1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử nhận diện dân Nha Trang giữa đám đông người Việt Nam, cái nhìn về văn hoá.

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi fsai, 13/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bblue

    bblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    phô pà cố luôn
  2. vet_loe_loet1986

    vet_loe_loet1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    sao lai nói vậy chứ ông anh , nói vậy quá bằng gậy ông đâp lưng ông ah`
  3. namental

    namental Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ như thế đấy ..
    rõ ràng chả ai mà trơ trẽn đến mức khó tin như thế ..
    cái đẹp ở đây hiểu như thế nào .??
    vẻ ngoài ...tính cách hay giao tiếp xã hội..??
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay bận lo kiếm cơm, kô vào NTC.
    Khửa khửa ?????..
    Vào rồi lại thấy một lũ rỗi hơi chỉ biết lo chát chít vớ vẩn.
    Hê hê ?
    Tớ đặt ra topic này, với quan niệm, liệu có kô một sự khác biệt về văn hoá cư xử của người NT và các vùng khác của VN. Và thật đơn giản, cứ nêu một câu hỏi trơ trẽn ra, là có ngay người trơ trẽn hưởng ứng , giơ móng cẩu ra ủng hộ : con trai NT ?" thương hiệu đẹp trai hàng đầu VN
    Đặc tính của người NT thế đấy nhỉ.
    Cũng đơn giản, cứ thử vào các box địa phương khác xem, VD : Cần Thơ chẳng hạn
    Khà khà ?. Chả biết người NT phải dấu mặt vào đâu, chắc có đuôi thì cũng kéo lên che mặt nhỉ.
    -----------------
    Thôi đựơc rồi.
    Zesman này, tôi tiếp tục mạch ban đầu của mình đây ?" về lịch sử, nguồn gốc của NT nhé, để qua đó, có thể nói, làm đêk gì có người NT, làm đêk gì có dân Khánh Hoà, chỉ có dân Kinh tứ xứ ở NT, Khánh Hoà thôi.
    http://teltic.vnn.vn/chuyenmuc/kh350nam/
    Về địa lý và nguồn gốc
    ---------------------------------------
    Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải nằm ở cực Nam Trung bộ nước ta. Từ Bắc vào Nam, đến đỉnh đèo Cả quanh co khúc khuỷu, qua núi Ðá Bia cao vời vợi gần với cảng biển Vũng Rô im lìm, sâu lắng là đến địa phận tỉnh Khánh Hòa. Về hành chính, tỉnh Khánh Hòa có 6 huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, huyện đảo Trường Sa (cách đất liền hơn 200 hải lý), thị xã Cam Ranh và TP. Nha Trang .
    Hiện nay dân số ở Khánh Hòa xấp xỉ một triệu người, bao gồm người Kinh và các dân tộc anh em là Raglai, Êđê, T''ring... cùng đoàn kết chung sống từ nhiều đời nay và chính họ là chủ nhân đích thực của các nền văn hóa tiêu biểu. Một kho tàng di sản văn hóa dân gian với những câu hò, điệu múa, lễ hội, tín ngưỡng, lối ăn, cách mặc...được các thế hệ người dân Khánh Hòa sáng tạo trong quá trình khai phá đất đai, xây làng lập xóm, lên rừng tìm trầm hái củi, xuống biển ra khơi, thấm đẫm tình người. Tất cả những điều đó đã tạo nên diện mạo văn hóa Khánh Hòa hôm qua.
    Ngược dòng thời gian trước1653, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa rất đáng được nâng niu và trân trọng. Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử con người đã sinh sống ở đây. Từ đấu thế kỷ này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của "nền nông nghiệp dùng cuốc'''' tại Hòn Tre trong vịnh Nha Trang. Sang thời đại kim khí, ở Khánh Hòa đã phát hiện nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại khoảng 4.000 năm cách ngày nay và có trước nền văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của nền văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), BệnhTân, Hòn Tre (TP. Nha Trang), Ninh Thân, Hòn Thị (huyện Ninh Hòa), Hòa Diêm (thị xã Cam Ranh)... Việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2-1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy lớp cư dân chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ trước Công nguyên.
