1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư gửi Thăng Long - Hà Nội

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi TicTacClock, 24/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi Thăng Long - Hà Nội

    Hôm nay tình cờ lướt qua ViệtNam.net đọc bài thấy giật mình, theo lời giang hồ đồn đại những bài như thế này là do người của ViêtNam.net tự biên tự diễn, tính định hướng của ngôn luận là rất cao thế nhưng dù tự biên tự diễn thì vẫn nên biên diễn một cách cẩn trọng, thực chất chứ không nên sáo rỗng..mình không phải là dân báo, nhưng mạn phép mượn diễn đàn báo của ttvnol nói dăm câu ba điều với đại nhân Đình Quang của ViệtNam.Net... hy vọng anh em box Báo chí đại xá cho.
    Đây là tâm thư của Đại nhân Đình Quang:


    Giá như Hà Nội?
    03:26'''' 24/10/2008 (GMT+7)
    -?Giá như những nhà quản lý, hoạch định chính sách, những người xây dựng có trách nhiệm, có tâm và có tầm hơn. Để phố được là phố, nhà được mang dáng hình nhà thì phố đâu có dở khóc dở cười như vậy. Để rồi đường không phải là nơi ?ogà ấp trứng?, nơi trưng bầy chướng ngại vật, barie và ?onghệ thuật sắp đặt??



    Tôi không phải là người Hà Nội gốc. Có lẽ vì thế mà nhiều người bảo tôi không có cái cốt cách của người Hà Nội. Tôi không phủ nhận. Nhưng tôi vẫn yêu Hà Nội, tình yêu đối với một Thủ đô thiêng liêng ngàn năm văn hiến. Và rồi tôi cũng chạnh lòng trước những trăn trở thường nhật của người Hà Nội. Thương lắm Hà Nội ơi!






    Thương lắm Hà Nội ơi!. Nguồn ảnh: vietbao.vn




    Thời còn học phổ thông, ao ước lớn nhất của tôi là được một lần đặt chân tới Hà Nội (mặc dù quê tôi cách Hà Nội có hơn 60 cây số). Thích thú biết bao khi được sải bước trên những con đường lộng gió thênh thang, được dạo chơi trên những con phố cổ, ngắm hồ Gươm xanh, những toà nhà cao vút? Hà Nội trong mắt tôi ngày ấy vừa hiện đại nhưng cũng rất cổ kính, nơi mà ta có thể sống cho cả quá khứ và cả tương lai.



    Lên đại học, tôi như thoả được niềm mong ước ngày nào. Háo hức như một đứa bé thơ, tôi sục sạo khắp phố phường Hà Nội, tìm hiểu và khám phá Hà Nội một cách say mê và thích thú. Nhưng rồi bỗng hụt hẫng, chênh chao. Những cảm xúc tươi mới qua đi thật chóng vánh.



    Những nét đẹp hoài cổ, dịu dàng của Hà Nội chỉ thoáng qua như những cơn gió heo may, thật mỏng manh và yếu đuối. Những nét tân tiến mà dở dang, hổ lốn, khập khiễng học đòi, đâu đâu cũng có thể bắt gặp như muốn xua đuổi cái dĩ vãng ngọt ngào đã qua. Để rồi đứng giữa cái ?ohiện đại? trọc phú và nét đẹp cổ điển chưa hết phôi pha ấy, tôi bỗng nhận ra một diện mạo Hà Nội ngổn ngang, khó gọi rõ tên và đầy trăn trở.



    Thương lắm Hà Nội ơi! Còn đâu nữa những ?ophố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu?. Những di tích lịch sử, văn hoá bị xà xẻn đến tận chân tường bờ gạch. Bây giờ nhà bê tông, mái sắt?thật vững chãi mà sao cứ thấy u hoài. Những ngôi nhà không hình thù, không bản sắc cứ thụt thò lố nhố như những khuôn mặt nửa cười nửa mếu, nửa khôn nửa dại.Còn chung cư, biệt thự xây xong lại ?ođể mặc gió lung lay?. Để rồi những làng lúa làng hoa ngậm ngùi không biết đi đâu, về đâu.






    Những ngôi nhà không hình thù, không bản sắc...Nguồn ảnh: dantoc.net




    Những cung đường ngày nào cũng ?obội thực?, người, xe như đàn kiến chạy loạn. Mỗi lần ra khỏi nhà lại thấy lo lo. Xe phóng như điên, như vào chỗ không người, xe trèo qua rào chắn, xe bò qua lan can, tràn lên vỉa hè, xe này lấn đường của xe kia?



    Bởi tại vì đâu khi đường cứ đột ngột thắt lại như chiếc cổ chai, còn ổ gà thời công nghiệp cứ to như ổ khủng long vậy. Đường tắc đã trở thành chuyện thường ngày ở mỗi con phố. Lại còn đất, cát, vật liệu ở đâu cứ tuôn xuống lòng đường. Để bụi đất cứ mải miết bay mù mịt. Vỉa hè mà chẳng thể dành cho người đi bộ?Sáng dẹp, chiều lại lấn chiếm.



    Thương lắm Hà Nội ơi! Hình như khoảng cách giàu nghèo đang nới rộng thêm hay sao ấy? Có phải thế không mà biệt thự ngày càng nhiều, ô tô sang trọng ngày càng nhiều, nhà hàng, khách sạn cũng ngày càng nhiều trong khi ?ochợ người tìm việc? ở vỉa hè cũng ngày càng đông, đủ mọi lứa tuổi. Trẻ có, ương ương có, và già cũng có. Nhiều mái nhà lụp xụp, tạm bợ vẫn mọc lên bên cạnh những toà nhà chọc trời.



    Những cơn mưa chưa kịp làm vơi đi nỗi khát làm không khí dịu mát đã vội vàng chất chứa những âu lo. Lụt lội, ô nhiễm, kẹt xe?Những cống thoát nước như những cụ già hen suyễn cứ ho sù sụ mỗi khi mưa về.




