1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Nhật Bản-Hàn Quốc-Triều Tiên

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 15/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp Nhật Bản-Hàn Quốc-Triều Tiên

    Thư pháp Nhật, phong cách Nhật?​

    Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người, Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp.


    Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư pháp nước này rất nhiều. Nếu như thư pháp Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 6 tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ka-na, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Ka-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Các nhà thư pháp có cách thể hiện trên các chất liệu khác nhau, dùng mực viết trên giấy và khắc chữ trên gỗ và đá sau đó phủ nhũ lên...

    Thư pháp được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc tôn của xứ sở Hoa Anh Đào. Tuy nhiên, không có bất cứ tiêu chuẩn nào đối với những người muỗn trở thành nhà thư pháp, cũng không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Vấn là là ở chỗ họ có khả năng, đủ kiên trì và cái tâm để theo đuổi loại hình nghệ thuật thanh tao này không? Nhà nữ thư pháp Kanagawa Michico khẳng định: "Không có sự phân biệt nào giữa nam và nữ, điểm khác biệt là ở chỗ mỗi người có cách thể hiện khác nhau".


    Khái niệm "Thư pháp hiện đại NB" được bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trên bức tranh buồn mà thảm hoạ bom nguyên tử đã để lại, bằng cuộc triển lãm lần đầu tiên vào năm 1948 do Hãng báo Mainichi và Hội TP Mainichi tổ chức.
    TP NB có một lịch sử hình thành khá độc đáo. Nguyên nó được khởi nguồn từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán truyền từ Trung Quốc từ khoảng 2.000 năm trước - là kiểu chữ biểu ý (tượng hình) và kiểu chữ Kana - một kiểu chữ biểu âm (tượng thanh) độc đáo của Nhật Bản được phát triển dựa trên chữ Hán kể từ sau thế kỷ VI.

    Sau 55 năm phát triển, đến nay, TP NB đã không chỉ dừng lại ở sự độc đáo mà còn vươn tới sự phong phú với 7 thể loại cùng tồn tại, bao gồm: TP chữ Hán, TP chữ Kana, TP văn thơ cận đại, TP viết một chữ lớn (đại tự thư), TP chữ in bằng khuôn khắc đá, khắc gỗ và TP "tiền vệ thư" (chịu ảnh hưởng của hội hoạ trừu tượng phương Tây).

    Sức sống của TP trong đời sống hiện đại NB biểu hiện ở lịch triển lãm định kỳ vào đầu tháng 7 hàng năm tại Tokyo cùng 9 thành phố khác của Nhật, cũng như tại gần 20 quốc gia trên thế giới với cuộc "xuất ngoại" đầu tiên vào năm 1970 tại Paris và gần đây nhất là năm 2002 tại Bắc Kinh.


    Ở NB, hàng năm có một ngày hội viết chữ nhằm ngày mồng 2 tháng 1. Ngoài ra, TP cũng được trọng dụng vào những dịp mừng cưới, mừng nhà hay mừng nhập môn, nhập trường... Thường xuyên có những cuộc giao lưu với các nước bạn có cùng mối quan tâm với TP và chữ Hán như: Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia...

    Với học sinh cấp 1 và 2, giờ học TP được đưa vào chương trình dạy chữ quốc ngữ. Với học sinh cấp 3, giờ học TP lại được xếp vào bộ môn nghệ thuật. Giới trẻ NB luôn được khuyến khích: Bạn chỉ cần cảm chứ không cần hiểu vì nói như một học giả người Nhật: "Chữ và nét chữ thể hiện diện mạo con người, tư thế cầm bút thể hiện tâm hồn con người" và vì thế, đó mới là điều quan trọng nhất để TP đi vào bạn.

    Một bức thư pháp viết trên vải.​

    Các thư pháp gia số 1 của Nhật Bản hiện nay là Mashiko Tetsushu, Miyake Soshu, Nagamori Soshu, Tanagi Hekien và Kanagawa Michico. Có cảm giác như các nhà thư pháp Nhật Bản chú ý tới yếu tố tạo hình hơn là để người xem hiểu ý nghĩa của những chữ mình thể hiện. Chính ông Chủ tịch Hội thư pháp Mainichi cũng thừa nhận "Một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp là mang đến cho người xem những xúc cảm khác nhau. Họ có thể hiểu hoặc không hiểu, có thể thấy đẹp hoặc không đẹp... Đó cũng là chủ ý của các nhà thư pháp". (tổng hợp)


    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 15/05/2004
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp chữ Nhật Bản KANA của "'福T.^"Y
  3. Co_Khach_Vo_Danh

    Co_Khach_Vo_Danh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc và Triều Tiên thì đều cùng một ngôn ngữ và
    dùng cùng một dạng chữ cả mà ,có gì khác biệt giữa Hàn Quốc
    và Triều Tiên ( Bắc Hàn ) ngoại trừ 1 bên tự do và một bên độc tài ở thể chế chính trị ????

Chia sẻ trang này