1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi bittersweet82, 05/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    PHỐ LÃN ÔNG


    Đến nay, vẫn còn tên phố Hàng Ngang. Chưa có lời giải thích nào thật thỏa đáng về cái món "NGANG" ở phố ấy, như đồng bán ở Hàng Đồng, gạo bán ở phố Hàng Gạo, giấy bán ở phố Hàng Giấy .v.v. . . Được biết khu vực này là nơi cư trú của Hoa Kiều, người hàng bang có đoàn thể riêng, trụ sở riêng, và họ giữ gìn bản sắc vZn hóa rất riêng, có phụ nữ Hoa Kiều bó chân, ở đấy hàng mấy chục nZm vẫn thông hề chịu nói một câu tiếng Việt nào, và vẫn hút huốc lá bào, Zn cà la thầu, tóc cắt ngắn và búi sau gáy...
    Hàng Ngang, Hà ng Buồm phần lớn là người Quảng Đông. Còn cạnh đó cũng là phố Hoa Kiều nhưng phần lớn là dân Phúc Kiều, vì vậy mới có phố Phúc Kiến. Nhưng cái tên Phúc Kiến cũng đã chìm lãng vào thời gian để mang tên một danh y Việt Nam đáng kính Lãn Ông, tức Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
    Phố Phúc Kiến không có chú khách cởi trần hở rốn, đứng cạnh chiếc thớt chặt thịt quay đôm đốp không có hàng dãy cửa hiệu cơm tàu, cơm tám... mà là những mặt hàng khác hẳn.
    Nếu có những ngày nào thanh thản, ta cứ dùng cái xe "CZng hải" hoặc chỉ dùng đến chiếc xe đạp là cùng, chứ chớ dùng xe máy hay ô tô, ta ung dung lang thang, dạo chơi trên những phố phường mang tên xưa cũ, cả những phố đã sinh ra gần đây, gồm trên 360 phố, gấp l0 lần khi Thạch Lam viết về Hà Nội; ta sẽ cảm nhận được không biết bao nhiêu điều, có quen có lạ, có nhớ có thương, có yêu có ghét, có vui có buồn, Từ u ám một quá khứ, thao thức một ảnh hình, nao nao một món Zn, bâng khuâng một cảnh sắc... đến náo nức sáng lóe những ngôi nhà cao chới với kính đen đen, nhôm trắng trắng... ta càng yêu hơn Hà Nội của mình. Phúc Kiến là một trong những phố như thế. Nhỏ thôi, ngắn tẹo, chỉ khoảng bốn cột đèn, chính xác là 180 mét, vậy mà khi đặt bước vào đây, ta cứ thầy ngát những hương thơm, nào quế, nào cam thảo và những gì nức lên từ những vị thuốc ta không biết tên chúng là gì, chúng nằm trong bao tải, trong gói giấy xi mZng, trong "ô thầy thuồc đang biến thành cao đan hoàn tán..."
    Rất nhiều cửa hàng na ná giống nhau. Chắn ngang nhà hoặc sừng sững bên tường, là những chiếc tủ gỗ, có hàng trZm ngZn kéo, ngZn nào cũng có tên thuốc bằng hai ba chữ nho lẫn vào quai kéo, lâu ngày màu véc ni đã nâu bóng. Trên mặt quầy cao ngang ngực, thế nào chẳng có con dao cầu, cái chuôi ngẩng cao, nâu xỉn, một hoặc hai cái cối bằng đồng như chiếc chuông để ngửa, thỉnh thoảng kêu lên dZm ba tiếng choang choang nhưng bị chặn lại ngay vì cái nắp dính liền với chày để thuốc giã khỏi bắn ra ngoài. Giữa nhà là cụ Lang già, quắc thước, râu trắng như cước phất phơ , ngồi bên bộ tràng kỷ tầu, dưới gầm là chiếc thuyền tán, đúng là một con thuyền sắt, bàn chân ai đó đạp bánh xe trong lòng thuyền để tán thuốc, tiếng kêu rì rầm đầy im lặng. Cũng có thể là người phụ nữ nước da cớm nắng, đứng cân thuốc bằng cái cân tiểu ly, có cán gỗ, hoa đồng, đĩa cân đồng, quả cân khô khốc. Bàn tay nhúm từng vị thuốc mới tinh anh làm sao, thứ nào ra thứ ấy, ít khi phải thêm bớt. Tờ giấy bản rải sẵn trên mặt quầy, một thang hay mấy thang, tùy, và thoắt một cái, thang thuốc đã được gói vuông vức ngay ngắn, được buộc chồng lên nhau bằng sợi dây cói dài buộc thành bó gài bên quầy. Những thang thuốc có hình ngôi tháp hình trụ, xách toòng teng mà đi ra khỏi phố.
    Dân ta có thói quen lâu đời, dễ đã nghìn nZm, dùng thuốc Nam, thuốc Bắc. Cái siêu đất, ba hòn đầu rau, củi rào tre, (tuyệt đối không được dùng siêu kim khí và củi gỗ xoan để sắc thuốc), nước thuốc rót ra có màu nâu đậm, trông ngon như cà phê pha đặc, nhưng nồng gắt, hắc hắc và đắng chát. Thuốc đắng dã tật là thế. Nhắm mắt mà ực, rồi chiêu ngụm nước vối cho qua. Người các tỉnh xa về kinh kỳ "cắt" thuốc, đến phố Phúc Kiến - Lãn Ông - này là chính, nếu không muốn cắt ở hiệu thuốc trong chợ huyện quê nhà.
    Hà Nội rải rác có nhiều hiệu thuốc bắc, nhưng tập trung nhiều nhất là phố này. Ngoài Hoa Kiều, thì dần dần, người Việt Nam cũng mua nhà tậu đất, xen kê vào đây. Có lẽ những người giàu có là họ Phó. Họ Phó là Việt hay Hoa ? cũng chẳng cần tìm hiểu. Mà chỉ biết cuối thế kỷ trước, có họ Phó giàu, vẫn không dám kê giường lên gác hai để ở, mà chỉ dùng gác hai ấy làm kho chứa thuốc, vì cho rằng nó cao quá, sợ ngủ như thế là bất kính với thần thánh được thờ bên nhà Hội Quản (số 40-42, thờ Tống Thái Hậu, thần của người Phúc Kiến). Nhớ thêm một chút, đây nguyên là đất các thôn Hậu Đô ng, Hoa Môn, tổng Tả Túc huyện Thọ Xương, gần Cửa Đông, có chợ Đông Thành. Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, đây là Khu Đông Thành nổi tiếng gan dạ, bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của thực dân Pháp ngay trong lòng Hà Nội.
    Một thời gian rất dài, cửa nhà nào cũng có những người phụ nữ còn trẻ ngồi sau cái mẹt lèo tèo vài ba vị thuốc khô, mấy túi giấy xi mZng cZng phồng... ai cần mua từ một quả tò ho (thảo quả) cho vào nồi chè kho ngày Tết, đến một vài tạ quế chi, cam thảo... cũng có ngay trong nháy mắt
    Những ngôi nhà hẹp lòng, sâu hút, thế kỷ trước còn bán đồng, thứ đồng khai thác từ mỏ Tụ Long. Cuối thể kỷ trước mới hình thành dần phố buôn bán thuốc Nam thuốc Bắc, thứ có can hệ đến sức khỏe của dân tứ xứ. ấy là nói từ khoảng giữa phố đến cuối phố, từ ngã tư Hàng Cân, Chả Cá đến chỗ giáp phố Hàng Vải. Còn phía đầu phố giáp với Hàng Đường, Hàng Buồm, phần lớn các hộ lại ít buôn bán thuốc. Tạp hóa, các loại giấy từ các tông, bìa cứng đến giấy bản, giấy lề, giấy viết, giấy gói, giấy in. . . và mấy nZm gần đây, một lần nữa chuyển nghề buôn khZn mặt, khZn tay hàng dệt là chính. La liệt khắp mặt tiền, treo từ thấp đến cao mọi thứ khZn để mộc hoặc in sặc sỡ. Nhà thơ Lê Đạt đang ở giữa đoạn phố này, không hiểu có phải vì mọi loại khZn che kín mắt người, nên thơ ông cũng có đôi phần khó hiểu chZng?
    Phúc Kiến - nay là phố Lãn Ông. Người trong ngành Y, và hầu như người Việt Nam, tên "Ông già lười trên biển" đã thành quen thuộc và đầy kính trọng. Nguyên người Liêu Xá, Yên Mỹ, Hải Hưng, nhưng ông đã từ quan, về ẩn tại quê mẹ trong Hương Sơn, Hà Tĩnh. Con người ấy sinh ngày 27-12-l 724, mất ngày l 7-2- 1791 suốt một đời cứu dân độ thế, từ bỏ vinh hoa phú quí, kể cả bổng lộc, lợi danh nhà Chúa ban cho khi chữa bệnh trong Phủ Chúa, về với dân nghèo, mà ta biết, vùng Hà Tĩnh ấy là vùng nghèo nhất trong những vùng nghèo. Không những là một danh y, ông còn là một vZn nhân, một thi sĩ, đã để lại những bài thơ khá hay trong vZn học và cả một quyển ký sự bằng vZn xuôi khi lên kinh chữa bệnh. Nay, ông vẫn hiện diện cùng chúng ta trên cái tên một phố tấp nập giữa lòng Hà Nội, hơn nữa lại là phố trực tiếp liên quan đến sức khỏe và sinh mệnh của hàng triệu con người, kể cả những người nghèo, không có đủ tiền để vào bệnh viện vì nhiều lôi thôi phiền phức...
    Phố Lãn Ông vẫn tấp nập. Chỉ có điều ngày nay người ta hay gói thuốc bằng giấy báo, không buộc bằng cói mà bằng dây đay, và trên đường phố, ta vẫn gặp những anh xe thồ, đi bán rong những cái ấm đất Thổ Hà Hương Canh, chuyên dùng để sắc thuốc. Có thứ nọ thì đương nhiên phải có thứ kia, lệ đời đZng đối, điều hòa. Vui thật.
    Mọi người thường cho rằng dùng thuốc Tây là để cho kịp thời, như mưa rào chứa cháy. Còn muốn có tác dụng lâu dài, nhất là thuốc bổ hay ghé bổ, phải là thuốc Nam, thuốc Bắc, tuy chậm nhưng lại như mưa dầm thấm dần, ngấm lâu. Đang có "chủ trương Đông Tây Y kết hợp, có lẽ là đúng hướng, và thêm một lý do để phố Lãn Ông càng tấp nập nhộn nhịp.
    Hà Nội đang có hàng nghìn cửa hàng bán thuốc Tây, tập trung như phố VZn Miếu, phố Quố c Tử Giám, đầu phố Tràng Thi v.v và v.v... và thuốc Nam thuốc Bắc cũng rải rác ở nhiều phố khác nhau, nhưng Đông Tây không có chuyện cạnh tranh lần át thù hằn.
    Tùy hoàn cảnh, thói quen, cơ địa, mỗi người dùng thuốc theo sở thích của mình. Gẫy tay, đau ruột thừa, đương nhiên phải vào Việt Đức, bị K phải đến Viện phố Quán Sứ, bị mắt phải đến phố Trần Nhân Tông... nhưng thận yếu, hay nhức đầu có khi người ta thích dùng cái siêu để sắc thuốc mua ở phố Lãn Ông hơn.
    Cũng lạ, hình như người Việt Nam rất thương người, giàu lòng từ thiện, nên ai cũng thích mách thuốc chữa bệnh cho người khác. Bà bị huyết áp cao ư ? Hãy uống thứ cỏ ấy, vị ấy... ông bị suy gan ư? Nên dùng thứ này, thứ này... bác bị chóng mặt, cháu bé bị chàm ư? Hãy đến phố ấy, hỏi ông Lang ấy mà mua thuốc ấy, tôi đã dùng rồi tôi biết, nhất định khỏi v.v. và v. v... Ai cũng thích mách thuốc. Và nhiều người cả tin, nghe theo, hoặc theo câu "có bệnh thì vái tứ phương", "còn nước còn tát"... nên nghe theo, và không ít trường hợp suýt nữa thì oan gia... Cũng là phải rút kinh nghiệm nói và nghe vậy.
    Dao cầu thuyền tán, ô thầy thuốc đã lụi tàn chưa ? Chưa đâu. Hà Nội có một phố Đặng VZn Ngữ, phố Tôn Thất Tùng, vẫn còn một phố Lãn Ông. Hài hòa giữa hiện đại và cổ truyền vẫn tạo ra sức mạnh để con người tZng thêm sức khỏe
    Để thấm sâu bao nhiêu điều của cuộc sống cho ta, từ ngàn xưa để lại hay của ngày hôm nay mới du nhập; ta cứ thử ung dung tản mạn một ngày thường, thả bộ mà rong chơi trên những con đường xanh mát bóng cây Hà Nội hay bụi bặm phố phường. Mà xem, ta được mơ màng say đắm, ta có bồi hồi xúc động, ta thêm bâng khuâng trầm tư... khi nhận thấy Hà Nội của ta đang thay đổi dữ dội, vừa giơ tay ra gìn giữ những hồn thiêng quí báu. Tâm hồn ta thêm phong phú biết bao nhiêu. Qua phố Lãn Ông... là niềm vui ấy.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    PHỐ BẠCH MAI

