1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư gửi cô giáo !

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi nghiasup, 06/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nghiasup

    nghiasup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi cô giáo !

    Hà Nội, ngày 7.8.05
    Kính gửi cô giáo !
    Đã nhiều lần con và cô giáo nói về vấn đề này và thực sự thì chưa lần nào con và cô giáo đi tới quan điểm chung. Những lời kể của cô giáo đã giúp con rất nhiều trong vốn hiểu biết của mình, những hiểu biết mới về cái mà ngưòi ta vẫn gọi là ?otình yêu?.
    Con không dám cho rằng quan điểm của con là đúng! Nhưng thực sự những quan điểm này giúp con nhìn nhận cuộc sống xung quanh tốt hơn. Và trong lá thư này, con rất muốn cô giáo cho con lời khuyên về cách hiểu đấy. Bởi vì những điều đấy có lẽ khác với rất nhiều những cái mà mọi ngưòi vẫn thường quan niệm, khác với những cái thầy cô đã dạy chúng con, hoặc chưa bao giờ dạy cả. Mong cô giáo coi lá thư này như của một đứa học trò muốn hiểu về cuộc sống, như một đứa con mà cô vẫn gọi.
    Con nghĩ rằng bây giờ con có thể đã đủ lớn để nói những chuyện này, những chuyện mà người lớn và nhà trường chưa bao giờ dạy dỗ chúng con.
    Cái từ ?otình yêu?, kể cả cuộc sống lẫn trong văn học (vì văn học phản ánh cuộc sống) chưa ai giải thích việc này một cách rõ ràng cả, nó bắt đầu từ đâu và như thế nào? Người ta cũng không dạy chúng con là cùng một từ ?otình yêu? cả đấy nhưng mà cái tình yêu ông bà cha mẹ, tình yêu bạn bè, tình yêu quê hương đất nước và hơn cả là cái tình yêu trai gái khác nhau ở đâu?
    Con sẽ cố gắng nêu những cái bất hợp lý, và có lẽ cuối thư con sẽ cố gắng đưa ra lí giải cho những điều đó.
    Con có lần nói với cô giáo rằng: ?otình yêu và hôn nhân là hai cái chẳng liên quan gì tới nhau cả, có chăng, tốt đẹp lắm thì hai người yêu nhau chân thành và lấy nhau được là tốt nhất?. Nhưng có lẽ cả cô giáo và con đều hiểu rằng làm được việc đó không dễ. Vả lại như con đã nói, hai việc đó tương đối không liên quan tới nhau. Theo quan điểm bây giờ thì tình yêu chỉ có một, và hôn nhân chân chính là hai người yêu nhau, đến với nhau để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhưng mà thực tế thì, con biết rằng khi người ta chưa nghĩ ra hôn nhân thì, người ta đã đến ăn ở với nhau , sinh con đẻ cái rồi, và cái khái niệm hôn nhân có lẽ mãi sau nay, rất lâu sau này mới có.
    Con người vốn xuất thân là loài vật do tiến hoá mà thành, con người hơn con vật ở chỗ có bộ não phát triến hơn hẳn, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những bản năng vốn có của con người, trong đó có bản năng sinh con, đẻ cái, duy trì nòi giống, cái bản năng đó kèm theo một bản năng khác là dục vọng, nó cũng như nhu cầu ăn, uống, hít thở vậy, người bình thường ai cũng có, chỉ có điều nó không để lộ ra mà thôi, và cái đặc tính không để lộ ra ngoài này là do xã hội quy định. Cái bản năng đó trong sinh học người ta gọi là ?obản năng sinh lý?, trong văn học và giao tiếp xã giao người ta gọi nó là ?odục vọng?, còn như Vũ Trọng Phụng thì ông gọi nó bằng đúng cái bản chất của nó, đó là ?ocái dâm? ?" ?ocái dâm tự nó không xấu, mà nó còn là cái điều cao thượng, đẹp đẽ và linh thiêng vô cùng, vì nhờ nó mà loài người không bị tiêu diệt, nhờ nó mà có chúng ta đây ? (điều này con hi vọng sẽ nói kỹ ở cuối sau)
    (Con thực sự chưa có đủ những thông tin đầy đủ về vấn đề sinh lý học và sử học này nhưng con hi vọng rằng những dẫn chứng sau đủ để nói lên nhiều điều)
    Ở cái thủa sơ khai, tính đến thời công xã nguyên thuỷ, con người giao phối theo kiểu bầy đàn, người ta gọi là quần hôn. Tiến tới xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, thì đồng thời với bản năng mới hình thành rõ rệt là sở hữu cá nhân, thì hôn nhân có một hình thức mới tiến bộ hơn hẳn là chế độ đa thê, đa thê chứ không phải là đa phu, vì lúc này người cầm quyền là đàn ông, họ tạo ra luật pháp có lợi cho mình. Và tuỳ theo mức độ giải phóng phụ nữ ở nhiều nước thì chế độ đa thê mới được bãi bỏ, ở Việt Nam, chế độ này bị bãi bỏ sau năm 1945. Như vậy, tự bản thân nó, hôn nhân mang hai đặc tính là do tạo hoá quy định, chúng ta không thể chống lại được, và đặc tính thứ hai là do xã hội quy định. Và chính cái đặc tính thứ hai này làm cho người ta nhầm lẫn tình yêu với hôn nhân. Cái đặc tính do xã hội quy định này tự thân nó lại mang ba đặc trưng cơ bản (tính đến bây giờ) là tính sở hữu và tính đảm bảo duy trì nòi giống, và chuẩn mực đạo đức của xã hội đó.
