1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử lý giải các ca từ của TRỊNH!

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi gio_mua_dong_bac200x, 11/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong_bac200x

    gio_mua_dong_bac200x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Thử lý giải các ca từ của TRỊNH!

    Nhạc Trịnh có rất nhiều các ca từ hay và khó hiểu, các bác thử liệt kê vài ca từ hay, khó hiểu và thử đưa ra cách hiểu các ca từ đấy của riêng mình nhé!
    Ví dụ: Buồn như giọt máu, theo tui hiểu, giọt máu làm liên tưởng đến vết thương, sự mất mát, nỗi đau đớn, vậy buồn như giọt máu giống như một nỗi đau hơn.




    Sống là phải biết hưởng thụ!
  2. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Trước đây có rất nhiều chủ đề như vậy,
    Em có hỏi ai đó thử lý giải từ : tuổi đá buồn
    Và lần nào cũng bị mắng cho té tát
    chẳng hiểu gì cả
  3. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    "Tuổi đá buồn" là ông nội của "Tuổi biết buồn"
    Trời còn làm mưa,
    mưa rơi mênh mang ..

  4. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng chọn tittle là buồn như giọt máu mà cũng không hiểu rõ ý của tác giả . Theo mình nghĩ chắc tại người buồn cảnh có vui đâu bao giờ , tâm trạng đã buồn thì nhìn đâu cũng thấy buồn . Nhìn thấy máu mà không đau đớn , chỉ thấy buồn thì chắc là vượt lên nỗi đau rồi .Có lẽ tác giả viết câu này lúc mùa đông , giọt máu đọng vào mùa đông thấy buồn bã lắm ...chẳng hiểu nghĩ thế đúng ko nữa
  5. gio_mua_dong_bac200x

    gio_mua_dong_bac200x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tuổi đá buồn
    Có lẽ với Trịnh đá gợi lên những nỗi buồn lặng lẽ, những mối buồn không thể chia sẻ, đá còn gợi lên sự lạnh lẽo, hãy thử tưởng tượng, một nỗi buồn câm nín và lạnh lẽo mà Trịnh phải chịu đựng, những nỗi buồn như thế chỉ có thể có khi người ta cô đơn, những nỗi cô đơn đến mức chỉ nghe tiếng tim mình đập trong im lặng. Ngoài ra, đá còn là sự chịu đựng, là rêu phong, là thời gian. Có lẽ vì thế trong bài Tuổi đá buồn bao trùm trong toàn bộ không gian là mưa, là sự lặng lẽ, nỗi cô đơn...
    Sống là phải biết hưởng thụ!
  6. cedarvn

    cedarvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Các ca từ của Trịnh thực sự khó lý giải;
    vô thường
    Cỏ xót xa đưa
    nhu mì
    lòng như nắng qua đèo
    trẻ nhớ nhà
    hai bàn tay đói, hai bàn chân mỏi
    ....
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Vô thường là khái niệm Phật Giáo, đâu có khó hiểu lắm. Nếu bác tìm hiểu Phật Giáo đảm bảo sẽ gặp đi gặp lại từ này. Đoá hoa vô thường là đoá hoa nở rồi tàn, chứ không đẹp hoài, vậy thôi.
    Còn mấy từ còn lại sao lại khó hiểu nhỉ ???
  8. sacred_coeur

    sacred_coeur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Theo esu tới tận đây !
    Tớ nghĩ bạn giải thích "đóa hoa vô thường" như thế không đúng hẳn đâu. Bài này được nói đến rất nhiều rồi, và tớ nhớ là có ai đó đã viết rằng, vô thường chính là cái sắc-không của nhà Phật, cái bất biến, nhưng cũng có nghĩa là vĩnh cữu, vì nó có cũng như không. Vì thế nói rằng "hoa nở rồi tàn" là chưa đúng với tinh thần vô thường này.
    Còn những từ khác, có cái tớ nghĩ rằng chính mình cũng phải tìm đúng ngữ cảnh mới hiểu được. Đâu có dễ dàng nhận ra ngay tình ý? Chẳng hạn như câu "lòng như nắng qua đèo" trong bài Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời: Nghe qua thì rất vui tai vì có thể bạn đang đứng ở triền đèo và bất chợt nắng rọi xuống chói chang... , nhưng cũng có khi bạn nhìn thấy nắng từ từ tắt dần cho đến khi nó đã sang triền đèo bên kia... Thật là buồn, phải không? đâu còn vui nữa, vì làm sao bạn đuổi theo ánh nắng kịp? Trong bài nhạc này, tớ nghĩ câu "lòng như nắng qua đèo" có tình cảnh buồn rất nhiều vì nó liên hệ đến:
    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
    Có người lòng như nắng qua đèo
    Tóc người như dòng sông xưa ấy đã phai...

    Bởi vì mười năm trước lòng đã thấy vui hơn:
    Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
    Ðường xanh hoa muối bay rì rào
    Có người lòng như khăn mới thêu...

  9. nguyentuanngocvy

    nguyentuanngocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh đúng là hay nói về cõi vô thường thật nhưng không phải cái gì cũng nói đến phật giáo cả. Vì để hiểu về phật giáo thì cả như cái ông : Thích Đại Đức còn c hưa hiểu được thấu đáo nữa là Trịnh ...........tôi ko đồng ý với 1 ý kiến của 1 nhà văn tên là Nguyễn Quang Sáng cho rằng cứ nghe nhạc Trịnh là bặt gặp cõi phật trong đó .Nhạc Trịnh chỉ nhuốm 1 ít màu sắc phật giáo thôi chứ ko hoàn toàn .........
  10. sacred_coeur

    sacred_coeur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ bạn nguyentuanngocvy nói cũng có lý, vì chúng ta làm sao có thể đạt được tới mức giải thích rõ ràng về Phật giáo. Hình như cuối cùng thì nhiều người cũng chỉ đề cập đến ảnh hưởng của đạo Phật trong ca từ của TCS mà thôi. Bởi chính tác giả đã nói rằng: "Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác." (trong trang web trinh-cong-son.com)
    Các từ mà nhạc sĩ thường dùng trong hầu hết các bản nhạc đều mang âm hưởng đó, cho đến bài "Đóa hoa vô thường" thì có thể nói là gói trọn được hình ảnh của "Đạo" nhiều hơn. Tuy thế, nó cũng chỉ là một siêu thoát triết học cho chính tác giả... Tớ viết như trên vì nghe đến từ "vô thường" ai ai cũng đều nghĩ đến Phật giáo mà thôi.

Chia sẻ trang này