1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi bittersweet82, 05/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÀ CÁC CÔ ĂN MẶC
    Trang trước

    Bắt đầu Zn mặc chỉ là để chống nóng lạnh, rồi nghĩ đến che thân; khi có của Zn, của để thì nghĩ đến làm đẹp, cũng lại tỏ cả ý mình. Vì kinh tế, vì tình hình, cách Zn mặc có thay đổi. Có khi vì cả ảnh hưởng trong và ngoài mà thay đổi có lẫn, hỗn độn. Nhưng rồi cũng cứ phải "vừa mắt" mới thôi.
    * *
    *
    Đây là nói chuyện Zn mặc ở phố phường.
    Là con gái đầu lòng, hay con dâu, thì việc đầu tiên mỗi ngày, là phải có mặt ở nhà ngoài trước khi mẹ bước chân xuống đất. Mà ra đến nhà ngoài, là phải trang điểm đâu đấy rồi. Vì thế mà các cô cứ phải thức giấc sớm một chút. Rửa mặt, rồi kéo cái hộp gương ra. Mở nắp là tấm gương dựng lên. Từ ô rút trên, lấy ra cái lược và cái rẽ. Rẽ đầu ngôi thật ngay, rồi chải đầu. Có cô phải đứng lên giường, để tóc khỏi chấm đất. Đội khZn, là một công phu. Quấn khZn nhiễu là dễ nhất. KhZn nhung cứ tuột đi. Quấn khZn ra ngoài rút tóc và cái "độn", lằn chặt, rồi lấy ghim mà gZm lại, không có thì phải ép đầu vào tường cho chắc, rồi mới làm tiếp. Tóc dài, đủ thò ra ngoài khZn một cái " đuôi gà", trên một gang. Nếu tóc ngắn, thì phải nối vào bằng một cái "độn tóc". Đó là món tóc góp lấy, hay là mua ở phố Hàng Mành. Rồi nâng vành khZn lên, kẹp đuôi gà. Đuô i gà dài, mà quấn được vào khZn vài vòng, là chắc. Soi lại gương, xem đường ngôi thật ngay chưa ? Chỉ có các cô không cần giữ giá nữa, mới dám rẽ lệch và đội vòng khZn vênh lên thôi. Rút ô kéo dưới, phết nhẹ vào hai gò má một tý tị phấn. Nhớ lời mẹ dặn: "Đánh nhiều phấn vào, thì sau này mặt như mặt bà đồng, nhiều tàn nhang đấy? ". Môi có nẻ thì chấm một chút sáp son mua của bà cử Hàng Đường.
    Nhìn thoáng lại một lượt, rồi bước ra nhà ngoài. Nhóm lò, đặt siêu nước lên, rồi ra mở cửa . Từ lúc ấy, bà cụ hàng hoa đã treo lên cửa gói "hoa tháng". Mở ra bày lên bàn thờ, thắp nhang, thỉnh ba tiếng chuông. Nhặt bông ngọc lan, giắt lên khZn. Không lấy hoa nhài đâu. Thơm nhưng phải cái tội cứ nở vào đêm. Quét nhanh mấy nhát, sao cho lúc rót nước, thì không còn bụi nữa .
    "D ung" được đặt vào trong bốn đức, "Công, Dung, Ngôn, Hạnh". Vậy mà không bao giờ được nghĩ nhiều đến Dung. "Phấn, son, điểm nhạt" thôi.
    Trong "Dung", có mục quần, áo. Thứ nghĩ đến trước của các cô, là cái "yếm". Có thợ may đấy nhưng chưa bao giờ có cô nào dám đưa thợ may yếm, may quần. Mẹ bảo: "Có họa bọn "thối thây" mới làm thế ? ".
    Yếm là vuông vải trắng nhỏ, vừa vặn che ngực. Góc trên, khoét một chỗ để tra cái "cổ xây". Cổ xây phải đi mua. Nó là một vòng vải khâu thật tròn, là cứng, có giải để buộc sau gáy. ở phần trên của hai cạnh dưới cái yếm khâu hai đoạn vải dài, để quấn ra đằng sau, rồi thắt ở đằng trước, cho chắc ngưc và gọn cái "lưng ong". Thắt rồi bỏ sõng trước mặt, cho khỏi "chố ng chếnh". Các bà bảo "Thắt lưng con én". Các cô không cài khuy cổ áo để cho cái cổ - từ cổ yếm vươn lên, kiểu "cổ kiêu ba ngấn, miệng cười trZm hoa". Giải yếm thắt, lưng gọn mà không cứng đờ .
    Các bà, các cô làm lao động chân tay, mặc áo "bốn thân", hai thân truớc bắt chéo như thắt lưng, cũng là để, "kín" phía trước, Nhiều cô lại thắt ra đằng sau cho đi trong áo, rồi làm nút ở phía trước, vừa đẹp, vừa kín đáo. Các bà dùng thắt lưng tam giang hay quan lục. Các cô thì dùng màu quan lục; khi mạnh bạo dùng mầu đào. Ngày thường mặc yếm trắng. Đi làm đồng, mặc yếm nâu non. Ngày cưới hay ngày làng vào đám, thì mặc yếm điều. Các cụ trong làng hay dùng yếm "hoa hiên", gói chạnh cái tên "hoa huyên", là hoa cây "cỏ huyên", tượng trưng cho bà mẹ. Hoa này nấu canh Zn mát ruột. Y ếm các cụ thì khoét "cổ sẻ" dưới nhọn, thêu ba vết tòe ra như chân chim.
    Mầu áo hay dùng nhất, cả ở tỉnh và nhà quê, là mầu nâu. Mua "củ nâu" về, gọt vỏ, xắt mỏng, giã cho chảy nhựa, đổ thêm nước mà nhuộm. Nhuộm vài nước thì được mầu "nâu non"; nhiều nước thì mầu thẫm, gọi là "nâu già". Có khi ngả bùn nữa. Nhuộm nâu thì vải bền thêm. Các cô gồng gánh nhiều, thì vai áo chóng rách. Các cô cắt phần trên áo, thay bằng vải mới, gọi là "áo đổi vai", coi có duyên.
    Nếu là hàng tơ lụa, mà muốn nhuộm thâm, thì trước hết phải "chuội" bằng quả tai chua, rồi nấu với nước lá sòi và lá bàng. Các cụ bà thích mầu "cánh kiến", nâu, đỏ nóng, nhuộm bằng "cánh kiến", do một thứ sâu làm ra ở trên cây mạn Sơn La, Lai Châu. Màu cánh kiến rất bền. Cánh kiến cũng dùng để nhuộm rZng.
