1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp chữ việt

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi blue293, 05/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi đồng ý với Pittypat.
    Và không đồng ý với cách nói của Blue_293.
    P đã nêu quan điểm của mình một cách thẳng thắn, gẫy gọn và rất có suy nghĩ, logic.
    Câu nói "đây chỉ là suy nghĩ thiển cận" của P thể hiện bạn là một người không hề thiển cận, và sâu sắc. Còn nếu ai dùng câu nói đó của bạn để nói bạn thiển cận, thì nên nghĩ lại một chút.
    Trước đây, đã khá lâu (tháng 3/2002) tôi cũng đã tranh luận về Thư pháp tiếng Việt trong box Học thuật, nay cũng không còn để lấy lại nữa, nhưng tôi xin nêu quan điểm của tôi.
    Trên thế giới, Thư pháp cho đến giờ mới chỉ là dành cho các nước Hán hoá (Hoa, Việt, Triều, Nhật), chữ viết tượng hình.
    Chữ tượng hình, bản thân nó mang nghĩa, và mang hồn.
    Một chữ "Tâm" chẳng hạn, nó đã mang cái hồn của chữ. Có người nhìn thấy đó là một người chèo đò giữa dòng nước. Nếu tâm người viết hướng về thanh cao, thì người chèo đò đó thanh thoát. Nếu cái tâm hùng tráng, người đó như vươn thẳng giữa dòng. (Trong chùa Bộc, đằng sau tượng Đức Ông - Quang Trung - có một chữ Tâm rất hùng tráng).
    Những điều đó, mẫu tự Latin (tượng thanh) không thể mang được. Với các ngôn ngữ tượng thanh, có Kỹ thuật viết chữ đẹp, chứ không thành nghệ thuật riêng biệt được. Mẫu tự Ả Rập cũng thường được dùng trang trí trên các ngôi đền, nhưng chỉ là kỹ thuật.
    Tiếng Việt - mẫu tự Latin, không thoát được điều đó.
    Viết một chữ N thì dù kéo dài, hay thu ngắn, vẫn là chữ N, có thể là chữ N đẹp, N xấu, nhưng theo tôi, không mang hồn được.
    Nếu tiếng Việt thành thư pháp, thì chắc là ít nữa, chúng ta sẽ có thư pháp tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bồ..... Chắc chắn thế, bởi cơ sở hoàn toàn không khác nhau.
    Còn nói về chữ "Thiền", xin lỗi, tôi nghĩ bạn Blues cũng chưa hiểu được, đừng nên nói đến vội.
    Thiền xuất phát từ "Không", mà không thể hiện được "Không" thì dùng "Vô ngôn", khi không "Vô ngôn" được thì mới dùng qua ngôn ngữ, mà ngôn ngữ không lưu lại.
    Viết thư pháp tiếng Việt thơ thiền chẳng khác làm món ăn chay theo hình giò chả nem mọc.
    Để cầm bút cho vững, cần cái "Tĩnh", tôi e Blue-293 chưa có được cái "Tĩnh" cần thiết đâu.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  2. ANT

    ANT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2001
    Bài viết:
    655
    Đã được thích:
    0
    hoàn toàn đồng ý
    Nói thật thì e mất lòng, nhưng quả thật thư pháp mà viết chữ Việt thì em thấy nó lố lăng kiểu gì ý. Chả ra cái thể thống gì cả. Vì chung qui lại là chữ Latinh ko hề có hồn

    Ny



    Nothing's changed, nothing's the same

  3. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Xin thưa rằng,nói như bác Chitto và ban Pittypat thì theo em chữ Hán,với từng con chữ chỉ là những logo.Không cần chú trọng tới 'Tĩnh' nhiều mà chỉ cần cái đầu của một nhà thiết kế logo siêu hạng.