    Có thể thấy một điều đơn giản, và phổ biến nhất về sự nhầm lẫn này là:
    Trong học thuyết Mác- Lê Nin về tình yêu, người ta chỉ định nghĩa đơn giản tình yêu là tình cảm từ hai phía trai gái và dẫn đến hôn nhân, sau đó là một loạt các quy định đảm bảo hôn nhân hạnh phúc, chung thuỷ một vợ một chồng và nuôi dạy con cái tốt, tất cả những diều đó chỉ đơn thuần mang tính xã hội của hôn nhân, phạm trù tình cảm bị bỏ qua hoàn toàn, hoặc được giải thích một cách mơ hồ.
    Và bản thân xã hội cũng quan niêm rằng: hôn nhân và gia đình hạnh phúc là vợ chồng bảo ban nhau làm ăn, con cái ngoan ngoãn, thành đạt. Như thế thì cái cơ sở tình yêu là quá mờ nhạt. Mà thực ra thì ngày xưa, trai gái lấy nhau đâu cần tìm hiểu,lại càng không thể bảo đó là tình yêu được, thế nhưng họ vẫn sống với nhau và vẫn tạo ra được cả xã hội như bây giờ. Khi đấy, cái cơ sở để lấy nhau và duy trì hạnh phúc chỉ là ?ocái nghĩa?, mà bản thân cái nghĩa lại là một đặc điểm do xã hội quy định, là một trong những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Vả lại, khi đấy, các cụ dựng vợ gả chồng cho con gái cũng chỉ theo kiểu ?onó đến tuổi rồi?, cái tuổi này hoàn toàn đơn thuần là tuổi bước vào tuổi sinh đẻ, tức là hôn nhân cho đến thời kì rất gần đây vẫn mang rất ít dáng dấp của tình yêu trong đó (nếu xét trên đa số). Mà thực ra bây giờ cái kiểu hôn nhân này vẫn còn rất phổ biến, kể cả ở nông thôn lẫn ở thành phố.
    Như vậy, theo con thì tình yêu và hôn nhân rõ ràng có tính độc lập với nhau.
    Vậy thì tình yêu, mà cụ thể tình yêu trai gái là cái gì?
    Ngày xưa qua các câu chuyện kể của ông bà, của sách vở để lại thì tình yêu có lẽ đến rất sớm, và vì xã hội khi đó chưa phát triển cao đưa ra một khuôn mẫu cụ thể cho tình yêu nên cái tình yêu đó rất hỗn độn.
    Ngày xưa các cụ kể chuyện có nàng Tô Thị chờ chồng hoá đá. Nàng Tô Thị đó yêu chồng lắm, phải yêu lắm người ta mới có thể tiếc nuối và chờ đợi như thế. Nhưng thực tế hai người đó là anh em, mà theo quy định của các cụ thì hai anh em không được yêu nhau và do đó nếu như bây giờ chuyện đó xảy ra thì có lẽ họ sẽ bị gọi là loạn luân. Nhưng một điều rõ ràng là hai người đó yêu nhau thực sự, nhưng tại sao họ chỉ có thể yêu nhau nếu họ không biết mình là anh em, còn nếu biết đó là hai anh em thì có lẽ cả hai người không dám yêu nhau nữa? Bởi vì xã hội cấm việc đó, vì nó ảnh hưởng tới một đặc tính của hôn nhân đã nói ở trên, đấy là đặc tính duy trì nòi giống.
    Tức là tình yêu vẫn bị đánh đồng với hôn nhân.
