1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư giãn với âm nhạc (Let the music heals your soul)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi kiralyfi, 22/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0

    Life is a comedy
  2. Beatlesvn

    Beatlesvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi Rock ở đây thì....hì hì ,,, không được hợp lắm, chỉ sợ bà con la làng thôi. Nhưng mà "bong_chim_cau_tren_bien" cho hỏi cái, ở QB quê các huynh có quán cafe nào nghe Rock không zị, tui về quê đã lâu nhưng ở QT không có lấy 1 cái để nghe Rock, chỉ nên hơi buồn , hy vọng QB có lâu lâu phóng xe ra chơi!!!
    Rock will never die, but I will!!!
  3. Beatlesvn

    Beatlesvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi Rock ở đây thì....hì hì ,,, không được hợp lắm, chỉ sợ bà con la làng thôi. Nhưng mà "bong_chim_cau_tren_bien" cho hỏi cái, ở QB quê các huynh có quán cafe nào nghe Rock không zị, tui về quê đã lâu nhưng ở QT không có lấy 1 cái để nghe Rock, chỉ nên hơi buồn , hy vọng QB có lâu lâu phóng xe ra chơi!!!
    Rock will never die, but I will!!!
  4. Beatlesvn

    Beatlesvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nói chuyện Rock ở đây không thích hợp cho lắm, nếu bạn thích thì xin mời qua box Rock, nhưng nhân tiện đây cho hỏi cái, ở Quảng Bình có quán cafe nghe Rock nào không vậy , ở Quảng Trị quê miềng không có, không biết ở QB có quán nào không, nếu có thì để thỉnh thoảng tui phóng xe ra chơi!!!
    Rock will never die, but I will!!!
  5. Beatlesvn

    Beatlesvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nói chuyện Rock ở đây không thích hợp cho lắm, nếu bạn thích thì xin mời qua box Rock, nhưng nhân tiện đây cho hỏi cái, ở Quảng Bình có quán cafe nghe Rock nào không vậy , ở Quảng Trị quê miềng không có, không biết ở QB có quán nào không, nếu có thì để thỉnh thoảng tui phóng xe ra chơi!!!
    Rock will never die, but I will!!!
  6. atlyeta2810

    atlyeta2810 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Bac nào muốn nghe nhạc trực tuyến thì có thể nghe ở địa chỉ này nè:
    www.launch.yahoo.com
    Thể loại gì cũng có

    Kìa em .......... chờ anh với ​
  7. atlyeta2810

    atlyeta2810 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Bac nào muốn nghe nhạc trực tuyến thì có thể nghe ở địa chỉ này nè:
    www.launch.yahoo.com
    Thể loại gì cũng có

