1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp chữ việt

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi blue293, 05/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Các bác nghĩ sao về việc Tàu nó chuyển sang dùng chữ giản thể, chữ Long còn lại nhõn 5 nét.
    Còn quan điểm của em cũng thấy thư pháp tiếng Việt cũng có vẻ có cái gì đó học đòi, em chẳng thích tí nào!
    Gót danh lợi bùn pha sắc xám
    Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
    Nghĩ thân phù thế mà đau
    Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hic.
    Cái chữ Long giản thể trông chứ èo ẹo thế nào ấy. Chắc là con rồng cái ???? Chẳng có xương có cốt, chẳng có khí độ gì cả.
    Mà tại sao chữ Long phồn thể đẹp thế kia mà chúng nó giản thể lại chuối thế nhỉ ? Ngoài một số cách giản thể thông thường thì những kiểu giản thể đó dựa trên nguyên tắc thế nào ? Bác Anno cho biết với???
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  3. Cleg7

    Cleg7 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Ơ thế cứ là giống cái thì ko có xương à , bác này nói hay chửa
    Em thì chả biết gì về tiếng Hán tiếng Nôm nhưng ông cụ nhà em cũng có biết và cũng hay viết Thư fáp lắm nên em cũng biết được chút ít : thư pháp chữ Hán ngoài tính thẩm mĩ nó còn có rất rất nhiều ý nghĩa thể hiện cái hồn , cái tâm của người viết , nhìn chữ ấy ta có có thể biết được đó là một người như thế nào .... nhiều lắm iem chả nhớ hết vì đấy là lần em ngồi nghe con cháu em nó bị mắng vì đem quyển lịch thư fáp chữ việt về nhà , công nhận là trông nó lởm thật chả ý nghĩa gì hết , được mỗi cái trông là lạ thui
    Chả biết thư pháp chữ Việt nó huyền ảo và đẹp đến mức nào , em chỉ thấy nó dừng lại ở chỗ viết .... xấu thui , chả có hình tượng gì hết
    Ví như chữ Long có lần ông cụ nhà em viết trông như một con rồng thực sự đang uốn lượn . Chưa Hán là chữ tượng hình nó khác hẳn chữ Việt ở chỗ đấy nên viết nó mới có ý nghĩa chứ
    Có lần em còn thấy thư fáp chữ Việt vẻn vẹn 2 chữ : Thế á ? , với Thật đấy ....., toàn những từ xét về mặt ý nghĩa chả có gì , mà cũng chả có hình tượng gì nốt
    Túm lại Thư fáp chữ Việt á : tội ác của xã hội


    Cleg từ đâu đến ?
    Cleg đi về đâu ?
    Ngoài sân đầy lá rụng
    Trăng sáng giữa đếm thâu .
  4. tinh_yeu_tre_con