    (Lời giải cho nghịch lý này con sẽ giải thích ở cuối)
    Và cả chuyện Chiêu Thành Vương và An Tư công chúa đời nhà Trần, đó đều là những liệt nam, liệt nữ của dân tộc, chuyện tình của họ cũng được dân gian ca ngợi. Thế nhưng vào xã hội này thì tình yêu đấy chắc chắn sẽ bị coi là loạn luân mà nặng hơn là bệnh hoạn!!! Thực sự những tình cảm đó nếu bỏ qua yếu tố đồng huyết thì đều là những tình yêu rất đẹp, nhưng thêm yếu tố đó vào thì mọi chuyện sẽ khác. Mà một lẽ đơn giản là tình cảm thì đâu có thể bị xã hội chi phối được!


    Được nghiasup sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 06/07/2006

    Được nghiasup sửa chữa / chuyển vào 19:04 ngày 07/07/2006
  2. nghiasup

    nghiasup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, chuyện Romeo và Juliet được mọi người ca ngợi, coi đó là chuẩn mực của tình yêu, nhưng thực ra cái chuyện tình đó đặt vào thời điểm bầy giờ thì được gọi là hư hỏng, là trẻ con, là thiếu hiểu biết. Nhưng xin nhớ cho là vào lúc đấy Romeo mới chỉ 16 tuổi, và Juliet con trẻ hơn, 14 tuổi. Vậy mà họ đã làm tất cả những chuyện mà hai người yêu nhau (theo quan niệm của nhiều người). Nhưng có thể thấy rõ ràng là vào thời điểm bây giờ thì một đứa trẻ 16 tuổi đảm bảo sâu sắc và chín chắn hơn cái đôi tình nhân trẻ con kia nhiều. Vậy nhưng tại sao ở tuổi đấy, ở bây giờ lại không thể yêu nhau?
    Ngày xưa Kim- Kiều cũng chỉ bằng tuổi đấy mà họ có thể yêu thưong chờ đợi nhau cả đời. Tình cảm của những đứa ?otrẻ con? bây giờ ai dám nói là không được như thế và hơn thế? (ở đây có thể bỏ qua khả năng là tất cả những chuyện các cụ kể, tất cả các nhà văn đều nói sai. Cái sai duy nhất ở đây chỉ có thể là do họ ngộ nhận hoặc hiểu sai về tình yêu)
    Vậy thì bao nhiêu tuổi thì được gọi là trẻ, bao nhiêu tuổi thì được coi là đã về già? Một người 40, 50 tuổi, có ai dám chắc người đó sâu sắc và trải đời như một đứa 20 tuổi không? Vậy mà tại sao, ?ongười lớn? có thể lầm lụi làm chuyện đó hoài dưới danh nghĩa tình yêu, trong khi ?otrẻ con? lại không thể? Tại sao cũng bằng tuổi bọn con, người ta lấy nhau, làm những việc đấy thì không sao, trong khi bọn con thì lại không được? Bản chất của sự việc không đổi, nhưng dưới những hình thức khác nhau thì lại được công nhận, thậm chí hoan nghênh. Tại sao ngày xưa, thời của cô giáo, khi mà người ta yêu nhau khi còn đang 17, 18 tuổi thì không sao, sau này những cuộc tình đó còn được kể lại cho con cháu, bây giờ cũng cái tuổi đấy, thì lại thành ra hư hỏng? Tại bởi vì theo con, cả cái xã hội này đã bị nhầm lẫn, hoặc giả là không ai dám đối mặt với thực tế cả. Người ta ngăn cấm yêu đương bởi vì đối với người ta yêu đương sớm muộn cũng dẫn tới quan hệ ********, mà như thế thì sẽ đẻ ra những ông bố bà mẹ trẻ con, trẻ con theo nghĩa là vẫn còn sống bám vào bố mẹ. Và cũng bởi vì như thế thì sẽ đẻ ra nhiều bệnh làm hại nòi giống, và xã hội này sẽ trở nên khó quản lí hơn. Một việc vốn có bản chất tinh thần, tình cảm lại bị đồng nghĩa với một việc hoàn toàn thuần tuý kinh tế và quản lí xã hội! Chứng ta chỉ có thể ngăn ngừa, giáo dục cho trẻ con biết là thế nào gọi là yêu chân chính, thế nào là chỉ thuần tuý vì mục đích thoả mãn ham muốn cá nhân. Có lẽ ngày xưa, người ta nghĩ ra những luật lệ, lế giáo phong kiến về mấy chuyện yêu đương cũng chỉ là để ngăn ngừa những đứa lợi dụng người khác để thoả mãn ham muốn cá nhân, và bởi vì nếu như thế thì sẽ gây hậu quả xấu cho xã hội, nhưng sau một thời gian thì có lẽ nó đã khác bản chất ban đầu rất nhiều.