    * *
    *
    ở hàng phố, mùa hè, thanh cảnh nhất, các bà dùng the La Cả chuội trắng. Mỏng, nhẹ , mát. áo the thâm có hai thứ : the đơn và the kép , mỏng và dầy. Thường gọi "áo đơn" là áo một lần vải. May áo hai lần vải, gọi là "áo kép ". Ba lần, trong có một lần "dựng", gọi là "áo mền". Bốn lần, gọi là' "áo đụp". Các bà cũng dùng "áo bZng" bằng the đơn có hoa lác đác. "Xuyến" có vết tà ngang. Khi các bà mặc áo yếm, tuy áo mầu, thì ở ngoài hay phủ bằng the hay sa cho nhũn. Đức "dung" yêu cầu đẹp nhưng cũng yêu cầu "nhã nhặn". Tránh những thứ "lòe loẹt" .
    Phụ nữ Bắc mặc áo quần thâm bằng lĩnh, lụa, cấp , vải, trồi, đũi. Khi các bà vào thZm cung điện lZng tẩm ở Huế, thì người ta yêu cầu mặc áo quần trắng, như các bà miền Trung.
    Ngày tết hay có đại lễ , các bà cũng mặc "mớ ba", "mớ bảy". Cái đẹp , ở chỗ mỗi tà áo trong lộ ra dộ một ly. Trừ khi làm lễ "thượng thọ" có khi mặc áo đỏ "đại hồng".
    Khi thấy người Zn mặc không hợp , với phụ nứ thì chỉ nhìn thôi, nhìn như "có ý", mà không nói gì. Với nam giới thì người ta nói ngay: "Gớm, xúng xính như lễ sinh chết vợ ấy! ". Không coi mảnh áo, tấm quần nặng hơn phẩm giá con người. Người ta nói : "Mặc xứng với Đức". ở cái thời trước ấy, thì cả các cô đào hát, cũng chỉ cốt hát hay, mặc áo the, quần lĩnh, đi dép cong. ở các hội rất linh đình, có "nhà trò bỏ bộ", các cô cũng Zn mặc thế, chỉ có cài vào vai hai cái đèn giấy thôi.
    * *
    *
    Các ông, bên ngoài, tỏ ra "bất cần", nhưng thực ra thì có chú ý đến Zn mặc. Các ông sợ nhất là: mặc quá sang trọng, thì bị xếp vào hạng "tục khách".'
    Thường thì vẫn để tóc trần, búi tóc ra đằng sau, nhưng có khách đến, là chạy ngay vào nhà trong, chít khZn. Vòng thứ nhất, làm chữ "nhân", vòng thứ hai bao búi tóc. Hai vòng nữa là hết. KhZn to thì bị gọi là "khZn tầy vố". KhZn áo chỉnh tề, mới ra tiếp khách. Thế là trọng khách và trọng mình. áo ngoài, không cài khuy cổ để lộ cổ áo trong, có cài.
    Người ta hay gọi các cậu ấm là "phường khố lụa", nhưng rất ít người mang quần lụa. Khoảng 1914, mới thấy "khZn xếp".
    Ngày lễ cưới, họa hoằn lắm, mới có cô dâu quấn khZn "vành dây", quấn nhiều vòng thật đều bằng nhiễu điều. Khi ấy cũng mang yếm và quần hồng.
    Có tang, hay mặc đồ trắng, tỏ ý là "đồ mộc", không trang sức. Trở đại tang, thì mặc áo chàm, để xổ gấu. Đứng đầu bốn Đức, là "nữ công". Trước hết là vá may. Vá may cho cha, mẹ, chồng, con. Chỉ có may áo dự lễ lớn, mới đi thợ may. Những "tổ" thợ may, từ Hà Đông ra, thuê hàng ở Hàng Đào hay Hàng Vải. Chỉ thuê có một bên cửa hàng thôi. Tất cả thợ lớn, nhỏ , đều làm việc và Zn ngủ tại đó. Với họ, Hà thành chỉ là chỗ làm thôi.
    Thợ may rất giỏi, vì không có một bà hay một cô nào chịu để người ta đặt cái thước lên người mà đo. Nếu khách đưa cái áo cũ đến là tốt rồi. Không có , thì chỉ ước lượng bằng mắt thôi. Đường khâu nhìn như không thấy chỉ ở đâu cả. Người ta dùng quen mắt đi. Sau này, khi có máy khâu, cũng không ai chịu đưa áo ngoài đi khâu máy cả. áo bông thì bao giờ cũng khâu tay.
    Một khoản là "khuy". Không biết khuy xưa thế nào, chứ mua khuy đồng là phải lên hiệu. Thường thì dùng "khuy tết" Khuy áo nữ nhỏ bằng một phần ba khuy áo nam. Ta làm khuy hổ phách và khuy vàng. M ỗi khuy vàng có hai vòng để ***g khuyết vào. Các bà ở nông thôn, dù áo có khuy đấy cũng cứ ấp tà áo vào ngực, rồi thắt lưng ra ngoài, chứ không cài khuy. Thường thì các cụ mới dùng áo bô ng. Trẻ thì dùng áo mền.
    ở làng, cái váy là phổ biến. Các bà gọi là cái "nơm". Các sư nữ gọi là "hạy", cái áo dưới. Các bà hàng phố dùng quần. Tùy tiện.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là "hà tiện". Dù là nhà quan hay nhà giầu, vẫn cứ ngại "miệng đời", cho là "hợm" của. áo có gần rách, mới nghĩ đến chuyện may áo mới. Đến Tết, tất cả đàn con đều được áo mới . Các em mừng lắm, nhưng đó là một nỗi lo lớn của bà mẹ. Bà thức không biết là bao đêm nữa. Khi đã quyết định may áo mới rồi, là đắn đo, tính toán mãi. Chọn hàng, đưa nhuộm cho vừa ý, kén thợ may. ở Hàng Đ ào, một độ, "Phó Dùi" đắt khách nhất. áo phó Dùi may, ai cũng khẹn. Làm sao mà áo mặc Zn người, lưng thon, tà mở vừa vặn, mặc nhiều áo mà không bộn.
    Khi các cụ "lên lão", con cháu biếu áo tam giang, quần điều, thêm cái mũ ni. Các cụ bảo : "Mũ ni che tai, gác chuyện thiên hạ".
    Sắp có cháu, là bà đi xin áo cũ của các cụ, cho "khước". Thật ra, vì áo cũ mềm, cháu đỡ ngứa. Không ai đi thuê may áo cho trẻ con. Đường kim, mũi chỉ, cô mẹ trẻ, đã âu yếm con từ khi chưa sinh ra. Ra Hà Nội các bạn trong làng hay đến phố Hàng Mụn, ở đấy bán quần áo trẻ sặc sỡ và cái mũ ba khoanh, bằng vóc ba màu, chỏm có dây rút, dưới có vành che tai.
    Cái áo cánh, kiểu cổ thìa, đến 1912 mới thấy ở Hà Nội. Các cô hàng phố mua cát-bá về, vạch đi vạch lại mãi, sao cho ra cái "cổ thìa". May xong, cũng chỉ dám mặc trong nhà thôi. Ra ngồi hàng mặc thì thấy nó cũn cỡn thế nào ấy.
    áo cánh cổ thìa, từ trong Nam truyền ra cùng với kiểu guốc Sài G òn. Thấp gọn và xinh.