    tinh_yeu_tre_con Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng bít chút gì về thư pháp tiếng Việt cả.Có phải là chữ Việt được viết uốn éo hoa lá cành ko?
    Ai có lòng hảo tâm chỉ cho em dzới.Thank kiu so much !
    Who Can Give Me The True LOVE
  5. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Thế ra con rồng đó lớn lên thì bị phẫu thuật chuyển giới tính ạ? Em nghĩ chắc tại rồng nó rũ hết vẩy, râu ria đi, vẻ đẹp thời hiện đại mà.
    Em cũng chẳng biết nguyên tắc "giản" các chữ đi thế nào, chắc cũng chẳng có quy tắc chung, ban đầu chỉ do thói quen viết ngoáy, kể cả các lối viết thư pháp rồi nó giản tiện đi mà thành.
    Gót danh lợi bùn pha sắc xám
    Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
    Nghĩ thân phù thế mà đau
    Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê
  6. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    "Thế ra con rồng đó lớn lên thì bị phẫu thuật chuyển giới tính ạ? Em nghĩ chắc tại rồng nó rũ hết vẩy, râu ria đi, vẻ đẹp thời hiện đại mà"--->Riêng hình tượng con rồng thì tôi thấy càng về sau càng phức tạp, rối rắm thêm, chưa bao giờ thấy giản tiện đi cả, trừ con rồng 3D của Coca-Cola, nhưng mà con rồng ấy ko thuộc về triều đại nào cả.
    Như con rồng nguyên thuỷ của Trung Hoa, hình dáng đơn giản như một loài bò sát nào đó: cá sấu, kỳ nhông...dần dần đến đời Thanh thì đã mọc ra đủ thứ có thể: Đầu lạc đà, tai bò, sừng hươu, bờm sư tử, ức cá sấu, vuốt chim ưng...Con rồng nhà Lý của ta thời kỳ đầu cũng chỉ như một con rắn có mào cuốn, chút móng vuốt...đến triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn thì rồng đã có đầu bò, râu người, tai voi, mình rắn, tay vượn, đuôi công...rất cầu kỳ tuỳ theo từng đời vua, chỉ có điều rồng của ta trông hiền hoà hơn rồng của Trung Quốc thôi. Đã thế những con rồng 4 ngón dành cho vua các triều đại trước đến nhà Nguyễn thì quan đã được phép dùng, còn vua thì người ta đẻ thêm một ngón thứ 5 và hình tượng rồng 5 ngón chỉ vua mới được sử dụng, đến bố vua cũng chỉ được dùng "4 ngón"--->ko biết nếu năm 2003 này mà còn rồng thì liệu nó phải có 10 ngón chân và đuôi xoắn thành hình kí tự @ ko?
    Nhưng dù sao cũng phải công nhận chữ LONG thể chân đẹp thật, có lẽ là chữ được tạo hình đẹp nhất trong thư pháp Trung Hoa.
    Còn thư pháp chữ Việt có lẽ khó phát triển được, vì chữ tượng hình TQ nó phát triển hàng nghìn năm rồi, từ thời "giáp cốt", trong khi đến mãi thế kỉ 17 thì ngài Alexandre de Rhode của chúng ta mới ra đời, mà những ký tự chúng ta đang dùng lại là của người Fenixi phát minh ra nữa chứ, có cái gì của người Việt đâu mà nâng lên thành thư pháp nhỉ? Với chữ quốc ngữ, có lẽ cầm hộp xịt mà phun lên tường là cách viết đẹp nhất,
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thời nhà Nguyễn con rồng cũng lắm cấp bậc ghê lắm thì phải.
    Cái loại con không có sừng không râu dài thì hình như cấp tá, gọi là con mãng. Con có sừng mà chân chỉ bốn móng là con giao, còn cái con có đủ như lẩu thập cẩm thì mới là rồng cho cac bác vua nhà ta đính lủng lẳng trên mũ, thêu chi chít trên áo sống, bám lằng nhằng dưới gót hia.
    Mà nói đến rồng, lại còn rồng của Hàn Quốc nữa chứ, rồng đấy trông như con cá chuối, to đùng, mập mạp, ngắn ngủn, chân tay cứ gọi là mũm mĩm lại.
    Tớ vẫn thấy hình tượng con rồng đời Lý rất hay, độc đáo riêng có. Mặc dù nó dài ngoằng ngoẵng như con giun đũa, chân cũng nguều ngoào gầy guộc, nhưng vẫn có tính mỹ thuật cao, chứ không như mấy cái con về sau chắp chỗ này một miếng, chỗ khác một mẩu. Hay là nhìn nhiều thì chán?
    Thằng Tầu nó dùng rồng mới nhiều chi chít chì chịt. Nhớ không nhầm thì chỉ riêng cái điện Thái Hoà của nó đã chạm khắc và vẽ tới 2600 con rồng ở khắp mọi nơi.