    Và còn nữa, thực tế cuộc sống bây giờ cho thấy, nhiều người khi yêu nhau thì thề non hẹn biển, thề suốt đời chung thuỷ, thế nhưng liệu có bao nhiêu đôi được như thế, hay ai trước khi đến bến đỗ cuối cùng chẳng đã qua vài lần đò, và lại càng không thể chắc được rằng cái ?otình yêu? đấy là tình yêu cuối cùng. Có rất nhiều dẫn chứng để thấy rằng tình yêu chỉ có một, duy nhất, đó có lẽ chỉ là do các nhà văn thi vị hoá tác phẩm của họ, và để các đôi yêu đương lừa dối nhau và lừa dối chính bản thân mình. Liệu thử hỏi xem, khi anh đang yêu một người, rồi một ngày anh gặp một người có ngoại hình và cá tính tương tự thì liệu anh có xốn xang xao xuyến không? Càng không thể nói khi anh đã yêu một người ròi khi gặp người yêu cũ thì mọi chuyện trước kia đều trở thành dĩ vãng?
    Vậy thì những cái khó hiểu đó đưa ra cái gì gọi là tình yêu, cái gì đơn thuần xuất phát từ bản năng dục vọng của con người, cái gì từ bản năng của một con người muốn có một mái ấm gia đình.
    Con nghĩ rằng, tình yêu cũng biết đổi hình thức của nó theo sự phát triển của xã hội, chứ không như ông Chu Lai nói: ?ocon người không thể nào giải thích được thế nào tình yêu, nếu biết thế nào là tình yêu thì sẽ chẳng còn gì là yêu nữa?. Nói như thế là nói liều. Con người có thể nhận ra được những đặc trưng của tình yêu, và đặc trưng đó chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử của nó. Và hơn thế nữa nó còn có những nét chưa thể hiểu được vì tình yêu là sản phẩm của tạo hoá, mà tạo hoá thì vô cùng đa dạng, và con người chỉ có thể ngày càng nhận ra được những sự đa dạng đó.
    Tuy nhiên, cho tới bây giờ, con nghĩ rằng tình yêu có những đặc điểm sau, mà nhờ những đặc điểm đó có thể giải thích được những nghịch lí trên:
    Tình yêu là một phạm trù lịch sử, có bắt đầu và có kết thúc, tức là không tự nhiên mà có, nó đều cần phải có một thời gian để hình thành, nó hình thành dựa trên nhiều yếu tố (cái này có lẽ tuỳ và từng người). Tất nhiên, vì là phạm trù lịch sử nên nó cũng có kết thúc, tuy nhiên có thể coi nó có tính vĩnh cửu tương đối, vì nó gắn với cuộc đời con người vốn có tính hữu hạn. Nhưng sẽ thật mạo hiểm nếu ai đó nói là sẽ yêu một người nào đó suốt đời.
    Tình yêu không có tính duy nhất, tức là một người có thể yêu nhiều người, nhiều thứ (điều này sẽ mở rộng ở đoạn sau)
    Và đặc điểm quan trọng nhất của tình yêu là khi yêu người ta sẽ luôn quan tâm đến người mình yêu, luôn cố gắng đem hạnh phúc đến cho người mình yêu, mà biểu hiện lớn nhất của nó là có thể hi sinh hạnh phúc của bản thân mình.
    Tình yêu xuất phát từ nhu cầu bản năng muốn được giao lưu tình cảm, chia sẻ của con người, (cái này bây giờ rất khó diễn đạt và mơ hồ, nhưng thực sự thì nó là một đặc trưng của tình yêu)
    (Ở đây cần phải chú ý là ?otình yêu? như nhiều người vẫn gọi thường kèm theo sự ?oghen tuông?, nhưng đấy không là biểu hiện của tình yêu, đó chỉ là xuất phát từ bản tính ích kỉ, tự ái và bản năng muốn sở hữu của con người )
    Nếu nghĩ như vậy có thể hiểu được chuyện nàng Vọng Phu Tô Thị, chồng nàng bỏ đi vì anh không thể đối mặt với sự thật, vì một ngày kia có thể nàng sẽ nhận ra sự thật phũ phàng đó, như vậy có thể sẽ làm cho người mình yêu đau khổ, và anh ta chọn giải pháp duy nhất là bỏ đi.
