1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử lý giải vấn đề "con gà và quả trứng" và "Kỹ sư xây nhà"

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tovanhung, 02/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tovanhung

    tovanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Thử lý giải vấn đề "con gà và quả trứng" và "Kỹ sư xây nhà"

    Xin chào các bạn!

    Đây là một dạng chủ đề quen thuộc mà bất cứ ai đã từng học qua triết học đều được nghe nói đến. Và đến ngày nay, câu đố ?ocon gà và cái trứng cái gì có trước? đã nghiễm nhiên trở nên sự thắng thế của những ngườI nguỵ biện. Tôi viết bài này không hề có ý định thay đổI một quan niệm, càng không có tham vọng được các bạn hoàn toàn đồng tình. Mà nhân đây, xin chia sẻ vớI các bạn về cách tiếp cận mớI vấn đề.

    Chúng ta không qui cho ai những câu từ nặng nề như "chủ nghĩa duy tâm", "chủ nghĩa xét lại" mà đứng trên quan điểm khoa học thì quả thật, đôi khi nhờ những câu hỏi vặn vẹo và lập luận chắc chắn ấy mà thúc đẩy khoa học phát triển. Triết học cũng nằm trong qui luật chung đó.

    Đây là vấn đề (đúng ra là câu đố) của các nhà Nguỵ Biện. Thoạt tiên những tưởng câu hỏi là đúng nhưng chúng ta đã vô tình vị đánh đồng giữa con gà và cái trứng. Thực tế thì cái trứng và con gà là một, cái trứng là một dạng của quá trình phát triển của con gà. Vì vậy có thể hiểu gà đẻ ra gà chứ không phải trứng đẻ ra gà hay ngược lại. Hiểu gà đẻ ra gà thì sẽ không có cái gọi là trứng và con gà cái gì có trước nữa!

    Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng "vật chất quyết định ý thức". Không phải ai ai cũng đồng tình. Những người không đồng tình lập luận rằng: cụ thể như một kỹ sư trước khi xây dựng căn nhà, anh ta đã hình thành trong đầu cái khung của căn nhà. Như vậy, sự hình thành "cái khung của căn nhà" được cho là ý thức và nó điều khiển người kỹ sư trong quá trình xây dựng. Để kết luận, họ cho rằng "ý thức quyết định vật chất".

    Xét từ góc độ tâm lý học để chứng minh cho tiền đề "ý thức quyết định vật chất" thì điều cần lưu ý ở đây là não người. Đúng là ông kỹ sư hình thành trong đầu mình tư duy, dự định nhưng nó phải dựa trên sinh lý của não người, mà não người là một dạng vật chất, điều này không còn gì phải bàn cãi. Như vậy, ngay cả trong ví dụ tưởng nh rất khó lý giải này cũng dần sáng tỏ và theo người viết thì vật chất đã quyết định ý thức rồi vậy!

    Đôi lời quê mùa, có gì chưa thoả đáng xin thỉnh giáo các bạn!nhờ các bạn chỉ dạy thêm!

    Thân ái!
  2. NVT2002

    NVT2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tớ sẽ đóng góp ý kiến của mình ở đây. các cậu chờ nghe!

    NVT2002
    nguyenducquy2001@yahoo.com
  3. Platite

    Platite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể cho tớ một định nghĩa về vật chất và ý thức đuợc không?
    Platini
  4. Jask

    Jask Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    3
    Vật chất là một phạm trù triết học.....Ý thức....cũng là một phạm trù triết học.....nốt, muốn biết thêm chi tiết xin vui lòng ra các nhà sách xem các sách triết học.
    Còn về việc con gà...mái và cái trứng thì theo như các chương trình dạy học ở nước ta thì là...con gà...mái, tớ nghĩ rất nông cạn: con gà mái (dĩ nhiên là chưa bị lai giống siêu thịt) chắc chắn đẻ được trứng. Còn cái trứng chưa chắc tạo ra được con gà....vì thế con gà mái có nhiều khả năng có trước hơn!!!???Còn căn nhà gì đó với cái khung tưởng tượng thì cũng đơn giản: không có ông kỷ sư thì làm sao có cái..khung tưởng tượng đó...Tuy nhiên, một số sự việc hiện tượng mà hiện tại ta chưa giải thích được bằng khoa học, chẳng hạn như nhưng người các khả năng tiên tri biết trước tương lai mà sự việc đó không hề liên quan đến người đó.
    Mà này, bác Hung thân mến, đọc bài bác tớ có cảm nghĩ là bác xem khoa học và triết học là 2 món khác biệt nhau, nhưng theo tớ thì khoa học chính là triết học, bởi lẽ nguồn gốc của khoa học xuất phát từ triết học mà ra, chỉ khác ở chổ là triết học mang tính bao hàm tổng quát, còn các ngành khoa học mang tính cụ thể: nghiên cứu sâu vào từng lãnh vực mà nó được gán tên, cho nên ta luôn cảm thấy các ngành khoa học đều có mối liên hệ sâu sắc với nhau là thế.
    Thuyền Trôi Thấp Thoáng Trong Đêm Vắng
    Trăng Sáng Muôn Phương Lạnh Cõi Lòng...

    Jask

  5. tovanhung

    tovanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn bạn Jask!
    Phần lý giải của bạn tôi xin nghiêm túc lắng nghe và nghiên cứu thêm để phục vụ cho sự hiểu biết của mình.
    Về việc tôi có tách riêng khoa học với triết học hay không xin nói lạI cho rõ như: Thực tế thì Triết học cũng là một khoa học nhưng không có nghĩa ??okhoa học chính là triết học??? như bạn đề cập. Triết học, cũng như các ngành khoa học khác cũng có đốI tượng nghiên cứu riêng nhất định. Có điều, khoa học Triết học vốn rất rộng và mang tầm bao quát nên ta hay đánh đồng khoa học là triết học.
    Ở đây chỉ là sự hiểu lầm về mặt khái niệm mà thôi!
    Chúc bạn vui!
  6. Jask

    Jask Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    3
    Hì hì hì....mỗi người có cái nhìn nhận khác nhau, tớ nói thế không phải vì tớ "đánh đồng" mà là vì trước đây tất các các ngành khoa học như : toán học, vật lý, hóa học.....đều được mang một tên chung là triết học. Càng về sau, do sự phát triển của xã hội và nhu cầu tìm hiểu sâu xa hơn về thế giới xung quanh nên các môn khoa học mới dần dần được tách ra mang những cái tên như ngày nay....đó là theo hiểu biết nông cạn của tớ.
    Thuyền Trôi Thấp Thoáng Trong Đêm Vắng
    Trăng Sáng Muôn Phương Lạnh Cõi Lòng...

    Jask

    Được sửa chữa bởi - Jask vào 24/05/2002 01:56
  7. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì chẳng có gì gọi là không thoả đáng ở đây cả. Nhưng thực sự thì tôi vẫn chẳng biết vật chất ảnh hưởng lên trí thức như thế nào và làm thế nào mà, vật chất có thể quyết định ý thức, Bác có thể trả lời giúp không nhi?

Chia sẻ trang này