    Giao thông tắc nghẽn - Nguồn ảnh: my.opera.com
    Rác ngập tràn trên phố. Rác tràn xuống lòng đường. Và như một thói quen, lòng đường trở thành nơi đổ rác. Những mảnh tường của những ngôi nhà sơn quét mịn màng lại nhằng nhịt những tờ rơi, quảng cáo nham nhở tầng tầng lớp lớp: Thuê gia sư, trộn bê- tông, hút bể phốt?



    Thương lắm Hà Nội ơi! Có sông mà chẳng thể ra hóng mát, bởi vì sông còn đâu? Sông đã chết. Thương lắm Hà Nội ơi! Sao vẫn còn những cái tên nghe lạ lùng mà tôi bỗng thấy choáng ngợp, thấy hài hước và hổ thẹn khi một người khách nước ngoài hỏi: ?oĐến phố CAM DAI BAY đi đường nào?.



    Còn biết bao nhiêu cái thương nữa mà tôi không kịp nhớ hay không thể nhớ hết mà viết ra đây. Bời vì đâu mà Hà Nội lại phải chịu những điều như vậy. Có phải tại tạo hoá đã sinh ra một Hà Nội vốn như thế ? Không! Vậy thì chỉ bởi chính chúng ta - những người đang hàng ngày sinh sống trên mảnh đất thương yêu này. Sự tham lam, ích kỉ, bon chen?của mỗi cá nhân; thói vô cảm, dốt nát và kém cỏi trong quản lý đã vô tình hay hữu ý làm tổn thương Hà Nội.



    Gía như người ta biết trân trọng hơn những cái gì thuộc về lịch sử, về văn hoá thì nhiều ngôi đình, đền chùa, miếu mạo đâu đến nỗi phải kêu than. Gía như người ta biết quan tâm gìn giữ thì những mái ngói cổ kính, những nếp nhà đơn sơ phố cổ cũng chẳng bị lãng quên giữa chốn thị thành hiện đại.



    Và giá như người ta đừng chạy theo những cái gọi là ?omốt? để rồi phá bỏ đi những cái thuộc về truyền thống gia đình, dòng họ, về qúa khứ. Để lớp lớp con cháu sau này còn biết đến, cái này? là do đôi tay tài hoa của cha ông làm ra, cái này?đã một thời làm nên nét văn hoá của Thăng Long- Hà Nội.



    Gía như những nhà quản lý, hoạch định chính sách, những người xây dựng có trách nhiệm, có tâm và có tầm hơn. Để phố được là phố, nhà được mang dáng hình nhà thì phố và nhà đâu có dở khóc dở cười như vậy. Để rồi đường không phải là nơi ?ogà ấp trứng?, nơi trưng bầy chướng ngại vật, barie và ?onghệ thuật sắp đặt?.
    Vỉa hè hay là nơi trình diễn "nghệ thuật sắp đặt". Nguồn ảnh: baodatviet.vn
    Để công trình khỏi bị ?orút ruột?, dự án đừng bị ?otreo?, đường khỏi bị ?onắn??Có viển vông quá không, có bi quan quá không, khi thỉnh thoảng lại nghe thông tin về vị này tham ô, vị này nhận hối lộ, chỗ kia có tham nhũng, chỗ nọ có lãng phí?mà vụ sau cứ lớn hơn vụ trước.



    Gía như những người giàu biết quan tâm đến những người nghèo hơn, những người nghèo biết chịu khó và nghị lực hơn, đừng ỉ lại, tự ti, hay buông xuôi thì chắc sẽ không có những cảnh ?okẻ ăn không hết, người lần không ra? nữa. Và khi mỗi trái tim đều biết lên tiếng trước những xấu xa bạo ngược thì sẽ không còn cảnh những em bé bị bạo hành nữa. Để Hà Nội mãi là một thành phố vì hoà bình như chúng ta vốn tự hào.



    Gía như mỗi người dân có ý thức hơn, tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông, thì đâu đến nỗi phải chịu cảnh tắc đường, tai nạn chết người. Người ta sống cả đời chứ có phải sống chỉ vài giây, vài phút. Nhưng ai cũng muốn đi trước, ai cũng muốn hơn, ai cũng muốn thắng, ai cũng muốn ?okhẳng định? cái tôi của mình trên đường phố, mà bất chấp cả luật lệ.



    Gía như người ta đừng tham lam, ích kỉ có nhà mặt phố nhưng vẫn cố chiếm nốt cái vỉa hè nhỏ nhoi kia. Để hè phố là hè phố, cho người đi bộ thong dong, chứ không phải là nơi bày biện hàng quán, nơi chất rác thải, đổ vật liệu xây dựng. Để những cơn mưa cứ mãi là những kỉ niệm đẹp chứ không phải là nỗi lo âu, ngao ngán.



    Gía như mỗi nhà có ý thức hơn, đừng đem rác đổ ra lòng đường. Mỗi người có ý thức vệ sinh chung, bỏ rác vào thùng có phải phố xá sẽ đẹp hơn không. Điều này có khó lắm không khi việc làm đó không chỉ là hành vi cần có của con người văn minh, văn hoá, mà còn là để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.



    Rồi lại ước gía như đừng phải đi cả vài cây số tìm mỏi mắt mới thấy một thùng rác, có phải tốt hơn không. Và gía như những gánh hàng rong cứ giữ mãi cái nét thơ mộng như nó đã từng có, đừng vội vã bước đi để lại toàn là rác(!)



    Rồi gía như những ai đó đừng mải mê với những dự án sân gôn, biệt thự mà hãy xem đã có nhà máy xử lý nước thải trong thành phố hay chưa? Hay nước bẩn, nước thải cứ ào ạt đổ ra sông. Để rồi sông không còn là sông mà trở thành ?okẻ huỷ diệt? sự sống vậy. Và những ?onỗi buồn không ai giống ai? được giải quyết kịp thời khi nhà vệ sinh công cộng không còn thiếu và bẩn, thì làm gì còn những tên phố trong những câu chuyện ?otiếu lâm? hàng ngày có cái tên là ?oCAM DAI BAY?.