    Thực sự Kiều yêu Kim Trọng đến mức nào? Tình yêu của họ có thể coi là sét đánh. Nhưng mà thực tế theo các quan điểm trên thì không thể có tình yêu sét đánh được, cái tình cảm đó nếu có thì cũng chỉ có thể coi là sự ngưỡng mộ thôi. Nếu đặt vào hoàn cảnh của Kiều, một cô gái con nhà gia giáo, quanh năm không tiếp xúc với bên ngoài, cái hình tượng người nam nhi duy nhất mà cô biết chỉ là qua sách vở kinh thư, và có lẽ đó đã trở thành hình mẫu lí tưởng trong cô, một hình mẫu về một đấng lang quân trong mộng. Và rồi, Kiều gặp người thư sinh Kim Trọng, một người có đầy đủ phẩm chất của một nam nhi trong mộng của cô. Và như thế nảy sinh tình cảm ngưỡng mộ, cộng với bản năng của một cô gái mới lớn được giáo dục trong một nền giáo dục sách vở, tất cả những cái đó tạo nên trong Kiều những tình cảm xốn xang xao động, và cô gái đó nghĩ rằng mình đã yêu chàng Kim. Em nghĩ mọi chuyện có lẽ đã xảy ra như thế. Theo Kiều, đó là tình yêu đầu tiên, nó trong sáng, và bồng bột. Sau này Kiều cũng không gặp ai khiến nàng phải xao xuyến thực sự, có chăng như Sở Khanh hay Thúc Sinh thì cũng chỉ vì nàng muốn thoát khỏi chốn lầu xanh, cái đó gọi là lợi dụng lẫn nhau, Kiều có lấy Thúc Sinh thì cũng chỉ là để trả ơn, hoàn toàn không có tình yêu, Kiều lấy Từ Hải, cũng bởi vì để thoát khỏi lầu xanh, cũng bởi vì Từ Hải là một đấng anh hùng, xét về tài sắc đều vẹn toàn cả. Khi đó có lẽ Kiều chỉ muốn an phận là một người vợ đảm đang bên một gia đình hạnh húc thôi, uớc muốn của bất kì người đàn bà nào. Còn cái tình yêu trong trắng kia với Kim Trọng, cô vẫn còn đó, cộng với lí trí luôn đinh ninh rằng phải chung thuỷ với tình yêu, cái lí trí mà cô đã phải học từ nhỏ, chính những cái đó khiến cô vẫn còn giữ được tình cảm với Kim Trọng đến mãi sau này.
    Được nghiasup sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 06/07/2006
  3. nghiasup

    nghiasup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Kim Trọng thì sao nhỉ? Chàng có yêu Kiều ko? Trong cả tác phẩm của Nguyễn Du, có lẽ chỉ có mối tình này đáng được gọi là lãng mạn, là tình yêu đích thực. Nhưng hãy thử xem, chàng Kim yêu đến cỡ nào.
    Ngày xuân, nhân tiết thanh minh, chàng ?obị? nàng Kiều gặp, rồi chính Kiều nảy sinh tình cảm với chàng thư sinh đấy chứ ko phải Kim. À, rồi người con gái trẻ tuổi đấy đã ko thể kìm nén tình cảm với chàng thư sinh đó, nàng nửa đêm lặn lội, vượt rào qua nhà chàng, chỉ để nói lời ?oấp ủ?. Thế là Trọng, chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao cũng nhận lời yêu Kiều S. Rồi Kiều phải bán mình chuộc cha thì Trọng ở đâu nhỉ? Anh ta mất hút đến khi Kiều bảo Vân lấy Trọng để chọn chữ ?otình? ???? Thì Trọng bỗng ở đâu hiện ra. Thực sự tình cảm của Trọng ở đâu? À, sau bao nhiêu năm xa cách, lưu lạc thì bỗng nhiên Kiều trở về, Vân bảo Trọng về với Kiều thì anh ta cũng nhận ngay, và ngay đêm đầu tiên cũng không dấu được ?oham muốn ? của mình. Lúc đấy, Trọng có nghĩ đến Vân ko nhỉ? Người mà trên danh nghĩa đã chăm lo, nâng khăn sửa túi cho Trọng mấy chục năm trời. Hay Trọng nghĩ Vân ko phải là người đàn bà?
    Chỉ có thể nói Trọng thật đáng khinh, cơ hội hơn cả Mã Giám Sinh, lưà lọc hơn cả Sở Khanh, hèn nhát hơn cả Thúc Sinh, Trọng càng ko bao giờ có thể so sánh mình với Từ Hải?