    Các cô thích guốc Sài Gòn lắm. Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè "lóc cóc, rào rào", đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi.
    Xưa kia, ở Bắc, cũng có "áo chẽn". Y như cái áo dài mà cắt ngắn đi; còn cái nZm thân, cái thân thứ nZm hơi ngắn, có giải buộc ở dưới. Đó là áo các phú ông đi thZm ruộng, các thợ rèn trên phố.
    Khi cô bé đã mười lZm, mười sáu tuổi, thì các bà gọi là "cô ả". Việc lúc này là mua cái "nón Nghệ" mà tập đội và đôi "dép cong".
    Đến phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ, cái phố có những nhà nông cho choèn. Hàng bày nhiều guốc nhất. Đất nước lắm mưa mà lại ! Giầy guốc, đế bằng gỗ lòng mực, mũ da đỏ. Guốc Nghệ, kiểu đặc biệt Nghệ, đẽo bằng gốc tre, mũi cong lên, quai mây. Có lẽ đi chục nZm mới mòn hết. Có "guốc Kinh", rực rỡ đúng vẻ Kinh đô. Bầy một đôi là nổi bật lên trong cửa hàng. Đế lòng mực sơn trắng muốt, mũi vóc hồng, thêu kim tuyến. Từ Huế ra, làm quà, thì quý giá lắm. Nhưng cho chân vào, bước vài bước, chệnh choạng một chút là mũi bong, không phương cứu chữa. Chiến thắng trên phản bày hàng là "guốc Sài Gòn". Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách, vui tai. Không guốc nào sánh kịp. Loáng một cái, nhiều ngõ mở ngay ra những xưởng đẽo guỗc. Tột bậc là hiệu Phúc Mỹ, ở Quán Thánh, ném ra "guốc Phi Mã", gót cao lênh khênh, đẽo bằng máy. Nhà hàng giới thiệu là: đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm. Thế nhưng không mở rộng được mấy, có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân.
    Với các bà, các cô làm Zn, thông dụng nhất là đôi "Dép một". Một lần da trâu, có quai ngang, có khuyết để cho ngón cái vào. Tiện, lại vững. Các bà hàng phố cũng đi dép một, nhưng quai chữ "nhân" - hai nét - bọ c nhung, có lót lụa. Rồi từ Đà Nẵng - thầy thông gọi là Tu - ran - truyền ra kiểu giầy "mõm nhái", đế da, mũi nhung, thêu hạt cườm. Các bà bỏ ngay dép để đi giầy "mõm ngóe". ở nhà, các ông đi giầy "da lộn", khi ra phố thì dận "giầy Gia Định". Giầy Gia Định mũi bằng da láng. Giầy Gia Định trở thành biểu thượng của người lịch sự. Mấy "công tử" nhà quê, cũng sắm một đôi, khi đi cầy buộc vào bắp cầy, đến ruộng thì đặt ở bờ ruộng, cho là giá trị.
    Khi Tây sang, các chú bồi bếp nhặt được giầy "sắng đá" đi rậm rịch. Các thầy thông, thầy ký thì đi giầy "đơ cu- lơ" hai mầu. Đến một lúc, các quan, các ông nghị cho giầy "ban" là sang nhất. Không "nhảy" đâu, nhưng lúc nào cũng giầy ban. Đi Zn cưới, đeo bài ngà, ngồi xe song mã, bắt chân chứ ngũ, thì giầy ban trông nổi lắm.
    Các cô tìm "dép cong", vì dép cong thuộc lệ bộ của cô ả . Dép làm bằng bốn nZm lần da giầy, đóng lại với nhau bằng đanh tre, mũi cong lên. Quai nhung. Nặng ơi là nặng. Nhưng các cô có cần đi nhanh đâu. Chỉ có đi "thoZn thoắt gót sen" thì khó quá.
    Có một thứ giầy quý, trong đời chỉ dùng một lần, đó là "vZn hài". Đế vải bồi, mũi thêu. Các mợ đi hài mỏ phượng. Hài chỉ dùng ngày cưới, rồi cất đi làm kỉ niệm.
    Hàng dép cũng bán cả "hài sảo ", đó là dép bện rơm, có quai gai buộc vào chân. Lính thú dùng đi đường đá, không đau chân. Các quan viên đi tế, đi "hia!' mua ở phố Mã Vỹ.
    * *
    *
    Việc thứ hai của cô ả là đi mua cái nón. Đến phố Hàng Nón, hỏi nón Nghệ. Nón rộng đến 80 cm, sâu 10 cm. Lần lót đan bằng sợi tre rất nhỏ, đằng sau cài những mảnh gương vào. Nón Nghệ nặng lắm, vì thế, cái "khua" phải cứng, sơn quang dầu. Lên Hàng Bạc, sắm một bộ "chiên, thẻ". Chiên là miếng bạc vuông, trong đó có vòng tròn, chạm hai rồng chầu mặt nguyệt. Hai chiếc thẻ cũng bằng bạc, to như quân bài tam cúc, chạm hoa lá ở giữa có cái vòng để buộc, quai thao . Cắm hai cái thẻ vào bên trong nón, đặt cái chiên vào đáy khua, rồi chờ phiên chợ hàng tơ, các bà làng Triều Khúc ra bán quai thao. Một bộ quai thao gồm tám sợi bằng tơ, mỗi sợi gồm nhiều sợi tơ, ngoài bọc tơ dệt liên tục, như bấc đèn con. Quai thao dài độ l,50 m. Hai đầu mỗi sợi thao là một quả gZng, từ đó rủ xuống những chỉ tơ, dài độ 20 cm. Phải đưa thao "mộc" đi nhuộm thâm, nhuộm kỹ.
    Sắm xong chiếc nón Nghệ và đôi dép cong, cô ả thấy mình đã ra người lớn rồi. Cô đóng cửa buồng lại, đem dép ra ướm, đội nón lên, tay phải giữ thao cho nón thZng bằng, tay trái vung vẩy uốn éo, chân nhắc đôi dép nặng như cối đá. ThoZn thoắt gót sen thế nào đây ?
    Rồi một ngày tạnh ráo, mát mẻ, cô thắng đủ bộ vào, đi ra phố. Lũ quái con đã hát ngay :
    Cô kia dội nón quai thao,
    Chồng cô đánh giặc, đến bao giờ về ?
    Cô đỏ chín mặt. Nhưng trong lòng cũng thích là có chồng đi đánh giặc .