    Phải công chữ Hán có tính hình tượng rất cao.Tuy vậy,từng con chữ nếu người viết để tâm nhiều tới góc độ kĩ thuật thì có lẽ tính hình tượng còn cao hơn.Một người viết thư pháp 'thành thạo' đều phải qua cái bước kĩ thuật này.Nếu chỉ chú ý đến bước này thì không bao giờ có thể gọi là thư pháp được.
    Bác Chitto nói 'Chữ tượng hình, bản thân nó mang nghĩa, và mang hồn' thì theo em là không chính xác.Giả dụ nếu bây giờ bác nhìn chữ Tâm chẳng hạn,và nếu gải dụ thêm là bác nhìn thấy hình ảnh 'một người chèo đò giữa dòng nước' thì xin thưa với bác rằng:Không có cái gọi là Hồn đâu.Cụ thể hơn với hình ảnh một bông hoa,Hai người cùng ngắm nó,một hoạ sĩ,một nhà thơ.Thế theo anh họ có cảm nhận cùng nhau không?Không bao giờ anh ạ!Nếu buồn cười là bông hoa ấy được 'thiết kế' bởi một nhà thiết kế logo thì họ cũng chẳng bao giờ cảm nhận cùng nhau được.Nói thế là em chỉ muốn nhấn mạnh cái chữ Hồn thôi!Cái Hồn không được xác định hay hình tượng bởi bất kỳ cái gì cụ thể cả.Hồn là Hồn.
    Một người cũng dễ buột miệng nói rằng có hồn khi đứng trước một bức tranh. Thế đấy!
    Một bức thư pháp được các nhà chuyên môn gọi là đẹp thì chắc chắn nó sẽ được để ý dưới nhiều góc độ.Không cứ gì nó phải hình tượng cả.Một chữ Tâm chữ Hán và một chữ Tâm chữ Việt được đặt gần nhau thì theo anh,anh có giám nói chữ Tâm(Hán) đẹp không?Nhà thiết kế Logo nếu cố sáng tạo ra chữ Tâm(Việt)sao cho nó cố giống với hình ảnh 'một người chèo đò giữa dòng' thì chưa chắc đã đẹp anh ạ!Anh đừng nói 'dài' theo cái kiểu 'Nếu tiếng Việt thành thư pháp, thì chắc là ít nữa, chúng ta sẽ có thư pháp tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bồ' thì sẽ rất buồn cười lắm.Hôm nay em có đọc một bài viết về cuộc sống-hai mặt của cuộc sống và có người đã viết là:Đến đồng xu,vật vô tri vô giác cũng có hai mặt nữa là cuộc sống'.Em trộm nghĩ nó hơi phiến phiến giống anh đấy! Anh là người nhà Box TRỊNH và chắc là anh đã xem một tờ lịch có các câu thơ của nhạc sĩ.Đẹp phải không anh?!Anh thấy kĩ thuật viết các bức đó thế nào?Anh thấy nó có Hồn không,nhất là câu:'Sống trong đời sống cần có một tấm lòng' ấy!Theo em chắc là không!Bởi ở trên anh đã đụng đến chữ T và nói đại ý là người ta không thể viết có Hồn được chữ ấy.Nếu anh đọc kỹ lại một đoạn trên bài viết của anh thì có lẽ anh sẽ thấy mình đang nói đến cái Hồn thực sự của chữ Việt đấy.Có khi anh còn cho là thư pháp chữ Việt còn đẹp hơn Hán cơ.
    Các bạn đừng bao giờ 'rất tiếc' là từ việt nhiều chữ quá.chính cái nhiều chữ này mà người viết càng có thể tạo được nhiều cái đẹp.Em lấy ví dụ với từ 'XA' (đi xa..) người viết TP chữ Việt sẽ dễ thấy cái đẹp của nó hơn.còn cái Hồn của nó thì còn tuỳ thuộc vào con người,người xem,người phê bình.ở những tâm trạng khác nhau thì con người,với khả năng 'lĩnh vực' của mình sẽ có những cách phong tác cái Hồn riêng.
