1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử luận bàn Tam Quốc theo phong cách hiện đại

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Johnny_Walker, 05/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Johnny_Walker

    Johnny_Walker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Thử luận bàn Tam Quốc theo phong cách hiện đại

    Cái này của Trương Du đấy nhé:
    Thế nào nhỉ, lại nhớ lại cái ngày xưa đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa.

    Ghét nhân vật Tào Tháo thế, ghét cay ghét đắng bởi cái độc ác và gian hùng của hắn thể hiện ra bằng cả lời nói. Đến khi Khổng Minh xuất hiện, thích nhân vật ấy thế, chỉ đơn giản là luôn đánh bại Tào Tháo.

    Lớn lên, cũng chẳng mấy khi đọc lại, nhưng đôi khi vẫn nghe đâu đó, đọc đâu đó những lời bình phẩm về các nhân vật đó. Cũng chẳng mảy may thay đổi suy nghĩ, đơn giản chỉ bởi chưa có nhiều va chạm trong cuộc sống. Thế rồi, chẳng thể tránh đưọc, chẳng thể được che trở mãi, rồi cũng phải va chạm và càng ngày càng thấy tính cách mình giống Tào Tháo, có lẽ thế.

    Nghĩ mà buồn cười, con người sống luôn kêu gào rằng họ thích sự thẳng thắn, ghét sự giả dối. Nhưng mà thế nào nhỉ, khi thẳng thắn công nhận, thú nhận cái xấu của mình thì ắt sẽ bị khinh bỉ, thế thì thế nào nhỉ ???. Phải là một con người không vết tì, không tật xấu để nhận được sự tôn trọng của người khác ??? ồ thế thì có lẽ không đưọc rồi, bởi mỗi người lại quan niệm về cái tốt và cái xấu khác nhau, ở mức độ khác nhau, thế thì cần gì sự tôn trọng của tất cả chứ nhỉ. Hoặc giả dấu nhẹm những cái xấu luôn tỏ ra là người tốt để nhận được sự tôn trọng ??? ồ thế thì lại giả dối rồi.

    Tự dưng lại thấy có cảm tình, thậm chí thích nhân vật Tào Tháo, chắc phải thế thật, cuộc sống mà, ta cứ tự nhận những cái ta có, cả xấu cả tốt, chắc cũng phải có kẻ thích Tào Tháo như ta chứ. Thế thì ta là người nguy hiểm ??? Ta sẽ không có bạn ???. Ồ có thể lắm chứ, mà hiện tại cũng đang chứng minh đấy chứ nhỉ, không ít kẻ đã ra đi, không ít kẻ đã nguyền rủa, rồi đến một ngày ta sẽ cô độc ???

    Ở đâu đó, ta đọc, ta nghe về lòng bao dung nhỉ ??? Ta không có lòng bao dung, ta không có tí cao thượng nào. Bởi, lòng bao dung chỉ có ở những người tốt, mà người tốt thì như thế nào nhỉ ??? là người có lòng bao dung ???. Lẩn quẩn quá, lẩn quẩn quá. Thế lòng bao dung, là thế nào nhỉ ??? lẽ nào là nguyền rủa, là từ bỏ, là xa lánh, là lên án, là ..., với những kẻ xấu ??? lạ nhỉ. Thế thì ta cũng có lòng bao dung đấy chứ, bởi ta cũng nguyền rủa, từ bỏ, xa lánh, lên án những kẻ xấu mà (xấu theo ta nghĩ) thế thì ta cũng là ngưòi tốt thôi.

    Hê hê, ta lại mâu thuẫn rồi, tự mâu thuẫn rồi, thế cuối cùng ta là người xấu hay kẻ tốt nhỉ ???