    Nhớ cái hôm đến hàng nón, mắt hoa cả lên. Bên ngoài cửa hàng, một chồng nón "mũ chảo", nón nông dân xứ Đoài. Rồi đồng áo tơi. Mỗi chiếc mở ra như một cái nhà con, chống được cả mưa lẫn nắng. Đến chồng"nón cu ly", ba xu. Bên trên, cái lao màn, treo lủng lẳng những "nón lính" làm bằng thanh tre ken lại, giống như cái đĩa úp lên đầu, trên có chỏm đồng, sau có lưỡi vải che gáy. Đây là nón lính ma tà, rồi khố đỏ, khố xanh. Từ trên mái nhà, treo đung đưa, những nón Nghệ, nón "nhị thôn", nón "ba tầng" của các bà ngồi chợ. Đủ các hạng nón lông : nón lông quạ, bông bèo đồng, cho tổng lý nón chóp và bông bèo bạc cho các quan nhỏ; nón lông trắng, bông bèo vàng cho các cụ lớn. ở trong cùng, như trùm lên tất cả, là nón "tu lờ" của các sư cụ. Y như nón chóp , lại thêm cái vành rộng bằng cái nia, thao nâu. Cứ trông, đã phải kính trọng rồi. Bên cạnh bà hàng là chồng nón "bài thơ", nón Kỳ Anh, Ba Đồn. Quý nhất là nón dứa Huế, Gò GZng. Nhẹ và thanh. Các tao nhân nữ sỹ hay dùng. .
    Trong cái làng nón ấy, nón Nghệ của cô coi khá lắm.
    * *
    *
    Chuyến đi cuối cùng là phải đi với mẹ hay dì.
    Sắp đi dì dặn: "Vàng chỉ ba mươi sáu đồng một lượng. Nhưng con nhà tử tế, chỉ đeo "gọi là" thôi. Ba trZm hạt vàng, một đôi xuyến. Không kéo kiềng hay vòng. Những thứ ấy, tốn công chạm. Khi cần đẩy đi thì thiệt tiền. Vả lại có đồ vàng thì coi như là có cái vốn. Đeo vào, phải dè chừng, có khi của làm hại người đấy con nhé ! " .
    Theo chân dì lên Hàng Bạc. Cứ tưởng đến đây thì vàng hoa cả mắt. Thế mà mỗi nhà hàng chỉ có cái tủ con, bầy toàn đồ bạc: cái vòng cổ trẻ con, thêm cái khánh. Vò ng tay có quả bí để ngậm chơi. Vài bộ "xà tích". Các bà nhà quê, đi chợ, hay đeo vào thắt lưng bộ "xà tích", một vòng con bằng bạc, đeo những thứ lặt vặt, như ống vôi, quả đào đựng thuốc lào, cái nhíp nhổ lông quặm, cái chìa vôi, cái móc ngoáy tai, v.v. . . Lúc các bà bước đi son són, thì bộ xà tích xủng xoảng, vui tai.
    Nhà hàng đem vàng quệt vào hòn đá đen để thử tuổi. Hạt vàng có sạn. Xuyến trơn, làm xong ngay. Chỉ còn lên hiệu mua chỉ hồng xâu hạt vàng, là xong. Bà hàng bảo : "Gần đến Tết hay ngày vui mừng, nhớ đem đồ vàng đến "tắm", là lại đẹp như mới ngay" .
    * *
    *
    Thế là "lệ bộ" cho cô ả xong. Nhìn tương lai, thấy nhiều chuyện, không sao đoán trước được. Muốn đi xem bói xem sao. Nhưng bố bảo: "Nhà ta không bói toán gì cả ? ". Chỉ chờ, khấn Trời, Phật, tổ tiên dun dủi, cho gặp được một "chàng thiện sỹ"' .
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  3. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÀ CÁC CÔ ĂN MẶC
    Trang trước

    Bắt đầu Zn mặc chỉ là để chống nóng lạnh, rồi nghĩ đến che thân; khi có của Zn, của để thì nghĩ đến làm đẹp, cũng lại tỏ cả ý mình. Vì kinh tế, vì tình hình, cách Zn mặc có thay đổi. Có khi vì cả ảnh hưởng trong và ngoài mà thay đổi có lẫn, hỗn độn. Nhưng rồi cũng cứ phải "vừa mắt" mới thôi.
    * *
    *
    Đây là nói chuyện Zn mặc ở phố phường.
    Là con gái đầu lòng, hay con dâu, thì việc đầu tiên mỗi ngày, là phải có mặt ở nhà ngoài trước khi mẹ bước chân xuống đất. Mà ra đến nhà ngoài, là phải trang điểm đâu đấy rồi. Vì thế mà các cô cứ phải thức giấc sớm một chút. Rửa mặt, rồi kéo cái hộp gương ra. Mở nắp là tấm gương dựng lên. Từ ô rút trên, lấy ra cái lược và cái rẽ. Rẽ đầu ngôi thật ngay, rồi chải đầu. Có cô phải đứng lên giường, để tóc khỏi chấm đất. Đội khZn, là một công phu. Quấn khZn nhiễu là dễ nhất. KhZn nhung cứ tuột đi. Quấn khZn ra ngoài rút tóc và cái "độn", lằn chặt, rồi lấy ghim mà gZm lại, không có thì phải ép đầu vào tường cho chắc, rồi mới làm tiếp. Tóc dài, đủ thò ra ngoài khZn một cái " đuôi gà", trên một gang. Nếu tóc ngắn, thì phải nối vào bằng một cái "độn tóc". Đó là món tóc góp lấy, hay là mua ở phố Hàng Mành. Rồi nâng vành khZn lên, kẹp đuôi gà. Đuô i gà dài, mà quấn được vào khZn vài vòng, là chắc. Soi lại gương, xem đường ngôi thật ngay chưa ? Chỉ có các cô không cần giữ giá nữa, mới dám rẽ lệch và đội vòng khZn vênh lên thôi. Rút ô kéo dưới, phết nhẹ vào hai gò má một tý tị phấn. Nhớ lời mẹ dặn: "Đánh nhiều phấn vào, thì sau này mặt như mặt bà đồng, nhiều tàn nhang đấy? ". Môi có nẻ thì chấm một chút sáp son mua của bà cử Hàng Đường.
    Nhìn thoáng lại một lượt, rồi bước ra nhà ngoài. Nhóm lò, đặt siêu nước lên, rồi ra mở cửa . Từ lúc ấy, bà cụ hàng hoa đã treo lên cửa gói "hoa tháng". Mở ra bày lên bàn thờ, thắp nhang, thỉnh ba tiếng chuông. Nhặt bông ngọc lan, giắt lên khZn. Không lấy hoa nhài đâu. Thơm nhưng phải cái tội cứ nở vào đêm. Quét nhanh mấy nhát, sao cho lúc rót nước, thì không còn bụi nữa .
    "D ung" được đặt vào trong bốn đức, "Công, Dung, Ngôn, Hạnh". Vậy mà không bao giờ được nghĩ nhiều đến Dung. "Phấn, son, điểm nhạt" thôi.
    Trong "Dung", có mục quần, áo. Thứ nghĩ đến trước của các cô, là cái "yếm". Có thợ may đấy nhưng chưa bao giờ có cô nào dám đưa thợ may yếm, may quần. Mẹ bảo: "Có họa bọn "thối thây" mới làm thế ? ".