    Chắc nhiều người trong này có biết đến cụm tự 'phóng bút 'Và chắc rằng có nhiều người biết được 'phóng bút' do đâu mà có.Cái 'thần' của mỗi bức thư pháp chính được thể hiện ở 'tư thế' phónh bút.Còn việc nó có hồn hay không thì ....hờ hờ..khó nói lắm.Tôi có đọc một mẫu truyện ngắn về một nhà thư pháp người TQ,sau khi uống rượu say đã 'phóng bút' bằng đầu.Bức thư pháp đó đã trở nên nổi tiếng.Không rõ nhà TP này đã định nghĩa cái Hồn thế nào nhỉ?!
    Bạn pitty đã dùng rất nhiều từ 'nhà nghề' trong thư pháo,và tôi chắc là bạn cũng là người viết,nhưng chắc là bạn không 'chuyên' viết TP chữ Việt.Bạn nói những từ ấy sao bạn không liên tưởng tới con chữ của tiếng Việt nhờ?!
    Trên là những dòng thiển cận của em.Mong các anh chị chỉ bảo thêm.
    Đừng bỏ tôi!Quay lại đi mà!
  4. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    "Nếu tiếng Việt thành thư pháp, thì chắc là ít nữa, chúng ta sẽ có thư pháp tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bồ..... Chắc chắn thế, bởi cơ sở hoàn toàn không khác nhau.
    Còn nói về chữ "Thiền", xin lỗi, tôi nghĩ bạn Blues cũng chưa hiểu được, đừng nên nói đến vội.
    Thiền xuất phát từ "Không", mà không thể hiện được "Không" thì dùng "Vô ngôn", khi không "Vô ngôn" được thì mới dùng qua ngôn ngữ, mà ngôn ngữ không lưu lại.
    Viết thư pháp tiếng Việt thơ thiền chẳng khác làm món ăn chay theo hình giò chả nem mọc.
    Để cầm bút cho vững, cần cái "Tĩnh", tôi e Blue-293 chưa có được cái "Tĩnh" cần thiết đâu"
    -Anh nói chính xác đấy anh Chitto ạ!Em không bao giờ nghĩ rằng mình có thể 'thiền' được.Đã có lần em mất bình tĩnh và đập nát cả giấy bút,mực Tàu thì đen bết hết nền nhà và tường.mà em chỉ 'cố' viết cho được câu:'Sống trong đời sống cần có một tấm lòng".Nhưng em nghĩ là không phải do em không tập trung cao độ mà là do em chưa bao giờ hiểu nổi câu ấy.
    Bạn ANT à!Tôi rất ghét những người như bạn.Sao bạn lại có thể nó là 'lố lăng'?Mà cũng đúng thôi,bạn cho rằng chữ La Tinh không bao giờ có Hồn mà!Nếu có thể thì tôi sẽ thử về viết chữ 'lố lăng' theo cách nghĩ của bạn xem sao.Tôi sẽ post lên đây nếu có thể.OK?
    Đừng bỏ tôi!Quay lại đi mà!
  5. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là có hồn?
    Thế nào là nghệ thuật?
    Và cứ coi như đang nói đến một loại hình nghệ thuật, thì nghệ thuật đó có thể đạt đến trình độ nào?
    Nói về mấy chuyện này thì vô biên.