    Gía như sông Tô Lịch trong xanh trở lại.

    Gía như đường lại thông, hè lại thoáng.

    Gía như có những tuyến đường chỉ dành riêng cho người đi bộ trong thành phố. Gía như?



    Chỉ một điều ?oGiá như? thôi thành hiện thực, có lẽ Hà Nội của chúng ta sẽ đẹp hơn rất nhiều.



    Thương lắm Hà Nội ơi!



    Đình Quang


  2. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Anh Đình Quang thân, là một độc giả trung thành của ViệtNam.Net tôi thường xuyên cập nhật những bài viết sâu sắc và phong phú ở đó, và cũng như anh?tôi không sinh ra trong lòng Hà Nội nhưng yêu đất ấy tha thiết, thật cám ơn ViệtNam.Net với mục Thư Thăng Long - Hà Nội, giúp chúng tôi có nơi chia sẻ sự đồng cảm với nhau. Nhưng càng đọc bài Giá như Hà Nội.. của Đình Quang tôi càng cảm thấy có nhiều băn khoăn day dứt cần phải chia sẻ thêm với anh và các quý độc giả khác.
    Lên đại học, tôi như thoả được niềm mong ước ngày nào. Háo hức như một đứa bé thơ, tôi sục sạo khắp phố phường Hà Nội, tìm hiểu và khám phá Hà Nội một cách say mê và thích thú. Nhưng rồi bỗng hụt hẫng, chênh chao. Những cảm xúc tươi mới qua đi thật chóng vánh.
    Những nét đẹp hoài cổ, dịu dàng của Hà Nội chỉ thoáng qua như những cơn gió heo may, thật mỏng manh và yếu đuối. Những nét tân tiến mà dở dang, hổ lốn, khập khiễng học đòi, đâu đâu cũng có thể bắt gặp như muốn xua đuổi cái dĩ vãng ngọt ngào đã qua. Để rồi đứng giữa cái ?ohiện đại? trọc phú và nét đẹp cổ điển chưa hết phôi pha ấy, tôi bỗng nhận ra một diện mạo Hà Nội ngổn ngang, khó gọi rõ tên và đầy trăn trở.
    Anh ạ, đoạn này anh viết làm tôi thắc thỏm vô cùng, thuở sinh viên mà anh có được những nhận định như thế về đô thị thì thật quả không phải là chuyện bình phàm, tôi không có may mắn biêt anh học đại học năm nào nhưng nếu chứng kiến quá trình chuyển mình mạnh mẽ của Hà Nội thì chắc cũng gần đây thôi phải không ạ, và tôi cũng hy vọng là anh không phải là một ?onhà văn? hay ?onhà báo? ?otrẻ? mà là một nhà chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc quy hoạch hoặc chí ít cũng là một người chuyên nghiên cứu về lịch sử văn hoá để những nhận định ?ohiện đại trọc phú? hay ?ocổ điển? chưa hết phôi pha? ấy là những nhận định từ bề dày và chiều sâu kiến thức chứ không phải như tiếng hót con khiếu lúc được ăn cào cào. Đã chỉ rõ là công trình này ?okhông hình thù không bản sắc..? hẳn anh phải rất giỏi trong tạo hình và hiểu rõ thế nào là kiến trúc có bản sắc phải không ạ? vậy thì anh chắc chắn là ngôi sáng nhất trong nền văn hoá Việt Nam đương đại rồi, kính mong anh sửa vài nét bút cho ?onhững ngôi nhà không hình thù không bản sắc?? chẳng hạn như ngôi nhà mà anh lấy làm ví dụ trong tấm hình lấy nguồn từ dantộc.Net (một trang ********* xuyên tạc Việt Nam) anh có thể sửa cho nó thành ?o tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? được không?
    Vâng, anh bức xúc với giao thông ách tắc là đúng lắm, anh phẫn nộ với vật liệu xây dựng để bừa bãi trên vỉa hè là vô cùng chính đáng?nhưng tôi không biết anh ở đâu khi các chiến sĩ giao thông phân luồng cho hang nghìn xe cộ, bên cạnh là sắc áo xanh của sinh viên tình nguyện giúp sức cho giải toả ùn tắc? anh ở đâu lúc đó, hay anh chính là người trèo xe lên vỉa hè chạy cho nhanh thoát đám tắc và trong đầu rủa thầm?!? Anh nói đến rác, đến ô nhiễm, đến các cụ già đau ốm.. tôi tự hỏi có bao giờ anh dừng xe để lượm một túi rác rơi tung toé trên đường cho đúng nơi quy định, hay đấu tranh như như người thanh niên làm báo chống lại tập đoàn Tam Lộc sản xuất sữa có Melaline? tôi những mong câu hỏi của tôi là thừa bởi một người có trị tuệ và am hiểu văn hoá như anh ắt là phải biết hành động cho xứng đáng với vốn kiến thức của mình? chắc tôi lo xa quá rồi, hy vọng không làm anh buồn.
    Nhưng anh ơi, càng đọc trái tim tôi càng có nhiều điều muốn nói, anh dạy phải quá, Hà Nội sinh ra không tự như thế, và rồi anh dạy tiếp rằng lỗi là tại chúng ta tham lam ích kỷ, quản lý kém cỏi?anh làm tôi nhớ đến phim Bao thanh thiên với Tổng quản đại nhân đang khẽ vả vào mồm mình hô ?o?thảo dân có tội??