    w
  2. Johnny_Walker

    Johnny_Walker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Khổng Minh
    Một nhân vật văn võ kiêm toàn, đức tài lưỡng bị. Nhưng thực tế chính sách bồi dưỡng nhân tài (nói như ngôn ngữ hiện đại là chính sách đào tạo cán bộ), quả là có thiếu sót. Việc này chỉ là ??ođiểm chỉ một chút dấu vết tí teo của viên ngọc quý???. Khổng Minh hơn 20 năm giúp Lưu Bị cầm quyền nước Thục, thành tích quân sự, chính trị giáo hoá đã sáng ngời trong sử sách. Tuy nhiên về mặt học hành thi cử là điều kiện bồi dưỡng nhân tài, thì ta thấy thua kém quá nhiều so với Nguỵ quốc. Trong lịch sử nước Thục không thấy nói việc học và thi cử. Có chỗ viết hai chữ ??oThục khoa??? (khoa cử nước Thục), nhưng không thấy một tài liệu nào nói rõ ràng và cụ thể việc đó ra sao cả. Sau khi Khổng Minh nằm xuống, người mất thì chính sự cũng mất theo (nhân vong chính tức). Tuy có Khương Duy, Phí Vĩ, Tưởng Uyển, Đỗng Doãn hết sức chèo chống, nhưng cũng chỉ chắp nối về mặt quân sự và chính tình mà thôi còn nói tới vấn đề nhân tài thì thật là một khoảng trống. Nguyên nhân chủ quan, Khổng Minh biết dùng người nhưng không biết đào tạo người, thiếu hẳn kế hoạch bồi dưỡng cán bộ. Ông chết đi không có lấy một người thừa kế sự nghiệp bỏ dở dang. Vì không ai lãnh đạo, nên ngay sau khi ông mất, nội bộ quan văn có tranh chấp giữa Phí Vĩ, Tưởng Uyển. Có một mình Khương Duy thì lại vô quyền, hơn nữa Duy giỏi việc quân cơ nhưng kém về mặt chính trị.
    Hồi thứ 99 ??oCó người ở Thành Đô báo tin Trương Bào mất, Khổng Minh khóc ầm lên, miệng thổ huyết, ngất đi, ngã lăn xuống đất???. Còn sự kiện này nữa :
    Thục trung vô đại tướng
    Liêu Hoá tác tiên phong

    Tào Tháo
    Đối với Tào Tháo chỉ có thể nói câu này: ??oTất cả mọi lời khen chê đều không xứng đáng với ông???
    Theo Nguỵ Chí bản truyện Tào Tháo cần người giỏi như người chết khát cần uống nước, khiến cho những lãng tử đa tài về quy phục Tào Tháo đông như kiến.
    Năm Kiến An thứ 18 Tào Tháo hạ lịnh rằng : Thời thế loạn ly đã kéo dài 15 năm, lớp hậu sinh lớn lên trong thời thế hỗn loạn này không còn biết nhân nghĩa lễ nhượng là gì, thiệt là một hiện tượng khổ tâm. Vậy ta hạ lệnh các châu, quận phải gấp rút bồi dưỡng văn học. Cứ mỗi đơn vị đúng 500 người dân thì phải đặt một học quang, lựa những người học hành giỏi thông trong địa phương làm thầy giáo.
    Năm hiệu Hoàng Phúc thứ 5 nước Nguỵ đã có trên 200 tử đệ giỏi giang mẫn cán. Rồi xuống tới đám quan lại địa phương cũng gây được phong trào bồi dưỡng nhân tài khá sôi nổi. Họ chọn trong đám tử đệ địa phương, những tay thông minh tuấn tú cho tới học tập ở nhà Thái học để về làm giáo sư, chỉ dăm ba năm nhu thế, các trường học ở địa phương nối đuôi nhau ra đời.
    Năm Kiến An thứ 15, Tào Tháo hạ lịnh : các hiền quân thuở trước, chẳng có triều đại nào mà khi hưng thịnh không nhờ các vị hiền thần phụ bật. Ngay trong lúc tình thế chưa ổn định, thì việc tìm kiếm nhân tài lại càng cần thiết hơn lúc nào hết. Vậy các ngươi hãy tìm kiếm và đề bạt lên những nhân tài đang bị mai một ẩn khuất trong những vùng hẻo lánh để ta có thể trực dụng giao việc quốc gia đại sự.
    Năm Kiến An thứ 22, Tào Tháo lại hạ lịnh xuống một lần nữa : Ta thiết nghĩ rằng những người tài đức trong dân gian đang có rất nhiều nếu ta biết tìm kiếm họ. Vậy chư khanh hãy xét và đề cử mỗi người một số theo sự hiểu biét của mình chớ để sót người nào mình biết.
    Tới triều Tào Phi, cứ mỗi quận phải tiến cử lên triều đình một Hiếu Liêm, còn những kẻ khả năng tài cán thì vô hạn định biết ai cử nấy, có ai đề cử nấy.
    Triều Tào Duệ, xuống chiếu buộc các công khanh mỗi người phải đề bạt cho được một nhân vật có khả năng làm tướng v.v..
    w

Chia sẻ trang này