    Kauthara - Khánh Hòa hôm nay, vốn là nơi sinh sống của bộ tộc Cau - một trong hai thị tộc chính của vương quốc cổ Chăm pa. Hơn thế nữa, nơi đây đã từng là thánh đô của vương quốc Chăm pa, với khu đền tháp thờ Bà mẹ xứ sở đáng kính của dân tộc Chăm: Nữ thần Pô lnư Negara, được gọi là Tháp Bà Ponagar. Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III là tấm bia viết bằng chữ Phạn cổ vào bậc nhất ở nước ta và khu vực Ðông Nam Á, Thành Hời, miếu ông Thạch, Am Chúa...
    Năm 1653 là sự kiện lịch sử gắn liền với tên tuổi Cai cơ Hùng Lộc Hầu dưới thời Chúa Nguyễn - người đã có công lao đưa vùng đất này hòa nhập vào lãnh thổ Việt Nam thống nhất hôm nay. Ông cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho quá trình dựng nước và giữ nước trên mảnh đất quê hương Khánh Hòa, bắt đầu từ khi thành lập hai phủ Thái Khang và Diên Ninh.
    -----------------------------------
    và về văn hoá Khánh Hoà, hãy nghe bằng giọng tự hào xem nào :
    ---------------------------------
    ?oKhánh Hòa là xứ Trầm hương
    Non cao biển rộng, người thương đi về
    Yến sào ngon ngọt tình quê
    Sông sâu đá tạc lời thề nước non?.
    Câu ca dao trên không chỉ đã khái quát được những đặc điểm về địa lý tự nhiên, những sản vật tiêu biểu của quê hương mà còn nêu bật được cả tính cách, tâm hồn của con người Khánh Hòa: giản dị, phóng khoáng song cũng thật nghĩa tình, thủy chung. Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ quốc sử lớn nhất ở nước ta thời phong kiến còn ghi lại những nét đẹp về văn hóa của vùng đất và con người Khánh Hòa như sau: ?oPhong tục thuần hậu, tập quán quê mùa. Kẻ sĩ chất phác mà trầm tĩnh, nhân dân kiệm mà lành, quần áo dùng vải trắng, ít thích lòe loẹt. Dân ở ven biển làm nghề chài lưới, dân ở ven núi làm nghề cấy lúa, trồng dâu, chăn tằm dệt cửi? phần nhiều đơn giản không chuộng xa hoa. Các việc đám cưới đám ma hay giúp đỡ lẫn nhau?.
    Kể từ mùa xuân năm Quý Tỵ (1653), những thế hệ người Việt đầu tiên đến sinh sống trên vùng đất này đã nhanh chóng hòa nhập với các nhóm người có nguồn gốc bản địa một cách hòa bình, thân ái. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hôm nay đã cùng chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng nên một miền quê ngày càng giàu đẹp.
    Do những đặc điểm về địa lý tự nhiên và nhân văn, Khánh Hòa hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa núi rừng, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển - đảo dưới các dạng văn hóa vật thể (Tangible) và phi vật thể (Intangible) thật tiêu biểu và đặc sắc. Ở miền núi, chúng ta đã biết đến những bộ patau (đàn đá) Khánh Sơn nổi tiếng tìm được tại di chỉ Dốc Gạo, nơi được xác định là ?ocông xưởng chế tác đàn đá thời tiền sử khổng lồ nhất ở Việt Nam?. Đây cũng là xứ sở của những Akhàt ter (thể loại kể chuyện bằng văn xuôi) và những Akhàt jucar (kể chuyện bằng lời hát) được gọi chung là những trường ca Raglai nổi tiếng.