    Yếm là vuông vải trắng nhỏ, vừa vặn che ngực. Góc trên, khoét một chỗ để tra cái "cổ xây". Cổ xây phải đi mua. Nó là một vòng vải khâu thật tròn, là cứng, có giải để buộc sau gáy. ở phần trên của hai cạnh dưới cái yếm khâu hai đoạn vải dài, để quấn ra đằng sau, rồi thắt ở đằng trước, cho chắc ngưc và gọn cái "lưng ong". Thắt rồi bỏ sõng trước mặt, cho khỏi "chố ng chếnh". Các bà bảo "Thắt lưng con én". Các cô không cài khuy cổ áo để cho cái cổ - từ cổ yếm vươn lên, kiểu "cổ kiêu ba ngấn, miệng cười trZm hoa". Giải yếm thắt, lưng gọn mà không cứng đờ .
    Các bà, các cô làm lao động chân tay, mặc áo "bốn thân", hai thân truớc bắt chéo như thắt lưng, cũng là để, "kín" phía trước, Nhiều cô lại thắt ra đằng sau cho đi trong áo, rồi làm nút ở phía trước, vừa đẹp, vừa kín đáo. Các bà dùng thắt lưng tam giang hay quan lục. Các cô thì dùng màu quan lục; khi mạnh bạo dùng mầu đào. Ngày thường mặc yếm trắng. Đi làm đồng, mặc yếm nâu non. Ngày cưới hay ngày làng vào đám, thì mặc yếm điều. Các cụ trong làng hay dùng yếm "hoa hiên", gói chạnh cái tên "hoa huyên", là hoa cây "cỏ huyên", tượng trưng cho bà mẹ. Hoa này nấu canh Zn mát ruột. Y ếm các cụ thì khoét "cổ sẻ" dưới nhọn, thêu ba vết tòe ra như chân chim.
    Mầu áo hay dùng nhất, cả ở tỉnh và nhà quê, là mầu nâu. Mua "củ nâu" về, gọt vỏ, xắt mỏng, giã cho chảy nhựa, đổ thêm nước mà nhuộm. Nhuộm vài nước thì được mầu "nâu non"; nhiều nước thì mầu thẫm, gọi là "nâu già". Có khi ngả bùn nữa. Nhuộm nâu thì vải bền thêm. Các cô gồng gánh nhiều, thì vai áo chóng rách. Các cô cắt phần trên áo, thay bằng vải mới, gọi là "áo đổi vai", coi có duyên.
    Nếu là hàng tơ lụa, mà muốn nhuộm thâm, thì trước hết phải "chuội" bằng quả tai chua, rồi nấu với nước lá sòi và lá bàng. Các cụ bà thích mầu "cánh kiến", nâu, đỏ nóng, nhuộm bằng "cánh kiến", do một thứ sâu làm ra ở trên cây mạn Sơn La, Lai Châu. Màu cánh kiến rất bền. Cánh kiến cũng dùng để nhuộm rZng.
    * *
    *
    ở hàng phố, mùa hè, thanh cảnh nhất, các bà dùng the La Cả chuội trắng. Mỏng, nhẹ , mát. áo the thâm có hai thứ : the đơn và the kép , mỏng và dầy. Thường gọi "áo đơn" là áo một lần vải. May áo hai lần vải, gọi là "áo kép ". Ba lần, trong có một lần "dựng", gọi là "áo mền". Bốn lần, gọi là' "áo đụp". Các bà cũng dùng "áo bZng" bằng the đơn có hoa lác đác. "Xuyến" có vết tà ngang. Khi các bà mặc áo yếm, tuy áo mầu, thì ở ngoài hay phủ bằng the hay sa cho nhũn. Đức "dung" yêu cầu đẹp nhưng cũng yêu cầu "nhã nhặn". Tránh những thứ "lòe loẹt" .
    Phụ nữ Bắc mặc áo quần thâm bằng lĩnh, lụa, cấp , vải, trồi, đũi. Khi các bà vào thZm cung điện lZng tẩm ở Huế, thì người ta yêu cầu mặc áo quần trắng, như các bà miền Trung.
    Ngày tết hay có đại lễ , các bà cũng mặc "mớ ba", "mớ bảy". Cái đẹp , ở chỗ mỗi tà áo trong lộ ra dộ một ly. Trừ khi làm lễ "thượng thọ" có khi mặc áo đỏ "đại hồng".
    Khi thấy người Zn mặc không hợp , với phụ nứ thì chỉ nhìn thôi, nhìn như "có ý", mà không nói gì. Với nam giới thì người ta nói ngay: "Gớm, xúng xính như lễ sinh chết vợ ấy! ". Không coi mảnh áo, tấm quần nặng hơn phẩm giá con người. Người ta nói : "Mặc xứng với Đức". ở cái thời trước ấy, thì cả các cô đào hát, cũng chỉ cốt hát hay, mặc áo the, quần lĩnh, đi dép cong. ở các hội rất linh đình, có "nhà trò bỏ bộ", các cô cũng Zn mặc thế, chỉ có cài vào vai hai cái đèn giấy thôi.
    * *
    *
    Các ông, bên ngoài, tỏ ra "bất cần", nhưng thực ra thì có chú ý đến Zn mặc. Các ông sợ nhất là: mặc quá sang trọng, thì bị xếp vào hạng "tục khách".'
    Thường thì vẫn để tóc trần, búi tóc ra đằng sau, nhưng có khách đến, là chạy ngay vào nhà trong, chít khZn. Vòng thứ nhất, làm chữ "nhân", vòng thứ hai bao búi tóc. Hai vòng nữa là hết. KhZn to thì bị gọi là "khZn tầy vố". KhZn áo chỉnh tề, mới ra tiếp khách. Thế là trọng khách và trọng mình. áo ngoài, không cài khuy cổ để lộ cổ áo trong, có cài.
    Người ta hay gọi các cậu ấm là "phường khố lụa", nhưng rất ít người mang quần lụa. Khoảng 1914, mới thấy "khZn xếp".
    Ngày lễ cưới, họa hoằn lắm, mới có cô dâu quấn khZn "vành dây", quấn nhiều vòng thật đều bằng nhiễu điều. Khi ấy cũng mang yếm và quần hồng.
    Có tang, hay mặc đồ trắng, tỏ ý là "đồ mộc", không trang sức. Trở đại tang, thì mặc áo chàm, để xổ gấu. Đứng đầu bốn Đức, là "nữ công". Trước hết là vá may. Vá may cho cha, mẹ, chồng, con. Chỉ có may áo dự lễ lớn, mới đi thợ may. Những "tổ" thợ may, từ Hà Đông ra, thuê hàng ở Hàng Đào hay Hàng Vải. Chỉ thuê có một bên cửa hàng thôi. Tất cả thợ lớn, nhỏ , đều làm việc và Zn ngủ tại đó. Với họ, Hà thành chỉ là chỗ làm thôi.
    Thợ may rất giỏi, vì không có một bà hay một cô nào chịu để người ta đặt cái thước lên người mà đo. Nếu khách đưa cái áo cũ đến là tốt rồi. Không có , thì chỉ ước lượng bằng mắt thôi. Đường khâu nhìn như không thấy chỉ ở đâu cả. Người ta dùng quen mắt đi. Sau này, khi có máy khâu, cũng không ai chịu đưa áo ngoài đi khâu máy cả. áo bông thì bao giờ cũng khâu tay.

