1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử hạt nhân trong lòng đất?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vinzer0, 21/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Thật chứ chả ngu gì mà đùa kiểu đấy :)
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Không phải chỉ Pháp mà giới khoa học cũng nghi ngờ chuyện này.
    Có 1 điều mà bây giờ hình như mọi người đều đồng ý là quả bom của BTT chỉ có sức công phá rất nhỏ ( bọn Pháp đo được là khoảng từ 0.6 đến 0.8 kT còn bọn Mẽo thì công bố chính thức là BTT đã nổ 1 quả bom có sức công phá dưới 1kT). Nó quá nhỏ so với 1 vụ nổ bom nguyên tử bình thường.
    Để nổ quả bom nguyên tử, thì ít nhất phải có 1lượng vật liệu có khả năng phân hạch trên khối lượng tới hạn để phản ứng dây chuyền có thể bắt đầu. Mà một khi phản ứng dây chuyền bắt đầu thì bom nổ ngay và không điều khiển được sức công phá (trừ khi có được 1 kĩ thuật điều khiển năng lượng hạt nhân cao mà ngày nay hình như chưa có ai trên thế giới này nắm được trừ Mẽo).
    Chính vì thế, nếu so sánh với các lần nổ bom đầu tiên của các nước khác, thì quả bom của BTT hơi bị yếu :
    - Mẽo (bom Trinity, ngày 16/7/45) : 19 kilô-Tấn. (ở Hiroshima : 13-16kT, Nagasaki : 21-23kT)
    - Liên Xô : (ngày 29/8/1949) : 22kT.
    - Anh (ngày 3/10/1952) : 25 kT.
    - Pháp : (13/2/1960) 60 kT .
    - Khựa (16/10/64) : 22 kT.
    - Ấn Độ (18/5/1974) : 12kT
    - Pakistan (28/5/98) : 9kT
    - BTT (9/10/2006) : chưa tới 1kT
    Như vậy hoặc là BTT đã nắm được công nghệ điều khiển phản ứng dây chuyền siêu nhất thế giới, hoặc là... người phụ trách chương trình bom nguyên tử của BTT vừa rồi đã bị xử tử vì làm mất thể diện quốc gia
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nếu bác so sánh với các quả bom đầu tiên của các quốc gia hạt nhân thì có vẻ hợp lý vì quả bom đầu tiên là bước đầu làm chủ công nghệ nên thường không thể làm quả bom có sức công phá nhỏ được. Khối lượng tới hạn phụ thuộc cả vào loại vật liệu phóng xạ (Plutonium khác hẳng Uranium 235) và độ tinh khiết của vật liệu đó. Do không thể có U-235 nguyên chất nên thường tùy vào công nghệ làm giàu mà khối lượng tới hạn này có thể lớn hoặc nhỏ và cái này cùng với trình độ công nghệ thiết kế bom sẽ ảnh hưởng lớn đến sức công phá thực sự của trái bom trên thực địa. Con số kết quả này của BTT bị ảnh hưởng bởi phép đo do hầu hết các nước đâu có máy đo đặt tại thực địa mà chỉ dựa trên các chỉ số về chấn động địa chấn đặt tại các khoảng cách rất xa để suy đoán mà thôi. (Đến 2 quả ném xuống Nhật thì con số cũng chỉ là dự đoán với 1 khoảng giá trị nào đó chứ không là con số cụ thể như các quả bom được thử nghiệm). Và người duy nhất biết con số thực sự là BTT chứ không thể là các quốc gia khác.
    Những quả bom thử nghiệm đầu tiên do công nghệ buổi sơ khai thường rất lớn để đảm bảo chắc chắn thành công và có hiệu suất nổ cũng có thể rất khác nhau. Với các cường quốc hạt nhân thì việc khống chế quá trình này ngày càng tốt nên đầu đạn ngày càng nhỏ để với cùng lượng nhiên liệu thì có thể có nhiều đơn vị vũ khí hơn và hiệu suất cũng tốt hơn. Nếu như quả bom đầu tiên của Mẽo to đến mức không hề có ý nghĩa quân sự do không có loại máy bay nào lúc đó chở nổi mà đặt trên tháp cao để thử nghiệm thì vài chục năm sau họ đã thử nghiệm lắp đầu đạn hạt nhân chiến thuật dưới 1KT lên ...pháo 175mm. Đầu đạn của Pakistan nghe nói lắp được trên F-16, chắc cũng tương đối nhỏ. Thế giới đã qua nhiều năm kể từ ngày quả bom hạt nhân đầu tiên phát nổ và đã có rất nhiều quốc gia có công nghệ chế tạo nên khả năng BTT tự nghiên cứu hoặc dưới sự trợ giúp của nước khác làm được loại đầu đạn cỡ này là hoàn toàn có thể.
    Tất nhiên không loại trừ khả năng BTT chơi mấy ngàn tấn phân đạm trộn dầu hỏa vào lòng đất rồi giật nổ để hù dọa moi viện trợ. Cái này thì họ hơi bị sẵn.
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Vâng về việc đo lường em cũng nghĩ vậy, thiết bị đo của các nước khác đúng là ở quá xa để có thể xác định chính xác được vụ nổ. Nhưng mà độ sai lầm của nó chắc cũng không đến gấp 10 lần đâu.
    Về kích thước đầu đạn, em không đồng ý với bác lắm, cái cồng kềnh nhiều nhất trong đầu đạn hạt nhân chính là hệ thống kích nổ của nó chứ không phải khối lượng vật liệu có thể tách hạch. Vì thế việc bom nhỏ hay lớn về kích thước không đi đôi với sức công phá tương đương của nó.
    Nếu chỉ nhìn từ khía cạnh sức công phá mà thôi thì theo em biết, hiện nay loại bom nguyên tử duy nhất trên thế giới có lực công phá tương đương dưới 1 kT là loại mini-bomb "Davy Crockett" của Mẽo (mặc dầu do đây là bí mật quân sự quốc gia cho nên giới khoa học thế giới vẫn còn nhiều nghi ngờ về sức công phá thật sự của nó). Loại của Pakistan theo những gì được công bố cũng có sức công phá tương đương khoảng 8-9 kT rồi. Các nước LX cũ với Khựa từ trước tới nay chỉ khoái chơi loại càng nhiều Mega-Tấn càng hay (vũ khí răn đe mà, chứ có phải loại dùng thường xuyên đâu). Cho nên ngoài khi được Mẽo giúp đỡ, BTT khó mà làm ngay được loại mini-bomb kiểu này.
    Hơn nữa việc nổ bom này hoàn toàn là 1 đòn chính trị của BTT đối với thế giới chứ chẳng phải là để thử nghiệm gì cả, như thế tại sao lại không nổ 1 quả vài chục kT cho nó hoành tráng(nếu BTT có khả năng làm mini-bom thì làm bom nguyên tử bình thường dễ như trở bàn tay), khỏi cần phải tốn nước bọt công bố là vừa mới thử được bom?
  5. kenndy01

