1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Quốc ngư?f đang được đánh giá....

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi dienthoaitrungquoc, 03/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthoaitrungquoc

    dienthoaitrungquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp Quốc ngưf đang được đánh giá....

    Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!

    Thứ ba, 2/10/2007, 07:00 GMT+7





    Chữ Quốc ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp lạ lùng giữa lý trí cứng nhắc của phương Tây và sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt. Sự hài hòa đó đã được minh định bằng cả kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Nếu ai muốn dùng chữ Quốc ngữ để ?ovẽ vời? đều sẽ làm mất cân đối sự kết hợp đó. Do vậy, chúng trực tiếp làm bẩn chữ Quốc ngữ.



    Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp? chữ Arab cũng nên. Vậy nên có rất nhiều người đang làm bẩn chữ Quốc ngữ bằng cách mạo danh thư pháp.

    [​IMG]


    Thư pháp hay thư..."ngáp"?Chữ Quốc ngữ mang tính lý tính cao được thể hiện trên cơ sở các ký tự Latin của phương Tây, trong khi thư pháp mang theo một số yếu tố tâm linh của phương Đông. Cách thể hiện của hai lối viết này là hoàn toàn khác nhau. Vậy thì cái gọi là thư pháp Việt ngữ cho đến giờ phải chăng là sự ngụy ngôn của một số người mang danh thư pháp gia và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho tiếng Việt?
    Phóng viên (PV): Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ đẹp theo một số quy tắc của thư pháp Hán, tôi tạm gọi là thế. Giáo sư có nhận xét gì về cái gọi là thư pháp Việt ngữ - như là cách nhìn nhận của số đông ở nước ta hiện nay?
    Giáo sư Trần Trí Dõi (GS.TTD): Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, cách viết chữ Việt theo hệ Latin không thể gọi là thư pháp được. Có lẽ tại Việt Nam, chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là ?othư pháp? vì đây là chữ tượng hình. Bản chất của tượng hình đòi hỏi mỗi chữ phải thể hiện tất cả các nét trong một ?okhung? hay một không gian xác định và các nét chữ ấy được thể hiện theo ?onhững quy ước? có giá trị nhất định. Vì thế, mỗi chữ viết là một ?obức họa? đầy đủ. Ở trong bức họa ấy, người viết vừa có thể thể hiện hết ý nghĩa của chữ viết, vừa thể hiện cái tài hoa thông qua cách viết của người viết. Với lại, ?onhững quy ước? để chữ viết là một ?obức họa? trong cách viết chữ Hán đã có từ hàng nghìn năm nay. Đây chính là lý do thứ hai quy định giá trị ?othư pháp? của cách viết chữ Hán.