    Anh khuyên đừng nên chạy theo mốt?.để con cháu biết cái này cái này cha ông, cái kia cái kia tài hoa các cụ? lời khuyên ấy báu lắm nhưng tôi cũng mạn phép anh thưa rằng nếu không có chạy theo ?omốt?, chắc áo dài các hoa hậu nhà ta đang mặc không bao giờ ra đời, chắc đi thi vẫn áo mớ ba mớ bảy cho thiên hạ lác mắt cái này..cái này các cụ tài hoa. Vâng, nếu không chạy theo ?omốt? chắc rằng ta sẽ tự hào giới thiệu với bè bạn năm châu rằng nước Nam ta đổi mới rất đỗi nhưng chùa Một cột vẫn là đỉnh cao muôn trượng của sang tác kiến trúc, của kết cấu xây dựng, của trình độ khoa học chứ không phải Landmark Tower, tháp tài chính Bitexco? Anh làm tôi nhớ vô cùng, đám thị dân Pari đã chửi bới người Thị trưởng - Kiến Trúc Sư quy hoạch lại thành phố như thế nào (dám biến Pari thành công trường cho dân hít bụi trong 30 năm), đã gọi Effen là con quái vật bằng sắt ra sao, và anh có biết đến lời thề của John Utz John - lời thề không trở lại khi bị nước Úc bạc đãi tại công trường Opera Sidney ?" ra đi để lại một trong những công trình vĩ đại nhất thế kỷ 20?!?
    Anh nói phố xá nham nhở hổ lốn, anh có biết chuyện Frank O Ghery ?" cây đại thụ trong tạo hình kiến trúc đương đại bị tay hàng xóm kiên vì dám xây ?omột đống rác? cạnh nhà hắn hay không, tất nhiên đống rác ấy giờ vẫn tồn tại và người yêu kiến trúc không ai không biết đến. Anh muốn 1000 con phố tăm tắp như xếp hộp diêm, được quy định đến từng viên gạch lát và màu sắc hay sao? anh có nghe ý kiến của chuyên gia nước ngoài trong buổi thảo luận ?oĐô thị và những không gian bị lãng quên? trên VTV3 ?" khi những người Việt đang ra sức chê bôi đô thị Việt nào là không có sky line như đô thị Tây?bla bla thì ông ta nói ?ocác bạn vốn có một không gian hoà trộn cực tốt về cuộc sống, điều mà châu Âu trước đây không hiểu đã cố phân ra ? để rồi bây giờ phải trả giá?những đô thị ngăn nắp mà buồn tẻ..vậy sao các bạn muốn lặp lại sai lầm của chúng tôi??
    Vâng, tiêu đề bài viết của anh là ?ogiá như?, anh kết thúc và chứng minh tình yêu thủ đô bằng hai mươi cái ?ogiá như?. Anh ơi một chữ ?onếu? đủ cho Pari vào chai rồi, nhiều ?ogiá như? như thế có hơi quá không anh?! Thay vì ?ogiá như?, với cái nhìn bao quát mà sâu sắc của mình, anh nên hiến cho thành phố và những người quản lý một vài chính sách cụ thể để thành phố vẫn có tăng trưởng đầu tư mà sông Tô vẫn trong veo, hoặc giả anh hãy trích lương mình thưởng tiền cho những người bỏ rác đúng nơi quy định? và cuối cùng xin anh đến gặp người thiết kế cái ngôi nhà ?okhông hình thù không bản sắc..? để dậy cho hắn biết thế nào là có bản sắc và hình thù? nếu không thì kẻ xấu xa ấy làm đô thị Hà Nội thành ?ohiện đại? trọc phú mất.
    Tôi rất sợ anh lại bảo tôi là anh nói thì nói thế thôi, còn làm chính sách là trách nhiệm của quốc hội, vẽ vời là trách nhiệm Kiến Trúc Sư?còn nói ?ogiá như? là trách nhiệm của anh. Thành phố gắn liền với văn minh, văn minh gắn liền vật chất, tiếc thay nói bằng mồm không thì chẳng bao giờ tạo ra vật chất và văn minh cả. Trong bộn bề khó khăn áp lực của toàn cầu hoá, trong vô vàn nguy cơ tiềm ẩn, kể cả nguy cơ trước là mất đi văn hóa bản sắc dân tộc, sau là mất đi sự độc lập tự cường, Đảng, Chính phủ, nhân dân lao vào hành động, với trái tim nóng và cái đầu lạnh, phải trả giá cho những tranh đấu bảo vệ thành quả lao động của mình với thói bẻm mép và xảo biện của những con khiếu giả danh trí thức hay ngôn luận. Thay vì nói thì hãy hành động, hãy lao động, cống hiến, trăn trở mà bứt phá vươn lên. Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc?LÀM anh Đinh Quang ạ, chứ không phải hót như con vẹt trong ***g. Hãy làm cho Hà Nội đẹp lên bằng hành động cụ thể chứ đừng lãng mạn rởm đòi phục chế lại Hà Nội cái thuở phở mậu dịch hai hào? Hà Nội ?ođẹp dịu dàng? trong ký ức thuở đó của những người như anh cũng không có hai mươi cái ?ogiá như? anh muốn. Hà Nội đâu phải là bức tranh để ai đó đóng khung treo lên thỉnh thoảng nhìn ngắm cho vui ý mình phải không ạ.
    Thương Hà Nội vô cùng.