    Qua nhiều thế kỷ cộng cư và hòa cư, người Việt đã giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em để từ đó tạo nên một bản sắc văn hóa của chính mình, làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa truyền thống ở Khánh Hòa hôm nay ta sẽ nhận thấy có sự ảnh hưởng và đan xen những sắc thái văn hóa giữa người Việt với người Chăm, người Raglai và với cả người Hoa, mà trong đó văn hóa của người Việt là chủ thể.
    Do điều kiện và môi trường sống, cùng với các hình thức kinh tế, ngành nghề truyền thống lâu đời chi phối nên người Việt ở đồng bằng Khánh Hòa có cả một nền văn hóa đình làng, trong tổng thể của truyền thống văn hóa làng xã Việt Nam. Hệ văn hóa đình làng, chùa chiền, miếu mạo? dưới sắc thái văn hóa truyền thống của những người nông dân cần cù, chăm chỉ được biểu hiện qua các lễ hội Am Chúa, lễ hội Tháp Bà, lễ hội cúng đình, cúng tổ nghề?, qua nhiều thế kỷ vẫn tồn tại và ngày càng được tôn vinh trong chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, những cư dân sống bằng nghề biển không chỉ bảo lưu và gìn giữ được những truyền thống văn hóa biển - đảo với các lễ hội cúng đình - lăng, tín ngưỡng thờ cúng cá voi (Ông) cùng những điệu hò Bá Trạo? được kết hợp một cách hài hòa trong tín ngưỡng thờ Pô Nagar - Thiên Yana mà còn có một nền văn hóa yến sào thật đặc sắc? Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo cho Khánh Hòa có những đặc trưng văn hóa thật tiêu biểu và độc đáo. Bởi vậy, dưới góc độ văn hóa học, Khánh Hòa thật sự là một tiểu vùng văn hóa được biết đến với tên gọi là Xứ Trầm hương song vẫn là một bộ phận của văn hóa Việt Nam. Đó chính là cốt lõi căn bản của sự ?othống nhất trong đa dạng? của văn hóa truyền thống Việt Nam.
    --------------------------------
    Và cuối cùng, hãy đọc về người Khánh Hoà
    Khứa khứa ?..
    Những người viết những dòng này mà biết mấy cu cậu và mấy bé Khánh Hoà đang hì hục vào ttvn chắc chết ngay kô kịp ngáy. Thôi, chúng ta cùng ngáy nào ?????..
    -----------------------
    Người dân Khánh Hòa có tinh thần lao động cần cù, chủ động sáng tạo, xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp. Cũng như nhiều miền quê khác, nghề truyền thống của nhân dân Khánh Hòa là làm lúa nước và làm rẫy, nhưng người dân ở đây đã sớm hướng ra biển. Khánh Hòa có Viện Hải dương học, có trường Ðại học Thủy sản có Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III, góp phần giúp cho ngành Thủy sản nơi đây phát triển. Nhiều năm Khánh Hòa là nơi cung cấp tôm sú giống lớn nhất của cả nước, là nơi nuôi tôm hùm và sò huyết nổi tiếng, đúng như câu xa xưa: "Tôm hùm Bình Ba...sò huyết Thủy Triều''''. Khánh Hòa trước đây cũng có nhiều làng nghề truyền thống và nay có nhiều doanh nghiệp phát triển tiêu biểu nhất là Tổng Công tyKhánh Việt (KHATOCO), mộtdoanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh có hiệu quả. Bước vào thờikỳ đổi mới, Khánh Hòa đã đẩymạnh việc triển khai thực hiện cóhiệu quả các chương trình kinh tế- xã hội trọng điểm, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, phát huy tính năng động sáng tạo của các thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, nên nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao.