    Cái đáng nói nhất là chuyện Romeo và Juliet, thực tế họ không hề yêu nhau, đó chỉ là sự bồng bột tuổi trẻ, và ham muốn thể xác đã khiến họ đến với nhau. Romeo sau khi nói những lời có cánh với người bạn gái trước của mình, đồng thời không quên ngỏ lời muốn được quan hệ và bị từ chối thẳng thừng thì chàng thanh niên đó buổi tối lại gặp nàng Juliet, một cô gái mới lớn. Lần này thì Romeo đã thành công. Việc họ rủ nhau tự tử cũng giống như bao nhiêu cặp trai gái hiện nay, bồng bột và sốc nổi, nghĩ rằng những biểu hiện đó là yêu nhau tha thiết lắm. Chính những tác phẩm văn học lãng mạn giả tạo đó đã giết chết những đôi trai gái trẻ người non dạ.
    * * *
    Tình yêu máu mủ ruột rà là gì nhỉ?
    Các cụ ngày xưa vẫn nói là ?omẹ nào mà chẳng thương con!?. Nói như thế thì chưa chắc đã đúng lắm đâu. Theo con, câu nói đấy có lẽ sẽ giải thích được nếu quan niệm một cách khái quát rằng tát cả những tình yêu trên đời này đều có xuất phát như nhau, và đều có nhưng biểu hiện như nhau, và rộng hơn, tất cả tình yêu trên đời này đều là một.
    Tại sao trên đời này lại có những bà mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì những đứa con mà mình mang nặng đẻ đau, trong khi thực tế cho thấy, có những bà mẹ lại có thể giết chết đứa con mình, thậm chí khi nó còn chưa có hình hài.? Có một chuyện thế này, có một bà mẹ sinh con ra, nhưng vì nhầm lẫn mà đứa con của bà ta bị nhầm lẫn với con cả một người mẹ khác. Hai người mẹ đáng thương đó vẫn hạnh phúc khi nuôi con của người khác, và như bao người mẹ khác, họ vô cùng yêu thương hai đứa con của mình. Và rồi một ngày,sau 14 năm, tình cờ, họ biết một sự thực khủng khiếp là cả hai đều đã bị nhầm. Bây gìơ người ta bảo hai bà mẹ đó phải đổi con lại cho nhau để mọi chuyện trở lại trật tự của nó. Nhưng hai bà mẹ đó yêu đứa con nhầm lẫn kia hơn là đứa con do mình dứt ruột đẻ ra?.Nếu như vậy thì tình máu mủ là cái gì vậy? Người ta bảo anh em trong nhà thì phải thương yêu nhau. Nhưng mà thực ra thì chỉ có những anh em mà mình gắn bó từ bé thì mới thương yêu, giúp đỡ nhau thạt tình thôi, còn anh em mà lâu ngày không liên lạc, tình cảm gì với nhau cả thì có lẽ chỉ là nghĩa vụ thôi mà cái nghĩa vụ thì lại là một đặc tính do xã hội quy định.
    Theo con, người cùng máu mủ với nhau yêu thương nhau thì cũng bởi vì họ sống gắn bó với nhau, và qua cái thời gian đấy, giữa họ nảy sinh tình cảm yêu thương, và đấy mới chính là nguyên nhân của cái tình yêu thương kia, chứ không phải là cái nguồn gốc máu mủ sâu xa đấy.
    (Ở đây chỉ xét những trường hợp mà họ còn là con người)
    Một bà mẹ trẻ có thể dám phá đi đứa con mới tạo ra trong cơ thể mình, vì đứa con đấy có thể làm hại đến tương lai của bà mẹ đấy nhưng bà ta chắc sẽ không dám làm thế với đứa con đấy nếu như nó đã ra đời, đã được bà mẹ đó nuôi dưỡng. Bà mẹ đó nuôi dưỡng đứa trẻ đó bởi vì cái bản năng làm mẹ sâu xa trong con người mà tạo hoá đã ban cho, vì cái trách nhiệm, nghĩa vụ mà xã hội đã buộc bà phải làm, và hơn hết, vì đứa con đó đã gắn bó với cuộc sống của bà mẹ đó, đã cùng bà chia sẻ bao nhiêu yêu thương trong chín tháng , và chín tháng đó đủ để bà mẹ đó hi sinh tất cả cho đứa con của mình, ít nhất vì bà mẹ đó cũng được xã hội giáo dục rằng đứa con đó là một phần cơ thể, cuộc sống của mình?. Cũng như vậy thôi, một đứa trẻ ra, khó có thể nói là mới đẻ ra ,nó đã yêu thương mẹ nó rồi. Nó làm sao có thể làm như thế được khi mà tạo hoá khi mới đẻ ra không cho nó biết điều gì cả ngoại trừ bản năng sống. Nó chỉ yêu bố mẹ, ông bà, anh em nó khi mà nó gắn bó với họ, coi đó là một phần không thể thiếu của mình?.