    Giáo sư Trần Trí Dõi

    Giáo sư Trần Trí Dõi hiện là Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đồng thời là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam".
     Còn cách viết chữ Việt theo hệ Latin là khác. Cách viết này là cách viết phiên âm. Chữ viết, vì thế, trước hết là thể hiện âm của ngôn ngữ rồi nhờ đó nó mới mang nghĩa. Cho nên, dù thể hiện nét chữ như thế nào người ta cũng phải làm sao để người đọc quy nó về một âm nhất định. Nhờ có thể quy về một âm như thế người ta mới nhận ra ?onghĩa? mà nó thể hiện. Như vậy, làm sao có ?othư pháp? được?! Cho nên anh nói rằng: ?oChưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ? [về] cái giá trị thư pháp thì cũng là điều bình thường.PV: Trong bài viết ?oVấn đề chữ viết nhìn từ góc độ lịch sử tiếng Việt? của giáo sư có đoạn: ?oChữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nói bằng những ký hiệu viết-đồ hình, do đó cũng như ngôn ngữ, nó luôn luôn mang tính hệ thống. Điều này cũng có nghĩa chữ viết luôn luôn là một dạng thức ký hiệu có tính hệ thống của ngôn ngữ. Chính vì thế, khi nhìn ở khía cạnh lịch sử, người ta chỉ có thể nói một kiểu văn tự nào đó đã ra đời khi những ký hiệu viết-đồ hình ấy đã thỏa mãn tính hệ thống cả ở bản thân chúng lẫn sự hành chức của chúng. Người ta có thể nhìn nhận tính hệ thống ở nhiều khía cạnh khác nhau?? Chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu và được một bộ phận công chúng yêu thích. Theo giáo sư, dưới góc độ ngôn ngữ học, ?ocái gọi là thư pháp Việt ngữ? ấy sẽ đi theo chiều hướng nào trong khi đa số công chúng vẫn chưa nhận thức rõ về vấn đề này?
    GS.TTD: Anh nói đúng, ?ochữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu?. Theo tôi, trào lưu có nghĩa là mới chỉ có ở một số người chứ chưa phải là số đông trong xã hội. Ngôn ngữ - bản chất của nó - là một hiện tượng xã hội. Vì thế nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, như tôi đã trả lời ở trên, khó có thể gọi trào lưu ấy là thư pháp được. Nó chỉ là cái cách để ?omột trào lưu? thể hiện mình thông qua cách viết chữ Việt theo hệ Latin khác nhau mà thôi.
    Những chữ viết Latin được gọi là thư pháp như thế có thể có những lý giải khác nhau. Những người đọc mãi vẫn? không nhận ra chữ gì thì trong những bức chữ được gọi là thư pháp Việt ấy, có lẽ, họ thấy chữ viết ?ochân phương nhưng uyển chuyển? đẹp hơn. Còn số người viết kiểu chữ ?othư pháp Quốc ngữ? ấy sẽ tự mình giải thích ?onó đẹp như thế nào? và ?ovì sao nó đẹp? và họ có quyền giải thích theo cách của họ.
    Vấn đề là làm sao họ ?ochinh phục? được số đông cần thiết trong xã hội khi mà ở nhà trường người ta đang dạy cho học sinh vở sạch ?ochữ đẹp?. Làm sao mà người đọc nói chung cảm nhận được cái đẹp của chữ đó khi cùng một âm ở từ này thì thế này, ở từ khác lại thế khác. Có thể người ta đến ?oxem? rất đông. Nhưng ai loại trừ [ngoài những người] đến là do nhân tiện, [còn đều] đến là do hiếu kỳ thấy chữ viết lạ hoặc loại trưởng giả học làm sang?
    PV: Từ khi Alexandre De Rhodes áp dụng các ký tự Latin vào Việt Nam, trải qua mấy trăm năm nay, tiếng Việt thực sự được ?omềm hóa? qua thời gian do ngữ âm uyển chuyển của người Việt. Vậy những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán liệu có ảnh hưởng không tốt đến tiếng Việt và quá trình phát triển của tiếng Việt hay không?
    GS.TTD: Anh nghĩ ?onhững bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán sẽ có ảnh hưởng không tốt gì đến tiếng Việt? là lo hơi xa đấy. Tôi xin lấy một ví dụ để anh suy ngẫm. Nếu như anh đã từng nhìn chữ viết của những trí thức ?othời Tây học?, thì anh hiểu ra ngay khi người ta biết bản chất của nó là gì, thì kiểu tạo hình của thư pháp Hán đòi hỏi người ta phải viết chân phương chữ Việt hơn. Những người ở lứa tuổi ?ocổ lai hy? ấy có học hoặc sống trong môi trường chữ Hán, đã viết chữ Quốc ngữ đẹp như thế nào. Bây giờ chúng ta khó luyện cho học sinh, sinh viên của ta như thế được.