    Chữ Long phồn thể cũng là chữ tớ thích nhất. Năm 2000, năm rồng, ở Đài Loan có một bác vác cái bút dài 2m, viết một chữ Long có chiều cao hơn 6m, thành chữ viết tay lớn nhất thế giới. Chữ Long đó là kiểu cổ viết thảo. Nhưng tớ thấy chả đẹp, bởi vì tham viết to như thế thì lấy đâu ra khí lực nữa.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Công nhận con rồng nhà Lý đẹp thật. Có lẽ nó là con rồng đặc trưng nhất theo phong cách thẩm mỹ Việt Nam, mặc dù tạo hình của nó vẫn còn một chút ảnh hưởng của rồng Chàm Makara( các biểu tượng sấm chớp được chuyển thể dần vào hình lông mày và mào ).
    Dường như con rồng đầu tiên xuất hiện là từ phía châu Á. Ở Đông Nam Á nó là một hình ảnh ko có thật kết hợp giữa rắn và cá sấu, vốn là những con vật linh thiêng gắn liền với văn minh lúa nước. Ở phía bắc, con rồng mang nhiều dương tính hơn, nghĩa là mang nhiều dáng dấp của thú hơn là bò sát, to khoẻ, chắc mập hơn. Đến thời điểm nhà Hán, người Hán xuống phía nam và bắt gặp hình tượng rồng của ta và gọi đó là "giao long". Chữ GIAO trong GIAO CHỈ, kết hợp với bộ TRÙNG--->con rồng của Giao Chỉ??? Sau người châu Âu mang hình tượng rồng về nhà và gắn cho nó đôi cánh vì theo lối tư duy phân tích logic của họ, rồng ko có cánh thì dứt khoát ko thể bay được, hê hê!!!
    Đến nhà Nguyễn của ta thì quả thật như bác Chitto nói, rồng có rất lắm cấp bậc. Rồng dành cho vua thì dứt khoát phải 5 ngón rồi, và thường là uốn lượn 9 khúc. Còn những nơi khác thì 4 móng và uốn lượn 5 khúc thôi, kể cả rồng ở các bậc thềm, tam cấp. Và thấp hơn nữa thì có con Giao, ko biết có phải là từ con giao long xưa kia ko? nó ko có sừng và có ngạnh màu trắng ở dưới cổ.
    Ngày trước tôi có được nghe câu ca dao:
    "Một nhà sinh đặng 3 vua
    Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài"
    Sau đi Huế mới biết đó là 3 anh em các ông vua nhà Nguyễn: Vua sống là vua bù nhìn Đồng Khánh, vua chết là vua Ưng Đăng Kiến Phúc, vua thua chạy dài là Ưng Lịch Hàm Nghi- chống giặc thất bại bị đày ra đảo Reunion. Do tính chất trên mà ở cụm lăng 3 ông vua này chỉ có Hàm Nghi được xây mộ bằng đá và có điêu khắc rồng dành cho vua. Còn 2 ông kia thì chỉ được dùng hình tượng con giao, dơi hoặc cá chép và điêu khắc bằng vữa--->phân cấp rồng quá nghiêm khắc, chặt chẽ.
    Còn hình tượng rồng gần đây nhất mang phong cách chính thống có lẽ là 9 con rồng trong bức "Vân long khế hội" trên trần cung Khải Thành-lăng Khải Định do hoạ sĩ Phan Văn Tánh vẽ, mà nằm trên dàn giáo vẽ bằng chân chứ ko được đứng như người thường, tính đến 2003 hình như là gần 70 năm rồi mà nghe nói màu sắc vẫn còn giữ được như xưa--->siêu hơn Michael Angelo. Hoạ sĩ Phan Văn Tánh ko rõ có phải xuất thân từ trường Mỹ thuật Gia Định ko?
    Đi Huế 2 năm rồi nên ko dám chắc là trí nhớ có đình công trở lại ko nữa, thân nhờ Minh_le là công dân Huế kiểm chứng hộ nhé!!! Canh thiu!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chữ được dùng nhiều nhất trong các hoạ tiết trang trí khắp nơi là chữ Vạn. Tiếp đó là chữ Thọ.
    Chữ Vạn khi viết (hay vẽ?) cách điệu đối xứng nhau khá đẹp. Có thể trang trí trong vòng tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật, lục giác, bát giác đều được. Thường trên các hình trang trí ở đình đền chùa, trên các bức trướng, trên đồ chạm khắc... có chữ Vạn được vây quanh bởi 4 con dơi. Con dơi tượng trưng cho Phúc. Chữ Vạn nằm giữa các con dơi mang ý Vạn phúc.
    Hình thập ngoặc của Phật giáo cũng được gọi là chữ Vạn, thường nằm trên ngực tượng Phật hoặc giữa bánh xe pháp.
    Còn chữ Thọ là chữ có nhiều cách viết nhất. Có đến hơn 200 cách biến đổi của chữ này. Trước tớ thấy một tờ in 100 cách, nhưng vứt béng đâu lâu lắm rồi.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  10. emgaixinhtuoi

    emgaixinhtuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    thư pháp việt nam, ac ac , em thấy nó cứ thế nào ấy....!
    nói chung là cũng chẳng muốn bình luận gì thêm, chỉ thấy hơi bị mệt với việc dịch ra cái mà gọi là thư pháp ấy.....

Chia sẻ trang này