bởi tấc đất tấc vàng hiểu theo nghĩa đen, phố này nhà có giá lắm, và cũng vì có giá thế, nên phố cổ càng khó giữ gìn. Cứ như là nó tự lột xác tự thay hình để biến thành những phòng trọ quán rượu cho Tây Tầu gì đó, bất chấp chủ trương bảo tồn lưu giữ những giá trị lịch sử cho Hà Nội.
    Phố Cầu Gỗ còn có nhiều điều đáng nói, xin bán đọc tự bổ sung cho hoàn chỉnh, bởi nói hết thì cũng có phần vô duyên chZng? Chỉ biết nhà nhiếp ảnh Đinh Quang Thành đang tiến hành một công việc lý thú và có ích cho Hà Nội. Ông để ra một hai nZm, với chiếc máy ảnh loại tốt ông đang đi chụp lại những gì cần lưu giữ của một Hà Nội nghìn nZm, từ món Zn, cách mặc, một mái nhà, một góc phố, một gốc cây, một ngôi chùa, một cánh cửa con. . . Mong sao, phố Cầu Gỗ cũng được lọt vào ống kính của ông để lưu lại cho trZm nZm sau nữa những giá trị đang mất đi nhanh chóng mỗi ngày.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...

Chia sẻ trang này