    Người dân Khánh Hòa coi trọng nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa để phát triển. Từ xa xưa nơi đây đã có nền văn hóa tiền Sa Huỳnh (văn hóa Xóm Cồn), văn hóa Sa Huỳnh với những di chỉ Hòa Diêm, di chỉ mộ chum đến các di vật giai đoạn tiền sơ sử tiêu biểu như đàn đá Khánh Sơn và tìm thấy trống đồng ở Nha Trang, chứng tỏ nơi đãy có các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho các tộc người sinh sống. Tuy vậy cho đến thời kỳ thành lập tỉnh, ở đây vẫn còn là một vùng hoang sơ, chủ yếu là rừng nguyên sinh, dân cư thưa thớt. Trong quá trình làm ăn sinh sống, cùng với cư dân bản địa, những lưu dân vào đây dần dần hình thành các cộng đồng làng xã, chung lưng đấu cật, đoàn kết ứng phó với thiên nhiên vượt qua muôn vàn khó khăn để tạo lập cuộc sống nơi vùng đất mới. Với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, người dân Khánh Hòa đã từng bước khai phá đất đai, xây dựng làng xóm, mở mang đời sống kinh tế, lưu giữ, kế thừa và bồi đắp nên một nền văn hóa đa dạng và ngày càng phong phú. Hơn một chujc di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và hàng chục di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được trân trọng bảo vệ. Lễ hội Tháp Bà với điệu múa bóng dâng hoa; lễ hội cầu ngư, hát bả trạo, đua thuyền, cùng với nhiều bộ môn đặc sắc như tuồng, dân ca kịch... được trân trọng lưu giữ và phát triển.
    Trong sinh hoạt, người dân Khánh Hòa sống hiền hòa, giản dị, cần kiệm, trọng lẽ phải, giàu tình thương, ngay thẳng,- rắn rỏi, quen cuộc sống trong cơ cấu xóm làng, với những quan hệ bà con láng giềng mật thiết, dựa vào đó, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, nhất là những lúc hoạn nạn, khó khăn, luôn một lòng son sắt, chung thủy vì nghĩa lớn của dân tộc... Với tất cả những truyền thống tốt đẹp, người dân Khánh Hòa đã sớm tiếp nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tham gia tích cực vào cuộc vận động thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó một lòng tin Ðảng, đi theo Ðảng, sát cánh cùng nhân dân cả nước vượt qua mọi hy sinh gian khổ, chiến đấu kiên cường, lao động cần cù, sáng tạo viết tiếp những trang sử hào hùng của quê hương, đất nước. Ðó là cội nguồn, là cơ sở xuất phát vững vàng cho mọi bước tiến mới của quê hương Khánh Hòa trong tiến trình phát triển chung của đất nước, với quyết tâm phấn đấu xây dựng Khánh Hòa thành một tỉnh phát triển mạnnh trong khu vực.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Quên, còn một khúc nữa chứ
    --------------------
    ĐÔI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH LÀNG XÃ Ở KHÁNH HÒA TỪ 1653 ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
    (Tiếp theo)
    Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, bên cạnh làng xóm Việt đang tiếp tục hình thành và phát triển thì xuất hiện các trung tâm kinh tế văn hóa lớn đầu tiên ở Khánh Hòa, Ninh Hòa, Diên Khánh và Nha Trang với một hệ thống: miếu - đình - chùa - chợ - thành (Thành Diên Khánh) - thị cảng (thị cảng Vĩnh Ðiềm - Nha Trang). Hiện tượng lịch sử này làm cho cảnh quan văn hóa làng xóm có sự thay đổi lớn. Trong các trung tâm kinh tế - văn hóa nói trên thì Diên Khánh trở thành tỉnh lỵ của Khánh Hòa, Vĩnh Ðiềm trở thành trung tâm sinh hoạt kinh tế - thương mại- văn hóa của tỉnh.
    Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa không dừng lại ở đó. Sẽ chưa đầy đủ nếu như không đề cập đến một hiện tượng lịch sử mới, đó là quá trình đô thị hóa Nha Trang - Trung tâm kinh tế chính trị xã hội và văn hóa mới của Khánh Hòa đầu thế kỷ XX.