    Kìa em .......... chờ anh với ​
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Cụ già 94 tuổi và cây đàn tỳ bà kỳ diệu
    09:55'' 24/01/2003 (GMT+7)
    Ở Phòng Di tích văn hóa Quảng Bình, có một cây đàn tỳ bà đã tồn tại hơn một thế kỷ, qua nhiều thăng trầm cùng với những người chủ tài hoa. Người chủ cuối cùng của nó, cụ Châu Đình Khóa, hiện đã 94 tuổi, là "giảng viên đặc biệt" của Nhạc viện Hà Nội.
    Cuộc ''''phiêu lưu'''' của cây đàn chiến sĩ
    Cây đàn tỳ bà ấy xuất thân ở đâu và có tự bao giờ đến nay vẫn chưa ai dám chắc, chỉ biết nó là ''''bạn tri âm'''' của Quan ngự sử Triều đình Huế Lưu Đức Xướng từ năm 1882. Khi cụ Xướng qua đời, cây đàn tỳ bà đã có cuộc ''''hội ngộ lịch sử'''' với nhạc sĩ đàn ca tài tử Nguyễn Quang Tồn năm 1932. Vốn được thừa hưởng những tinh hoa của dòng nhạc cung đình, ông Trợ Tồn đã xin được rước cây đàn của cụ Xướng về ''''nhuận sắc'''' lại và tìm cách xây dựng loại ký xướng âm riêng một cách bài bản của các làn điệu ca Huế tài tử. Ông đã sáng tạo ra một phương pháp mới với mong muốn vừa lưu giữ những cung bậc truyền thống vừa nâng giá trị của cung bậc đó lên đến độ tuyệt hảo. Chính sự sáng tạo đó đã tôn vinh cây đàn tỳ bà và ngược lại đàn tỳ bà cũng tôn vinh ông Trợ Tồn. Những âm thanh của nó vang lên hòa vào dòng nhạc cung đình Huế như một trường phái mới. Vốn là một người giữ chức Giám thị ở Trường Quốc học Huế, nhưng vì tham gia nhiều hoạt động yêu nước, Trợ Tồn bị chính phủ bảo hộ ''''đày'''' về thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy - Quảng Bình. Tại đây, ngay trong ngôi nhà mình ở trọ, ông Tồn đã gặp người thanh niên yêu âm nhạc Châu Đình Khóa. Như duyên trời định, cuộc hội ngộ này đã gắn chặt số phận của hai người và cây đàn tỳ bà. Châu Đình Khóa vốn là cháu nội của Thượng thư Bộ lễ Chu Đình Kế nên say mê âm nhạc cung đình. Tuy là con cháu quan lại nhưng anh lớn lên thì gặp cảnh nhà sa sút. Mẹ mất sớm, người cha già phải đưa anh đến ở tạm trong gia đình người bà con mà ở đó có nghệ sĩ trẻ Quang Tồn đang sống. Châu Đình Khóa đã bị cây đàn tỳ bà hút hồn. Đêm đêm sau một ngày bận rộn trên lớp, ông Tồn lại sắp xếp lại các nốt nhạc cổ ''''Họ, Xừ, Xàng, Xê, Lưu, Cống'''' và lối ký xướng âm tài tử của mình để cậu Khóa tiếp thu được thuận lợi. Thế rồi, giai điệu của các bài "Hồ Quảng", "Tẩu Mã", "Dạo Nam", "Dạo Khách", "Lưu Thủy" từ cây đàn tỳ thấm vào tâm hồn và trở thành ngón đàn của cậu Khóa. Phong trào Mặt trận dân chủ 36-39 nổ ra, cây đàn tỳ lại "tái xuất" và trở thành vị trí trung tâm thu hút các nhân vật có tiếng tăm như chị Tuyết (một ca sĩ nổi tiếng về điệu ca Huế lúc bấy giờ), ông thợ Tham, anh Khóa... hình thành đội văn nghệ vận động quần chúng bỏ phiếu cho các ông Hoàng Chính Đống vào Hội đồng dân biểu Trung kỳ...
    Cuối năm 1939, Phong trào dân chủ ở Đông Dương đã bị khủng bố khốc liệt, đội văn nghệ tan đàn xẻ nghé, Châu Đình Khóa phải sang Lào lánh nạn, ông Trợ Tồn bị điều ra Hoằng Hóa, Thanh Hóa dạy học.
    Kể đến đây cụ Khóa im lặng, tâm trạng cụ có lẽ đang như sợi dây đàn tỳ dạo một bản hoài cổ thương nhớ cố nhân. "Không ngờ đó là lần cuối cùng tui gặp ông Tồn...".