    Con đường thiên lý xuyên dọc đất nước ấy bắt đầu từ đâu, nay còn không? Một thời kỳ dài cái cột đèn bằng sắt sơn hắc ín đen có than giằng chéo ở ngã tư Ô Cầu Dền thành cái mốc biên giới: Đây là nội thành, tức thành phố chín thức kia là ngoại ô tức là xóm làng, là bậc dưới Nội thành đóng lại ở chô cuối đường phố Huế con đường có thời gian thay tên đổi họ là Duy Tân rồi lại trở về tên cũ. Vì vậy mà con đường tàu điện bắt đầu từ chỗ này xuôi về hướng nam đến chợ Mới Mơ phải nằm nổi ngay lên mặt đường rải đá, y hệt như đường vào tỉnh Đơ tức Hà Đông như đường xe lửa, nó chiếm hơn nửa chiều ngang mặt đường phía bên số lẻ, bất kể cản trở giao thông chật hẹp, lầy lội hay gồ ghề cho người dân ngoại ô, thứ dân loại hai của thành phố.
    Nhà Hà Nội học nói rằng đây là làng Hồng Mai, vì kiêng húy vua Tự Đức nên phải đổi thành Bạch Mai cho đến nay. Hẳn một thời có những con ngựa trạm thân bốc hơi, miệng sùi bọt, chở những người lính trạm qua đây, đầu đội nó dấu, bắp chân quấn xà cạp, bàn chân đi đất đem tin từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, trên con đường còn tre pheo xanh um, xóm làng trù phú thanh bình, ruộng rau tươi mởn, đình chùa rải rác cùng những xóm ngõ quanh co mái rơm mái rạ thấp tè màu mốc thời gian với bóng cau chum nước, mặt ao...
    Những Giáp, một đơn vị nhỏ hơn thôn, chỉ vài chục nóc nhà Tô, Hoàng, Nội, Mật, Nhất Nhị... còn chZng dấu tích là những ngôi đền ngôi đình trong các ngõ Tô Hoàng, Đình Đại, Đình Đông, những Trại GZng, Giếng Mứt, ngõ VZn Chỉ... VZn Chỉ là mấy nếp nhà ngói cổ, không phải của kinh thành, cũng không phải của làng xã mà là của Huyện Thọ Xương, huyện sở tại, đã chìm đi, mẩt hút trong một cái ngõ nhỏ có cây bàng cằn cỗi khuất sau bao ngôi nhà mới dựng Thời chống Mỹ VZn Chỉ là trụ sở Công ty Zn uống Hai Bà Trưng, người ta phải đào hết sàn nhà làm hầm trú ẩn tránh máy bay B52.
    Chùa Liên Phái, chùa Mai Hương, ngõ Lò Lợn, chợ Mới Mơ... Những cái tên như đánh thức thời gian ngủ giấc say nồng, trở dậy trong lòng người. Lại còn có cái ngõ mang tên người có sáng kiến làm ra vàng giả, thứ vàng trang sức Mỹ Ký. Còn Đ ông Dương học xá, đổi thành Việt Nam học xá, thành khu và rồi thành phường Bách Khoa đang có trường đại học lớn và vài vạn dân trú ngụ.
    Ngôi nhà số 154 là ngôi nhà của người cộng sản đầu tiên: Nguyễn Phong Sắc. Đầu nZm 1930 ông được phân công vào lãnh đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, trên đường trở ra Hà Nội, ông bị mật thám bắt và... đã không còn nữa Phố Bạch Mai dài 1400 mét, một đầu nối với phố Huế, chỗ có cái cột đèn phân biệt ngày xưa còn đầu kia cuối phố, là ngã tư Trung Hiền, có phố Minh Khai, Đại La, Trương Định, đất củ Hoàng Mai, Tương Mai cũ.
    Mấy chục nZm trước, gọi chợ Mơ hay chợ Mới Mơ đã thấy xa ngút ngại ngùng, nó hẻo lánh âm u, nghèo nàn, toàn mái tranh xóm thợ, tiếng ếch nhái trong ruộng rau mùa mưa, tiếng muỗi như sáo diều mùa hè, còn mùa đông tù mù như co mình lại trong mưa rét.
    Hình như tiểu thuyết "Ngoại Ô" của nhà vZn Nguyễn Đình Lập là nói về những con người nghèo khổ ở phố này. Nhà vZn Tô Hoài trong hồi ký nói về trước Cách mạng, ông "đi chơi", lần mò trong đêm đầy tiếng chó sủa, âm u bóng cây bóng tối cũng là đây.
    Bạch Mai, những bông hoa mai trắng của mộ vùng bát ngát loài hoa, gợi cảm biết bao nhưng thời gian cũng chắng sáng được lên chút nào khu ngoại ô lầm lụi, mà đường tàu điện gồ lên, nổ lên như một vật chướng ngại, chỉ một chiếc xe hơi nhà binh đã chắn hết lối đi, người nghèo áo vá phải tránh giạt sang đường bằng cách vác chiếc xe đạp lên vai, chân giẫm lên những hòn đá củ đậu lổn nhổn cùng những thanh tà vẹt sắ khum khum hình lòng thuyền úp sấp, ấy là những nZm 50, chiếc đầu tàu điện như con rùa chậm chạp nhưng rẻ tiền, dễ đi, thuận tiện cho bà xôi lúa, cô hàng rong, anh dày giò, bác thợ ngõa vào thành phố, mà người ta gọi là "lên phố".
    Trong bảo tàng Cách mạng, còn nhiều tấm ảnh đã rạn đã mờ, ghi lại hình ảnh những chị dân quân, những anh tự vệ sao vuông, đầu đội mũ ca nô, nấp sau chiến lũy dựng bằng bàn ghế, xe bò bao tải, giường phản, tay đang cầm bom ba càng chân co chân duỗi, đợi đánh quân thù. Hà Nội là thế. Nghèo cơm áo nhưng giàu lòng yêu nước.
    Ngoại thành nay đã lùi ra xa rất nhiều. Nhưng nhắc đến Bạch Mai, Trung Hiền, ta lạ thấy phảng phất một dải thắt lưng hoa đào, hoa lý đang đứng trông theọ anh lính trạm chạy ngựa tay cầm cây đuốc cháy đùng đùng để dưa công vZn hỏa tốc đến trạm Ngọc Hồi phía dưới kia chuyển tiếp.
    Bông hoa mai nào đã vương vào gương giếng, nước ngọt như đường phèn, nên cá ngõ làng còn tên Giếng Mứt. Và cũng như câu chào xởi lởi, đôi môi cắn chỉ, con mắt lá rZm, đôi má mộc mạc không son phấn nào... lấp ló sau rặng mai mùa hoa nở, nên hương hoa và hương người hòa lẫn thành tên Mai Hương...
    Quãng đầu phố, gần dòng mương nước đục quanh nZm lờ lững, cũng có mấy cô gái bán hoa tươi bên cạnh hàng quả chín. Gần đấy, không hiểu người chủ đầu tiên của khu đất hẳn là thơ mộng và xinh đẹp lắm, có cái tên như mơ, như kiêu sa, như mời gọi: Trại Hồng Bích, mà nay thành khu chen chúc tường ngZn, lối lách, đông đúc cư dân. Người ấy đã đi đâu giạt đến phươn trời nào, có còn nhớ về con đường phía Nam kinh thành, lối bắt đầu đường Thiên Lý, tiễn cả những chiếc xe tang ngựa kéo về nảo âm hồn nghĩa địa Quỳnh Lôi...
    Phố Bạch Mai đã thị thành hóa. Đường đi thẳng tắp, mái đường cong mui luyện, những con tàu điện không còn sau khi đường ray được đánh chìm xuống và sau cùng là bóc hẳn đi. Đã có nhiều ngôi nhà đá rửa, rồi đá ốp, rồi nhôm kính bung ra buôn bán đủ thứ mặt hàng, nào tạp hóa hiệu ảnh, nào hàng Zn, quán karaô kê, nào vật liệu xi mZng tre nứa cót đan.. Riêng mấy rạp chiếu bóng thì tự đưa ma mình vào dĩ vãng, như bị bôi xóa đi vĩnh viễn. Bạch Mai không có biệt thự sang trọng kiêu kỳ, mà mang dáng vẻ của mộ đường phố mới mở, toàn là mua bán, bán mua. Có lẽ người gốc Hồng Mai đã phiêu bạt, đã lữ thứ, đã tang bồng, nhường chỗ cho chủ đất chủ nhà mới đến ngụ cư. Cuối con đường là chợ Mới Mơ, cái chợ còn nhiều nét chợ quê, có hàng gạ hàng cá, có khu bán cây xanh rau giống, có hàn kem quốc doanh, có cả cái liễn sứ anh sành, thứ người dùng, thứ để cho lợn Zn... tấp nập hàng ngày, và có lẽ còn tấp nập nhiều nZm nữa.
    Cái tên Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Mai Động, Mai Hương, chợ Mơ, Mơ Táo... dính dáng đến hoa mai, thứ hoa mà chính cả đời Cao Bá Quát không chịu khuất phục ai cũng phải cúi đầu chắp tay kính nể, nó vẫn đang lung linh trong hồn ta, trong lòng Hà Nội. Đã mở thêm mấy con đường thành ngã ba, Zn thông sang phía bờ sông Hồng phía đông, là phường Thanh Nhàn, phố Trại GZng, phố Mai Hương... còn phía đầu Bạch M ai đã được mở rộng để thành nút giao thông Đại Cồ Việt và sẽ tiếp tục khơi thông con mương ô nhiễm cho thanh thoá một phía đô thành.
    Có người hẹn với nhau, vào cữ cuối đông cùng nhau xuống Bạch Mai để may ra tìm lại một loài hoa mỏng mảnh mà kiêu sa, không hiểu có khu vườn nào còn thấp thoáng tà áo dài thiếu nữ bên khóm hoa chZng? Khó lắm. Nhưng cứ thử xem...

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  3. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0

    Cuộc sống Hà Nội, con người Hà Nội đã từng trở thành những đề tài tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà vZn. Cuộc sống, con người Hà Nội thật phong phú và đa dạng. Với người Hà Nội từ nết Zn đến cái mặc là cả một nét thanh lịch Hà Nội. Người dân thủ đô xưa luôn tự hào được ở một nước "vZn hiến", ở đất "nghìn nZm vZn vật".
    Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài vZn viết về con người và cuộc sống của người Hà Nội xưa của Nhà vZn hoá Hoàng Đạo Thuý. Để bạn đọc một phần nào hình dung ra một số phong tục tập quán của người Tràng An thanh lịch xưa kia. Mặc dù những phong tục tập quán này đã mai một cùng thời gian nhưng đâu đó ở Hà Nội vẫn phảng phất chút hương vị Hà Nội xưa. Để đến hôm nay, lớp trẻ chúng ta nhìn lại bản thân và chợt nghĩ đến ngày hôm qua....