    Vào nửa cuối thế kỷ XIX, khi mà khu thị tử Vĩnh Ðiềm Hạ đã có tuổi thọ trên dưới một thế kỷ và trở thành trung tâm thương mại quốc tế của Khánh Hòa, các địa danh quen thuộc như chợ Thanh Minh, Thành Diên Khánh, Ninh Hòa, Vĩnh Ðiềm, Ngọc Hội, Lư Cấm, Vĩnh Hội... đã trở nên quen thuộc với những làng xóm sầm uất trù phú thì Nha Trang vẫn còn là một bãi cát mênh mông, chỉ có dăm ba nóc nhà ngói của người Pháp bên mé biển và vài dãy nhà tranh lụp xựp của ngư dân người Việt chen chúc nhau ờ xóm Cồn. Ðường sá chưa có, phố quán cũng không. Ðường liên lạc duy nhất với Huế và Sài Gòn chỉ là con đường biển. Con đường đi lên Diên Khánh lúc này chỉ mới là con đường rải đá sơ sài, còn giao thông chủ yếu vẫn là con đường thủy qua sông Cái. Trung tâm buôn bán, sinh hoạt kinh tế văn hóa vẫn tập trung tại Vĩnh Ðiềm Hạ.
    Năm 1885, quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, phong trào Cần Vương lan tới Khánh Hòa. Do lực lượng địch quá mạnh, nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các ông: Trịnh Phong, Trần Ðường và Nguyễn Khanh (được nhân dân ca tụng là Khánh Hòa tam kiệt) đã phải chịu thất bại vào năm 1886.
    Nền đô hộ của thực dân Pháp tại Nha Trang chính thức bắt đầu từ đây. Cũng như các tỉnh khác ở Trung Kỳ, Khánh Hòa nằm dưới ách cai trị của hai thế lực: Chính phủ Bảo hộ (Pháp) và Chính phủ Nam triều (triều Nguyễn). Cấp chỉ huy tỉnh thuộc Nam triều đóng tạiDiên Khánh (còn gọi là cơ quantỉnh). Cơ quan lãnh đạo của Chính phủ Pháp đóng ở Nha Trang (gọi là Tòa Sứ). Từ đó Nha Trang trở thành tỉnh lỵ của Khánh Hòa. Nhằm phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp không ngừng từng bước xây dựng và mở rộng khu vực Nha Trang, làm cho nơi đây trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
    Nha Trang có địa thế đẹp, là một vịnh kín gió nên đây là vị trí chiến lược phòng thủ quân sự quan trọng và an toàn trước thiên tai. Nha Trang cũng là nơi có khí hậu ôn hòa, bờ biển sâu, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu động thực vật và thủy văn. Vì thế khi đặt được nền cai trị lên đất Nha Trang, Chính phủ Pháp đã xây dựng ở đây 2 cơ sở nghiên cứu khoa học lớn. Ðó là Viện Pasteur và Viện Hải dương học.Quá trình Nha Trang được hình thành và phát triển thành một trung tâm đô thị của Khánh Hòa trong vòng 40 năm kể từ năm 1886 đến năm 1924 không chỉ đơn thuần là sự đầu tư của Chính phủ Pháp mà chủ yếu là sự tham gia đắc lực của nhân dân Khánh Hòa. Ðể kiến thiết Nha Trang từ một bãi cát mênh mông bên bờ biển Ðông thành một đô thị sầm uất nhất tỉnh Khánh Hòa, phải cần đến bàn tay lao động và khối óc của ngư dân người Việt và vật liệu xây dựng cần thiết nhất là gạch, ngói, vôi. Những nghề thủ công truyền thống như nghề gốm ở Lư Cấm, Diên Khánh, Ninh Hòa, nghề vôi ở Phương Sơn, nghề hồ ở Ngọc Hội... đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhân lực và vật lực cho quá trình đô thị hóa Nha Trang. Những tòa nhà công sứ, công sở, khách sạn ven biển bắt đầu xuất hiện. Rồi cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, đường sá hình thành. Chợ búa, phố xá, hàng quán thi nhau mọc lên mà trung tâm là chợ Vuông ở vùng đầm Xương Huân.