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  4. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    CÁC NGHỀ

    Về mặt công nghệ thì rõ ràng là các tỉnh đã làm nên Thủ Đô .
    "Tứ Tuyên" góp phần, mỗi nơi một cách". Có những đoàn xây dựng nhà cửa, đình chùa, tạc tượng, lên kinh kỳ làm việc. Hết việc là về. Có ai "nhắn" mới lại lên. Như thế là làm nghề mà vẫn không bỏ hẳn đồng áng. Có những làng như Đa Hội (Hà Tây và Phúc Yên) đến thủ đô là thợ rèn, ở phố Hàng Bừa; nhưng chỉ tìm đủ chỗ làm và ở tạm thôi. Nhà nào cũng xây dựng dinh cơ ở quê nhà ngày tết là về. Thợ may cũng làm như thế. Phường buôn Phượng Lâu, ai cũng giữ cơ sở trong quê.
    Cách làm nhiều nhất là dọn nhà hẳn lên Hà Nội. Nhưng lòng người Nam mình, ai cũng gắn bó với "quê cha, đất tổ ". Lên đến Kẻ Chợ, khi người cùng làng đã khá đông rồi, là "họp làng". Có những làng như Phất Lộc, Tự Tháp, vẫn cứ ở liền với nhau một khối. Nhưng nhiều làng không ở được gần nhau, thì vẫn coi nhau là "đồng hương", xây dựng một đình "thờ vọng", gọi là "vọn từ", để thờ vị Thành Hoàng làng mình, và đến ngày vào đám, cũng mở hội tế lễ. Mỗi nZm còn cử một đoàn về quê lễ để giữ vững liên lạc. Các người dân làng Phủng ( Hưng Yên) đến Hà Nội làm nghề bán sách, xây "Phù ủng vọng từ" ở phố Lý Quốc Sư, để thờ tướng Phạm Ngũ Lão. Có những nghề như Hàng Quạt, Hàng Giầy, cùng xây đền để thờ ông "Tiên Sư". Những nghề không làm được đình, thì mỗi nZm cũng tế Tiên sư một lần ở nhà người "đZng cai". ĐZng cai, cũng như "câu đương" là người lần lượt được cắt để lo việc lễ và việc Zn uống sau lễ. Có những chỗ các người cùng làm một nghề, hội họp thành "Phường", để cùng lề tổ và cùng giữ nền nếp của nghề. Các người làm đồ xấu, làm mất tiếng, thường bị cảnh cáo. Có khi mất quyền mua chung nguyên liệu. Trong mỗi nghề, người ta hay cử người đi mua chung nguyên liệu, để được giá hời. Khi về thì chia nhau. Ví dụ nghề "phó cối", mua gỗ về làm "rZm" cối. Cắt ra từng thớt, rồi chia phần, và nhờ một em bé rút thZm hộ. Mất cái quyền mua chung ấy, thì khó làm Zn.
    Lại cũng có những người, như thợ cạo Kim Liên và Thịnh Quang, sáng ra tỉnh làm, tối lại về làng.
    Tình "quê hương bản quán" mạnh, giúp cho bà con giữ được đoàn kết, bảo vệ được tiếng tZm chung và những điều dễ dàng trong nghề nghiệp.
    * *
    *
    Người làng Đan Loan (Hải Dương) lên Kinh kỳ, là nghề nhuộm màu ở Hàng Đào. Sách ở Hàng Gai, do người Liễu Chàng (Hải Dương) in, và người Phù ủng (Hưng Yên) bán. Dân Kiêu Kỵ (Gia Lâm) đến làm "vàng quỳ" ở Hàng Bài, suốt ngày búa đập chan chát. Kiêu Kỵ còn làm cả mực đen, bán ở Hàng Bút. Làng Quýt Độn (Quất Động), Thường Tín, đưa thợ thêu lên lâm việc ngõ Yên Thái (Hàng Mành), bán ở "Chợ đình thợ thêư", ở chỗ nhà số 2A bây giờ. Ở đó là đình thờ ông tổ nghề thêu. Phố Hàng Trống có người Liêu Thượng (Hưng Yên) đến làm các thứ trống: trống cái, trống con, trống khẩu, trống cơm. Cũng ở Hàng Trống có dân Đào Xá (Thườn Tín) làm lọng. Thôn Tự Tháp ở cuối phố Hàng Trống. Người Tự Tháp làm nghề vẽ tranh (gọi là tranh Hàn Trống), tranh thờ Phật, Thánh và quan Tướng (Hổ). Dân Hà Vị (Thường Tín) đến Hàng Hòm, làm tráp, quả, hòm xiểng bằng tre và gỗ sơn. Người Đình Bảng (Bắc Ninh) cũng đến Hàng Hòm và Hàng Bông làm hoành phi và câu đối sơn then và sơn son, thếp vàng. Làm đồ Hàn Tiện là dân Nhị Khê (Thường Tín). Ngõ Hàng Hành và ngõ Hài Tượng có dân làng Chằm (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến làm nghề da và giầy dép. Hài Tượng có đình thờ tổ nghề ở số 16 Hàng Hành, cũng có đình tổ nghề nhà số l0 Hàng Bạc có bốn nghề. Dân ehâu Khê (Hảí Dương) lên ở để làm "trường đúc bạc" đúc bạc nén cho triều đình. Họ có hai đình thờ tổ nhà số 42 và 50 và mộ t "vọng từ Châu Khê" trong ngõ Miễu. Người Châu Khê cũng làm cả việc "đổi bạc", đổi bạc nén ra tiền đen. Nghề kim hoàn gồm ba ngành: chạm, đậu, trơn, do người Định Công (Thanh Trì) làm. Dân Định Công cũng có đình thờ riêng; nay đã đổ. Việc chạm đồ bạc, như ấm, chén, do dân Đồng Xâm (Thái Bình) làm. Dân Kim Ngưu (VZn Giang, Hải Hưng) đến Hàng Buồm làm thịt' trâu. Thợ làm mành, phố Hàng Mành quê ở Giới Tế (Bắc Ninh). Dân Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) làm đồ khả ở phố Hàng Khay. Người Hòe Thị (Từ Liêm) đến làm bừa ở phố Hàng Bừa. Phố này, nay gọi là phố Lò Rèn có nhiều người Đa Hội (Đan Phượng và Phúc Yên) để làm nghề sắt. Rất đông người Lương Ngọc (Lương Đường Hải Dương) đến ở Tự Tháp, Hàng Trống, Hàng Bông làm nghề vZn chương dậy học, và có "vọng từ" ở Hàng Bông số 68A. Người Liên Viên, Phượng Dực (Thường Tín) làm đồ gỗ và áo quan ở Lò Sũ, Hàng Sũ. Phố này cũng có nhiều lò rèn. Dân nZm xã: Đông Mai, Châu Mỹ, Long Phượng, Đào Viên, Điện Tiến (Hà Bắc và Hả Dương) đến lập lò đúc đồng ở đảo Ngũ Xã trong hồ Trúc Bạch. Người Vân Hoàng (Thanh Oai) làm nghề nhuộm thâm ở phố Thợ' Nhuộm . Từ Phùng Khoang (Hải Hưng) có dân lên làm khóa ở phố Hàng Sắt, (Hàng Đồng). Hàng Đồng cũng có người Cầu Nôm (Hải Hưng). Người làm quạt lông, gốc ở làng Đơ ( Hà Tây). Người bán giò chả, quê ở Ước Lễ (Thường Tín) . Người Phường Đổi, Phú Đôi (Phú Xuyên) bán sách, nhưng chỉ đến buôn ở Hàng Gai, mà không có nhà ở Hà Nội.