    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 24/10/2008
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 16:10 ngày 24/10/2008
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 24/10/2008
  3. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Cũng xin giới thiệu với đại nhân Đinh Quang một số thứ -cũng không hiểu là cái gì - tôi biết do người thiết kế cái nhà đại nhân phê là "không ra hình khối không chút bản sắc " thò tay nghịch dại để rộng đường đại nhân dạy bảo [​IMG]
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 27/10/2008
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 27/10/2008
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 27/10/2008
  4. BigCanon

    BigCanon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Hô hô, chú Quả lắc này hài vãi, chú nhảy như choi choi thế làm cái zề? người ta thấy cần nói giá như thì người ta nói giá như, anh thấy bài viết của người ta rất cảm xúc và tâm huyết, chẳng may đụng phải cái ?zì đoá của chú đâm chú nhảy lên chửi người ta.
    Anh nói thật anh chả ở Padi nên cũng chả biết dân nó chửi sao?anh cũng không quen Út Dôn hay Hai Uýt ki nào hết, đâm thằng cha đó thề thốt sao anh cũng chịu luôn? anh chỉ biết chắc chú chả phải tay Ghè rỉ, hàn xì gì đó?nên cái mà chú vẽ (chắc là chú vẽ rồi nên mới oăng oẳng vậy) cũng chả phải ?ođống rác? - ?ongười yêu kiến trúc? ai ai cũng biết, mà đích thị là đống rác của Hà Nội vốn rất dịu dàng của anh, chú mà bắt anh sửa cái đống rác ấy thì anh vái cả nón..cơ mà anh vẫn cứ bảo nó là ?okhông hình thù, không bản sắc..? đấy, mà anh tin chắc ối người khác cũng nghĩ như anh. Theo anh nghĩ những cái nhà như thế nên quét sạch khỏi các đô thị của Việt Nam là hay nhất. Để chú có cơ hội vẽ những thứ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, phỏng ạ!
    Còn chú đừng có láo, chả có chim khướu nào ăn cào cào châu chấu nhà chú hết, người ta chỉ nói như lương tâm người ta mách bảo thôi.
    Thương Quả lắc vô cùng?hô hô
  5. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, xin chân thành cảm ơn những người có trách nhiệm của VietNamNet đã không còn sử dụng bức ảnh có ý đồ xấu về ngôi nhà 57 Nguyễn Phong Sắc nữa (bức ảnh đó đã được gỡ ra khỏi bài viết của Đình Quang trong mục thư Hà Nội ) phản anh một tinh thần làm việc nghiêm túc của một trong những tờ báo điện tử uy tín của Việt Nam.
    Giờ thì xin được hầu chuyện với anh BigCanon, anh thương tôi thì tôi xin cám ơn. Nhưng anh có vẻ nhạy cảm với chuyện ăn uống cào cào nhỉ anh nhỉ (giật mình chăng?). Tôi biết, người có lương tâm trong sang như anh sẽ rất muốn ?oquét sạch? ngôi nhà 57, mà cũng chắc chắn không chỉ có mình anh ?otrong sáng? kiểu đó. Chính bởi vậy Quy hoạch của đường Nguyễn Phong Sắc mới được nắn chỉnh một cách kỳ lạ (nhưng rất bài bản, kín kẽ..)Tôi cũng mạn phép anh em Box Báo, đánh trống qua cửa nhà sấm, công bố một phóng sự về Quy hoạch con đường Nguyễn Phong Sắc để thấy những người làm báo chân chính phải đấu tranh với lũ bồi bút như thế nào, để thấy những kẻ tham lam dùng tiền bạc và quyền lực tác động đến thành phố ra sao? và cũng là để thấy vẫn có cơ hội cho những người đi tìm công lý.
  6. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    1. Sai phạm trong đo vẽ, xác định diện tích giải tỏa đền bù
    Tháng 06/2005, mốc mở đường đột ngột được cắm ngay trước cửa nhỔ số 57 Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội (cách khoảng 2m). Ngày 04/08/2006, có một nhóm tự nhận là cán bộ của Ban quản lý dự án đường Nguyễn Phong Sắc đến đòi lập biên bản đo vẽ giải phóng mặt bằng. Dù rất ủng hộ chủ trương mở đường của Nhà nước nhưng những người dân trú tại số 57 không thể đồng ý với nội dung có nhiều sai sót của biên bản này. Những người đến đo xác định diện tích đất nhà là 69,41 mét vuông trong khi biên bản ngày 28/08/1999 của UBND phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy xác nhận diện tích đất hợp pháp của gia đình là 87,7 mét vuông. Chính những người đo vẽ cũng thừa nhận ngay trong biên bản do họ lập là họ đo bằng thước dây nên có sai số (nhưng lẽ nào sai số lại là 18,29 mét vuông, tương đương với 20% diện tích của khu đất). Xin lưu ý là người ký vào biên bản đo đất không có tên trong tổ công tác phục vụ Hội đồng Giải phóng mặt bằng.
    Mặc dù không đưa ra được bất kỳ tài liệu hay văn bản có cơ sở pháp lý nào để chứng minh, nhóm cán bộ này vẫn ngang nhiên vẽ vào biên bản cái họ gọi là chỉ giới giải tỏa nằm giữa phần nhà kiên cố của gia đình và tuyên bố nhà chỉ còn 24,87 mét vuông đất.
    Không dừng lại ở đó, ngày 06/04/2007, Ban quản lý dự án công bố dự thảo phương án bồi thường dựa vào biên bản sai nghiêm trọng của ngày 04/08/2006, đồng thời đề nghị thu hồi đất của gia đình hộ dân trú tại số 57. Chính phương án bồi thường này cũng bất thường và đầy mâu thuẫn ví dụ như yêu cầu thu hồi toàn bộ 87,7 m2 đất nhà số 57 nhưng diện tích đền bù lại là 44,54 mét vuông.