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  4. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI TRÀNG AN


    Tràng An ( Trường An) là nơi ở lâu dài và yên ổn. Người ta đặt tên ấy cho Thủ đô. Ở nước ta, nhà Đinh và nhà Tiền Lê đóng kinh đô ở Hoa Lư, đến giờ chỗ ấy vẫn gọi là xã Trường Yên (thượng và hạ).
    Đời Lý, Tràng An là đất ThZng Long. Người ta bảo: Đất ThZng Long "Địa linh, nhân kiệt" - Đất thiêng, người giỏi.
    Vua Lê Thánh Tôn ( 1460) nói rằng: "Kinh kỳ là nơi tập hợp tinh hoa của tứ tuyên". Nhà Lê gọi các tỉnh là "thừa tuyên". Nghĩa là: Kinh kỳ là nơi tập hợp tinh hoa của các tỉnh, 4 hướng.
    Kinh dô ThZng Long, dài từ sông Hồng bên Đông, đến sông Tô, bên Tây. Tỉnh Sơn Tây (xứ Đoài) có huyện Từ Liêm, là huyện "phụ quách", tức là dựa vào thành ThZng Long. Sơn Tây, trong lòng có Phong Châu là nơi phát tích của nước VZn Lang ta xưa, góp cho Kinh kỳ những người mộc mạc, ngay thắng và vững chắc. Điều này thấy rõ trong vZn chương, trong cách xây dựng đình còn giữ kiểu nhà sàn mái cong như xưa. - Phía Bắc là tỉnh Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh, Hà Bắc), trước kia gồm có Sóc Sơn, Đông Anh và Gia Lâm. Kinh Bắc, bộ Võ Ninh cũ, cũng là một tỉnh cổ, có lZng An Dương Vương (ở A' Lữ, Thuận Thành). Dân tỉnh có đến 100 họ . Đình chùa chạm trổ đẹp, nhưng vẫn giữ kiểu đời Hùng. Kinh Bắc lại là tỉnh bảo vệ phía Bắc của thủ đô trên con đường xâm lược thiên cổ, tỉnh có thành Loa, có thành Xương Giang, có sông Cầu, núi Nham Biều, đồn Bình Than, đất trZm trận đánh anh hùng. Vì thế mà nam giới quen chinh chiến, các bà người đẹp, hát hay, mà khi cần cũng búi tóc ngược, cầm quân, xung trận, Lúc náo loạn, cũng có tryện "Cầu Ông Bảo", "Quán Trời ơi ! ". ấy thế mà vùng núi Thiên Thai có tiếng hát hay; Thuận Thành, Lang Tài có tiếng vZn học. Đời Lê, Kinh Bắc có nhiều ông "nghè" nhất nước. Quê nội của bà ỷ Lan, quê ngoại của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, đất chiến đấu của Hoàng Hoa Thám. Đó là đóng góp của "Kinh Bắc Thừa Tuyên". Tỉnh Đông là Hải Hưng, với hai huyện là Thượng Hồng và Hạ Hồng, nức tiếng vZn và võ. Quê của Phạm Ngũ Lão, trường hoạt động của Quận He, làng Mộ Trạch "lò tiến sỹ", làng Kiệt Đặc với bà "nữ tiến sỹ", Lũng động của họ Mạc. Núi Phượng Hoàng, trại Côn Sơn, núi Yên Tử, nơi ở của các cao tZng, các chí sỹ, các người giang hồ. Sông Lục Đầu, núi Phao Sơn, thôn Vạn Kiếp còn uy phong của Hưng Đạo Vương, một trong mấy danh tướng của thế giới, một trụ đá của đất nước trong những ngày gian nan, đã đánh bại đế quốc Nguyên Mông không phải chỉ một lần. Con đường 5, mười nZm là một trận địa ráo riết. - Phụ cận với Kinh kỳ là "Sơn Nam Thừa Tuyên". Các nghề khéo như khảm, thêu, trồng hoa, rau, quả xây nhà, từ đó vào Kinh. "Sơn Nam thượng" có sông Tô Lịch. Sông chảy đến đâu là có danh nhân đến đó : Đoàn Thị Điểm, Lý VZn Phức. Mọc có Đặng Trần Côn, Lủ có Nguyễn Công Thể và Nguyễn Siêu; Định Công là làng của Bùi Bình Uyên và Bùi Tồn Am, làng Quang có Chu VZn An, Nhị Khê có Nguyễn Trãi. Một độ lừng tiếng ở "Trường An Tứ Hổ", thì cả bốn hổ đều ở bên sông Tô. "Sơn Nam Hạ" xưa kia nhiều trạng nguyên. Đời Nguyễn, có hai "Tam nguyên" đầu là người Nam Hạ: Trần Bích San và Nguyễn Khuyến. Lại cũng là đất "lấn biển" của Nguyễn Công Trứ, đất vùng vẫy của "vua Ba Vành" . Làng Mỗ có nhà 18 đời tiến sỹ. Linh Đàm có nhà 12 đời đại vương.
    Tứ tuyên đóng gó p cho Hà Nội những nét như thế.
    * *
    *
    Các nét ấy, cộng với cái gốc của Hà Nội, các chiến tướng đời Lý và đời Trần đã vây giặc hai tháng ở Hà Nội.
    Dân thủ đô ta xưa, hay tự hào mình ở thủ đô một nước "vZn hiến", ở đất "nghìn nZm vZn vật". Các cụ sống theo nền nếp "lễ giáo" từ nghìn xưa để lại. Xã hộị gồm sự liên hệ của những nhóm người: Vua và tôi (dân), cha và con, thầy và trò , anh và em, chồng và vợ, bè và bạn. Người nọ có nhiệm vụ với người kia. Vua được tôn, vì chZm dân; nhưng giữa vua và dân, thì dân là trọng. Sự mong mỏi của người dân có một thế giới "đại đồng", được "coi trẻ nhà khác như trẻ nhà mình, coi người già nhà khác như người già nhà mình". Ai cũng lo" dạy con" vì sợ rằng "nuôi mà không dạy, thì con gần như cầm, thú". Dạy con, bắt đầu là Hiếu, rồi Đễ, Trung với nước, Tín với bạn bè. Lễ là việc có tổ chức, sắp xếp, lễ phép. Nghĩa là công bằng, bổn phận phải làm, Liêm là trong sạch. Sỉ là biết xấu hổ. Ngoài giáo dục cổ truyền ấy, người ta cũng học đức "bác ái" của Phật, tính thanh tao của Lão.
    Tiếng nói là chung cho cả nước, nhưng nhiều địa phương có tiếng nói hơi khác nhau. Tiếng ở Hà Nội, không có giọng riêng, nói dễ quen.
    Đất Kinh kỳ ngàn nZm, nơi có triều đình, có những trường học lớn, diễn ra những khoa thi cao nhất, cả những khoa đặc biệt, như "Bác học hoành từ", "Minh kinh ", nơi có những thầy đạo cao, đức vọng, như Mạc Đĩnh Chi, Chu VZn An. Nơi có "LZng Yên Các" treo tranh vẽ các danh tướng, có cảnh vườn Thượng Lâm, có cảnh hồ, sông bát ngát, đã tạo nên những người dũng cảm và tài hoa, khéo tay và lịch sự. Được thêm đóng góp của các tỉnh, con người ấy càng đẹp và càng mạnh hơn.
    Ngoài ra, các khu vực phố phường, vì công việc , vì phong khí mà con người có những nét riêng. Phía Tây Hồ Gươm, một vùng từ thôn Tự Tháp , Hàng Trống, Chân Cầm, Vũ Thạch, Kim Cổ , quanh phường Báo Thiên, là nơi đi lại của các vZn nhân, sỹ tử, ảnh hưởng các trường Dưỡng Am, Hồ Đình. Phía cửa sông Tô Lịch lên Hàng Đậu, các trường Phương Đình và Cúc Hiên; hễ gần đến ngày "Bình vZn" là các đình chùa chật ních, những thầy đồ từ các tỉnh về, trọ để đi nghe giảng. Từ Hàng Buồm, Hàng Bè, đến Cầu Đất, đi lại những người da sạm, râu hùm, những người hồ hới, đi mành ra Bắc, vào Nam. ở Ngũ Xã với Hàng Bừa, rộn tiếng bễ, tiếng búa quai của những người lực lưỡng, đúc đồng, nấu gang. ở giữa thành, Hàng Gai, Hàng Đào như là khu vực của các vị ngoài hào hoa và trong phong nhã .
    Các dãy làng quanh thành có tên là Kẻ Bưởi, Kẻ Mọc, Kẻ Lủ, Kẻ Mơ, thì bà con nông thôn cũng hay gọi Hà Nội là "Kẻ Chợ". Vì là kẻ chợ, nên lịch lãm có khi hóa ra kênh kiệu, buôn bán cũng có lúc lá phải, lá trái.
    Nhưng "người Tràng An" rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu vZn, yêu hoa, sành mỹ thuật, Zn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời vZn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lZng, đê tiện... Người Tràng An ở với nhau, "biết nhịn", "biết nể", "biết ngượng", " suy bụng ta ra bụng người". Trong thôn phố, có việc là chạy sang thZm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, Zn ý, không "bỏ được lòng nhau". Tình người rõ ràng ở chỗ: Nhà ai có trẻ lạc, là chạy đến nhà cụ Phúc Hậu, bận gì cụ cũng bỏ, đi rao, tìm khắp nơi; khách nhà quê ra, đi mãi, nóng, nhọc thì thấy ngay bên đường một vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ "thanh lịch".
    Và khi đón bà con các tỉnh về, tiếp các khách phương xa đến, người ta nhắc nhau giứ lấy "vẻ thanh lịch của người Tràng An".

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  5. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    ĐI THI
    Trang trước