    * *
    *
    Có nhiều nghề người Hà Nội làm. Những phố bán đồ Zn: Hàng Gạo, Hàng Đậu, Hàng Đường, Hàng Cá, Hàng Chả Cá, Hàng Trứng, Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Gà, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Chè, Hàng Rượu ,Đậu phụ Hòa Mã, Bún Đình Gạch, bánh Huyền Thiên, Hàng Bột, Hàng Giò , Hàng Hành.
    Chơi cờ có đền Đế Thích, hát ca trù Hàng Giấy, hát chèo Giáo Phường, Phục Cổ; Hàng Đàn ở phố Chân Cầm, Hàng Kèn, Hàng Bài.
    Các bát đĩa bán ở Hàng Bát Đàn, Bát Sứ; may áo đại triều hay phường hát ở phố Mã Vỹ. Có Hàng Nón Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Dầu, Hàng Hài, Hàng Bông Đệm. Hàng Chĩnh bán chum vại. Hàng Vải, Hàng Mụn, Hàng Màn, Hàng Chỉ, Hàng Bút, Hàng Giấy, Hàng Cân, Hàng Mây, Hàng Nâu, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàn Điếu, Hàng Lược, Bến Nứa, Hàng Than. Xây dựng có Hàng Vôi, Hàng Tre , Ngõ Gạch, Bến Gỗ.
    Vòng ngoài thành có các làng Hoa, Nhật Chiêu, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Võng Thị, Đại Yên, Ngọc Hà, Hữu Tiệp. Các loại giấy do Bưởi, Nghĩa Đô và Cót cung cấp. Cốm vòng Mai Dịch. Các rau gia vị làng Láng, gạo Mễ Trì, kẹo Kim Lũ, vải, nhãn Thanh Liệt, cam, bưởi làng Canh, cá rô đầm Sét, cá chép Hồ Tây, rượu sông Hát và Kẻ Mơ. Thao Triều Khúc, gấm vóc làng La Khê. Cuối Hàng Bồ có bán đá cuội và dao rựa để đánh lửa.
    TrZm nghề, mỗi nghề có một địa phương, một lịch sử những phong cách đặc biệt, góp phần vào "phong vị Tràng An".

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  5. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Sao không ai post bài về hà nội cùng tôi vậy ?
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  6. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Một vài nét về lịch sử ThZng Long - Hà Nội
    Hà Nội dựng trên đồng bằng đất bồi phù sa của sông Hồng, nên đến thời kỳ "đồ đá mới", cách đây khoảng 5.000 nZm, mới có người ở.
    Phong cảnh Hà Nội lúc ấy, chắc còn hoang vu. Đồng lầy mới khô, nhiều chỗ còn lõm bõm. Sông Hồng chảy từ miền núi xuống, để lại hai bên bờ những đầm, hồ lớn: bên này là Hồ Tây, bên kia là cánh đồng thấp Hải Bối. Cây cối mọc um tùm, rừng bạt ngàn. Đến bây giờ, lặn xuống Hồ Tây, còn thấy những gốc lim rất lớn; cách đây vài trZm nZm, bờ tây Tây Hồ còn rừng to. Trong miền còn nói đến "Làng Rừng", lại còn có làng tên là Trích Sài (hái củi). Bên đền Bưởi, vài nZm trước còn có "bãi Bàng" và bên kia sông, hồi ấy cũng còn khu rừng Xuân Quan rậm rạp.
    Những người dân đầu tiên của Hà Nội đã có những dụng cụ đá, được mài khá tốt, đã có đồ gốm, đã biết trồng lúa và nhiều thứ cây khác, cũng đã nuôi được mấy thứ gia súc. Lúc này, nền vZn minh sông Hồng đã thịnh. Những người ấy đã mạnh dạn rời miền núi, xuống đồng bằng. ở đấy, sông ngòi, cả các đầm đìa đền nhiều cá, dễ kiếm Zn; đất tốt, trồng trọt dễ dàng. Đi lấy đá làm công cụ, cũng chỉ theo hướng mặt trời lặn, đi từ sáng đến chiều là đến nơi.
    Đến thời các vua Hùng, các cụ lại có thêm đồ đồng, rồi đồ sắt nữa. Trước đây sáu mươi nZm, ở cửa đình Nhật Chiêu, còn có một cây gạo cổ, chỉ sót vài cành con, lại có một cái bướu gần ngọn cây to bằng hai cái bồ trồng lên nhau. Tương truyền: đó là cây sót lại của một dặng 12 cây do một bà vợ vua Hùng trồng, để ghi việc bà đã sinh 12 con. Đời Hùng Vương thứ 6, khi giặc Mũi đỏ, rồi giặc Ân đến cướp nước ta, người anh hùng cứu nước thời đó là ông Gióng ở Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Trong khu vực Hà Nội có đến 23 tướng đem quân theo ông Gióng đánh giặc. Hồi ấy, đất Hà Nội thuộc bộ Giao Chỉ, trong nước VZn Lang nhà. Câu chuyện yêu đương và lập gia đình theo ý muốn của Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra ở Chử Xá, huyện Gia Lâm. Rồi đến đời vua An Dương Vương xây thành Loa ở huyện Đông Anh. Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Bà Trưng Trắc là vợ Thi Sách, quê ở Mê Linh. Hà Nội cũng góp nhiều quân và nhiều tướng cho phong trào rộng lớn và mạnh mẽ của hai Bà. Sau này, vua Lý Nam Đế đóng quân ở cửa sông Tô Lịch rồi lập đô kỳ ô Diên ở Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng. Triệu Việt Vương lại đánh du kích ở đầm Dạ Trạch, bên kia sông.
    Lúc này Hà Nội đã là một đất đông dân, cảnh sắc đẹp đẽ, nên vua Thái Tổ nhà Lý, Công Uẩn, nZm 1010 đóng đô ở đấy. Bỏ các nơi quê hương, các chỗ dựa rừng núi, đến đóng giữa đồng bằng, đặt cho thành một cái tên có thế bay bổng, là ThZng Long, vua Lý quả quyết với thiên hạ, cái chí sắt đá của dân ta bất chấp tất cả các bọn xâm lược. Rồi một người Hà Nội, quê ở phường Thái Hoà, thấy phương Bắc sửa soạn sang cướp thì đưa trước quân sang, phá châu Ung, chỗ nó dồn lương tích cỏ, rồi dựng một bức tường trên sông Cầu, chặn đứng quân thù. Ông ấy là Lý Thường Kiệt.