    Bất chấp mọi kiến nghị của gia đình về nhiều điểm vô lý trong dự án quy hoạch, ngày 22/6/2007, Ban quản lý dự án Giao thông - Đô thị chính thức công bố phương án giải phóng mặt bằng (không có điều chỉnh gì so với dự thảo ngày 04/08/2006) và yêu cầu gia đình nhận tiền đền bù vào ngày 28/06/2007. Dựa vào văn bản đo vẽ không có giá trị pháp lý để chính thức ra phương án bồi thường là trái pháp luật.
    2. Sai phạm nghiêm trọng trong xác định mốc giải tỏa
    Theo Quyết định 4827/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/08/2004 về việc phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường Nguyễn Phong Sắc: chiều rộng mặt cắt ngang đường B=40m, giải phân cách trung tâm rộng 3m, lòng đường mỗi bên là 11,25m và chiều rộng vỉa hè mỗi bên là 7,25m (trên thực tế vỉa hè tại mốc giải tỏa số 5 rộng 8,25m, vượt quá 1m, trái với Quyết định 4827). Qua đó có thể thấy từ tim đường đến hết vỉa hè mỗi bên là tròn 20m. Trong Quyết định này còn nêu rõ: ?o?Thống nhất lại chỉ giới quy hoạch của toàn tuyến (lưu ý phù hợp với mặt cắt ngang của cả tuyến đường?)?
    Theo bản vẽ do Viện Quy hoạch - Xây dựng Hà Nội lập và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 02/03/2003 cùng với phần thuyết minh và cơ sở thiết kế thì: ..Chỉ giới đường đỏ được xác định song song và cách tim đường quy hoạch 20m về hai phía... tim tuyến đường được xác định bằng các thông số kỹ thuật, kích thước khống chế được ghi trực tiếp trên bản vẽ.... Các thông số trên bản vẽ này khẳng định tim đường được xác định đi qua các điểm: 12-13''-14''-15-17.
    Như vậy, lẽ ra từ tim đường tại điểm 13, chỉ giới giải phóng mặt bằng phải cách đều 20m sang hai bên nhưng trên bản vẽ và cả trong thực địa thì lại hoàn toàn khác. Nếu vẽ một vòng tròn R=20m với tỷ lệ 1/500 trên bản vẽ (cũng có tỷ lệ 1/500) với tâm là điểm tim đường 13'' thì sẽ thấy độ rộng phía đường bên Tây lớn hơn 20m (khoảng 21m) và độ rộng phía đường bên Đông nhỏ hơn 20m (khoảng 18m). Xin lưu ý phía bên Tây đường là nhà ở của nhiều hộ gia đình cán bộ Học viện Báo chí trong khi phía bên Đông đường là khoảng đất trống, không có nhà dân, kéo dài. Vậy là chỉ giới giải phóng mặt bằng trên bản vẽ này lấn sâu về phía có nhà dân khoảng 1m.
    Trên thực địa, điểm tim đường tại vị trí điểm 13 cũng đ? được đơn vị thi công của Ban quản lý dự án cắm vào tháng 6/2007. Từ điểm tim đường này đo sang điểm mốc giải tỏa số 5 (ngay sát nhà số 57) là khoảng 21m. Điều này trái với Quyết định 4827/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội, trái với thuyết minh dự án và cơ sở thiết kế do Viện Quy hoạch - Xây dựng Hà Nội công bố, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tháng 03/2003 về nguyên tắc xác định chỉ giới giải phóng mặt bằng.
    Hơn nữa, mốc giải tỏa số 5 (cắm tháng 6/2005) không có cơ sở pháp lý vì không có biên bản cắm mốc với Học viện Báo chí Tuyên truyền (thời điểm này Học viện vẫn là đơn vị quản lý đất).
    Sai phạm nghiêm trọng, có tính hệ thống này kéo dài từ bản vẽ ra tới thực địa đẩy gia đình số 57 vào tình trạng có nguy cơ bị phá toàn bộ nhà và thu hồi đất.
    3. Cố tình làm sai lệch nội dung biên bản, thực hiện sai quy trình, thủ tục giải phóng mặt bằng
    Trước sự phản ánh của gia đình hộ dân số 57 và các hộ dân khác trong khu tập thể Học viện Báo chí về những sai phạm của dự án, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đ? rất nhiều lần gửi công văn kiến nghị và yêu cầu giải thích, làm rõ đến các cơ quan chức năng (Công văn số 696/CV-BCTT ngày 10/08/2005, Công văn số 379 CV/BCTT ngày 01/06/2006, Công văn số 256/CV-BCTT ngày 11/04/2007, Công văn số 380/CV-HVBC-TT ngày 16/05/2007...). Ba năm sau, Sở Quy hoạch - Kiến trúc mới mời Học viện Báo chí và Tuyên truyền họp tại Sở ngày 23/05/2007 để giải trình vấn đề theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Không hiểu vì tác động gì mà biên bản nội dung cuộc họp do Sở cung cấp sau đó rất khác so với nội dung thực sự của cuộc họp ngày 23/05/2007 dẫn đến việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ chối xác nhận biên bản cuộc họp do Sở cung cấp (vì Học viện có văn bản đối chứng dựa trên cơ sở băng ghi âm, ghi hình trực tiếp cuộc họp ngày 23/05/2007). Ngày 06/06/2007, Học viện Báo chí đ? có Công văn số 480 CV/HVBC-TT báo cáo lên UBND thành phố về việc này kèm biên bản đối chứng của cuộc họp.
    Sự cố ý tạo biên bản sai lệch về nội dung của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội dẫn đến việc UBND thành phố Hà Nội không được báo cáo trung thực về quan điểm cũng như lập luận của các bên liên quan trong cuộc họp vì vậy đưa ra những quyết định không chính xác. (ví dụ như nội dung phát biểu của ông Nguyễn Lễ - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, Chủ tịch Hội đồng Giải phóng mặt bằng quận là: chấp nhận các tồn tại lịch sử trong quản lý đất đai, thừa nhân sự thiếu minh bạch trong công khai quy hoạch, đồng tình với các đề xuất của Học viện Báo chí và người dân như nên xem xét điều chỉnh quy hoạch sang phía không có nhà dân, nên thu hẹp vỉa hè phía bên tập thể Học viện Báo chí, giữ nhà kiên cố cho dân... đã bị thay đổi hoàn toàn theo hướng ngược lại).
