1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi vnkanzler, 18/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    tiếp... kết
    CHÚ THÍCH
    * Việt: Ho => Thái: Ai. Chuyển biến âm giữa Ho => Ai, giống y như giữa Hai => Ôr, Ê, Ơi, quan thoại ''Er'' (=2), như đã mô tả phía trên. Để ý tiếng Việt thu nhập ''khạc'' rồi mang vào nghĩa hơi khác với một từ tương đương ''Ai'' dành cho ''Ho''.
    ** Cần phải để ý đến điểm này - rất quan trọng. ''Xài'' trong tiếng Việt mang hai nghĩa: Xài tiền'', và ''Xử dụng đồ vật'', ''dùng đồ vật''. ''Hôm đi chơi Thái Lan, anh đã xài hết bao nhiêu?'' hoặc: ''Anh đã xài chiếc xe hơi nầy được bao lâu rồi, mà bây giờ mới tính bán cho tôi?'' Tiếng Thái cũng Y HỆT như vậy. Từ điển ghi rõ, ''Chai'' = spend money, xài tiền. ''Chai'' = Use, xài đồ vật. Điểm độc đáo đi sâu vào văn hoá dân tộc, một từ cùng mang 2 nghĩa trong hai thứ tiếng cho thấy hai dân tộc chắc chắn đã từng sống bên nhau, hoặc có tình bà con chị em với nhau vào thuở cổ thời. Thí dụ khác: ''Yue'' (nguyệt) trong tiếng Tàu vừa mang nghĩa ''Tháng'' vừa mang nghĩa ''mặt trăng'' (y như: bulan, Mã Lai). Thoạt nhìn tửơng tiếng Việt có 2 thứ ''tháng'' và ''mặt trăng''. Nhưng từ tiếng Thái chỉ ''mặt trăng'' là /Duan Jan/. ''Duan'' chuyển thành ''Tháng'' và ''Jan'' chính là ''Giăng'', là Trăng. Tiếng Việt trước hồi quốc ngữ là Bulăng (y như tiếng Mã Lai), chuyển qua ''Blăng'', rồi quốc ngữ biến /L/ thành /R/: Blăng => Brăng => Trăng.
    *** Đây cũng là từ độc đáo. ''Cơm'' mang hai nghĩa: ''gạo nấu chín'' và ''bữa ăn''. Thí dụ: ''Nồi cơm chưa chín mà anh đã dọn bàn rồi'' / Cơm= gạo nấu chín, và ''Anh chị đã ăn cơm tối chưa?'' / Cơm= bữa ăn. Tiếng Thái có từ ''Kow'' có âm sinh ra ''Cơm'' và ''Gạo'' tùy theo cách phát âm gần giống. Và ?~KOW cũng vưa mang nghĩa ?~cơm/gạo?T vừa nghĩa ?~bữa ăn?T.
    Đặc biệt, từ chỉ ''Gạo'' của tiếng Mã Lai là PA-ĐI. Từ ''Pa-đi'' đã sinh ra tiếng Anh Paddy, như paddy field: ruộng luá [4].
    Người dân tộc Rhađê => Pơ-đai. Gia-rai => Pơ-đai. Chăm => Pơ-đai.
    Mường => Pơ-đuông (cũng dùng từ ?~cơm?T như Việt)
    Mường chịu ảnh hưởng đơn âm của Tàu nên bỏ bớt ''Pơ'' còn lại ''Đuông'' => sông Đuống.
    Người Quảng Đông (có gốc Thái cổ) cũng bỏ bớt một âm, nhưng âm cuối của ''Pa-Đi'' còn lại ''PA''. Theo thiển ý, /PA/ sinh ra /Pan/, rồi tiến đến /Phàn/ không bao lâu.
    /Phàn/ cũng mang 2 nghĩa: cơm và bữa ăn. ''xik fan'' = ăn cơm, ''chow fan'' = cơm chiên
    Tiếng Quan Thoại cũng vay mượn tương tự: /mi fan/ = cơm. /fan dian/ = tiệm ăn.
    **** Ảnh hưởng của đóng góp dân hải đảo (Melanesian) cũng có thể tìm thấy qua số ngữ vựng thông thường. Thí dụ: Bên mặt (phải) tiếng Fiji gọi: Matau, rất giống ''mặt'' tiếng Việt. Tương tự, tiếng Tonga: taoMatau. Trễ (muộn) có âm giống tiếng Tahiti: Taere, v.v.