    Tình yêu Tổ quốc là cái gì nhỉ?
    Tình yêu đó chính là tình yêu từng góc phố, ngôi nhà, từng cái cây, ngọn cỏ gắn với cái nơi anh ta sinh ra, với cái nơi anh ta trưởng thành, và hơn hết là cái tổ quốc đó có những người mà anh ta sinh sống cùng, lớn lên cùng với tuổi thơ của anh ta, đó là những phần không thể thiếu đối với anh ta, là tình yêu cả anh ta? Anh ta hi sinh cho cái tổ quốc đó khi nó lâm nguy, không chỉ bởi nghĩa vụ mà bởi vì anh ta biết rằng tồn vong của đất nước đó gắn với hạnh phúc mà những con người cụ thể mà anh ta yêu quý, nếu anh ta không yêu ai cả thì có lẽ anh ta sẽ không bao giờ hi sinh bản thân mình ?Anh ta xây dựng cái đất nước đó không những vì bản thân anh ta mà còn vì những hành động đó sẽ giúp những người anh ta yêu quý được hạnh phúc?
    ?
    * * *
    Nói đi nói lại thì tình yêu và hôn nhân cần phải đươch hiểu thế nào cho đúng?
    Người ta nói rằng trẻ con bây giờ yêu đương và lấy nhau, tính toán nhiều quá. Và tất cả lại rêu rao câu nói ?ohôn nhân phải dựa trên cơ sở của tình yêu?, thậm chí tình yêu chân chính là tình yêu gắn với hôn nhân. Tất cả những cái đó đều chỉ là những quy định của xã hội, ít nhiều có tính chất để cái xã hội này vận hành với ít rủi ro nhất. Trẻ con bây giờ lấy nhau tính toán nhiều quá! Cũng bởi vì ngày xưa người lớn không có cái gì để tính cả, tất cả đều có xuất thân và hoàn cảnh như nhau, thì tính làm gì, mà quan trọng nhất là hầu hết ngày xưa người ta lấy nhâu để xây dựng gia đình chứ mấy ai nghĩ đến yêu đương gì, nếu có thì cũng rất ít. Ngày càng người ta càng nói nhiều đến tình yêu nhưng nói thật ra đấy chỉ là ước vọng của họ thôi, những cái tình yêu của họ chỉ đơn giản là tưởng tượng, đấy là chưa nói đến hầu hết đều là ngộ nhận giữa tình yêu với bản năng sinh lý của con người.
  4. nghiasup

    nghiasup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Người ta đổ tội cho tỉ lệ hôn nhân ngày càng tăng vì trẻ con bây giờ lấy nhau vội quá, không có yêu đương gì cả. Nhầm! Đảm bảo là cái tỉ lệ đấy ngày xưa cao hơn nhiều, nhưng các cụ chúng ta vẫn hoà thuận sống với nhau. Cái nguyên nhân chủ yếu để duy trì hạnh phúc gia đình là ?ocái nghĩa?, và bản thân cả hai người phải bỏ qua ?ocái tôi? để duy trì gia đình để nó có thể làm tốt nhiệm vụ của nó mà tạo hoá đã ban cho. Hai vợ chồng có thể xung khắc nhau, cứ coi như cuộc hôn nhân của họ là nhầm lẫn, thì người ta nếu như có thể yêu thương tới thế hệ sau của mình, thì vẫn có thể bỏ qua tất cả, vì tình yêu với con cái mà người ta có thể bỏ qua tất cả (Ở đây, có thể cái câu nói này vẫn còn đúng: trẻ thờ cha, già thờ con; hay ) . Ở trên có nói đến cái nghĩa, như đã nói, cái nghĩa là do xã hội quy định, cái xã hội ngày xưa khác rất nhiều so với bây giờ. Cái nghĩa chính là những quy định tình cảm, mà sau này người ta cụ thể hoá một số thành pháp luật, nói chung là những quy định để ràng buộc con người. Vấn đề là ở chỗ cái xã hội hiện đại đã nới lỏng rất nhiều cái nghĩa đó đối với vấn đề hôn nhân, gia đình. Và khi cả hai cái cơ sở để duy trì gia đình đều không đảm bảo thì không thể nói gì về tương lai cái gia đình đấy được.