    Trong khi vấn đề biên bản họp ngày 23/05/2007 còn chưa được gửi lên UBND thành phố Hà Nội (Cuộc họp do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo) thì ngày 24/05/2007, UBND quận Cầu Giấy ra Quyết định số 916/QĐ-UBND phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, việc này hoàn toàn trái với quy định về trình tự thủ tục tiến hành công tác giải phóng mặt bằng. Quyết định này đi trước và mâu thuẫn với chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trong Công văn số 3267/UBND-ĐCNN, ngày 18/06/2007 do Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quý Đôn ký, yêu cầu UBND quận Cầu Giấy, Sở Quy hoạch trả lời kiến nghị, khiếu nại của người dân và Học viện Báo chí về sự bất hợp lý trong dự án quy hoạch. Tác động nào dẫn đến sự vội vã bất chấp mọi nguyên tắc và thủ tục này?
    Vì thông tin từ thực tế và người dân đến lãnh đạo không thông suốt và liên tục bị bóp méo. Nguy hiểm hơn nữa, những cán bộ thực thi luôn lợi dụng bình phong ?o? chỉ đạo của lãnh đạo thành phố??, cho ra đời nhiều văn bản bất hợp lý đầy tính áp đặt như Thông báo số 188/TB-UBND
  7. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    4. Bất minh trong phương thức xác lập văn bản 188
    Văn bản này được xác lập ngày 13/6/2007 trong khi cuộc họp diễn ra ngày 8/6/2007, ký văn bản này lại là Phó văn phòng, không phải chủ tịch UBND. Nội dung văn bản 188 không cho thấy có biên bản họp nào được xác lập để bảo đảm tính thống nhất, trung thực của thông tin (sau năm ngày không có gì bảo đảm rằng văn bản này không có sự sai lệch về nội dung cuộc họp).
    Ông Nguyễn Văn Thịnh ký thừa lệnh ủy ban nhân dân - điều này sai nguyên tắc thiết lập văn bản. ủy ban nhân dân thành phố có văn thư, có bảo vệ,? có lãnh đạo,? vậy ông Phó Văn phòng thừa lệnh ai trong UBND?. Sự quanh co này càng làm rõ tính áp đặt chủ quan của người xác lập văn bản.
    Không những thế, người thiết lập văn bản này lợi dụng chức năng, quyền hạn của mình cố ý áp chế người dân. Trong lúc dân đấu tranh với những bất hợp lý của công tác quy hoạch, giải tỏa đền bù và triển khai dự án nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng cũng như nhà nước, niềm tin của họ dồn cả vào sự ủng hộ của UBND thành phố - những người được họ bỏ phiếu tín nhiệm về khả năng đại diện công chính cho nhân dân. Nhưng ông Thịnh dùng văn bản 188 biến việc tranh đấu vì dân và nước thành hành vi ?o? cố tình chống đối việc tổ chức GPMB??. Người dân hoang mang vì sợ bị các cán bộ dự án quy vào tội chống đối việc giải phóng mặt bằng dẫn đến khả năng bị truy tố. Mặc dù các kiến nghị hợp lý của họ chưa hề được xem xét, giải quyết thì một số người vẫn phải chấp nhận phương án giải tỏa, thu hồi đất bất hợp lý của dự án.
    5. Kết luận của Thông báo số 188/TB - UBND là không có cơ sở.
    Theo kết luận này ?o? chỉ giới đường đỏ đoạn từ đường Xuân Thủy đến đường Hoàng Quốc Việt là hợp lý, cần tiếp tục tổ chức thực hiện??.
    ?ochỉ giới đường đỏ ? hợp lý? ở đây thực tế là:
    - Một bên đất trống, một bên nhà dân, và chỉ giới đường đỏ lại lấn sâu về phía nhà dân, gây lãng phí nhiều tỷ đồng tiền ngân sách cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, gây bất ổn và xâm hại đến cuộc sống của gần 30 hộ dân.
    - Tại điểm 13, từ tim đường sang chỉ giới bên đất trống là 18m, từ tim đường sang chỉ giới bên nhà dân là 21m (tại mốc giải tỏa số 5). Đường đã cong càng cong thêm. Đẩy nhà số 57 vào nguy cơ giải tỏa trắng
    Trong khi đó, theo Quyết định số 4827/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/08/2004 về việc phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường Nguyễn Phong Sắc: chiều rộng mặt cắt ngang đường B=40m, giải phân cách trung tâm rộng 3m, lòng đường mỗi bên là 11,25m và chiều rộng vỉa hè mỗi bên là 7,25m. Quyết định này còn nêu rõ: ?o? Thống nhất lại chỉ giới quy hoạch của toàn tuyến (lưu ý phù hợp với mặt cắt ngang của cả tuyến đường?)?. Qua đó có thể thấy từ tim đường đến hết vỉa hè mỗi bên là tròn 20m.
    Theo bản vẽ do Viện Quy hoạch - Xây dựng Hà Nội lập và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 02/03/2003 cùng với phần thuyết minh thì: ? Chỉ giới đường đỏ được xác định song song và cách tim đường quy hoạch 20m về hai phía..., tim tuyến đường được xác định bằng các thông số kỹ thuật, kích thước khống chế được ghi trực tiếp trên bản vẽ...
    ?oChỉ giới ? hợp lý? mà Thông báo 188 đề cập là hoàn toàn mâu thuẫn với Quyết định phê duyệt đầu tư dự án số 4827/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội.
    Không dừng lại ở đây, để tránh việc các cơ quan liên quan phải đối mặt với những vấn đề khó giải thích trước người dân về tính bất hợp lý, thiếu minh bạch, và nhiều sai phạm trong dự án, Văn bản 3526/UBND-ĐCNN ra đời, tiếp tục bộc lộ sự vô cảm, quan liêu, kéo dài tình trạng mất dân chủ, làm người dân vốn bức xúc lại càng thêm bức xúc