    ***** Những ai đã học tiếng Thái đều thấy tiếng Thái rất giống tiếng Việt. Từ cú pháp, văn phạm, đến cách xử dụng thì quá khứ và tương lai. Giống như nhận xét của (Đại tá) Henri Roux [14]

    3. TÓM LƯỢC

    Xin tóm tắt như sau:

    (i) Thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân được giải mã dưới góc nhìn mới chú trọng đến sự chia ly giữa bà Âu và ông Lạc, cũng như thời điểm chính xác của khởi đầu câu chuyện.
    (ii) Âu Cơ được xem tiêu biểu cho chủng Âu, tức Thái có địa bàn xa biển và gần núi rừng. Lạc Long Quân biểu tượng cho chủng Lạc tức Việt, từng chiếm địa bàn vùng đồng bằng gần sông gần biển.
    (iii) Kinh Dương Vương, đại diện cho hai nhóm người từ đất Kinh và đất Dương. Đất Kinh (tức Kinh Cức hay Kinh Man hoặc Kinh Việt) chứa đa số chủng Âu (tức Thái). Đất Dương (tức Dương Việt) là địa bàn tạm trú của chủng Lạc (tức Việt). Cả hai đều thuộc địa bàn nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu. Lãnh tụ nước Sở truyền qua hai mươi mấy đời đều mang họ Hùng, và tự xưng Vương, bắt đầu từ đời Hùng Thông.
    (iv) Tất cả nhân danh địa danh trong truyện cổ Âu Cơ đó đều liên hệ đến nước Sở - một nước có giới lãnh đạo thuộc chủng Hoa nhưng thần dân gồm đa số rợ Yueh, chi Thái và Việt. Tất cả các nhân vật trong câu chuyện không một người nào mang máu Tàu hết. Từ Thần Nông, sang Đế Minh, Đế Nghi,.v..v. (xem bài ''Hùng Vương (2)''). Tất cả đều là cư ''dân'' vùng nước Sở.
    (v) Hôn nhân giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân biểu tượng cho việc hợp chủng thử thách giữa chủng Âu và Lạc, để chống lại sức ép Hoa tộc hoá, và về sau khủng bố của các đoàn quân xâm lược thuộc chủng Hoa. Cũng để nắm tay nhau chạy giặc, và di tản đến vùng đất mới. Điển hình là việc quân chủng Hoa đi xâm lấn và tiêu diệt toàn bộ các bộ lạc hoặc những nước lớn nhỏ của chủng Yueh: Phía chi Âu: nước Thục, Sở, Tây Âu, Đông Âu, v.v. Phía chi Lạc: Ngô, U Việt, Dương Việt, Mân Việt, và đặc biệt bộ tộc du mục Bộc Việt,v.v.
    (vi) Địa điểm dừng chân cuối cùng của hai chủng Âu-Lạc chính là tại miền Bắc Việt hiện nay. Nhưng rồi thời cuộc đưa đẩy, cuộc hợp chủng bất thành: Chủng Âu kéo nhau về núi rừng, trở lại địa bàn sinh sống quen thuộc. Chủng Lạc xuôi về miền đồng bằng ven sông, biển. Trên thực tế, có 3 lần phân cách: Thứ nhất, Hán tộc phân chia đất đô hộ ra làm hai. Phía Bắc gọi Quảng Châu, bao gồm chủng Thái cổ. Phía Nam, Giao Châu chứa đa số chủng Lạc. Gần như 50 - 50. Thứ hai, tại đất Giao Châu, chủng Âu và một số chủng Lạc thấy không hợp với người Hoa, kéo lên miền rừng núi, hợp chủng với người Negrito, Melanesian, và những chủng bản địa, như Môn - Khmer, lâu năm trở thành ngài Mường. Trong khi đó chủng Lạc, nhất là đám Bộc Việt, vốn quen thuộc với chủng Hoa ngay từ hồi còn ở Hoa Bắc, cùng với một số chủng Âu thích làm ăn sinh sống dễ dãi, ở lại vùng đồng bằng, và tạo thành người Kinh. Và thứ ba, chủng Âu đại diện bằng nước Nam Chiếu trong nhiều thế kỷ sau Công Nguyên tiếp tục níu kéo trở lại tinh thần hợp quần hợp chủng năm xưa, nhưng bị mũi dùi của thế lực đô hộ của Bắc phương phá vỡ. Sau cùng chủng Âu đành vĩnh viễn chia tay với chủng Lạc bằng cách tràn vào vùng đất khác, tạo dựng nên Lào và Xiêm La (Thái Lan).
