1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp là gì?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi motbagia, 21/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motbagia

    motbagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp là gì?

    Thư pháp là gì?

    Nói đến Thư pháp là nói đến một loại hình nghệ thuật độc đáo. Nhìn chữ viết mà người ta biết được nhân cách của người viết. Do đó, mỗi ký tự viết ra là một nét bút đặc trưng khác nhau tùy theo vị trí và dụng ý của người viết, cũng như tùy thuộc vào lời văn được viết.

    Nghệ thuật Thư pháp có nguồn gốc từ Trung Hoa

    Thư pháp là một môn nghệ thuật xuất phát từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam đón nhận, kế thừa và phát triển theo bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke... Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La tinh.

    Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

    Đặc điểm của thư pháp:

    Bức trung đường chữ "Nhạn"(nxbTN)
    - Hình dạng bức thư pháp:

    * Trung đường: Kích thước lớn là đại trung đường, kích thước nhỏ là tiểu trung đường.
    * Trực bức: Được bố cục theo chiều dọc, thẳng đứng (còn gọi là trục phi)
    * Đối liên: Là hai tác phẩm dài, được viết đơn lẻ nhưng tương xứng với nhau, đứng song song kết hợp thành một tác phẩm thư pháp.
    * Hoành phi: Được bố cục theo chiều ngang, thông thường chiều ngang gấp đôi chiều dọc.
    * Bình điều : có từ 4-12 bức nhỏ kết hợp với nhau thành một tác phẩm thư pháp.
    * Phiến diện: Là tiểu phẩm được trình bày trên quạt (hình dạng của quạt) hoặc trình bày theo hình vành khăn.

    - Đề khoản:
    Đề khoản là dòng chữ nhỏ được viết bên cạnh, song song với chính văn gồm thượng khoản và hạ khoản. Đề khoản còn gọi là lạc khoản.

    * Thượng khoản là dòng chữ ghi năm, tháng, ngày viết của tác phẩm. Thượng khoản được viết phía trên, chữ bắt đầu của lạc khoản dưới một vài chữ dòng đầu của chính văn.
    * Hạ khoản thường là dòng chữ ghi tên tuổi của người viết. Hạ khoản được viết phía dưới chữ kết thúc của lạc khoản, trên vài ba chữ dòng cuối của chính văn.

    Thượng khoản hay hạ khoản viết một dòng thì được gọi là đơn khoản, viết thành hai dòng thì gọi là song khoản.
    - Ấn chương (triện):

    Giá bút của một nghệ nhân Thư pháp
    Ấn chương là con dấu, con triện riêng của tác giả, là con mắt của tác phẩm thư pháp hay một bức họa. Ấn chương có thể được chế tác từ vàng, bạc, ngà... với nhiều hình dạng vô cùng phong phú. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm giá trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỹ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo. Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi:

    * Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm (âm văn-bạch văn)
    * Khắc nổi: khi in ra có nét chữ đậm trên nền nhạt (dương văn-chu văn)

    Ấn chương được chia thành hai loại là danh chương và nhàn chương. Danh chương là con dấu đề tên người viết. Nhàn chương là con dấu khắc năm, tháng, tên thư phòng, thành phố hoặc một câu nói hay mà tác giả tâm đắc. Do đó có rất nhiều loại nhàn chương.
    - Các kiểu chữ trong Thư pháp:

    Trong Thư pháp Trung hoa có 5 kiểu chữ chính: Chữ triện, chữ lệ, chữ chân, chữ hành và chữ thảo. Cá biệt còn những loại chữ tạm gọi là "Cuồng Thảo", đây là lối viết Thư pháp mà người phóng bút "thăng hoa" giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ này thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ này, người xem dễ nhận biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ này thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.

    Nghệ thuật Thư pháp Trung Hoa nổi tiếng toàn thế giới
    Ngoài ra, một số bức Thư pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoảng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng này Thư pháp đã trở thành Thư họa.
  2. firstdown05