    Vào Thanh Hóa, ông Quang Tồn nhìn kỷ vật nhắc nhở đến Châu Đình Khóa mà rưng rưng nước mắt nói với vợ: "Tôi thương chú Khóa lắm. Chú ấy đờn được mà không có đờn, mai kia tôi có cây đờn khác tôi cho cây đờn này". Lời nói vô tình ấy đã trở thành một lời trăng trối trước khi ông "đi xa". Người nghệ sĩ tài hoa ấy vĩnh biệt cõi đời khi mới 38 tuổi. Nhớ lời chồng dặn, bà Tồn đã nhắn ông Khóa vào Huế để trao lại cây đàn tỳ. Thế là cây đàn tỳ thêm một lần đổi chủ. Nó đi theo ông Khóa về với dân tộc Vân Kiều vận động đồng bào tham gia chống Pháp.
    Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng cũng là lúc cây đàn tỳ "thăng hoa". Năm 1956, nó cùng nghệ sĩ Châu Đình Khóa tham dự Hội diễn văn nghệ toàn quốc tại Quốc Tử Giám (Hà Nội) và sát cánh cùng với người bạn tri âm xây dựng Đoàn văn công Quảng Bình. Chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, cây đàn tỳ chuyển từ nhịp "cổ bản" sang nhịp hành khúc ra chiến trường để phục vụ bộ đội và thanh niên xung phong. Cho đến khi ông Khóa có cây đàn mới, ông dằn lòng gửi người bạn tri âm của mình vào nhà di tích văn hóa tỉnh.
    Tìm kiếm người kế nghiệp
    Cụ Châu Đình Khóa dạo một bản "Tứ đại cảnh". Tiếng đàn tỳ vang lên lạ lẫm giữa chiều Hà Nội ồn ã âm thanh xe máy và nhạc trẻ. Nghe tiếng đàn tỳ, tôi như hình dung thấy "bến tầm dương canh khuya đưa khách" và như cảm được "tiếng hạc bay qua". Giờ đây cụ Khóa là người duy nhất nắm được trường phái âm nhạc độc đáo mà ông Nguyễn Quang Tồn sáng tạo ra. Tiếng đàn kỳ diệu là thế nhưng lại đang có nguy cơ bị thất truyền...
    Lại nhớ cái thời Bình Trị Thiên khói lửa, ông Khóa đã đào tạo được bốn học trò thông thạo các ngón đàn tỳ, thật không may cả bốn người đều hy sinh trong chiến tranh. Hòa bình, ông Khóa về quê hương Lệ Thủy xây dựng một đội văn nghệ nhằm làm sống lại giai điệu "nam ai, nam bằng, cổ bản...". Nghệ sĩ già ấy thường buộc loa vào đầu chiếc xe đạp, đàn tỳ mang sau lưng lọ mọ đi từ Sơn Thủy đến An Thủy đem vốn liếng đờn ca tài tử Huế phục vụ người dân và thâm tâm cũng mong tìm được người kế nghiệp. Nhưng trong số không biết bao nhiêu người nghe nhạc vẫn chưa có ai thành kẻ tri âm với đàn tỳ.
    Dường như cái duyên nghiệp đến với cụ Khóa hơi muộn màng. Bây giờ ở tuổi 94 cụ tự nguyện làm thầy giáo của nhiều sinh viên khoa đàn tỳ bà - Nhạc viện Hà Nội. Các cô cậu sinh viên được cụ truyền cho những cung điệu chưa hề có trong bất cứ giáo trình nào. Ngay cả cô giáo Mai Huệ ở Khoa đàn tỳ cũng tự nguyện xin làm học trò của cụ. Cụ thầm lặng làm việc và từ chối mọi hình thức thù lao. Bởi đối với người nghệ sĩ già ấy khoản thù lao lớn nhất là tiếng đàn của ông Trợ Tồn được gieo vào tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay, cho dòng nhạc tài tử ấy chảy mãi. Bây giờ cụ Khóa lại khăn gói vào Quảng Bình, ngoài việc thăm lại quê hương cụ còn dự định sẽ "xóa mù" âm nhạc truyền thống cho các cháu học sinh ở đây. 94 tuổi đời, người nghệ sĩ này những mong thế hệ con cháu giữ gìn được vốn cổ của cha ông.
    (Theo Tiền Phong)