    Chữ viết, dù là chữ loại nào đi nữa và viết theo lối biểu diễn hay viết bình thường thì cũng đều có hồn cả. Thế nên mới có câu "Nét bút, nết người". Nói một cách nôm na giản dị nhé, như tôi đây này, là người luộm thuộm bừa bãi, thất thường nên chữ nghĩa cũng lộn xộn, loằng ngoằng, chữ nọ đá vào chữ kia, lại biến đổi liên tục, ngày xưa đi học cả kì chỉ chép được có gần nửa quyển vở thế mà chữ ở trang đầu và chữ ở trang cuối còn không nhận ra nhau. Trong khi nhìn vở mấy đứa chăm học thấy chép kín đặc, đều tăm tắp, chữ nào cũng giống chữ nào. Khi tôi run sợ, hoang mang thì chữ viết của tôi cũng oằn xuống, run rẩy thảm hại, còn khi tâm hồn thoải mái thì chữ cũng cứng cáp, hiên ngang. Như vậy chữ tôi mang hồn của tôi, cho dù 9/10 người chê chữ tôi xấu và khó đọc. Tôi phản đối việc gán cho loại chữ này là có hồn, loại chữ kia là không hồn.
    Nhưng tôi không cho là các chữ theo hệ Latin có đủ yếu tố để việc viết chữ đẹp trở thành nghệ thuật, đúng như Chitto nói, đó chỉ là kỹ thuật viết chữ đẹp. Nó có thể gần đạt đến mức độ thăng hoa của nghệ thuật nhưng nói một cách chính xác thì không thể gọi nó là Thư pháp được, cho dù được viết bằng bút lông, mực Tàu. Không phải là tôi thủ cựu, không chịu bênh vực cái mới đâu nhưng sự thật là như thế. Bản chất của vấn đề nằm ở khoa học cấu tạo chữ viết của các hệ chữ khác nhau - Chữ tượng hình và chữ và chữ ghi âm. Ở trên thế giới người ta chỉ dùng khái niệm Thư pháp đối với những chữ tượng hình như chữ Hán thôi. Sẽ là thật là khập khiễng nếu đem các tác phẩm Thư pháp chữ Hán ra so sánh với các bản chữ Việt viết phóng tay bằng bút lông.
    Kỹ thuật viết chữ đẹp, có thể gọi tắt là Thuật viết chữ đẹp là tên gọi chính xác của cái đang được gọi rộng rãi là "Thư Pháp tiếng Việt". Nó đẹp, đúng rồi, nó có thể đẹp. Nhưng để gọi là Thư pháp thì không đúng đâu, về mặt học thuật (Mà học thuật thì phải chính xác đúng không). Tôi chỉ muốn nói vậy thôi, không cản trở việc các bạn thưởng thức nó, cũng như phát triển nó.
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!ii!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thực lòng tôi rất xin lỗi Blues293 vì đã vô tình biến nơi đây thành nơi tranh luận, đi xa khỏi mục đích ban đầu của bạn.
    Tôi rất tiếc.
    Bạn có đồng ý để nơi đây thành nơi tranh luận không? Nếu bạn không muốn - thì tôi xin chấm dứt ở đây, để dành cho những người muốn được tìm hiểu về lĩnh vực này (hơn tôi), và bạn có quyền yêu cầu Mod xoá hết những bài không phù hợp.
    Còn nếu bạn không phiền, tôi sẽ viết những suy nghĩ, quan điểm của tôi.
    Tôi xin nói một chút, đó là quan điểm của riêng tôi mà thôi, một người xin tự nhận là có biết một tí về Mỹ thuật (hoàn toàn nghiệp dư), không phải là của ai khác, cũng không phải là những điều chép lại từ đâu hết.
    (Ngay trong bài viết trên tôi cũng đã nói rõ đó là quan điểm của riêng tôi thôi).
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  7. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Anh Chitto ạ!EM nghĩ không có ai có lỗi cả đâu,và việc anh xin lỗi em vậy sẽ làm em rất áy náy.Chúng ta đang cùng trong một diễn đàn.Chúng ta có quyền nói lên suy nghĩ và hiểu biết.Chính những cái đó là cái đáng quý giữa chúng ta.