    Cũng cần phải nói là xã hội phát triển tạo cho người ta nhiều cơ hội để chọn lựa hơn ngày xưa rất nhiều, mà bản năng của con người thì luôn muốn vươn tới những cái cao hơn, những nhu cầu lớn hơn. Khi đó thì chỉ có thể tuỳ vào giữa những khát vọng ích kỉ cá nhân với những tình cảm của người đó đối với xung quanh và sự chín chắn của anh ta thì mới biết được anh ta sẽ làm gì?
    Do đó không thể trách trẻ con bây giờ càng ngày càng tính toán được. Tình yêu thì không dám đảm bảo là chỉ có duy nhất, càng không dám bảo là tình yêu bất tử, mà bản thân hôn nhân là trước mắt để tạo ra một gia đình, là để thực hiện những chức năng mà tạo hoá đã trao cho con người. Thế thì liệu còn tình yêu hay không khi mà nếu có lúc một người thay đổi, trong khi người kia chưa kịp thích ứng với những thay đổi đó, và bất hạnh thay, trong thời gian đó người kia gặp được một ngưòi khiến mình yêu thương? Và làm sao có thể đoán trước được khi mà ban đầu người ta lấy nhau hoàn toàn vì những tính toán cá nhân rồi trong thời gian chung sống, người ta nảy sinh tình cảm với nhau. Mọi chuyện như đứa trẻ vậy, mọi chuyện ban đầu chỉ là tờ giấy trắng,thời gian sẽ trả lời tất cả.
    (Còn nhiều chuyện nữa nếu muốn giải quyết chọn vẹn vấn đề này, đấy là vấn đề tình bạn là như thế nào, ?ocái nghĩa? cụ thể thì là cái gì, như thế nào. Và lí do vì sao bây giờ các nhà văn trẻ, kể cả một số nhà văn có tên tuổi đưa nhiều *** vào văn chương đến thế. Họ bị bên ngoài xúi giục, họ muốn nổi tiếng nhưng cái bản chất là ở chỗ họ cũng đã bị ngộ nhận về tình yêu rồi. Tình yêu cao quý hơn những cái mà họ biết nhiều.Nhưng con nghĩ vấn đề này con và cô sẽ trao đổi sau. Trong lá thư này con chỉ muốn cô giáo nhận xét cho con quan điểm của con về vấn đề ?otình yêu và hôn nhân? thôi)
    Con xin cảm ơn cô giáo.
    Hà nội ngày 11.08.05
    Học sinh của cô giáo
  5. MIDNIGHTBIGSMILE

    MIDNIGHTBIGSMILE Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Tốt,
    Lớn nhanh lên kẻo cô già mất
  6. nghiasup

    nghiasup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    ko ai có ý kiến gì sao?
  7. ca_ko_an_muoi_ca_buou_co

    ca_ko_an_muoi_ca_buou_co Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    118
    Bạn đã mâu thuẫn rồi đấy , tôi lại nghĩ Chu Lai nói đúng , con người , bạn hay tôi hay 1 ai đó đã từng thậm chí chưa từng yêu đều có thể nhận ra được những đặc trưng hay đúng hơn là biểu hiện của "tình yêu" còn đi "định nghĩa" tình yêu thì.....Chu Lai nói đúng, khi mà người ta tìm ra được đầy đủ tiêu chuẩn cho nó thì mọi người sẽ giật mình " hoá ra mình chưa bao giờ có tinh yêu cả...". Lão tử cũng từng nói " đạo khả đạo , phi trường đạo"_ đạo mà định nghĩa được thì không còn là đạo vĩnh trường nữa.
    Trong bài viết của bạn , bạn bảo rằng:"chứ không như ông Chu Lai nói: ?ocon người không thể nào giải thích được thế nào tình yêu, nếu biết thế nào là tình yêu thì sẽ chẳng còn gì là yêu nữa?.Nói như thế là nói liều". Vậy mà tôi tìm mãi không thấy chỗ nào bạn trong bài của bạn "giải thích thế nào là tình yêu".Thật sự là tôi chưa từng đọc bài viết này của Chu Lai , nhưng tôi lại đồng ý với quan điểm này.
  8. nghiasup

    nghiasup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Cái câu đấy của bác CHU LAI là em hỏi trực tiếp chứ hình như bác ý chưa nói câu này ở đâu.

Chia sẻ trang này