    Theo văn bản này: ?o? về chỉ giới đường đỏ tuyến dường Nguyễn Phong Sắc (đoạn từ đường Xuân Thủy đến đường Hoàng Quốc Việt) Thường trực UBND Thành phố đ? chỉ đạo và kết luận (Thông báo số 188/TB - UBND ngày 13/6/2007 của UBND Thành phố). ủy ban nhân dân Thành phố giao UBND quận Cầu Giấy trả lời các hộ dân và Học viện Báo chí Tuyên truyền biết và chấp hành theo kết luận??
    Sau ngày 13/6/2007 - ngày ra Thông báo 188/TB - UBND, đ? có nhiều tình tiết mới và những sai phạm được phát hiện và phản ánh qua các công văn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền gửi UBND thành phố Hà Nội, đơn kiến nghị của gia đình tôi về các vấn đề: sai phạm trong đo vẽ xác định diện tích giải tỏa đền bù, sai phạm trong việc cắm mốc giải tỏa số 5? Văn bản số 3526/UBND-ĐCNN do Phó văn phòng Nguyễn Trọng Lễ ký đã cố tình bỏ qua các vấn đề nêu trên, tiếp tục dựa vào Thông báo 188/TB - UBND. Việc dựa vào một thông báo thiếu dân chủ, không được cập nhật thông tin thể hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của cán bộ công quyền. Thậm chí, điều này gây cho chúng tôi sự nghi ngờ về tính trung thực, khách quan của văn bản bởi những sai phạm và khuất tất trong dự án này là có tính hệ thống và kéo dài.
    Văn bản số 3267/UBND - ĐCNN do Phó Chủ tịch Lê Quý Đôn ký ngày 18/6/2007 (xin lưu ý là văn bản này ra sau thông báo 188/UBND - ĐCNN 5 ngày) có nội dung yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, giải quyết, trả lời các hộ dân và Học viện Báo chí về những điểm bất hợp lý gây thiệt hại cho nhân dân và Nhà nước trong quy hoạch đường Nguyễn Phong Sắc. Trong lúc chưa có cơ quan nào trả lời dân vậy mà Văn bản 3526/UBND - ĐCNN ngày 2/7/2007 lại căn cứ ngược vào thông báo bất hợp lý số 188/UBND - ĐCNN, thay thế cho Văn bản 3267/UBND - ĐCNN do Phó chủ tịch Lê Quý Đôn ký. Sử dụng văn bản bất minh, đầy tính áp đặt nhân dân số 3526/UBND-ĐCNN do ông Nguyễn Trọng Lễ - Phó văn phòng ký, thay cho văn bản trong sáng, có tính dân chủ số 3267/UBND - ĐCNN do Phó chủ tịch UBND Lê Quý Đôn ký lại một lần nữa buộc chúng tôi phải đặt vấn đề nghi vấn về trình độ, trách nhiệm, sự minh bạch và khách quan của một số cán bộ công quyền.
    6. Tình trạng mất dân chủ nghiêm trọng, lãng phí tiền bạc của Nhà nước, thiệt hại cho nhân dân - nhìn lại qua 3 năm thực hiện dự án
    - Dự án được phê duyệt năm 2003, căn cứ vào quy hoạch 1999, lấn cong sâu vào phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong khi phía đối diện là một khoảng trống kéo dài (sân Nhà Văn hoá quận Cầu Giấy). Quy hoạch ăn vào các nhà dân, làm nhà dân phải dỡ bỏ khung chịu lực, phá nhà kiên cố, gây thiệt hại cho cả Nhà nước và nhân dân.
    - Vì dự án không được công khai, tháng 6/2005, mốc giới mở đường mới được cắm, lúc này dân mới biết sự bất hợp lý của dự án, biết nguy cơ bị phá nhà. Từ tháng 9/2005, liên tục có các đơn kiến nghị, khiếu nại nhưng tập thể dân không được các cơ quan trả lời một lần nào. Các khiếu nại cá nhân được trả lời một cách chung chung, áp đặt.
    - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đ? có 4 công văn gửi đến Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhưng các ý kiến của Học viện cũng không được trả lời một cách rõ ràng về sự bất hợp lý, l?ng phí của dự án.
    - Chỉ cần điều chỉnh cục bộ chỉ giới giải toả sang phía Nhà Văn hoá quận Cầu Giấy thì đỡ thiệt hại cho cả Nhà nước và nhân dân hàng chục tỷ đồng, dân đỡ khổ, có sự đồng thuận x? hội. Không hiểu vì sao những người trực tiếp tham gia dự án lại cố tình bỏ qua lẽ phải!
    - Như vậy, dân không được biết và khi tìm hiểu để biết và có phát hiện, phản biện sự l?ng phí tiền bạc của Nhà nước và thiệt hại của nhân dân thì các cơ quan chức năng bất chấp ý kiến của dân, vô cảm về sự khổ sở của dân do quy hoạch bất hợp lý gây ra. Việc này ngược với đường lối, chủ trương dân chủ của Đảng, làm mất niềm tin của dân với chính quyền, ảnh hưởng đến uy tín của l?nh đạo Đảng và Nhà nước.
    Có thể thấy Ban quản lý dự án đường Nguyễn Phong Sắc, Ban quản lý dự án Giao thông - Đô thị Hà Nội, Hội đồng Đền bù Giải phóng mặt bằng quận Cầu Giấy, Viện Quy hoạch - Xây dựng Hà Nội, và nhiều cán bộ công quyền khác... đ? liên tục có những sai phạm mang tính hệ thống và bài bản:
    - Thiết kế tự mâu thuẫn, sai cơ sở kỹ thuật, bất hợp lý
    - Tiến hành đo vẽ với sai số lớn
    - Cắm mốc giải tỏa sai nguyên tắc, trái với Quyết định 4827/QĐ-UB ngày 05-8-2004 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
    - Làm sai lệch các nội dung văn bản có tính ảnh hưởng đến Quyết định của UBND thành phố
    - Lảng tránh, bưng bít thông tin, không thừa nhận những sai phạm rõ ràng, cố tình thực hiện đến cùng, tạo ra tình trạng mất dân chủ nghiêm trọng.Phải chăng những hành vi không minh bạch nêu trên là vì quyền lợi lớn của một bên giấu mặt nào đó?
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 19/11/2008
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 19/11/2008

Chia sẻ trang này