    Ở nước ta, sớm dùng cách chọn người bằng thi cử. Lệ chung là tất cả mọi người đều được thi như nhau. Chỉ có một số ít người không qua thi cử, đó là các "ấm tử" con các quan có công to. Nhưng dù được "làm tắt", các người ấy vẫn phải đủ sức giữ chức vụ, nếu không thì bị chê cười, rồi bị bỏ. ở nước ta các người được "phong tước" Công, Hầu, Bá, Từ, Nam, không được truyền tước cho con. Thi cử gần như là con đường độc nhất để ra "làm quan".
    Từ đời Lê trở lên, ThZng Long là nơi tổ chức các kỳ thi lớn. Từ khi Hà Nội chỉ còn là một tỉnh lị, thì ba nZm một lần cũng có thi Hương. Trường thi Hà Nội gọi là "Trường Hà".
    Vua Lý dựng VZn Miếu, mở trường Thái Học. NZm l075, kỳ thi "Đại Khoa" đầu tiên, đỗ đầu là Lê VZn Thịnh. Trạng Nguyên thứ hai, đỗ nZm l086 là Mạc Hiển Tích, tổ của Mạc Đĩnh Chi. Trước, sau có 56 trạng nguyên, thì tỉnh Hà Bắc có 17 người, Hải Dương 15, Hà Đông 6, Nam Định 5, Hà Nội l, Thái Bình 2, Vĩnh Phú 2, Quảng Ninh l, Thanh Hóa 2, Hưng Yên l .
    Thi "Đại Khoa", từ Lê về trước, đỗ đầu là Trạng nguyên, thứ hai là Hoàng Giáp, thứ ba là Thám Hoa. Còn thì là tiến sỹ. Gọi chung là "ông nghè". Đời Lê , khi đỗ ông nghè thì được dự Zn "yến" ở triều đình, đi chơi vườn Thượng Uyển (cung vua), rồi đi "du nhai", tức là chơi phố. Sau đó, dân hàng tổng lên tận kinh kỳ đón quan nghè "tân khoa" về "vinh quy, bái tổ". Trong đám rước, ông nghè cưỡi ngựa đi trước, bà nghè, ngồi võng đi sau. Nhà nước cho rước cả bà nghè để tỏ ý biết công người phụ nữ "gánh gạo nuôi chồng".
    Về đến quê, ông nghè được chọn một chỗ, để hàng tổng làm nhà cho. Vì thế mới có câu "chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng".
    Ở ta xưa, mỗi tỉnh vZn học có khác. Hai tỉnh có nhiều tiến sỹ nhất là Kinh Bắc ( Hà Bắc) và Hải Đông (Hải Hưng). Từ Lê về trước, tỉnh Bắc có 17 trạng nguyên và 622 tiến sỹ. Huyện có nhiều ông nghè nhất là huyện nghèo Lang Tài. Một độ, triều đình có 6 Thượng thư (Bộ trương), thì 4 ông là người Lang Tài, rồi đến Thuận Thành. Huyện Võ Giàng có làng Dủi, có 40 tiến sỹ. Tiên Du có làng Hương Mặc, có 20 trạng nguyên và tiến sỹ. Hai Đông ( Hải Dương) có 15 trạng nguyên và 572 tiến sỹ. Làng Mộ Trạch nổi tiếng là "Lò tiến sỹ". Lương Ngọc có nhiều danh sỹ. Kiệt Đặc có "bà tiến sỹ" Nguyễn Thị Duệ. Bà đã "giả trai" đi thi. Cả nước có 2.99l tiến sỹ và 56 trạng nguyên.
    Thời Nguyễn, việc học và thi cử như sau :
    Khoảng 1840, trong 3 l tỉnh có 21 viên "Đốc học"hàm bậc 5 trở lên (Quan giai có 9 bậc); 90 phủ, có 63 "giáo thụ", quan bậc 7 trở lên; 270 huyện, có 94 "huấn đạo" quan bậc 8. Thời ấy một phủ gồm mấy huyện.
    Ở phủ, huyện, mỗi nZm có hai kì thi "khảo khóa".Trúng tuyển được gọi là "Khóa sinh", thầy khóa.
    Ba nZm một lần, 4 tháng trước kỳ thi "Hương", ở các tỉnh lớn, mở kỳ "Sát hạch", để chọn người di thi. Ai đỗ đầu kỳ thi này, dù không được danh vị gì, trong làng nho vẫn gọi là "đầu xứ". Ví dụ : ông xứ Lê, ông xứ Nhu.
    NZm 1807, nhà Nguyễn mới mở kỳ thi Hương. Cả đời vua Gia Long, chưa mở thi Hội. Vua Minh Mạng có nói: "lối thi không tốt", nhưng vẫn không thấy cải cách gì cả. Các vua nhà Nguyễn hay lo xa, "ngại" không lấy trạng nguyên, trong cung không đặt hoàng hậu.
    Trước khi thi, "thí sinh" phải làm tờ "cung khai tam đại" kê ba đời trước làm gì. Nguyên tắc là con nhà nào cũng phải được thi cả. Thậm chí có người là con nhà "mõ ", không biết. cả họ mình là gì, mà cũng thi đỗ, rồi làm đến tổng đốc. Nhưng lại không cho con nhà hàng cơm và phường chèo đi thi, vì cho là trong hai nghề ấy hay "trái đạo ". Rồi mua "giấy thi", là một thứ giấy bản tốt, rộng, đóng "quyển", viết tên thí sinh, có kèm tên xã, rồi nộp lên.
    Thi "Hương" vào cuối nZm, nên gọi là "Thu bảng". Đi thi, không hạn chế tuổi. Đời Lê, loại trên gọi là ông "cống", loại dưới gọi là "sinh đồ". Đời Nguyễn, thì gọi là "cử nhân" và "tú tài", ông cử ông tú. Đỗ tú tài thì được thi lại mãi. Đỗ hai lần, gọi là ông "kép", ba lần là "mền", bốn là "đụp". Vì tuổi không hạn chế, mà xảy ra một chuyện: Con đã đỗ, đi chấm trường rồi mà ông bố vẫn đi thi. Thi xong về, cụ hỏi: "Khoa này, có gì lạ khộng?" Con thưa: "Có một bài viết lạ quá. Thí sinh viết: "VZn vương chi hóa tự Tây Đông Nam Bắc vô tư bất phục" không ra nghĩa gì bị đánh hỏng" . Ông bố lấy gậy đánh cho một trận, trách: "Mày dốt làm oan người ta! Tao viết thế đấy"' Thì ra: bài không bao giờ chấm câu. Ông cụ định viết "VZn hóa của vua VZn Vương đến từ phương Tây, (phẩy), Đ ô ng, Nam, Bắc không đâu là không phục! " Ô ng con đành chịu đòn.
    * *
    *
    NZm 1876, có sáu trường thi Hương: Huế, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội. Ngoài lệ thường ba nZm một khoa, khi có việc vui lớn, thì nhà vua mở "ân khoa". Khi vua Kiến Phúc lên ngôi, triều đình mở "ân khoa, Giáp Thân" ở Thanh Hóa 1884.
    Thi vào tháng l l, Trường Hà Nội, khoa 1876, thi ngày l- l l- 1876, có 4500 sỹ tử, lấy đỗ 25 cử nhân và 50 tú tài. Thi làm 4 kỳ, rải trong l tháng :
    Kỳ l : Thi kinh nghĩa, giải nghĩa sách, thể vZn 8 vế.
    Kỳ 2: Thơ và phú.
    Kỳ 3 : Sách vấn. Thường hỏ i về chính sách.
    Kỳ 4 : Sát hạch.
    Những sĩ tử chỉ vào được kỳ thứ 3 thôi rồi hỏng, khi về cũng được bà con gọi là ông "tam trường".
    Phố Tràng Thi, ở chỗ nay là thư viện trung ương, nZm 1886 là Trường thi Hà Nội. Đời Lê thì Trường thi Hương ở Quảng Bá. Trường thi Hà Nội là một khu đất dài 200m, rộng l00m. Xung quanh có tường bao. Trong trường ngZn ra làm hai phần. Phần tây có 21 nếp nhà gạch, để các quan trường ở và làm việc. Phần đông to hơn để đất trồng. Có hai đường cắt nhau ở giữa, chia đất thành 4 "vi". Đấy là " Đường thập đạo". ở chỗ giữa có cái chòi cao, từ trên ấy, quan "Đề điệư" đứng coi thi.
    Trong một thành phố dưới l0 vạn người, mà có hơn 5 nghìn sỹ tử đến, các quan trường và tùy tùng, hơn trZm người, thì rậm rịch cả lên. Bà con, nhất là các học trò rủ nhau đi xem "các quan tiến trường". Các quan đi "võng trần". Quan "chủ khảo" che 4 lọng, các vị khác 2 lọng. Những vị có tuổi đem theo một chú bé. Các quan võ đem gươm ngồi ngựa .
    Các quan vào rồi thì cửa trường đóng lại. Niêm phong. Không ai được ra vào nữa. Mỗi ngày, lương thực đưa đến cửa .
    Trước hôm thi, cửa trường yết bảng "Trường quy" và bảng các tên "húy" của nhà vua, phải tránh khô ng được dùng, hay phải viết sai đi. Thí sinh xúm lại ghi kĩ. Việc này hệ trọng lắm. "Phạm húy" thì bị đánh hỏng. Phạm húy nặng, có khi bị tội .
    Hôm thi, tiếng loa gọi. Quan Đề điệu đứng trên chòi nhìn chòng chọc. Sỹ tử xách lều chõng vào , đóng ở cái "vi" dành cho địa phương mình. Mỗi người một lều. Học trò nghèo chỉ đem cái chõng, vài cái cọc, trên là chiếc chiếu. Con nhà các gia đình hay có người đi thi, thì có lều làm sẵn. Mộ t cái đế gỗ gập đôi, mở ra. Mấy cái nẹ p đã có lỗ để cắm cọc. Các cọc phía trên chụm vào một cái suốt có ống tre để cắm. Phủ bằng tấm giấy sơn. Có cả lá tiền và lá hậu. Thật là một cái nhà xinh. Nếu không có tráp, thì phục xuống sàn mà viết.
    Đeo "ống quyển" vào, lên xin lại quyển thi đã nộp trước.
    Về lều làm bài. Đến bữa, giở cơm nắm ra Zn. Nước uống đựng trong quả bầu lọ. Đến giờ "ngọ ", giữa trưa, phải đem quyển lên đóng dấu "Nhật trung". Quan trường nhìn dấu thi biết rằng đến trưa làm bài đến đâu.
    Đến chiều, cho bài vào ống quyển và thu lều chõng.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  6. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    "Lễ sinh" rọc "phách", tức là "rọc"tên, cất đi, cho quan trường không biết là bài của ai.
    Đứng đầu quan trường, là quan "chủ khảo " thường là một vị có tiếng về đạo đức, vZn chương. Quan "sơ khảo" chấm lần thứ nhất. Quan "phúc khảo" chấm lần thứ hai. Các bài hỏng còn được quan "phân khảo" chấm lại. Ông "chủ khảo " thường xem lại một lượt, có khi vớt được những người hỏng oan.
    Người ta rỉ tai kể rằng, khi các quan trường chấm, thì có các oan hồn" đến run rủi, không để cho con bọn tàn ác đỗ ! Có người bảo là có thật đấy!
    Sau ba kỳ, là các bài chính đã xong. Kỳ 4 là kỳ "sát hạch" thường ra một bài luận để xem có thật tài không và để xếp thứ tự. Thường lấy một cử nhân thì hai hay ba tú tài.
    Hôm cuối làm lễ "xướng danh", gọi tên các người đỗ.
    Trước trường dựng một cái đài lớn. Các quan trường ngồi trên những "ghế chéo". Ghế mặt hình quả trám. Khi ngồi thì mỗi chân để một bên cái góc phía trước. Sau ghế, có chỗ tựa . Ngồi ghế này dễ ngay ngắn.
    Lễ sinh gọi tên các người đỗ cử nhân. Đến tên ai thì người ấy "dạ" mộ t tiếng to , thật sung sướng. Yết bảng tên các người đỗ tú tài. Các "ông cử mới" được ban cho mỗi người một áo thụng xanh và một cái mũ "vZn mạo ". M ặc vào, sắp hàng, lạy tạ các quan trường. Từ đây, gọi quan trường đã chấm, lấy mình đỗ là thầy, là "phòng sư".
    Ở khóa 1886, các ông cử ức lắm, vì trên bục có cả mấy người nước ngoài. Sau này, ở trường Nam, vì có mấy bài thi mới, lại có mấy "tham biện" chấm thi. Vì cớ này mà nhiều sỹ tử bỏ không thi nữa.
    Qua một khoa thi, thầy khóa đã một bước lên "quan". Đỗ cử nhân có thể đi làm Tri huyện hay Huấn đạo. Đỗ Tú Tài, cũng vinh hiển, nhưng cái kiếp "đi thi" vẫn còn chưa hết. Tú tài cũng có thể làm Huấn đạo ở các miền Trung du.
    Khoa thi cuối cùng ở trường Hà, có một chuyện cảm động. Chập tối, mà còn một lều. Đề điệu đến xem, thì thấy thí sinh đã chết rồi, mà ống quyển đã treo vào cổ. Thày khóa đã viết xong, định đi nộp thì chết. Quan trường quyết định cứ xếp quyển của anh ta vào hòm bài. Sau khi chấm, bài ấy được xếp vào loại đỗ tú tài. Vinh dự muộn mằn đến với tang gia. Đó là nho sinh người họ Phạm, làng Lương Ngọc.
    Ở miền Bắc và miền Nam, thi Hương, đỗ đầu, gọi là "Thủ khoa". ở Trung, gọi là "Giải nguyên".
    * *
    *
    Khoa 1886, khoảng 5 nghìn sỹ tử đến Hà Nội. Việc "Hà Thành thất thủ"' như nhát dao mang trong lòng đang rỉ máu. Dù sao , đến Hà Nội, thì cũng đi "chơi phố". Các thầy không còn nhỏ gì nữa, nhưng cái nghề "nhất quỷ, nhì ma, . . . " các thí sinh vẫn cứ bồ ng bột, trong bụng lại có một "quan cử tương lai". Hàng Khay có cô bé bán hàng, khá là "chanh chua" . Khi biết rằng đó là con gái bang Kim, người hay thì thọt nhà Tây, thì học trò cơn giận nổi lên đùng đùng, phá tan cửa hàng, đập vào cả trong nhà.
    Tây biết ngay ý nghĩa của việc này. Sau khoa ấy, trường Hà bị bỏ, chuyển sang "Hà-Nam hợp thí" Và rồi mỗi khi thi ở trường Nam - chỗ sau ga Nam Định bây giờ - thì pháo, thuyền vào sông Vị Hoàng, chõ nòng súng vào trường thi.
    * *
    *
    NZm trước có thi Hương, thì liền nZm sau có thi Hội. Có nhiều ông cử cứng, đỗ mùa đông, mùa xuân đi thi Hội ngay.
    Phần nhiều các ông cử tự học thêm. Nhưng cũng có những ông vào làm "Giám Sinh", tức là học trường "Quốc Tử Giám" . Nhà Lý đặt trường Thái Học, sau thành Quố c
    Tử Giám. Trường ở phía sau VZn Miếu, nay còn khu đất, có tường bao, ở sau điện Đại Thành, có cổng riêng mở ra phố VZn Miếu (phố Cao Đắc Minh và Cổ Giám cũ).
    * *
    *
    Trường có hai giảng đường và 150 phòng cho 300 giám sinh ở. Học trò có bốn loại: "Tôn sinh" là con vua; "ấm sinh" là con các quan, được tập ấm; "C ống sinh" là các học trò mà các tỉnh đặc biệt giới thiệu đến; đến "Giám sinh" là số đông nhất, là ông Cống (ông cử) đến học để thi Hội.
    Giám sinh thì chia làm ba "xá", xá l, mỗi người được lĩnh một quan tiền đen (kẽm) mỗi tháng; Xá 2, tám tiền; Xá 3, sáu tiền. Mỗi "tiền" là 60 đồng kẽm. Một quan có mười tiền.
    Hiệu trưởng gọi là "Quốc Tử Giám tế tửu", giáo sư là "Tư nghiệp". Các ông đều là những người đạo đức, vZn chương cự phách. Đời Trần, thầy Chu VZn An cũng đã dạy ở Giám.
    Lệ nhà nước định rằng: Mỗi kỳ giảng, Thái Tử phải đến nghe. Các quan to được đến nghe giảng, coi là vinh dự. Mỗi nZm, Giám mở một tiệc: đánh cá VZn hồ (ở trước VZn Miếu) làm một bữa mời tất cả thầy, trò, quan khách dự.
    Đời Nguyền đã đe m Quốc từ Giám vào Huế .
    * *
    *
    Thi "Hội" mở ở kinh đô, vào mùa xuân, gọi là "Xuân bảng". Muốn dự thi phải đỗ cử nhân. Nói về vZn, ở khoa thi này có các thể vZn: Biểu, Chiếu, Chế, tức là thư dâng lên cho vua, và chỉ thị từ vua xuống. Trong thể vZn này, mỗi chữ là quan trọng, phải được dùng thật "đắc thể", nghĩa là đúng chỗ , đúng cách.
    Để rồi đi thi Hội, các ông cử của Hà Nội thường chỉ đọc vZn cũ, học lấy thôi. Đi thi Hội là cả một chuyện. Đi bộ , ít ra cũng mất 25 ngày, thi cử một tháng, rồi về 25 ngày nữa. Tiền lộ phí, tiền trọ, nhiều lắm. Thường thì các ông cử nghèo, được họ hàng, làng nước giúp, nhưng sao mà đủ được . Nếu yếu sức mà phải đi cáng thì còn nhiều lắm. Thắt lưng trong, mỗi thày có một sợi dây chuỗi xâu tiền, rút ra dần mà tiêu. Phần lớn, ai đi thi như một cuộc "chơi xa", Zn uố ng đạm bạc, vài chén rượu mỗi chỗ có phong cảnh đẹp, lại dừng lại ngâm thơ. Mãi sau này khi có tầu thủy Hải Phòng vào Đà Nẵng, mới dễ dàng đôi chút.
    Có một điểm là: đi thi, không học "gạo ". Học phải thấm vào. Không có thì đi đường quên hết.
    Thi vào tháng 3. Thường có 200 thí sinh.
    Các quyển thi nộ p lên, người ta cũng "rọc phách", rồi trao cho các "ông nghè bút thiếp ", chép lại bằng chữ "son". Ô ng nghè đây không phải là tiến sỹ; thư ký các viện gọi là ông nghè. Ô ng nghè "bút thiếp" là người đã thi đô kỳ thi chứ tốt. ờ Hàng Than, trước đây, có "ông nghè Dụ".
    Quan trường chấm, chỉ chấm bản son thôi. Đôi khi chính ông được trao cho đề thi lại nói lộ ra. Ví dụ nói cho con của thầy học mình, hay con của thủ trưởng mà mình kính phục. Nhưng không phải là ai được giúp cũng chịu nghe cả đâu. Ông Nguyễn Thượng Hiền được một người làm với bố ông giúp như vậy. Ông đã không nhận thư, và bỏ đi trọ chỗ khác.
    Thi "Hội" có ba kỳ. Số điểm cho từ l đến l0. ở một kỳ mà không được 4 điểm trở lên, thì không được vào kỳ sau. Sau 3 kỳ, mà điểm đều từ 4 trở lên, thì xếp loại đỗ "tiến sỹ". Được vào kỳ 3, mà không đỗ, thì xếp vào loại "phó bảng". Phó bảng cũng là "tiến sỹ", nhưng ở bảng "phó"
    Sau thi Hội, có thi "Đình", tức là thi ở trong triều đình. Phép là vua coi việc thi và ra đầu bài. Thường thì vua ủy cho một viên quan to làm. Đầu bài hay hỏi về một vấn đề lý luận cao, hay một việc thời sự, một chính sách. Thí sinh trả lời, gọi là "đình đối", nghĩa là trả lời triều đình.
    Dự thi gồm các người đã được xếp đỗ tiến sỹ và một phó bảng xuất sắc.
    Xếp hạng như sau:
    10 điểm, đỗ trạng nguyên
    9 điểm, đỗ bảng nhỡn
    8 điểm, đỗ thám hoa
    Ba loại trên này đều cũng gọi là tiến sỹ, nhưng gọi là "Tiến sỹ Đệ Nhất Giáp".
    Được 6 hay 7 điểm, đỗ "Nhị giáp tiến sỹ"
    5 điểm trở xuống là "Tam giáp tiến sỹ"
    Trung bình mỗi khoa có 200 thí sinh, có 6 hay 7 tiến sỹ. Triều nhà Nguyễn chưa bao giờ lấy "Trạng nguyên". Trong giới vZn học thì người ta gọi người thi hội đỗ đầu là "Hội nguyên", đỗ đầu thi Đình là "Đình nguyên", ví dụ: ông Đình nguyên Đào Nguyên Phổ. Đỗ đầu cả thi hương, Hội và Đình, gọi là "Tam Nguyên", ví dụ hai ông tam nguyên: Trần Bích San (1840-1878) và Nguyễn Khuyến (1835-1909). Võ phạm Hàm đỗ Thám hoa, Nguyễn Thượng Hiền ( 1868- 1925) đỗ Hoàng giáp. Khi vào thi, vua ban cho bánh kẹo. Phải lạy tạ, nhưng không Zn, để đem về làm quà cho bố mẹ...
    Đỗ Tiến sỹ đi làm, có thể bổ Tri phủ. Phó bảng làm Đồng tri phủ.
    * *
    *
    Trên đây là một số ý thức và hình thức cũ về khoa cử mang một số ý nghĩa. Các hình thức ấy cũng biểu hiện: trao một danh vị vZn học cho một người là đồng thời trao cho một trách nhiệm về đạo đức .
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  7. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    ĂN UỐNG
    Trang trước