    Khi nhận thấy Nha Trang ngày càng trở nên sầm uất và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - văn hóa - chính trị của Khánh Hòa, ngày 11-6-1924, vua Khải Ðịnh ra đạo dự thành lập ''''Thị xã Nha Trang''''. Ðạo dự này được Toàn quyền Ðông Dương ra Nghị định chuẩn y ngày 30-6-1924. Như thế, suốt 40 năm, những người lao động ở Diên Khánh, Ninh Hòa, Nha Trang đã phải đổ biết bao mồ hôi, để cho ra lò những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của một thành phố du lịch xinh đẹp và hiện đại như ngày nay.
    Sự ra đời của trung tâm đô thị Nha Trang khiến cho Vĩnh Ðiềm dần dần mất đi vai trò trung tâm thương mại của nó. Ðầu thế kỷ XX, khi Nha Trang đang trong quá trình hình thành, con đường bộ từ Nha Trang lên Diên Khánh cũng được kiến thiết. Con sông Cái qua Vĩnh Ðiềm không còn là đường giao thông duy nhất ở Nha Trang. Cảng Cửa Bé, cảng Cầu Ðá cảng Xóm Bóng trở thành những tụ điểm của những hội buôn. Bóng dáng tàu buồm trong và ngoài nước từ cửa biển Nha Trang lên Vĩnh Ðiềm càng thưa dần. Do mực nước thủy triều của sông Cái thấp dần nên lòng sông Cái hẹp lại, quá trình đô thị hóa đã biến một phần xóm làng thành những dãy phố đông đúc. Do đó,trung tâm thương mại Vĩnh Ðiềm được thay thế bởi chợ Vuông ở Ðầm Xương Huân. Năm 1971,chợ Tròn được xây dựng ngay bên cạnh chợ Vuông. Người ta gọi khu chợ Vuông - Tròn này là chợ Ðầm vì cả 2 chợ đều được xây dựng trên Ðầm Xương Huân, Chợ Ðầm trở thành khu vực chợ lớn nhất Nha Trang. Từ đó, chợ Ðầm đóng vai trò trung tâm thương mại của tỉnh, còn Nha Trang ngày càng được tô điểm thêm bởi bàn tay lao động cần cù và sự thông minh, sáng tạo của các cộng đồng trên đất Khánh Hòa qua nhiều thế hệ.
    (Hết)
    ----------------
  6. whitesharknt

    whitesharknt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Cái này có trong topic về khánh hoà của TTR@ rồi đè nghị không trích trùng lặp
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    bạn cá mập này.
    bạn là mod cơ mà, sao bạn kô xoá các thông tin đi nếu trùng lắp, và pm cho tớ là bạn xoá , vậy là okie.
    cả những bài chát chít vớ vẩn nữa.
    và cả bài này nữa, thế là đủ.