    [​IMG]


    Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt
    PV: Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một ?othư pháp gia? khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng ?othư pháp Việt ngữ? đang góp phần làm? tối nghĩa tiếng Việt bằng cách ?obóp méo? chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo sư đánh giá gì về việc này?
    GS.TTD: Ở đây nên có sự phân biệt giữa chữ viết Việt và tiếng Việt. Phải khẳng định rằng những ?obức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được? mà người ta cho là ?othư pháp? như anh nói ấy cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng, theo tôi, nó còn đang góp phần làm rắc rối cho lớp trẻ đi học. Trong khi nhà trường và xã hội đang yêu cầu ?oviết chữ đẹp? (tất nhiên không phải đẹp kiểu của các ?othư pháp gia? hiện nay), thì lại có một kiểu viết ?ođọc không được? lại cho là đẹp! ?oÔng giáo dục? yêu cầu một đằng, những người tự nhận là mình đang làm ?ovăn hóa? lại cổ súy một nẻo. Chỉ lợi cho những em ngại viết chữ đẹp có ?olý lẽ? để tranh luận với bố mẹ hay thầy cô thôi.
    PV: Hiện nay, như tôi đã nói, có rất nhiều người mang danh ?othư pháp gia? và đi kèm cùng họ là những cơ sở giảng dạy cái gọi là thư pháp Việt ngữ; theo giáo sư, nên chăng phải dừng lại việc cổ súy cho phong trào viết chữ? khó hiểu này? Bởi tuy không phải là một loại hình nghệ thuật nhưng ?ocái gọi là thư pháp Việt ngữ?, cũng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa và phần nào là đời sống tâm linh của xã hội. Vì vậy, liệu những tác động mang tính hạn chế hay cấm đoán phong trào này có thể gây ra một số phản ứng thái quá?
    GS.TTD: Nếu là cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có tính chất nhà nước mà cổ súy, thì nên dừng lại, vì chưa có đủ cái lý để thuyết phục số đông xã hội, [thì] khó có thể chấp nhận. Còn những người họ tự mang danh ?othư pháp gia? cho đó là thư pháp và có những cá nhân chấp nhận họ, thì đó là quyền của họ. Bởi vì ?ocách viết chữ? như thế là những cuộc chơi nên mỗi người có quyền lựa chọn thú chơi và cách chơi.
    Chơi cũng có ?oba bảy đường chơi?. Tôi xin lấy một ví dụ, một ?othư pháp gia? nào đó viết một văn bản nhất định theo kiểu ?othư pháp?. Nếu nó [có] giá trị đích thực, thì người ta sẽ ?ođổ xô đến? để chiêm ngưỡng, có ngăn cũng không được. Nhưng thời gian vừa qua, tôi chỉ thấy một vài người gửi bài đến một vài tờ báo để ?ochứng minh cho mọi người cái đẹp của thư pháp Latin?. Và như đã nói, nhiều người đến xem chỉ vì tò mò, hiếu kỳ mà thôi. Có khi chính những người đang thao thao nói về thứ thư pháp ấy cũng? chưa chắc biết họ nói về cái gì, [tôi] nói có đúng không?
    PV: Xin cảm ơn giáo sư.
    Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng Đại Việt



    Mai Quốc Ấn (VieTimes)
  2. dienthoaitrungquoc

    dienthoaitrungquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT


    trần Phúc - văn phòng HDND&UBND Cẩm Khê Phú Thọ -


    th­u phap việt điều không tuong !

    nguyễn phùng kiên - - npkien@gmail.com


    Tôi rất tán thành với ý kiến của giáo sư Trần Trí Dõi. Đúng là cách tự tạo ra một thứ gọi là thư pháp tiếng Việt như vậy giống như thể sự học đòi kiểu cố cho bằng anh bằng em. Một suy nghĩ mang đậm tính cách nông dân, con gà tức nhau tiếng gáy, kiểu "chữ người ta thư pháp mình không thư pháp được sao?". Một sự kệch cỡm văn hóa.

    Phạm Ngọc Chau - Hà Nội - chauc4@gmail.com


    Tôi rất hoan ngênh bài không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ quốc ngữ. Tôi không phải chuyên ngành ngữ văn, chỉ là người bình thường. Nhưng vài năm gần đây, khi trông thấy những hình viết (hay vẽ) chữ quốc ngữ rắm rối trên lịch tường, vv tôi thấy gợn gợn và se lòng. Tại sao vậy: nhiều chữ tôi không đọc được và cuối cùng là không biết đấy là từ gì (tôi là GV đại học). Vậy viết chữ ra làm gì nhỉ? có phải đây là học đòi một cách ngô ngọng chữ Hán không. Buồn quá, nhiều gia đình cố mua cho được một bức đại tự chữ Hán để treo, nhưng lại không biết đấy là chữ gì, chưa nói đến nghĩa của nó.