    Ngày xưa, nước ta nghèo. Phần đông, làm vất vả mà chỉ "vặt mũi đủ đút miệng" thôi .
    Ở Hà Nội thì chỉ có những nhà địa chủ miền bể mà có dinh cơ ở Thủ đô là Zn uống "ra trò" thôi. Nhưng người cao nhất trong xã hội, là những nhà vZn học, thì lại hay "nghèo rớt mùng tơi" . Bọn Tây đến, họ bảo: "Các cụ" ốm đói", nhưng về ngoại giao lại đáng gờm . Các gia đình dạy con, hay đem chuyện cụ Bùi Bỉnh Uyên, làng Định Công, được phong tước "hầu", mà vẫn mặc áo vải, Zn cơm hẩm. Cụ Mạc Đĩnh Chi, đỗ "trạng", làm Tể Tướng, mà vua phải cho khéo, sai bỏ vào nhà cụ l0 quan tiền, mà lại thấy cụ đem nộp vào kho, cho là tiền vô chủ. Làm quan thì lương bổng ít, làm thầy đồ thì một nZm hai cái "lễ". Nói rằng "trai không rượu như cờ không có gió", nhưng tiền đâu mà uống.
    * *
    *
    Ở chỗ "phồn hoa", mà Zn uống vẫn cứ "thanh đạm" .
    Hàng quà gánh rong các phố có "bún bung", "bún chả". Chả thơm lắm! ngửi thấy mùi là thèm. Người ta rỉ tai: có phết mỡ chó đấy. "Bún riêu cua" nhắc nhở cái vị nông thôn. Bánh đúc có đủ loại : "Bánh đúc gạo", "bánh đúc ngô", "bánh đúc sốt", chấm tương Bần. Cũng Zn với "nộm" cua và vừng. "Bánh bèo ", "bánh xèo" , "bánh khoái". Cái thú "bánh nếp", "bánh tẻ", "bánh khoai" làm ở phường Huyền Thiên, sạch và thơm, ngon. "Bánh khúc", "bánh mảnh cộng" , "bánh su sê", "bánh cốm" .
    "Cốm" là thứ quà đặc biệt của dân ta . Thóc nếp, khi hạt vừa mới đông, là.đập và sao, giã ngay. Thơm, mùi lúa mới Zn không biết chán. Ngon nhất là "cốm Vòng" làng Mai Dịch. Làng Lủ làm "cốm Lủ", hạt to và già hơn, để gói bánh.
    Một món nhắm đặc biệt của Thủ Đô là "chả cá". Chỗ phố Hàng Cá bây giờ, ngày trước sông Tô qua đấy mà có một chợ cá. Người ta đem "cá chiên", "cá lZng", "cá anh vũ", nướng chả, chấm "mắm tôm" . Thơm mà không tanh. Ai cũng thích. Nhưng trước sau cũng chỉ có vài hàng thôi . Vì cái cớ khách "lưu linh" thường không có tiền.
    Một thứ đồ nhắm nữa, mà người ta đi Zn về hay giấu. Các ông gọi tên lóng là "mộc tồn" - "cây còn", nói lái là "con cầy", bí danh của thịt chó. Các ông thích Zn "chả chó", "rựa mận"... nhưng vẫn thấy không được yên lòng, vì đã "nhẫn tâm" Zn thịt con vật quấn quýt nhất với con người.
    Buổi tối, làm việc khuya, có hàng "bánh ngỗng" cứ rao réo rầt.
    * *
    *
    Các thứ đồ Zn ngày thường, cũng "thanh cảnh" lắm. Người ta hay nấu canh bằng "trứng cáy", trứng con cáy mà dân miền bể đã đóng thành những bánh nhỏ. "Trứng cua" đùm trong cái lá khoai sọ. Vị ngon, rất tinh, không ngấy tí nào . "Hoa hiên" là hoa của cây "cỏ huyên" , tượng trưng cho người mẹ. Nhị hoa có chất ngọt Zn mát thân kinh, ngủ được. Những người bán hoa hiên phải đem lên các phố trung tâm, mới có nhiều người mua.
    Rau thanh nhất là "rau sắng" chùa Hương. Rau "ngót" vị ngọt. Thông dụng nhất là "rau muống". Người ta chọn "rau giải" là những mầm rau muống mọc dài ra, trên mặt ao. Ǎn giòn. Sơn Tây và Hiên Vân ( Kinh Bắc) có "rau muống tiến" nõn nà. Rau muống là rau "đầu vị", Zn cả đời không chán.
    Một mục rất phong phú là các "rau gia vị". Có nhiều thứ lắm, làm cho các thức Zn tầm thường bỗng nhiên hóa "ngon", "hấp dẫn". Huyện Từ Liêm là nơi trồng nhiều rau. Nhất là làng Láng, có những rau gia vị nổi tiếng. Làng Láng có thứ "rau thơm" , thơm mà không hắc, thơm nhẹ nhàng. Chỉ có đất Láng, là có "thổ nghi" trồng rau thơm. Đem đi trồng ở nơi khác thì lạc giống. Mùi, tía tô cải cúc thìa là, xương sông, lá lốt, rZm, hành, tỏi, kiệu, ớt, hồ tiêu, húng, ngổ , mơ, me , cần, gừng. . .
    "Cà cuống" lấy ở nách con cà cuống đực, cho một mùi thơm đặc biệt.
    Các thứ rau cải: cải sen, cải bẹ, cải thìa, cải Lạng Sơn, cải làn. Rau mùng tơi. Rau khoai lang. Lá khoai sọ non, dọc sơn hà.
    Từ Ngọc Cục ( Nam Định) mang lên một thứ bắp cải tròn, dài, trồng bằng mầm , Zn mềm, nấu quá không nhũn. Không gie o như hạt bắp cải tây,
    Có tiếng là đậu phụ làng Hòa Mã, bún Đình Gạch.
    Làng Mơ nấu các thứ rượu. Các làng Ngâu, Tựu, gần VZn Điển nấu rượu sen, rượu cúc, rượu tZm. Từ sông Hát, từ làng Vân Bắc Ninh, cũng đem rượu đến. Lại có rượu nếp , nhẹ và thơm.
    Cá rô đầm Sét, cá chép Hồ Tây, chim sâm cầm Hồ Tây, cua, tôm, lươn, ốc, ếch, ba ba.
    Gạo Mễ Trì ngon có tiếng. Gạo tám thơm từ Bắc Ninh sang.
    *
    * *
    Nhà có việc vui mừng, đám cưới, lên lão ( mừng thọ), khao, thì "làm cỗ". Có nhà làm lấy, nhiều nhà phải thuê "thợ nấư". Làm cỗ có hai kiểu: kiểu cung đình và kiểu "sơn hào, hải vị" .
    Trong cung vua, Zn thật cầu kỳ. Nói chung thì cũng dùng đồ Zn thường thôi nhưng chế một cách kỹ lưỡng. Ví dụ món "cá", thì bóc lấy toàn bộ da ngoài, còn thịt thì rút thật hết xương, giã nhỏ, trộn với giò giã, gia vị, rồi nhồi cả vào trong bộ da cá, đem hấp. Thế là Zn cá không xương.
    Các nhà hàng phố dùng "sơn hào, hải vị", đồ Zn lấy từ núi và bể. Núi có thịt hươu, nai, lợn lòi. Bể có hải sâm, bào ngư (thạch quyết minh), vây cá, bóng cá, long tu. Bóng có hai thứ : bóng thủ, bóng dưa, lại có bóng giả làm bằng da lợn. Cua và tôm bể, tôm he, tôm hùm. Vị quý nhất là "yến sào" - tổ chim yến. Chim yến (én), đến mùa lạnh thì về các đảo miền Nam. Nó lấy dãi trộn với lông, làm tổ ở những vách đá cheo leo . Người ta mạo hiểm trèo lên lấy một số thôi, còn để dành một số cho yến khỏi bỏ đi. Ngâm tổ yến vào nước ấm, nhặt lông, được một thứ "thạch". Có khi có vết máu, vì chim đã cố khạc ra dãi, để xây tổ. Tổ có máu, gọi là "huyết sào " quý nhất hạng. Vì cho yến sào là quý nhất nên con cháu mua để cha mẹ già Zn, cho biết mùi. Nhưng thật ra yến không có vị gì, phải có nước ngọt và "chân tẩy" tốt mnới Zn được. Nhà vua thết cơm các quan, cũng gọi là "ban yến".
    Mâm cỗ thường có 4, 6 hay 8 bát : bóng, vây (cá Đường), long tu (râu rồng, một thứ lấy ở cá gần như sụn), bào ngư, hải sâm, mực, mZng, nấm hương. . . Ngoài ra có các thứ phụ, có nước chấm và gia vị. Thế nào cũng có chả, mực nướng để nhắm rượu, đồ Zn mặn để Zn cơm.
    Thết bạn thân, thì không làm cỗ, mà nấu "giả cầy", tức là om lối thịt chó nhưng dùng thịt lợn; làm "gỏi", đồ Zn sống dùng với nhiều gia vị, các thứ "mắm", sò, hà. Có khi Zn gỏi "sinh cầm", bắt sống, Zn con cá con đang bơi trong chậu với gia vị và lá sung, lá lộc vừng.
    Họa hoằn có nhà bắt chước bọn khách trú, Zn những thứ "kì quái", ví dụ làm thịt rắn, thịt mèo , gọi là món "Long hổ hội". Có khi khách ngồi quanh cái bàn, trước mỗi người, bàn có một lỗ. Mỗi lỗ kề đầu đã cạo trọc của một con khỉ sống. Trên bàn sẵn có búa dao, thìa . Khách tự tay khoét đầu khỉ, múc óc mà Zn sống, cho là bổ lắm? Những bứa Zn thế này cũng rất ít có. Nhưng người ta hay kể khi nhìn bụng bọn phú thương phềnh phềnh, bầy ra ở Hàng Buồm.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  8. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0