    Phần lớn những người anh hùng ba lần thắng quân Nguyên, từ Hưng Đạo Vương đến chú bé Trần Quốc Toản, cũng đều là dân thành ThZng Long. Trong trận giải phóng ThZng Long, có mặt Lê Thái Tổ là người Lam Sơn, nhưng cũng có mặt ông tướng vZn Nguyễn Trãi, sinh ra ở bờ Hồ Tây.
    Hai mươi tám tay từ chương nổi tiếng họp hội Tao Đàn ở ThZng Long. Ông thày đạo đức cao đẹp, nêu gương cho các thày đời sau, thày Chu VZn An, là người Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.
    Các thợ nghề giỏi nhất đều đến làm ở ThZng Long. Thời Lê Trung Hưng là lúc dân thợ đến Đông Kinh nhiều nhất. Nghề nông cũng đạt một trình độ kỹ thuật cao.
    Ông tướng thiên tài của Tây Sơn, là Nguyễn Huệ cùng với cả đoàn tướng sĩ bách chiến, cũng đến cánh đồng Thanh Trì, đánh trận oanh liệt nhất.
    Vẽ phác các nhân tài ấy cũng đủ tranh để treo trong một "gác LZng Yên" nhiều tầng, ghi công lao sự nghiệp các bậc ấy, đủ tài liệu cho một bộ sử. ít nơi nào mà cái "chất sử" lại đông đặc như ở Hà Nội.
    ThZng Long, rồi Đông Đô, Đông Kinh, từ Lý Trần đến ngày nay, là một khoảng đất từ chợ
    Cổng đền Ngọc Sơn
    Photo: Nguyễn Nhưng

    Bưởi đến Ô Cầu Dền, từ sông Hồng đến Cầu Giấy trên sông Tô Lịch, gồm 3 toà thành, trong có 13 trại và 61 phường, rồi 36 phố, phường, từ bờ hồ Tây tới quanh Hồ Gươm. Phía bắc có sông Hồng bao, bên trong có Hồ Tây, tiếp đến hồ Trúc Bạch, rồi hồ Cổ ngựa, đi mãi đến Hàng Than. Lại thêm một chi của sông Hồng là sông Tô Lịch, đi từ Chợ Gạo, đến chùa Cầu Đông Hàng Đường, chếch lên phía bắc ở cống chéo Hàng Lược, đi theo phố Phan Đình Phùng, qua Thụy Khuê, Thụy Chương, đến chỗ Hồ khẩu, là cửa thoát nước từ hồ vào sông, rồi đến chợ Bưởi. Sau khi gặp con sông Thiền Phù từ Quán La xuống, sông Tô Lịch quặt về phía nam. Sông Tô thành cái hào tự nhiên cho mặt bắc và mặt tây các thành Nguyễn, Lê, Lý. Sau khi làm hào cho mặt tây thành, đến Cầu Giấy, sông Tô có một nhánh, sông Kim Ngưu, làm hào cho mặt nam thành, rồi chảy qua Ô Chợ Dừa, đổ vào đầm Sét. Mặt đông ThZng Long có sông Hồng (cũng gọi là sông Cái, sông Nhị). Sau sông lại có một chuỗi hồ: hồ Ngõ Miếu, hồ Hàng Đào, Hồ Gươm, hồ Thủy quân, hồ Quỳnh Lôi. Mặt nam,bên trong sông Kim Ngưu có hệ thống VZn hồ bao la, nay đã thu hẹp. Sông, hồ làm hiểm cho ThZng Long như thế.
    Phía nam hồ Tây, lác đác có những quả núi. Thật ra chỉ là những gò lớn, mà 2 gò cao nhất nay cũng chỉ còn cao già 18 m. Từ đông sang tây, có núi Nùng (mới), núi Khán, núi Sưa (núi Xuân), núi Bát Mẫu, núi Voi (Thái Hoà), núi Cột Cờ, núi Cung, núi Trúc và núi Vạn Bảo. Núi đây là những núi người ta đắp nên, thì cũng có thể, nhưng như thế thì thật là những công trình lớn, vì mấy nghìn nZm rồi, đất đắp lên mà vẫn còn cao như thế. Núi Cung và Núi Sưa hiện còn hơn 18 m. Phía nam có 13 gò, từ Đống Đa đến gò Chinh chiến xã Phương Liệt, đến mãi bờ sông. Rõ ràng đây không phải là những gò thiên nhiên, mà là những đống thây của các người khốn khổ mà nhà Thanh đẩy đi xâm lược. Sau trận Khương Thượng, xác giặc chôn không xuể. Nhiều quá phải xếp thành đống cao, rồi đổ đất lên, 13 gò trở thành một dẫy đài kỷ niệm.
    Xem cảnh đẹp mát ruột, nhớ đến người xưa nức lòng. Nghĩ rằng từ các tổ Hùng, cho đến chúng ta, một mạch máu chảy liền, một ý chí rắn chắc, tạo nên một Thủ đô, một thớ con người.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  7. vitdethuong

    vitdethuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.139
    Đã được thích:
    0
    Những bài này của bác rất hay nhưng mà e là không phù hợp lắm với box 82. Nói thật là em cũng cố đọc được 2 bài của bác thì hoa hết cả mắt lên (dài quá mà). Những bài như thế này mà post bên box Lịch Sử thì chắc là sẽ được đón chào nhiệt liệt đấy.
    Vịt dễ thương
  8. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Tôi post bài này với mục đích làm tư liệu nên ai có nhu cầu tìm hiểu về hà nội xin mời nhào vô , và ai có nhũng tư liệu khác về hà nội xin mời post lên để vốn tài liệu về hà nội được phong phú và đa dang hơn .
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  9. DarkKT

    DarkKT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Hình như vào nhầm chỗ thì phải, đọc hoa cả mắt chẳng biết mình đang đọc đến dòng nào cả. Bõ 82 gì mà Hà Nội ăn mặc rồi làng nghề lung tung loạn xạ cả lên. Em chỉ cần biết địa chỉ một vài chỗ có thức ăn ngon và nơi vui chới giải trí thôi chứ những cái này em vào vietnamtourism.com cho nhanh (Lịch sử học đã ngại đọc càng thêm ớn)
  10. vitdethuong

    vitdethuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.139
    Đã được thích:
    0
    Bạn Dark không nên nói như vậy, không phải ai cũng đủ kiên trì và yêu Hà Nội, yêu lịch sử Hà Nội để type lên những trang này đâu. Theo tôi ta nên tôn trọng những việc mà BitterSweet đã làm.
    Đây thực sự là những tư liêu quý giá cho những bạn thích môn Lịch Sử.
    Vịt dễ thương

Chia sẻ trang này