    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Cụ già 94 tuổi và cây đàn tỳ bà kỳ diệu
    09:55'' 24/01/2003 (GMT+7)
    Ở Phòng Di tích văn hóa Quảng Bình, có một cây đàn tỳ bà đã tồn tại hơn một thế kỷ, qua nhiều thăng trầm cùng với những người chủ tài hoa. Người chủ cuối cùng của nó, cụ Châu Đình Khóa, hiện đã 94 tuổi, là "giảng viên đặc biệt" của Nhạc viện Hà Nội.
    Cuộc ''''phiêu lưu'''' của cây đàn chiến sĩ
    Cây đàn tỳ bà ấy xuất thân ở đâu và có tự bao giờ đến nay vẫn chưa ai dám chắc, chỉ biết nó là ''''bạn tri âm'''' của Quan ngự sử Triều đình Huế Lưu Đức Xướng từ năm 1882. Khi cụ Xướng qua đời, cây đàn tỳ bà đã có cuộc ''''hội ngộ lịch sử'''' với nhạc sĩ đàn ca tài tử Nguyễn Quang Tồn năm 1932. Vốn được thừa hưởng những tinh hoa của dòng nhạc cung đình, ông Trợ Tồn đã xin được rước cây đàn của cụ Xướng về ''''nhuận sắc'''' lại và tìm cách xây dựng loại ký xướng âm riêng một cách bài bản của các làn điệu ca Huế tài tử. Ông đã sáng tạo ra một phương pháp mới với mong muốn vừa lưu giữ những cung bậc truyền thống vừa nâng giá trị của cung bậc đó lên đến độ tuyệt hảo. Chính sự sáng tạo đó đã tôn vinh cây đàn tỳ bà và ngược lại đàn tỳ bà cũng tôn vinh ông Trợ Tồn. Những âm thanh của nó vang lên hòa vào dòng nhạc cung đình Huế như một trường phái mới. Vốn là một người giữ chức Giám thị ở Trường Quốc học Huế, nhưng vì tham gia nhiều hoạt động yêu nước, Trợ Tồn bị chính phủ bảo hộ ''''đày'''' về thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy - Quảng Bình. Tại đây, ngay trong ngôi nhà mình ở trọ, ông Tồn đã gặp người thanh niên yêu âm nhạc Châu Đình Khóa. Như duyên trời định, cuộc hội ngộ này đã gắn chặt số phận của hai người và cây đàn tỳ bà. Châu Đình Khóa vốn là cháu nội của Thượng thư Bộ lễ Chu Đình Kế nên say mê âm nhạc cung đình. Tuy là con cháu quan lại nhưng anh lớn lên thì gặp cảnh nhà sa sút. Mẹ mất sớm, người cha già phải đưa anh đến ở tạm trong gia đình người bà con mà ở đó có nghệ sĩ trẻ Quang Tồn đang sống. Châu Đình Khóa đã bị cây đàn tỳ bà hút hồn. Đêm đêm sau một ngày bận rộn trên lớp, ông Tồn lại sắp xếp lại các nốt nhạc cổ ''''Họ, Xừ, Xàng, Xê, Lưu, Cống'''' và lối ký xướng âm tài tử của mình để cậu Khóa tiếp thu được thuận lợi. Thế rồi, giai điệu của các bài "Hồ Quảng", "Tẩu Mã", "Dạo Nam", "Dạo Khách", "Lưu Thủy" từ cây đàn tỳ thấm vào tâm hồn và trở thành ngón đàn của cậu Khóa. Phong trào Mặt trận dân chủ 36-39 nổ ra, cây đàn tỳ lại "tái xuất" và trở thành vị trí trung tâm thu hút các nhân vật có tiếng tăm như chị Tuyết (một ca sĩ nổi tiếng về điệu ca Huế lúc bấy giờ), ông thợ Tham, anh Khóa... hình thành đội văn nghệ vận động quần chúng bỏ phiếu cho các ông Hoàng Chính Đống vào Hội đồng dân biểu Trung kỳ...
    Cuối năm 1939, Phong trào dân chủ ở Đông Dương đã bị khủng bố khốc liệt, đội văn nghệ tan đàn xẻ nghé, Châu Đình Khóa phải sang Lào lánh nạn, ông Trợ Tồn bị điều ra Hoằng Hóa, Thanh Hóa dạy học.
    Kể đến đây cụ Khóa im lặng, tâm trạng cụ có lẽ đang như sợi dây đàn tỳ dạo một bản hoài cổ thương nhớ cố nhân. "Không ngờ đó là lần cuối cùng tui gặp ông Tồn...".
    Vào Thanh Hóa, ông Quang Tồn nhìn kỷ vật nhắc nhở đến Châu Đình Khóa mà rưng rưng nước mắt nói với vợ: "Tôi thương chú Khóa lắm. Chú ấy đờn được mà không có đờn, mai kia tôi có cây đờn khác tôi cho cây đờn này". Lời nói vô tình ấy đã trở thành một lời trăng trối trước khi ông "đi xa". Người nghệ sĩ tài hoa ấy vĩnh biệt cõi đời khi mới 38 tuổi. Nhớ lời chồng dặn, bà Tồn đã nhắn ông Khóa vào Huế để trao lại cây đàn tỳ. Thế là cây đàn tỳ thêm một lần đổi chủ. Nó đi theo ông Khóa về với dân tộc Vân Kiều vận động đồng bào tham gia chống Pháp.
    Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng cũng là lúc cây đàn tỳ "thăng hoa". Năm 1956, nó cùng nghệ sĩ Châu Đình Khóa tham dự Hội diễn văn nghệ toàn quốc tại Quốc Tử Giám (Hà Nội) và sát cánh cùng với người bạn tri âm xây dựng Đoàn văn công Quảng Bình. Chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, cây đàn tỳ chuyển từ nhịp "cổ bản" sang nhịp hành khúc ra chiến trường để phục vụ bộ đội và thanh niên xung phong. Cho đến khi ông Khóa có cây đàn mới, ông dằn lòng gửi người bạn tri âm của mình vào nhà di tích văn hóa tỉnh.
    Tìm kiếm người kế nghiệp
    Cụ Châu Đình Khóa dạo một bản "Tứ đại cảnh". Tiếng đàn tỳ vang lên lạ lẫm giữa chiều Hà Nội ồn ã âm thanh xe máy và nhạc trẻ. Nghe tiếng đàn tỳ, tôi như hình dung thấy "bến tầm dương canh khuya đưa khách" và như cảm được "tiếng hạc bay qua". Giờ đây cụ Khóa là người duy nhất nắm được trường phái âm nhạc độc đáo mà ông Nguyễn Quang Tồn sáng tạo ra. Tiếng đàn kỳ diệu là thế nhưng lại đang có nguy cơ bị thất truyền...
    Lại nhớ cái thời Bình Trị Thiên khói lửa, ông Khóa đã đào tạo được bốn học trò thông thạo các ngón đàn tỳ, thật không may cả bốn người đều hy sinh trong chiến tranh. Hòa bình, ông Khóa về quê hương Lệ Thủy xây dựng một đội văn nghệ nhằm làm sống lại giai điệu "nam ai, nam bằng, cổ bản...". Nghệ sĩ già ấy thường buộc loa vào đầu chiếc xe đạp, đàn tỳ mang sau lưng lọ mọ đi từ Sơn Thủy đến An Thủy đem vốn liếng đờn ca tài tử Huế phục vụ người dân và thâm tâm cũng mong tìm được người kế nghiệp. Nhưng trong số không biết bao nhiêu người nghe nhạc vẫn chưa có ai thành kẻ tri âm với đàn tỳ.
    Dường như cái duyên nghiệp đến với cụ Khóa hơi muộn màng. Bây giờ ở tuổi 94 cụ tự nguyện làm thầy giáo của nhiều sinh viên khoa đàn tỳ bà - Nhạc viện Hà Nội. Các cô cậu sinh viên được cụ truyền cho những cung điệu chưa hề có trong bất cứ giáo trình nào. Ngay cả cô giáo Mai Huệ ở Khoa đàn tỳ cũng tự nguyện xin làm học trò của cụ. Cụ thầm lặng làm việc và từ chối mọi hình thức thù lao. Bởi đối với người nghệ sĩ già ấy khoản thù lao lớn nhất là tiếng đàn của ông Trợ Tồn được gieo vào tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay, cho dòng nhạc tài tử ấy chảy mãi. Bây giờ cụ Khóa lại khăn gói vào Quảng Bình, ngoài việc thăm lại quê hương cụ còn dự định sẽ "xóa mù" âm nhạc truyền thống cho các cháu học sinh ở đây. 94 tuổi đời, người nghệ sĩ này những mong thế hệ con cháu giữ gìn được vốn cổ của cha ông.
    (Theo Tiền Phong)

    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  10. serenad

    serenad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    BÁc Math0 cứ nói rứa thôi chứ tui nghĩ là bác hơi sành về nhạc đó. Chỉ có tui là yêu nhạc mà không hiểu chi lắm thôi . Không biết mọi người răng chơ tui mà nghe nhạc thì mẹ nạt cho bên tai cũng ngồi nghe tiếp. Như chừ đây tui đang thi học kì , rứ a mà suốt ngày nghe nhạc , sợ quá phải lên thư viện học thôi . Ai giúp tui bớt yêu nhạc đi một chút với.
    Rứa mà hôm thôihọc , có đứa còn chúc tui ngày càng yêu nhạc hơn . Ui trời ơi , sợ quá , chỉ mong lời chúc đó không thành sự thật.
    Thôi phải khởi động thôi

Chia sẻ trang này