    và cũng lưu ý là bạn đọc kỹ các bài nhé, khúc nào trùng thì xoá, khúc nào kô thì để lại nhé,
  8. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề người dân Nha Trang - Khánh Hòa bao gồm dân tứ xứ và người dân tộc thiểu số ( bản địa ) theo tôi không có gì đáng bàn
    Đi vào vấn đề chính: nhận diện người dân Nha Trang giữa đám đông;
    tôi sống xa nhà khoảng 6 năm ( hoặc có thể hơn nhưng nói vậy hoá ra mình già ^_^ ), học tại Sài Gòn - một thành phố khá phức tạp về " chủng tộc " nói riêng và văn hoá nói .... hơi chung chung. Qua thời gian ít ỏi đó, tôi tạm kết luận đôi nét khác biệt như sau:
    -dân Nha Trang ( dNT ) hiền lành, tốt bụng, đoàn kết
    -con trai có tính phóng khoáng ( .... hm hm ZzzzzZ .... ) đôi khi hơi quá đà
    -con gái vui vẻ, hay cười ( tất nhiên không phải vì thần kinh có vấn đề và cũng không phóng khoáng ặc ặc ^_^ )
    -gay, lesbian thì tôi không biết vì .... hehe
    --------
    khác biệt ??? sẽ có người chất vấn như thế, vì có vẻ chung chung quá, nhưng hãy quan sát và so sánh dNT với dân ... tùm lum khác ( tôi không tài nào thống kê nổi có bao nhiêu thành phần người dân ở Sài Gòn, chắc chỉ thiếu người ... Lào Cai hoặc Sơn La ^_^ ).
    tóm lại, từ những yếu tố khách quan như địa lý, lịch sử cấu thành vv... mà người Nha Trang đa phần hội tụ các đặc điểm: hiền lành, hòa đồng, vui tính, nói chung rất dễ " sống ". Nét đặc trưng nhất có lẽ là hoà đồng. Tôi và những người bạn từng sống rất ư là thoải mái giữa những con người đến từ mọi miền
    đất nước: Thái Bình, Huế, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Vĩnh Long, Vũng Tàu vv.... . Một nhà trọ - tựa hồ một xã hội thu gọn vào đây.
    nói đến Văn Hóa, phải nhắc các món ăn và cách thưởng thức chúng. Nha Trang có rất nhiều món ăn ngon; bánh canh cá thu ( cá sơn thóc hoặc cá bè cũng good, chẹp ), bún cá, xyz cá ^_^ vv.... DNT đã tạo được một niềm tin khá chắc chắn của mọi người - một cái nhìn tốt đẹp về món ăn Nha Trang ở nơi xứ lạ. Về cách thưởng thức thì dNT lại ... vô cùng dở, họ không có bản sắc trong vấn đề này, nhưng đó là nói theo văn hoá ẩm thực, chứ tôi không có ý nói dNT tham ăn hoặc ăn ... như heo ( dù tôi thường như thế ^_^ ).
    đang lạc đề thì phải, nhân tiện ai đó cho tôi hỏi: món lẩu cá kèo lá giang phải dùng chung với rượu gì mới đúng " gu ", tôi sẽ nhận xét về bạn ^_^.
    ... hôm khác sẽ bàn tiếp
  9. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    ý , ý, fsai lấy bài viết ở đâu đăng lên nhớ cho biết xuất xứ nhé, làm tui cứ tưởng chú nghiên cứu về Nha Trang mấy chục năm giời rồi chứ. Fsai chi? câ?n thêm vô : Nguô?n T...l...c. thi? có pha?i hay hơn không na?o.
    Nhớ năm lớp 9 lên thư viện tỉnh, lúc đó còn năm ở đường Trần Phú tìm tại liệu về sự hình thành và phát triển của Khánh Hoà. Tìm được hai quyển sách với chủ đề và tự đề y chang nhau. Một cuốn được xuất bản sao tại Nam VN trước năm 75, cuốn kia được xuất bản tại Việt Nam sau 1975. Nhìn qua thấy cuốn sau so với cuốn trước thì mỏng dính, về nội dung thì suy ra được một điều, chép lại y chang. Hai tác giả khác nhau đấy nhé. Khổ, thế mà cũng cố xuất bản.
    hồi đó đọc được trong hai cuốn sách đó về nguồn gốc cái tên đèo Rù Rì.. giờ đem ra đó bà con đấy, tại sao gọi là đeo Rù Rì nào.
    Được zesman sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 26/09/2004
  10. namental

    namental Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    keke ...chắc hồi lâu đi bộ và xe đạp nên khi lên đèo phải bò như rùa ...=> .Rù Rì ..!!
    that right ..???

Chia sẻ trang này