    (v) Kiểm chứng bỏ túi một số tài liệu ngôn ngữ có trước mắt đã xác nhận rõ rệt ảnh hưởng của nhóm người đến vùng đất này sớm hơn, như dân Môn và Khmer. Xong rồi đến ảnh hưởng của chủng Thái. Ảnh hưởng chủng Thái rất sâu đậm qua hiện diện của người Mường trên 2000 năm, và các di dân thuộc chủng Thái từ phía bên kia biên giới Hoa Việt, trong nhiều thế kỷ sau. Ngược lại chủng Âu bởi hợp chủng và sống chung lâu năm với chủng Lạc (Việt) nên tiếng Mường cũng bị Việt hoá rất rõ nét. Chính ảnh hưởng giao tác đó đã khiến phân loại tiếng Việt thời tiền chiến là nhóm Môn-Khmer, đổi thành nhóm Việt-Mường nằm trong khối ngôn ngữ Nam-Á.

    Trong một bài tới chúng ta sẽ quan sát các thành phần chủ lực của đám Lạc, đã hợp cùng chủng Thái, tạo nên nền móng và từ vựng cho tiếng Việt, và hun đúc nên một số cá tính tiêu biểu của người Việt Nam.


    GHI CHÚ

    [1] Nguyên Nguyên (2005) Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (1): Quốc tổ mang hai giòng máu. Xem Khoahoc.net, aihuucongchanh.com, perso.wanadoo.fr/charite, honque.net.
    [2] Nguyên Nguyên (2005) 18 đời vua Hùng: Một ý niệm về liên tục. Khoahoc.net, aihuucongchanh.com, honque.net, perso.wanadoo.fr/charite.
    [3] Tra cứu internet qua sử lược của các quốc gia như Miến Điện (Myanmar), Siam (Thailand), Cambodia (Khmer), và đặc biệt lịch sử thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu, v.v. sẽ đưa đến một lối nhìn rộng hơn, và một bức tranh toàn diện hơn. Thí dụ: Lịch sử Myanmar cho biết dân họ xuất phát từ miền Trung Á, tức phía Tây nước Tàu, địa bàn của rợ Tây Nhung đã sách nhiễu nhà Châu, giết được Châu U Vương, và khiến nhà Châu thiên đô về Đông (770 TCN). Sử Thái Lan, cho biết rõ dân họ xuất xứ từ miệt Hoa Nam, đặc biệt nước Nam Chiếu (Nan Zhao), tức Điền Việt, hay Đại Lý (Nhất Dương Chỉ của Kim Dung), và chính là Vân Nam bây giờ.
    [4] Bình Nguyên Lộc [1971] Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt nam. Nxb Xuân Thu (tái bản tại Hoa Kỳ)
    [5] Xin đưa ra ba thí dụ, có thể tìm thấy qua internet, về thảo luận rất hay của tác giả ''quyển Mã Lai'' xuất hiện từ năm 1970, đến ngày nay đã được các sử gia Tây phương xử dụng. Thứ nhất xác định nước Tây Âu, một nước rất kiên cường, chủng Yueh nhưng chi THÁI (tức Âu), đã chống trả chiến tranh xâm lăng của nhà Tần vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Và khẳng định không có nước nào mang tên Tây Âu Lạc hết. Chỉ có Tây Âu, và nước này nằm ở địa bàn Lưỡng Quảng và Quí Châu ngày nay. Các sử gia Việt mãi cho đến năm 2005 vẫn thường xuyên nhầm lẫn chiến tranh chống quân Tần là cuộc chiến anh dũng của dân ... Việt Nam. Thứ hai, tự dạng chữ Việt (Yiệt) cổ nhất để chỉ chủng Việt có hình cái rìu lưỡi liềm, chứ không phải tự dạng ''Yue'' dùng để chỉ chủng Việt chi THÁI ở Lưỡng Quảng 粤 bao gồm chữ /Mễ/ chỉ hột gạo nằm trên chữ /yiệt/ chỉ ''rìu lưỡi liềm'', và cũng không phải mang tự dạng /yue/ S dùng để chỉ chủng Việt chi Lạc (tức Việt Nam ngày nay), mang nghĩa: ''Yượt'' (vượt). Và thứ ba, phân tích về tên vị tướng nước Sở ''Nậu Ô Đồ'', mang nghĩa ''bú sữa cọp'' để qui ''Nậu Ô Đồ'' về từ có gốc Mã Lai. (Xin xem bài: Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (2)).
