1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp nhập môn-Nơi dành cho những người mới tìm hiểu về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi home_nguoikechuyen, 05/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Các kỹ thuật viết ..... đã được nhiều người viết rồi, tôi không nhắc lại nữa. Tôi chỉ muốn nói về một vấn đề mà theo tôi nhiều người mắc phải khi bước chân vào thư pháp, đó là: dục tốc bất đạt.
    Ai cũng vậy (trong đó có tôi), khi buổi đầu tiên tiếp xúc với thư pháp, nhìn những người viết nét bút tung hoành, rồng bay, phượng múa đều rất thích thú và cho đó mới là thư pháp. Khi về nhà, thậm chí khi đi học các lớp thư pháp, học viên đều cố múa may bút, uốn luợn cho thật đẹp. Nhưng đọc nhiều, tìm hiểu nhiều mới thấy, thư pháp không phải như vậy. Theo tôi thư pháp thể hiện được triết học ''trong nhu có cương, trong cương có nhu". Người viết chữ Thảo, tuy nét bút theo tay, rất mềm mại nhưng kỳ thực gân tay đã được luyện qua chữ Chân, chữ Hành, cầm bút chắc tay nhưng nét bút lại nhu hoà, đó là cảnh giới trong nhu có cương, trong cương có nhu.
    Hiện nay, đa số học sinh lại các lớp thư pháp thường bỏ qua giai đoạn học chữ Chân mà tiến đến chữ Hành, chữ Thảo. Như tôi đã từng viết "Khải như đứng, Hành như đi, Thảo như chạy", không tập đứng thì làm sao đi, chạy được. Vì vậy trong giai đoạn sơ học thư pháp, phải rèn luyện chữ Chân cho thật vững. Tôi có một người bạn là Nguyễn Hồng Phúc. Anh này khi luyện chữ Chân, đã buộc một sợi cao su lên xà nhà để treo bút lông lên rồi dùng tay vít xuống để viết chữ. Cách này luyện gân tay cũng khá nhanh. Tôi khâm phục sự khổ luyện ấy. Nếu ai có mặt ở Hà nội vào dịp Tết sẽ thấy những bức thư pháp của Phúc bên ngoài Văn Miếu với chữ ký Hồng thư.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với pác Rosered điều này. Không phải cứ thư pháp là phải viết lối chữ Thảo, chữ Hành. Chữ Chân Khải là cái nền cho mọi thể chữ, có viết đẹp Chân Khải mới có thể viết đẹp các thể chữ khác. Hiện nay thấy nhiều pác lúc viết còn chưa tuân theo quy tắc bút thuận để viết nữa cơ, nét nào trước nét nào sau có quy tắc cả, không phải cứ Hành cứ Thảo là thích múa may quay cuồng thế nào cũng được, nhìn chữ sẽ nhận ra ngay.
  3. ukbox

    ukbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    VIII. CÔNG CỤ TRỢ HUẤN
    1. Dĩa VCD dạy thư pháp do Trung Quốc sản xuất: Các dĩa này đã bày bán đầy ở các hiệu sách và các quầy bán dĩa CD ở Chợ Lớn. Phổ biến là các dĩa VCD của thư pháp gia trứ danh hiện đại Dương Tái Xuân S?~ giảng giải, do Đại học Thể dục Bắc Kinh xuất bản. Đủ các loại thư thể được giảng dạy, rất đáng cho người tự học tham khảo. Thí dụ:
    * 99 thiên mao bút tự tốc thành luyện tập pháp: Hành thư. 99 天>?-?Y^練'..O> (cách luyện tập nhanh chữ bút lông trong 99 ngày: chữ Hành) của Dương Tái Xuân.
    * Danh gia giáo nễ luyện thư pháp 名家.T你練>. (các danh gia dạy bạn học thư pháp) xếp theo chủ đề, nằm trong Series Thư pháp bệnh viện >.-.T , phân tích các lỗi thông thường khi viết chữ.
    * Trung Quốc Thư pháp 中o.. Trọn bộ khoảng 10 dĩa CD, xếp theo từng chủ đề, do nhiều thư pháp gia khác nhau phụ trách giảng dạy, cũng do Đại học Thể dục Bắc Kinh xuất bản. v.v.
    2. Các sách thư pháp, tự thiếp, bi thiếp, tự điển thư pháp, v.v. do Trung Quốc xuất bản cũng là tài liệu tham khảo cần thiết. Hiện có bán tại các hiệu sách ngoại văn ở Chợ Lớn

    không biết các đĩa này có bán ở HN không? nếu có thì ở đâu? tôi muốn xem một bộ có hệ thống vì tôi cũng mua 2 đĩa rồi nhưng chẳng có đầu đuôi gì cả, chỉ là mấy cái clip ghép vào. Home nếu cậu đã xem rồi thì post thử vài hình minh hoạ BÚT BỆNH đi, mình sốt ruột muốn xem quá, từ trước chỉ được đọc xuông thôi không được chỉ giáo kĩ.
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    To Ukbox:Tôi đã mua và xem những VCD mà bác nói nhưng thực ra cũng không có gì quan trọng lắm. Tôi xem chủ yếu để nhìn phong thái, cách vận bút trên giấy tuyên và cách viết của Dương Tái Xuân thôi. Theo tôi tốt nhất là bác mua sách về nghiên cứu và tập lâm mô. Tôi viết chữ to vừa phải trên giấy tuyên thì được nhưng đại tự thì chưa OK lắm. Chưa đủ tiền để phá giấy. Nhưng khi xem họ Dương viết chữ Thọ to trên giấy tuyên (cỡ khoảng 1,5m x 2m) thì lại thế nào ấy.Hehe
  5. ukbox

    ukbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn Ros, nếu VCD đó chỉ để xem thần thái hay phong cách viết chữ thì tôi e chưa đến tuổi. Tôi đọc thấy có "Thư pháp bệnh viện" nên muốn tìm hiểu vấn đề đó. Hiện nay tôi đã sắm được kha khá các sách thư pháp , từ điển thư pháp, các kiểu chữ tứ thể, ngũ thể, thất thể, bút lông, bút sắt đều có cả nhưng có lẽ vấn đề là cách cảm, cách tiếp cận không phù hợp.
    Chúng ta hiện nay đều là dân "tây học" ( theo cách gọi của các cụ) thế nên đối với thư pháp cũng như các vấn đề cần tiếp cận bằng lối "hán học" sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Trần Trọng Kim phân tích thì "Hán học " có lối tư duy bằng "trực giác", "tây học" là "tri giác", vì vậy tôi nghĩ mình chẳng thể bằng được các bậc thánh hiền không cần học cũng biết nên phải theo kiểu tây học, nhất là thời gian đầu này. tôi muốn bắt chước cách học vẽ của các hoạ sĩ bây giờ, ví dụ như vẽ người thì đầu tiên là học giải phẫu cơ thể, các tỷ lệ chuẩn mực - tức là bộ khung, sau đó là phần cơ bắp, mạch máu cuối cùng là lớp da, đến khi nhìn vào mà thấy các cơ bắp như phập phồng, như có máu chảy bên trong là đã đạt.
    Các sách dạy thư pháp hiện nay, nhất là dạy Nhan thể đều có nói về các tỷ lệ các bộ thủ, các nét nhưng vẫn còn chưa đầy đủ và rõ ràng. nhiều hướng dẫn khó hiểu hay quá rộng , ví dụ như tỷ lệ 1/3 ở bộ nhân đứng: có người diễn giải là bộ nhân đứng chiếm 1/3 diện tích cả chữ, có người cho là nét sổ bắt đầu từ 1/3 nét phẩy của bộ nhân đứng. Các bạn có thể nói rằng như thế chẳng khác đem compa thước kẻ ra viết thư pháp nhưng với người mới luyện thì chỉ cần đặt mục tiêu thế đã.
    Rất mong được chỉ giáo thêm.
  6. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Thông thường khi bắt đầu luyện chữ Khải thường người viết sẽ chọn cho mình một kiểu chữ trong 4 kiểu "Âu Nhan Liễu Triệu". Nếu bạn đã xác định trước tiên luyện Nhan thể thì cứ chuyên chú vào Nhan thể thôi vì các thể chữ khác nhau lại có một đặc điểm khác nhau.Còn tỉ lệ thì nói chung bộ nhân đứng chiếm 1/3 tuỳ vào phần còn lại nhiều hay ít nét, chứ có ai đo được một cách tuyệt đối. Ngay cả nét sổ cũng nhiều khi Lỗ Quốc Công cũng viết vào gần giữa nét phẩy, không nhất thiết phải viết vào một phần 3. Tôi nghĩ, cái gì cũng tương đối thôi nhất là khi viết tay, miễn là đừng phản cảm quá là được.
  7. ukbox

    ukbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    tỷ lệ trên là từ các sách dạy thư pháp ra, mỗi sách viết 1 kiểu, để tôi minh hoạ cho cách viết " ý tại ngôn ngoại" của các cụ thôi. Tôi có anh bạn hoạ sĩ nên thỉnh thoảng củng nghe lỏm được đôi ba câu về hội hoạ, tôi thấy có điểm tương đồng. Mọi người nhìn chữ (vd: chữ khải) thấy thấy đăng đối, bình chính ... nói chung là đẹp thì cũng chỉ là nhìn tương đối ("trực giác"), nhưng hội hoạ phương tây họ đã phân tích tìm ra vẻ đẹp (con người) từ sự chuẩn mực trong tỷ lệ, kể cả khi họ phá cách thì vẫn trên nền tảng đó. Không biết mọi người có biết các tỷ lệ mà Leona D vanhxi tìm ra không, vd như nếu cắm compa vào rốn quay 1 vòng thì ta sẽ nằm trong nó (trọng tâm cơ thể), hay vẽ đầu có tỷ lệ 1/10 so với người... Chắc chữ hán cũng vậy thôi???
  8. witch141v

    witch141v Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    5.882
    Đã được thích:
    0
    Sắp được nghỉ hè rồi, hỏi các bác 1 chút để hè còn ngồi tập viết.
    Như các bác biết viết chữ Hán thì dễ vì chỉ cần viết cho người khác đọc được là được nhưng để viết đẹp thì rất khó. Vậy muốn học viết chữ Hán quy củ thì phải tập từng nét một. Các bác có biết quyển sách chỉ về cách viết chuẩn của từng nét không ah? và nếu viết thì nên viết bằng bút gì thì tốt, viết trên giấy nào tốt, có nên kẻ ô vuông cho tiện không? Thôi mới đầu thì cũng chỉ hỏi ít vậy thôi, để khi nào bắt tay vào viết còn gì thắc mắc sẽ lên hỏi tiếp.

Chia sẻ trang này