    Sau mâm "cỗ", các nhà sang, lại có mâm "tráng miệng" đó là cả mộ t mâm bánh. Giữa mâm là một đĩa đựng "tZm bô ng". Những cái tZm, nhỏ bằng nửa cái đũa, nhưng dài hơn cái đũa. Một đầu tZm đã đập nhỏ như bông và cuộn chỉ ngũ sắc cắm vào một mảnh giấy đỏ kết hình số 8. Xung quanh là bánh bao (nhân ngọt), bánh bẻ (nhân thịt và nấm), bánh mảnh cộng, bánh gấc, bánh củ cải bánh gừng, xấp (thịt giã nướng)...
    Mâm bánh này là công trình của các bà, các cô .
    Ăn làm sao hết được. Thế là nhà chủ phải lấy giấy phong các thứ bánh vào, mỗi gói có chiếc tZm bông cài ngang. Mỗi ông bà khách mang một gói về gọi là "lấy phần" .
    Giò, chả, là một mục quan trọng, dân Ước Lễ ( Thanh Oai) làm. Có giò lụa, giò hoa (giò lụa trộn hạt mỡ), giò mỡ (thịt ba dọi), chả quế, nem. Không dùng giò chả trâu bò.
    Nói chung các thứ sơn hào hải vị, tự nó không ngon mấy. Phải có "chân tẩy" tốt và có bỏ thêm "thuốc nấu". Chân tẩy gồm thịt, tôm, mZng, nấm...
    *
    * *
    Ngày thường đi đâu về, phải Zn ngay thì người ta hay gọi gánh "dưa Đình Gừng" vào, dưa lúc nào cũng chua, ngon. Lại ra Hàng Bạc, đầu ngõ Miếu, có hàng đậu rán giòn, một xu bốn miếng.
    *
    * *
    Có khá nhiều thứ quà. Vải "tiến" và nhãn ngon đem từ các làng Quang (Thanh Liệt), Bằng ra. Cam và bưởi của các làng Canh và Tiền Lệ, dưa làng ĐZm (Tây Tựu), mơ M ỹ Đức, chuối Tế Tiêu. Khế ngọt Phủ Từ (Từ Sơn), mít xứ Đoài, na, ổi, chay, táo, hồ ng hạc (Bạch Hạc ,Việt Trì) .
    Khoản chè là một khoản tốn nhiều công phu trong các nhà phường phố, các nhà vZn họ c. ở giữa phố Cầu Gỗ, có một phố nhỏ đi ra Bờ Hồ. ít ai còn biết đấy là hàng chè. Đến bây giờ mỗi ngày còn thấy vài bà gánh lá "chè tươi" ra đấy bán.
    Những người cầu kỳ cứ phải lên "hiệư" mua chè. Các chú (trú khách) đem sang bán những hòm chè dán tranh đẹp núi Vũ Di, có con khỉ hái chè, các thạp xanh, các thạp to da lươn đựng những bao chè bằng thiếc, "chè tầu" nổi tiếng. Vài nZm sau, những nhà buôn tinh khôn ấy, chỉ còn chở sang những bao bì thôi. Còn "nội dung" thì họ đã phát hiện ra chè Thái và chè Phú Thọ, có chất chè (théine) gấp hai chất chè của họ . Thế là họ bí mật mua về, đem "lấy hương", chế thành hai thứ chè: Thanh Tâm và Ô Lo ng. Thanh Tâm cánh nhỏ, nước loãng; Ô Long cánh to nước đặc. Từ hôm mà hàng hiệu báo tin là chè "đầu xuân" đã sang, là các vị nghiện chè lũ lượt kéo đi mua hết hòm ấy đến hòm khác, bỏ vào chai, gắn xi lại để giử lấy hương đầu xuân. Mấy chục nZm sau, nhà buôn ta mới thấy rõ cái mưu mô của họ. Nhà chè Đồng Lương của ta mở cửa, nhưng thật ra vẫn chưa bao giờ "lấy hương" được tốt. Nhưng mà thời thế đổi mới, số người nghiện chè bớt đi, người ta đã ít để lòng đến hương mà chú ý đến "chè đặc!' . Ngày xưa mà pha chè đặc thì người ta bảo là tục .
    Một thứ nữa là "chè Mạn", thứ tốt mua từ thượng lưu sông Hồng đem về. Thứ thường của rừng ngang là lá già giã rồi nhét vào ống tre, gác bếp .
    Quý hơn vàng là "chè sen". Dùng chè mạn lâu nZm. Nhiều nhà mua hàng tạ chè mạn, cho vào chum, đậy kỹ, mươi nZm mới đem ra dùng. Lúc ấy chè đã gần như hết chất chát. Mua hoa sen về, chuốc thứ sen bẩy mầu thơm nhất, vặt gạo sen mà ướp với chè ba hôm rồi sàng gạo đi, đem sấy, ướp ba lần mới tốt. Không dùng loại sen "quỳ", không có cánh hoa con ở trong.
    Một nước uống đặc biệt, là nước "lão mai". Trẩy hội Chùa Hương, mua gỗ cây mai già, đổ. Nấu nước uống có vị thơm. Bữa cơm người ta hay uống nước lá vối, nụ vối lá đỏ ngọn, nhân trần, dễ tiêu cơm.
    Có một khoản, là "Zn trầu" , mà thực là không Zn, chỉ "nhai" thôi. Phần lớn các bà, một ít ông, có thú quen "Zn trầư". Lá trầu trồng nhiều ở Quốc Oai. Thứ ngon là "trầu quế". Cau tươi hay cau khô. Người "kỹ tính" chọn thứ "cau liên phòng" tức là cây cau có quả suốt nZm, hạ buồng nọ có buồng kia tiếp. Người ta ngâm: "Cau có liên phòng, nhá mới ngon! ". Khi nhiều cau quá thì bổ và phơi khô để Zn dần. Tỉnh Phú Yên lắm cau. Hàng hiệu chở ra bán cho hàng cau ( Hàng Bè), coi như là cau nước ngoài. Nhai trầu, cau, phải thêm "rễ " vỏ đỏ. Nông thôn lại thích "vỏ quạch" da nâu. Thêm tý vôi, cho "mặn" miếng trầu. Người ta kể chuyện cảm động về trầu, cau. Dùng thì chặt rZng và đỡ bệnh, nhưng đỏ rZng và nước "quết trầu" nhổ ra, đỏ cả rãnh.
    *
    * *
    Các thầy đồ thích đi "đánh chén" ở các hàng bún chả cửa ô. Mấy người, mà chỉ 15 đồng tiền đen, là say "túy lúy". Các thầy đồ lên kinh kì nghe "bình vZn", hay các thầy từ thành ra nghe giảng ở trường quan nghè Đông Tác và Thượng Đình, là thế nào, lúc về, cũng la cà vào hàng bún chả .
    Cơm Zn ít, rượu lại nhiều, nhiều thầy thành "ma men", cứ nhại cái chuyện nhà thơ Lí Bạch, mà lè nhè . Có những bọn kết bạn với nhau thành "bạn rượư", mộ t cái cớ mà làm cho các thầy "trói gà không chặt!". Một thầy say mềm rồi, nắm lấy bạn, bảo: "Mày bảo tao, tên mày là gì, để tao chửi..." Bạn cũng là tay "nhất quỷ, nhì ma", say chưa đến nỗi nào, bảo : "Tên tao là Nguyễn Thị Mai !". Thế là ông bạn quý ra về vừa đi vừa chửi thằng Nguyễn Thị Mai. Thất thểu về đến nhà, bà vợ đón, hỏi: "Tôi làm gì mà ông chửi tôi?". Ông gân cổ: "Tôi chửi bà đâu? Tôi chửi cái thằng Nguyễn Thi Mai đấy chứ?". Thì ra ông trạng đã quên khuấy tên vợ rồi. Bà Mai vừa mếu vừa nói: "Ông ơi là ông, tôi lạy ông cả nón thôi! Từ rầy uống rượu thì uống ở nhà, mời các ông bạn quý về nhà. Nguyễn Thị Mai là tôi đấy" .
    - Thế à?... Câu chuyện này thành ra một "giai thoại" trong làng VZn, cũng giúp cho các thầy biết ngại "cái vật ở trong chén" ấy.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  9. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    ĐI LỄ