    [6] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường, Géographie et Sociologie humaine. Institut d''Ethnologie.
    [7] Nguyên Nguyên (2004) Từ chữ Nôm đến quốc ngữ. Trọn bộ 8 bài. Trên các báo mạng như: aihuucongchanh.com, honque.net, perso.wanadoo.fr/charite, khoahoc.net.
    [8] Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm & Chu Chính Thư (2002) Mưu Trí thời Xuân Thu. (Ông Văn Tùng & Vũ Ngọc Quỳnh dịch). Nxb Văn Nghệ, TP HCM
    [9] Nicola Di Cosmo (2004) Ancient China and its Enemies ?" The Rise of Nomadic Power in East Asian History. Cambridge University Press.
    [10] Rất dễ kiểm chứng số phần trăm các từ gốc Hán trong tiếng Việt: Đếm tất cả các số từ trong vài trang sách, hoặc báo tiếng Việt. Rồi lọc ra các từ gốc chữ Hán. Đếm lại các từ gốc Hán rồi chia cho tổng số từ của các trang sách báo đã chọn. Nhân cho 100, ta sẽ có đại khái số phần trăm từ gốc Hán trong tiếng Việt.
    [11] Nguyễn Cung Thông (1997) Tiếng Việt Tuyệt Vời - Âm M trong tiếng Việt. Tác giả xuất bản (Melbourne, Australia). ISBN 0646 35730 1.
    [12] Dân số người chủng Hẹ ngày nay tại Trung quốc lên đến khoảng 35 triệu. Nếu kể di dân gốc Hẹ khắp nơi trên thế giới, có thể đến 60-70 triệu. Người Hẹ nổi tiếng có thể kể: tài tử Châu Nhuận Phát, Đặng Tiểu Bình, anh chị em nhà họ Tống: Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh, Tống Tử Văn; tiểu thuyết gia Han Suyin (Hàn Tố Âm), cựu thủ tướng Singapore Lee Kwan Yew (Lý Quang Yiệu), lãnh tụ Thái Bình Thiên quốc Hồng Tú Toàn,...
    [13] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson.
    [14] Henri Roux (1954) Quelques Minorités Ethniques du Nord-Indochine. France-Asie. Janvier-Février 92-93. Tome X. Đặc biệt, theo tài liệu này, người Thái đen và Thái trắng tại Bắc phần chính là hậu duệ người nước Thục (tức Tứ Xuyên ngày nay). Đừng nhầm nước Thục này với nước Thục của con cháu Lưu Bị ở thời Tam Quốc: Ngụy, Ngô và Thục.
    [15] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành (2002) Từ Điển Mường Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc. Hànội.
    [16] Hoài Nam Wương Liu An (cháu của Liu Bang) thuật rõ trận chiến theo lối du kích của dân Tây Âu trong quyển ''Hoài Nam Tử'', ''xuất bản'' trong khoảng thế kỷ 2 trước Công Nguyên (xem [4] & [17]. Trong cuộc chiến đó, quân Tần giết được vua Tây Âu là Trạch (Dịch) Hu Tống. Dân Tây Âu (tức Âu ''Việt'') rút vào rừng kháng chiến và giết lại được tướng Tần là Uất Đồ Thư. Một nhầm lẫn khác: nước Tây Âu Lạc. Thật ra không có nước nào mang tên nước Tây Âu Lạc cả. Chỉ có nước Tây Âu và nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc nằm về phía Tây của Nam Hải. (xem [4] & [17]).