    Em lập topic này cũng không chỉ là để kêu gọi những người viết TP không chuyên mà còn mong muốn mọi người cũng tìm hiểu và nói lên suy nghĩ của mình về một môn nghệ thuật mới mẻ này.Chắc anh cũng nhận thấy có nhiều bài viết với quan điểm trái ngược nhau,nhưng với cá nhân em như vậy là rất tốt.Em cũng chỉ là người học 'lóm' qua sách vở,tranh ảnh và từ những bức thư pháp thực tế.Chính thế mà em mới giám nói lên một chút một số điều trên.
    Bạn Pakita ạ,bạn đã nói rất chính xác một phần nghĩ của cụm từ 'Thư Pháp' : Kỹ thuật viết chữ đẹp, có thể gọi tắt là Thuật viết chữ đẹp là tên gọi chính xác của cái đang được gọi rộng rãi là "Thư Pháp tiếng Việt". Nhưng ý đó chỉ là nghĩa đen thôi.Tôi xin được nói thêm lại nghĩa của chữ Thiền.Thực ra theo tôi,Thiền không quán triệt tuyệt đối cái Tĩnh,Thiền còn chính là mơ ước,là tình cảm của cá nhân người thiền.Chính vì vậy mà thư pháp thiền bao giờ cũng rất 'đẹp'.Tôi cũng 'hơi' đồng ý với quan điểm Thư pháp chữ Việt không đẹp bằng TP chữ Hán.Nhưng cũng phản đối nếu cho rằng Chữ La tinh không bao giờ thể hiện dưới nghĩa TP được.
    Nhiều người vẫn hay gọi là TP tiếng Việt,còn em,em rất thích gọi nó là TP chữ Việt.Cũng chẳng biết sao nữa.Hì hì.Cuối cũng cũng chỉ mong mọi người cũng nhau chia sẽ và để ý thêm chút về môn NT này.
    Đừng bỏ tôi!Quay lại đi mà!
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thực ra, thế nào là Nghệ thuật thì cũng không có định nghĩa, mà chỉ là Khái niệm thôi.
    HIện tại có một số người muốn nâng "Kỹ thuật viết chữ đẹp tiếng Việt" lên thành nghệ thuật, điều đó là mong muốn của người sáng tác. Và nhiều người đã chấp nhận. Tôi không chấp nhận. Có thể trong tương lai nào đó nữa, sẽ có thể có những thay đổi để cố gắng đưa nó lên, nhưng cũng không vượt được những cái ta đã và đang tranh luận ở đây.
    Những dòng chữ Việt viết bằng bút lông đó đã gọi là Đẹp chưa? Cũng chưa dám nói chắc. Người viết nó và người xung quanh trầm trồ thán phục, nhưng như tôi thì không thích. Có thể tôi sẽ cố đọc để xem họ viết cái gì, nhưng tôi sẽ không thấy nó đẹp.
    Vậy thì cái thuật để viết nó ra cũng chưa chắc đã gọi là "Thuật viết chữ đẹp", bởi chắc gì nó đã đẹp?
    Những đánh giá hiện tại về môn này còn chưa có được cách nhìn chung.
    Một trong những điều khiến chữ Hàn đưa lên thành thư pháp được, là bởi có nhiều cách viết. Với một chữ "Thọ" có đến gần hai trăm cách viết. Và tối thiểu là bốn thể Chân Triện Lệ Thảo. Bởi thế chữ viết linh hoạt và lay động, lại tuỳ thuộc rất nhiều vào tác giả, mang tính riêng biệt cao. Có thể bớt, thêm nét mà vẫn là chữ đó. Hoặc thêm nét, biến đổi là có thể một mà hai, thậm chí ba nghĩa tuỳ người cảm nhận.
    Còn mẫu tự latin mà bỏ bớt đi một chữ, thì chắc là không còn đúng được nữa. Có thể viết đậm viết nhạt, ngắn dài cao thấp, nhưng không thể bỏ bớt nét, bớt con chữ, bớt dấu. Một chữ "nghiêng" thì dù là viết kiểu gì cũng phải dài ngoẵng hơn một chữ "ỷ" rồi. Hay là viết nó nhỏ tí lại bây giờ nhỉ? Thế là cái khuôn chữ nghĩa đã gò ép sự phóng khoáng cần có của một tác phẩm.