    Dân ta ở một đất nước khí hậu nặng nề, vị trí lại ở chỗ nhiều người qua lại, vì thế mà khai phá đất phải nhiều nhọc nhằn, giữ đất phải chiến đấu bền bỉ. Những lúc nguy biến, kêu trời không thấu, lại cứ phải trông vào đôi tay của mình, dòng máu của tổ tiên mình. Nghĩ đến nguồn gốc thì theo lời dạy của người trước "kính trời, nhưng cứ ở xa". Không mê tín gì. Lúc làm Zn khấm khá, thì đôi lần cũng bày ra lễ lạt, nhưng cái lễ chính của mọi nhà vẫn là thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là cái "lễ" nhắc nhủ mọi người về nguồn gốc, nhắc mọi người nối nghiệp ông bà cha mẹ, nhưng lại bảo rằng phải cố để tiến hơn ông cha. Các cụ dạy:
    Con hơn cha, nhà có phúc.
    Vì nguồn gốc của lễ này sâu sắc thế, nên mỗi khi bị xúc phạm là chống đối lại ngay.
    Còn đối với trời, thì bàn dân đã trao cho nhà vua, người giữ chính quyền; "thiên tử" là con trời, ba nZm một lần, đi tế trời đất ở đàn Nam Giao.
    Trước đây 2500 nZm, tức là trước Công nguyên nZm trZm nZm, ở một nước nhỏ là nước Lỗ, nay thuộc Trung Quốc, có một nhà hiền triết là Khổng Trọng Ni (Khổng Tử), ông dạy học trò các điều "Nhân", " Nghĩa", lòng nhân giữa con người, các nhiệm vụ của con người, không mê tín. Sau này họ c trò của ông là Mạnh Kha (Mạnh Tử) phát triển lời dạy của ông, mà nói "Dân là quý, là nặng, vua là nhẹ". Các lời dạy của Khổng, Mạnh gồm cả đạo đức và tổ chức (chính trị), trở thành lý tưởng của nhiều nước mặt Đông Châu á. Đồng thời với Khổng Tử, có Lão Tử, chủ trương sống thanh cao, Khổng bảo "vào đời", Lão lại bảo: "Ra khỏi đời". Khổng Tử có đến gặp Lão Tử, nhưng cho đạo của Lão là không thiết thực. Cũng vào thời này, bên ấn Độ có một nhà hiền triết khác, là Thích Ca Mầu Ni, sau khi suy nghĩ lâu ngày, ông muốn dạy đời "lòng Bác ái". Tư tưởng của ông thành "Đạo Phật", một thứ triết học, không dùng bạo lực, được truyền bá rất nhanh trên đời.
    * *
    *
    Khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi (l0l0), vua trọng đạo Phật, nhưng vẫn trọng Đạo Nho (Khổng, Mạnh) và cả đạo Lão. Nhưng tổ chức cai trị thì theo đường Khổng. Thiên Đô đến ThZng Long nZm l0l0, thì nZm l070 nhà Lý dựng VZn Miếu và 5 nZm sau mở trường Thái học. VZn Miếu, nghĩa là Cung VZn học, thờ Khổng Tử, một ông thầy tư tưởng. Chỉ triều đình và các tỉnh mới được có vZn miếu thôi. Các huyện, xã, chỉ có "vZn chỉ" để ghi nhớ các tiên hiền của địa phương. Mỗi nZm hai lần, các quan được sai đến tế. Công chúng không vào khấn bái kêu cầu.
    ở nước ta ngày xưa, "Nho", "Phật", "Lão " đều được tôn trọng, nhân dân ai theo cách nào là tùy ý. Đạo Phật được truyền bá rất rộng, phần lớn các làng có "chùa" thờ Phật. Phụ nữ đi chùa nhiều nhất. Một số nhà Nho, khi già cũng hay "quy y" đạo Phật. Những nhà thờ đạo Lão gọi là "quán" . Thường người ta gọi là quán tu tiên, ví dụ quán Bích Câu, đền Ngọc Sơn. Người tu đạo này rất ít, vì lý tưởng là thoát ra ngoài trần tục (xuất thế).
    * *
    *
    Tiếp với "lễ" cúng tiên tổ trong gia đình, là "lễ" cúng thần ở các đình làng. Thường mỗi làng có một "đình", thờ một vị "thần", "anh hùng" của địa phương hay của quốc sử. Người ta hay nói rằng "Công, Minh, Chính, Trực" là "Thần". Người "anh hùng, nghĩa khí" chết, thì thành "thần". Ông thần thành hoàng làng, tức là người che chở cho dân làng, đánh các tà ma và nêu gương tốt cho dân.
    Đình là một ngôi nhà to, phần lớn làm theo kiểu cổ có từ đời Hùng Vương, mái cong, có sàn. Đình đủ to , làm chỗ họp việc cho cả làng. Trong đình, chỗ cao nhất được dành để thờ thành hoàng. Có khi đình chỉ là nơi hội họp; các ngày lễ thì rước các vị thần đến đấy để tế và vào đám, xem hát. Xong lại rước các thần về các miếu. Đình trước hết là nơi họp dân.
    Dân ta cho đời sống ngày thường và đời sống linh hồn, cũng như nhau. Nhà có tổ tiên, làng có thành hoàng, nước làm lễ trời đất.

    * *
    *

    Ngoài ra dân gian cũng có những tín ngưỡng như lễ "con yêu cây đa, con ma cây gạo", hầu bóng, lên đồng, cho đến mộ người chết đường, thần miếu kẻ mơ, một bụi cây, một hòn đá tảng. Mỗi khi trong xã hội có biến động thì những người ít hiểu biết không đủ để giải quyết được tư tưởng là đi lễ như "tế sao", đi bói, xin thẻ, để cho yên lòng.
    Các bà làm Zn khó nhọc, lại đẻ nhiều, phần nhiều thần kinh suy yếu, dễ thấy "mình có số phải thờ". Đội "bát nhang" lúc đầu có thấy dễ chịu, rồi đâu lại vào đấy, lại phải đi lễ, thành "đồng thuộc". Nhiều bà phong lưu, thì hầu bóng. Mặc khZn chầu, áo ngự vào, cung vZn hát dìu dặt, rồi thúc giục, làm cho lảo đảo; xung quanh lại có những người xúm lại van, xin, cầu khẩn; tay giật lấy nắm hương, vẽ loằng ngoằng vào không khí, truyền phán. Cho đến lúc mệt, sắp ngã ra, thì cung vZn hát:
    Làng Vân xa giá về cung,
    Bao nhiêu hầu hạ theo chân cô về chầu . . .
    Thế là đồng "thZng".

    Lâu rồi thành ra một cái thích của các bà có của. Có mấy hòm khZn chầu, áo ngự, đem theo cung vZn, đi các đền rất xa, "tuần" nọ , "tuần" kia, thành ra những cuộc viễn du tốt đẹp. Rồi các bà bỏ tiền ra sửa lại nhiều đền, nhiều quán. Các đền, tĩnh, mọc lên; rồi mỗi chùa cũng theo thời mà đặt một đền bên cạnh, cho có khách.
    Cũng có những bà đồng chân thật. Các bà bảo: Nghe đàn hát, thì chân cứ muốn nhảy, mắt nhìn thấy. những ông "lốt", tức rắn to chờn vờn trước mặt, rồi thấy cô cậu nhập vào mình, mình sáng suốt ra, nói đâu ra đấy.
    Trong gia đình mới mất một người thân. Đi "gọi hồn". "Cô hồn"lên cơn "rung động", giống với tâm linh người khách, nói ra vanh vách, như là ở âm phủ mới về, Thầy phù thủy "đánh đồng thiếp", sai người xuống âm phủ. Người khách "chập chờn" thấy lại ông, cha, bà, chú. Nhưng đến lúc tỉnh rồi, hỏi, thì anh ta chỉ thấy rõ những vị mà mình biết rõ thôi, còn các cụ khác thì chỉ thấy "lờ mờ": Người cứng bóng vía thì thầy sai thế nào cũng không đi được. Té ra chỉ đi vào trí nhớ thôi.
    Vì không biết khoa học "tâm linh" nên thường cứ cho là "thần tiên".
    Kinh "dịch" và khoa "chiêm tinh" cũng làm cho ta hiểu được nhiều chuyện trước đây coi là "thần kỳ".
    "Thầy bói" quen tính các số "can, chi", lại nghe ngóng nắm được tâm lý, nói dựa dẫm, nhiều khi trúng ý người đi bói.
    Có những đám "đồng chổi", người lên đồng mê đi, cầm chổi quét lia lịa, không có ý nghĩa gì, chỉ là mê thôi.
    Một việc mà một thời gian dài, giới vZn học hay làm, là "Đảo bút". Dùng một cành gỗ đào làm bút. Một người nửa say nửa tỉnh, cầm "bút đào" viết lia lịa những câu thơ. Chỉ là một hiện tượng "lên đồng" của nhà nho suy tàn thôi.
    Để làm cho người ta khiếp sợ, "thầy phù thủy" kể, những chuyện "trùng bắt về người", "quỷ nhập tràng", rồi làm bộ ra tay thuật phép, mồm nói "Thày sai". . . quan tướng nọ , quan tướng kia...
    Khi tâm linh được kích động, người ta có thể "lên đàn than", đi trên than hồng, dân Đông Bắc hay làm. Trên thế giới ở đảo Fitgi người ta cũng làm. "Xiên lình" cũng vậy. ở Vạn Kiếp, thầy đồng dìm "ma" xuống sông.
    Nhiều người làm "nghề tôn giáo", đem chuyện " âm phủ, âm ty" dọa người và diễn những việc như dùng gậy "tầm xích" phá cả ngục của Diêm Vương, hay nhân lúc người ta hấp hối để yêu cầu "cúng" ruộng đất của cải.
    Người ta cho là các "cao tZng" có thể bắt quyết, mà "hô thần, nhập định", biến những pho tượng thành phật thiêng. Vua Nguyễn cấm thờ Tây Sơn, thì sư cụ của chùa Bộc đã đem tượng thổ thần mà hô thần, "gọi" là vua Quang Trung, để trấn áp các "ma" nhà Thanh, chết nhiều quá ở cánh đồng Khương Thượng. ở chùa phố Hàm Long, và trước kia, ở chùa Liên Trì, có tạo cảnh "âm ty" , mười hai điện Diêm Vương, để nói lên rằng: Những kẻ vu oan, giá họa, tham nhũng, cân điêu, lừa lọc, ở trên đời dù thoát được tù tội, thì khi xuống âm phủ cũng bị những hình phạt núi dao, cây kếm, lửa đốt, vạc dầu, rồi đến kiếp sau phải làm trâu ngựa.
    Vào chùa thấy Phật sáng suốt và từ bi, ra tay cứu vớt. Nhưng gây nên tội ác, thì không có đường nào mà tránh. Để làm rõ, kinh Hiền - ngu kể rằng: "Hồ Tôn Hiến mắc tội giết người ra hàng, nên sau bị kết tội "khô ng đánh giặc", mà bị xử trảm". Đó là luật báo ứng của nhà chùa.
    Có một thói quen trong thời gian dài, đã đọng lại trong dân ta, là tin "thày địa lý", thầy "phong thủy". Làm một cái nhà, để một ngôi mả, mà được chỗ thuận tiện mát mẻ là hay, nhưng thầy "địa" lại nói rằng có gò ngọn bút thì phát quan vZn, có gò thanh kiếm thì phát quan võ gò ngang chặn đầu thì tuyệt tự, gò trước mặt cao thì tội con chống vua cha. Họ kể: cụ Tả Ao như thần làm cho người ta chuyển mả hay xây "dương cơ" để cầu phú quý, làm cho người chết cũng không được yên. Chọn đất có kiểu đẹp rồi họ còn chọn "huyệt", rồi dùng la bàn để tính độ số. Đời sống mới đã thanh toán một loạt bọ n này. Chọn hướng cho nhà mát mẻ, tiện nước là hay, không thể vì thế mà kết phát.
    Trong dân ta, sau tết, cấy rồi, "ngày rộng tháng dài" nghĩ tới việc "vào đám" . Lễ thần, vui dân. Nhân dịp, những người rất nghèo cũng được Zn thịt, xem hát chèo, hát ả đào "cửa đình", đánh đáo đĩa, sóc đĩa, đánh đu, đánh vật. Nhiều nơi như hội Gióng, diền lại trận đánh ngày xưa, hội La thi nầu Zn khi hành quân, hội Hiền Quan (Phú Thọ) "đánh phết", là một môn thể thao cổ của ta. Lên lễ tổ Hùng Sơn, vào hội Gióng, ra hội Thầy, 20 tháng 8 lễ giỗ Hưng Đạo Vương ( Kiếp Bạc) , những hội hè là cho dân đi lại, giải trí và nhớ đến non nước, tổ tiên. ở Gióng nhìn thấy cái mũ "tứ phương bình đỉnh" của bộ đội ta xưa.
    Dân ta trọng các giáo lý, rộng rãi về tín ngưỡng, đặt tất cả giáo lý ngang hàng, chỉ chống lại khi thấy đi ngược lại nền nếp của dân tộc thôi. Giữa các tôn giáo, cũng có những nét đẹp, ví dụ khi các cố đạo G ia - tô bị nhà vua truy bắt, thì sư cụ chùa Bà Đá lại cho các cố vào ẩn trong chùa, được an toàn, tỏ rõ lòng "'hỷ xả" của đạo Phật. Sách dậy rằng: "Kính nhi viễn chi", tức là kính mà ở xa thôi, để sức làm các việc thiết thực cho đời sống.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  10. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    TẾT LỚN