    [17] Keith Weller Taylor (1983) The Birth of Vietnam. University of California Press.
    [18] Charles Higham (1996) The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge University Press.
    [19] Xin phép dùng máy bay làm phương tiện chuyên chở cho chuyến tuần thú của Đế Minh để gợi lên ý niệm ''Fast Forward'' đã ẩn tàng trong truyền thuyết, trên dưới 600 năm qua.
    [20] Tất cả những vị này đều xuất thân từ những khu vực tập trung nhiều người Mường. Keith Weller Taylor [17] ở trang website của ông, trong bài phỏng vấn của đài BBC đã nêu lên vấn đề chủng tộc nguyên thủy của những vị anh hùng dân tộc này. Đặc biệt, theo thiển ý, rất có khả năng Hai Bà Trưng có giòng máu Thái cổ, bởi vào thời đó có lẽ người Mường hãy còn giữ Mẫu hệ, theo như truyền thuyết Âu (Ngu) Cơ của họ. Lý do khác: Khi hai Bà khởi nghĩa có sự hưởng ứng của dân Nhật Nam và Hợp Phố. Đặc biệt, Hợp Phố thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay, có chủng Thái, chưa bị Hán hoá vào thời đó. Riêng Lê Lị (Lợi), đã được Nhượng Tống, theo trích dẫn [4], chứng minh rất rõ mang chủng Mường. Rất nhiều học giả, trong đó có Nhượng Tống, đã chỉ trích Ngô Sĩ Liên vì muốn bợ đỡ triều Lê đã đem rất nhiều truyền tích rặc Mường vào quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Theo quyển từ điển Mường Việt [15] tổng dân số Mường ở tỉnh Hoà Bình, ngày nay, chiếm đến gần 70% dân toàn tỉnh. Như vậy rất rõ chủ nhân của nền ''văn minh'' Hoà Bình, theo khám phá của Colani, và theo toán xác suất, chắc chắn thuộc chủng Thái cổ, chứ không phải Lạc Việt.
  2. linh_kotex

    linh_kotex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết mang tính lịch sử và truyền thống Phú Thọ của bác,em đề nghị bác all4country chuyển vào topic dính.Topic đó là tất cả các bài viết về lịch sử và văn hoá Phú Thọ được post lên để giới thiệu với bạn bè trong tỉnh và ngoài tỉnh có thể biết thêm về truyền thống lịch sử và văn hóa của Phú Thọ.Em cám ơn.
  3. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Theo anh có ý kiến thế này, cái Topic gắn trên đầu có chủ đề thực sự là quá rộng. Có khi những người xem chỉ muốn đọc về một mảng nào đó thôi, lúc đó chẳng lẽ lại phải "lục tung" tất cả chủ đề đó lên thì cũng... hơi mệt. Theo anh thì cứ nên để những cái Topic chủ đề "hẹp hơn" kiểu này. Đến khi ... không có bài thêm nữa thì ta có thể ghép vào Topic "lớn" kia. Rồi ta lập một Mục lục ví dụ như:
    Trang 1: Lịch sử và truyền thuyết Hùng Vương
    Trang 2: Địa lý Phú Thọ xưa và nay
    Trang 3: Những làn điệu dân ca Phú Thọ...
    Như vậy người xem sẽ dễ định hình hơn là phải đọc từ đầu đến cuối Topic lớn. Đó chỉ là ý kiến riêng của anh, nếu chú và mọi người thấy nên "đính" luôn, cũng không sao cả!
  4. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Uhm, mấy bài trên là một vài bài phân tích về lịch sử thôi, nếu các bạn đọc kĩ thì sẽ thấy nó "khác" với lịch sử mà chúng ta đã học... Khi đọc chúng ta sẽ thấy rằng tác giả cũng rất tâm huyết, và cũng bỏ ra nhiều công sức để viết được mấy bài này (còn nữa nhưng tớ chỉ chọn lọc để Post vào đây)... đọc mấy bài này có thể chúng ta có sẽ có một cái nhìn khác về lịch sử của mình. Vì lí do "khác" đó nên tớ nghĩ các bạn cứ để thế đi, Post lên trên khéo các Vua Hùng nổi giận mất.

Chia sẻ trang này