    kenndy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Nga đã sản xuất được loại Bom Mini chi bằng chiếc Vali xách tay, loại Bom này nỗi ám ảnh cho nền An ninh của nhiều Quốc Gia...
  6. kenndy01

    kenndy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì không nghi ngờ gì về khả năng Hạt nhân của BTT, chính vì vậy mà El Baradei phải kêu gọi Mỷ đàm phán với BTT. Cứ tình trạng này thì một cuộc chạy đua Hạt Nhân sẽ xảy ra ở khu vực Đông Bắc Á. Chẳng biết rằng NC có được lợi gì ở sự hỗn loạn này không nhỉ??? Bởi vì NB sẽ phải tìm lấy 1 Đồng Minh tại khu vực, NH thì có lẽ là không rồi, TQ là kẻ thù truyền kiếp, chỉ còn NC là đáp ứng được mọi yêu cầu. Khi mà NB bắt tay với NC, đầu tiên là xây dựng cơ sở cơ bản cho năng lượng HN, sau đó tiến tới xa hơn cũng không là mấy. NB đang có kế hoạch giúp NC xây nhà máy điện NT đầu tiên, khi mà NB đã đứng ra giúp thì chắc là Mỹ cũng không có ý kiến gì. Hơn nữa cách đây hơn 10 năm đã có tin NC sở hữu khoãng 20kg Plutonium của Mỹ "để quên". Chính phía Mỹ cũng đã từng xác nhận điều này, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng chứ nhỉ???
  7. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    ?
  8. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Dẫn chứng đi bác!!!!!!!!!
  9. kenndy01

    kenndy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Tin này được hãng tin AP đưa ra và cũng được tạp chí Der Spiegel của Đức xác nhận. Nguyên văn của nó là:" Theo nguồn tin của Pentagon, Mỹ sau khi rút chạy khỏi NC đã mang nhầm một Containe chứa chất thải phóng xạ. Thời gian trước Mỹ có mang tới NC một lượng Plutonium khá lớn để phục vụ cho nghiên cứu, khi ra đi người Mỹ đã mang nhầm Containe chất thải mà không mang Plutonium đi. Sau đó người Mỹ ỉm sự việc đi không muốn tiết lộ ra, nhưng không may NC phát hiện được và cũng âm thầm dùng kỹ thuật của Nga tiếp tục ngiên cứu (người Nga cũng hoàn toàn không biết về việc này). Đến năm 1994, sau khi bình thường hoá quan hệ với NC, phía Mỹ mới đề nghị NC cùng hợp tác " bảo quản" lượng Plutonium này." Nguồn Der Spiegel
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tôi không biết độ chính xác của nguồn tin đến mức nào nhưng theo tôi biết thì tất cả các quốc gia có tham gia ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (trong đó có VN) đều chịu sự giám sát của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Tổ chức này sẽ giám sát và kiểm tra nguồn nguyên liệu phóng xạ của các quốc gia này rất chặt chẽ để đảm bảo không thể sử dụng sai mục đích. Khối lượng 20kg plutonium là rất lớn vì dư đủ làm vài trái rồi đấy do khối lượng tới hạn của nó khá nhỏ. Mỹ rút quân năm nào mà chạy vội đến mức nhầm nghiêm trọng đến thế được hả bác. Bác cho em chi tiết nguồn tin được không ạ.

Chia sẻ trang này