    Cả nZm làm "đầu tắt, mặt tối", ai cũng nghĩ đến ba ngày Tết. Gặt xong rồi, nhà nông cũng mong đến "Ngày rộng, tháng dài". Đã có vài giọt mưa xuân. Hoa mai, hoa đào đã nở.
    Thích nhất là trẻ con. Tết thì được mặc áo mới, Zn bánh chưng với tha hồ thịt mỡ, dưa hành. Đốt pháo. Được nghỉ học. Lại được ông, bà, bố, mẹ "mở hàng" cho.
    Nhưng người lớn, phần nhiều là "lo".
    Nhà nghèo, lo "sốt vó", vì đến Tết, là người ta tính sổ người ta đòi nợ. Không trả được kịp, thì chủ nợ sai "nặc nô, nô tỳ" đến. Chúng nó hạ cả bát hương nhà người ta xuống, dọa đái vào, "cho mà xem"...
    Nhà trung bình cũng vất vả. Chắc "ông" cũng lo đấy, nhưng ông không biết rõ là lo cái gì. "Bà" thì "trZm rau đổ đầu nhà oản". Từ đầu tháng, bà đã về chợ quê, mua gạo nếp, cho rẻ, mua vài con gà về "vỗ". Con lợn, giả sáu đồng, mà phải tìm người trong phố chung, để nhà lấy độ một góc thôi. Rồi cá. Lá dong. Đi mượn cái nồi ba mươi. "TrZm thứ bà giằn".
    Lũ trẻ lại nhắc, nóng ruột : "NZm mới, mẹ may áo mới cho con"!. Thế là bà mẹ cứ thức khuya, cứ khâu, như không biết bao giờ xong. Lũ trẻ ngồi vòng quanh mẹ, quay ra ngủ cả. Cô chị chợt mở mắt, thấy mẹ vẫn khâu, cô thì thầm: "áo con còn mới lắm, mẹ đừng may nữa, mẹ ạ!" Mẹ "hừ", vuốt đầu con, bảo "con ngủ đi!" không ai biết mẹ thức đến canh mấy.
    Ông thì ông chạy những mục mà hình như đã được phân công làm. Từ hôm mồng Một tháng Chạp, ông lên "hiệu" mua ba củ thủy tiên. Đem về, ông ngắm cả ngày đoán xem các dò hoa mọc ở chỗ nào. Rồi lấy gọng đập bẹp, mài thành con dao tỉa. Mỗi củ, ông cắt mộ nửa, bên ít có thể có dò hoa. Giữ lấy cả gốc. Đem ngâm nước. Bắt đầu ngâm úp. Sáng ra, đặt vào bát chiết yêu đổ nước vào, bầy ra nắng. Vài hôm, các dò hoa ngỏn lên. Từ đó, không ai bận bằng ông, ngày nào cũng dự đoán thời tiết. Lúc lúc lại đem ngọn bút lông cũ ra rửa và sửa dò hoa, sao cho các dò cụp vào mà các bông hoa lại xòe ra. Hôm nào không chZm, sợ dò nó cao lên nghênh thì chán chết. Sao cho sáng mồng Một Tết, hoa nở, mà nở "hàm tiếu" thôi, như "cười mỉm" ấy.
    Tưởng chừng làm sao mà đạt được cái chuyện ấy. Thế là lo chậm thì ông phơi ra nắng, tối lại cất vào nhà, để mà "thúc"!. Trời nóng thì ông phải "hãm" bằng cách đêm đem phơi sương, ngày để chỗ mát. Ông bảo "chơi phải công phu thế đấy!".
    Ông lại lên hiệu mua các thứ để "khai bút". Ngày "Nguyên đán" bố con cầm bút viết lần đầu tiên trong nZm, là một thói lề của con nhà cắp sách đi học . Mua bút "ô long thủy" thì ngòi mềm, phải cái quá đắt. Hai thứ : "Nhất thủ tam nguyên"! - một tay ba giải nhất, "Dụng cửu phương tri" . Dùng lâu mới biết, tiền vừa phải. Mua cái thắp bút đồng, để giữ ngòi bút ẩm luôn. Kiếm một thoi mực "cực phẩm" nữa . Hỏi "hoa tiên" thì hiệu đưa ra hộp "thập cẩm tiên", một hộp có giấy mười kiểu rộng, hẹp, màu sắc, nền in cổ vật, cổ họa. Ông chỉ lấy một tập thường thôi . Ngoài ra ông chọn mấy tờ "Hồng điều" để viết câu đối dán tường, một tờ "ngân chu" để ông nội viết danh thiếp.
    * *
    *
    Thế rồi, ngày ba mươi Tết đến. Hôm qua, nồi bánh chưng đã làm cho sắp trẻ bận cả ngày. Hôm nay lấy phần lợn về, gói giò.
    * *
    *
    Là ông đồ , ông không cho con dựng cây nêu và vạch cung nỏ vôi ra đất, không dán tranh U ất lũy, Thần trà trừ tà ma ra cửa : chỉ dán bốn chứ "Quốc thái, dân an" để chúc nước nhà thịnh vượng, dân nhà yên vui.
    Tối đến có lũ trẻ nhà nghèo, bỏ mấy xu vào ống nứa, đến cửa, vừa giỗ vừa chúc : "Súc sắc , súc sẻ , nhà ông còn đèn, còn lửa, mở cửa cho anh em tôi vào. Bước lên giường cao, thấy con rồng ấp, bước xuống giường thấp thấy con rồng chầu ; bước ra đằng sau, có nhà ngói lợp . Voi ông còn buộ c, ngựa ông còn cầm...".
    Không biết mẹ đã để sẵn từ bao giờ , đưa mấy xu cho con, mở cái cửa sổ con, cho tiền vào ống cho lũ trẻ . Có đến mười đám như thế .
    Mẹ mở hòm. Các con trố mắt nhìn. Mẹ rút cho mỗi con một bộ. Đẹp làm sao! Chị cũng được, nhìn mẹ , ứ nước mắt. Mẹ ngắm các con. Mọi nỗi khó nhọc biến đâu mất cả.
    Giục đi ngủ mà bọn trẻ cứ đợi "giao thừa". Đến lúc pháo nổ ran, bố châm hương lễ gia tiên; mẹ bầy một mâm ra sân, khấn đất trời. Không ai dám hỏi: "nhà ta sao không đốt pháo ?".
    * *
    *
    Sáng mùng Một. Mở mắt, đã thấy bố mẹ làm bữa sáng xong rồi, để Zn cơm sáng, còn đi lễ Tết. Các con ôm chầm lấy bố mẹ , chúc tíu tít. Đóng áo mới vào . Bố bưng củ thủy tiên đẹp nhất, để trong cốc pha lê, đi trước. M ẹ dắt các con theo sau. Đến nhà ông nội. Mọi người sắp hàng. Ông nhanh mồm bảo "miễn lễ", không có thì tất cả đã lạy thụp xuống rồi. Bố đi mài mực, ông trải một tờ "ngân chu" - giấy hồng tía, rắc bạc, viết bốn chữ "Hiếu, Đễ, Trung, Tín" cho con, cháu. Ông giảng: "Hiếu với cha mẹ , Đễ với anh chị, Trung với Tổ quốc, Tín với bạn bè".
    Bà mở tráp trầu, từ ngZn dưới, lấy ra mấy phong nhỏ, giấy đỏ, cho bố một gói, mẹ một gói. Mỗi cháu được một gói con. Vội vàng bóc ra: mỗi cháu được hai xu "mới". Thích quá! đòi mẹ xem cho được. Mẹ được bà cho hai hào.
    Ông thắp hương. Tất cả lạy. Sau đó đi lễ nhà thờ bên nội và nhà thờ bên ngoại, rồi đến mừng tuổi thầy đồ .
    Trên đường, gặp các cụ đi lễ đình. Các cụ mặc áo thụng. Mỗi cụ cầm một tập danh thiếp đỏ . Gặp nhau các cụ vái nhau và trao đổi danh thiếp.
    Ai cũng chúc mừng, ai cũng vui vẻ, tươi cười. Y như là một đời mới đã bắt đầu rồi ấy.
    Về nhà bố mẹ bàn chương trình. Nội nhật hôm nay phải đi thZm hết các bạn bè . Các bạn cũng đến mừng nhà. Vì thế bố mẹ phải thay nhau, lúc nào cũng có mộ người ở nhà. Mẹ như có ý đợi, xem nZm nay ai "xông đất nhà ta". Bố thì không để ý điều đó.
    Bố mở hộp Hoa tiên. Anh rót nước "mặc trì" ra, mài mực. Bố viết một bài thơ. Mỗi con viết mấy chữ. Coi như là cái "lề" học tập đầu nZm. Lễ "khai bút".
    Khách trong phố , từ các phố khác đến. Có ông khách đi xa lâu ngày, nay về "Zn tết!' . Ai cũng nói những chuyệ vui mừng. Như là đâu cũng "được mùa" cả. Khách khen củ thủy tiên đẹp, hoa chớm nở, như "chén vàng đặt trong đĩa ngọc", khen cành đào có thế, "Lão mai" mà hoa vừa phải, không tục . Những bà con gặp lại nhau, nói những lời thắm thiết. Ai cũng tránh hỏi những chuyện lôi thôi.
    Mồng Hai tiếp các khách ở làng ra.
    Ngày thứ ba, làm lễ "hoá vàng" tiễn các cụ.
    Suốt ba ngày, các chú chỉ thích đồt pháo . Chú út cũng đòi mua một bánh nhỏ, "mượn anh đốt cho". Bố mẹ cứ phải nhắc nhỏm luôn, kẻo mà "cháy nhà đấy!".
    Mồng Bốn, Tết hết thật rồi. Các nhà hàng tính sổ, để vài ngày nữa, "khai trương"- Mở hàng.
    Lại thấy mẹ "đZm đZm" như nZm cũ rồi.
    Đến trường, thấy trên tường, thầy đã viết bốn chữ: " nZm mới, đức mới".

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...

Chia sẻ trang này