    Tôi chỉ gọi nó là "Phong cách viết chữ" chứ không phải là "kỹ thuật viết chữ đẹp", hay "thư pháp". Tuy vậy để ngắn thì tạm dùng là Thư pháp cho dễ hiểu vậy.
    Tôi không hề thích - rất không thích - những bức "tranh chữ" viết những câu thơ - nhạc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và thấy đó hình như là người ta đang "mượn" cái danh tiếng của Ông để nâng cao cái giá trị của cái mà mình chưa có.
    Nhìn thử dòng chữ Trịnh Công Sơn viết tên mình trên bìa các quyển tuyển tập. Đó là nét bút giản đơn, bằng bút bình thường, chữ Việt bình thường, chứ không phải là bút lông mực tầu nào cả. Nếu có ai cho tôi bức "thư pháp" viết câu của Trịnh, tôi sẽ trân trọng nó vì người tặng tôi, chứ sẽ không treo hay "thưởng thức" nó một tí nào.
    Còn quan niệm về Thiền thì có lẽ để lúc khác đi.
    Không nên tham lam quá.
    Nếu thích thì có thể sang trao đổi với bác Nguyenducquyzen.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  9. razor-bill

    razor-bill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2001
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới vào đây, các bác bàn tán vui vẻ quá nhỉ !
    He he bác pittypat ăn nói mạnh bạo nhể? "Có giỏi thì thử thi viết với tôi xem nào!!! " Liệu có thể coi đây là 1 lời thách thức ko ạ? Bác thách ai chứ em thì chả dám thi với bác rùi. Nhưng thực sự em muốn biết tài của bác đến đâu để học hỏi đấy ạ.
    À mà pittypat có phải dân Ams ko đấy?
    [/quote]
    Có giỏi thì thử thi viết với tôi xem nào!!!
    ... nothing is unchangeable...
    [/quote]
  10. harukaSun

    harukaSun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Mọi người nói cao siêu quá làm Sun phải căng óc ra để hiểu. Theo tôi thì một tác phẩm thư pháp phải là một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Mà khi nhìn vào 1 tác phẩm nghệ thuật thì người xem phải thấy xúc động. Nhưng khi tôi nhìn vào nhiều bức thư pháp chữ Việt hiện nay thì chẳng có quái cảm xúc gì cả, cứ trơ trơ như đang xem những dòng chữ trong 1 cuốn vở của 1 con gà bới vậy thôi, hay là tại tôi không có đủ óc thẩm mĩ để hiểu và cảm được nó nhỉ?
    Một bức thư pháp được tạo ra 1 cách hết sức đơn giản, và bạn có để ý là bao giờ các "nhà thư pháp" khi viết 1 câu thơ hay 1 câu văn hay thì cái "thư pháp" chỉ làm cho câu văn khó đọc chứ ko làm tăng thêm sức biểu cảm cho câu văn ấy 1 chút nào hết.
    Vả lại, chữ việt (hệ Latin) mới chỉ xuất hiện hơn 1 thế kỉ, và "thư pháp" của nó chỉ khoảng 10 năm nay.
    Nếu bạn nói chữ của NS Trịnh CÔng Sơn là thư pháp thì tôi có 1 thằng bạn viết chữ giống y, tôi đem đố người lớn thì họ bảo 100% là chữ của ông, đến khi tôi lật tẩy thì lại nói là :" Đúng là ko có cái thần của TCS" Các bạn tin được ko???
    Vài lời thiển cận, có gì ko phải mong các bạn đừng cười

    Neu toi chet, hay chon toi voi hai ngan do la $$$

Chia sẻ trang này