    firstdown05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Tôi là lính mới tò te của TTVNOL mới từ 20/3/2007. Tối hôm qua đọc một bài trên báo "An ninh thế giới" về "Thư pháp" , sáng nay tự nhiên có ông bạn lại hỏi: "Anh nghĩ thế nào về ?oThư pháp? chữ Việt?"
    Nghĩ gì ư? Chưa kịp nghĩ gì cả!
    Trong ý thức cá nhân tôi từ trước đến nay, "Thư pháp" là nghệ thuật viết chữ của người Trung Hoa, đối tượng của "Thư pháp" là Hán tự.
    Hán tự là loại chữ tượng hình, diễn ý bằng hình. Khác với các loại chữ viết khác sử dụng ký tự để ký âm để diễn ý.
    Văn bản bằng chữ tượng hình là cách thể hiện thông tin bằng tập hợp các hình tượng. Với "Thư pháp", văn bản không đơn thuần để biểu đạt thông tin nữa mà nó là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi một chữ có một cấu trúc hình tượng nhất định. Bằng kiểu đường nét, bố cục, công cụ, phong cách ... của riêng mình, mỗi người tạo nên các kiểu chữ khác nhau, các tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Bức tranh chữ mang được nhiều hơn ý nghĩa tự thân của các con chữ, đó là nhân cách, là tính cách, là tâm hồn ... Chữ Hán lại có đặc điểm mang nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa ở mỗi con chữ. Do đó, không chỉ là một bức tranh đẹp, một bức ?oThư pháp? còn được gửi mang nhiều dụng ý khác: một quan niệm, một lý thuyết, một triết lý .v.v. Như vậy, người tạo ra văn bản ?oThư pháp? là một họa sĩ thực sự. Sản phẩm vẽ các hình tượng của họ ?" là những con chữ tượng hình - có đầy đủ các yếu tố của một tác phẩm nghệ thuật ?" nghệ thuật hội hoạ.
    Người Trung Quốc có quyền tự hào về nghệ thuật ?oThư pháp? của mình. Họ có thể yên tâm rằng, chỉ với chữ Hán, mang những đặc điểm riêng biệt không (hay chưa có?) loại chữ nào có, thì mới đạt đến được đỉnh cao nhất của nghệ thuật ?oThư pháp?. Với số lượng chữ khổng lồ, chữ Hán dường như là nguồn khai thác vô tận của nghệ thuật ?oThư pháp? mà tác phẩm không bị lặp lại, không bị mang tính khuôn mẫu.
    Có ?oThư pháp? chữ Việt hay không?
    Nếu quan niệm ?oThư pháp? là viết chữ kiểu cách (không thể gọi là viết chữ đẹp vì thực ra có nhiều tác phẩm ?oThư pháp? Việt, người xem không thể đánh vần, đọc được tác giả viết gì; trẻ con bắt chước viết chính tả là xơi điểm xấu ngay!) thì đương nhiên là có. Các nhà ?oThư pháp? Việt đang hằng ngày tìm tòi, vắt óc sáng tạo ra các kiểu chữ (font) mới cho 26 (hay là 28 nhỉ?) ký tự a b c; mười con số và năm thanh dấu, rồi nghĩ ra đủ các cách viết: nào xoay dọc xoay ngang, nào ngoằn nghoèo thò thụt, rồi chữ ***g vào nhau, chồng chận lên nhau .v.v. Thế rồi bằng ấy kiểu chữ và cách viết, đem tổ hợp chúng lại để phát triển ra vô số dạng ?oThư pháp? khác. Như vậy, chữ Việt cũng sẽ có khá đông, khá phong phú kiểu ?oThư pháp?.
    Nhưng có gì hơn nữa trong ?oThư pháp? Việt ngoài sự biểu diễn kiểu cách chữ không? Nó có thể mang thêm được chiều dầy ý nghĩa, một yếu tố cần thiết của một tác phẩm nghệ thuật không? Một số tác phẩm, bằng cách kỳ công bố cục lại các con chữ mà tác giả tạo nên được những hình khối, hình ảnh có nội dung, có ý nghĩa phù hợp với tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Nhưng với hệ thống chữ viết của Việt Nam thì việc đó hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên, may mắn và rất ít ỏi.
    Thêm nữa, chữ Việt sử dụng hệ thống ký tự Latinh, nó không phải là đặc sản, là vốn riêng của Việt Nam. Chúng ta đang cố tạo nên một sản phẩm riêng bằng nguồn nguyên liệu đại trà thì e là khiên cưỡng và khó có thể khẳng định là sẽ tạo ra được một sản phẩm mang tính bản sắc độc đáo.
    Một người bạn người Anh của người viết sang Việt Nam đã mấy năm. Anh ta rất ham tìm hiểu tất cả những gì gọi là bản sắc văn hoá Việt Nam. Một lần nói chuyện về ?oThư pháp?, anh ta đùa:
    - Mày bảo mấy ông ?oThư pháp? nước mày ra được kiểu chữ nào thì đăng ký bản quyền quốc tế kiểu ấy đi.
    Tôi cười lơ ngơ, anh ta lôi ra một cái bút lông rồi chấm mực (mực viết máy thôi!) viết một chữ ?oRing? to tướng vào tờ giấy A4. Chữ viết bay ****, nói chung là rất ?oThư pháp?. Xong xuôi, anh ta dán nó lên tường, phía trên đầu giường ngủ.
    - Thấy không? Tao cũng thờ chữ ?oNhẫn?. Đây gọi là ?oThư pháp English?. Hiểu không?!
    Rồi hắn cười hô hố. Hắn cười cũng bằng tiếng Việt. Ghét thật!
  3. buzin

    buzin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    bạn làm mình bật cười vì bức thư pháp "ring" của bạn.
    Ừ, mình cũng nghĩ như bạn đó. Tiếng Trung Quốc là chữ tượng hình, còn tiếng Việt là tượng thanh làm sao giống nhau được.
    Có người cho rằng thư pháp việt là một khái niệm ... hoàn toàn mới với thư pháp.
  4. embiet_emseratnhoanh

    embiet_emseratnhoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2005
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    bài này nói tổng hợp đấy
  5. firstdown05

    firstdown05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã gửi bài viết này cho báo "Thời đại" số ra ngày 23/4/2007
  6. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Bài hay quá, vote cho bác nào
  7. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Bài hay quá, vote cho bác nào

Chia sẻ trang này