    Lê Hồng Bội - tpHCM - baoloc1970-mail@yahoo.com


    Từ khi phong trào thư pháp chữ quốc ngữ xuất hiện ở Việt Nam, tôi ít khi nào nhìn những chữ đó quá 3 giây, và tôi vẫn thường nói với con tôi (đang học tiểu học) là những người đó viết chữ xấu quá, không thể đọc được.Có một trường hợp rất buồn cười: một nhà hàng trong khu vực tôi ở đã in menu gửi đến từng nhà trong khu; menu được in toàn bằng chữ thư pháp với cỡ chữ hơi nhỏ; tôi cố gắng hết sức mà vẫn không tài nào đoán được nhà hàng đó bán món gì. Thật uổng cho mấy triệu đồng đã bỏ ra để in và gửi menu.

    Nguyễn Hùng - -


    Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Giáo sư. Nếu gọi đấy là thư pháp thì mấy loại chữ loằng ngoằng kiểu lào thái miên cũng được dân nước họ viết thành thư pháp hết. Người trung quốc về sau chắc họ cũng viết thư pháp bằng thứ chữ phiên âm latinh được sao???

    Lê Toan - Vũng Tàu -


    Tôi hoàn toàn đồng ý với giáo sư và các độc giả. Không thể chấp nhận có "Thư pháp chữ quốc ngữ" được, những kiểu chữ đó chỉ để viết theo sở thích cá nhân mà thôi. Tôi kính đề nghị các cấp thẩm quyền nên cấm các hộ kinh doanh "thư pháp chữ quốc ngữ" trong khuôn viên Quốc Tử Giám, bởi đây là nơi tôn nghiêm và mang tính giáo dục cao và là nơi có khả năng định hướng đến văn hoá đối với du khách nước ngoài và những người Việt Nam đến tham quan.

    Văn Thành Lê - 42 Trần Phú, TP Đà Nẵng - vanthanhle@gmail.com


    Trong một tờ lịch nọ có hai câu thơ được viết theo kiểu ?othư pháp? tiếng Việt: Thập tải luận giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái hoa mai?. Rất tiếc, ?oThư pháp gia? đã viết nhầm ?oluân? thành ?oluận? và ?omai hoa? thành ?ohoa mai?, làm méo mó ý nghĩa thâm thúy của câu thơ rất nổi tiếng của Cao Bá Quát. Nếu ?othư pháp gia? này biết chữ Hán và viết thư pháp chữ Hán sẽ không gây ra một sự phản cảm tệ hại như thế.Tôi không cổ xúy cho việc viết ?othư pháp? chữ Việt.

    Phan Thanh Long - Tp HCM - shiying_fei@yahoo.com


    Tôi cũng đồng ý với bài viết. Chữ Quốc Ngữ của ta theo ký tự Latin có thể có nhiều kiểu chữ, cách viết khác nhau. Nhưng vẽ vời các đường nét để...làm ra nghệ thuật là không nên và cũng không có nhiều giá trị nghệ thuật.

    dong Pha - go vap- sai gon - zudongpo@yahoo.com.vn


    Bài viết của giáo sư là rất đúng,dân ta hay làm những việc không giống ai rồi hoang tưởng cho mình ''''vận dụng,sáng tạo'''' cuối cùng chỉ góp phần làm nhục quốc thể mà thôi.Làm gì có thư pháp Việt .Phương Tây có ai lấy mẫu tự la tinh viết tranh thư pháp đâu ,
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Hờ hờ ... Mai Cồ Ấn là người phóng uế viên vào "ngài" Trần Chí Dõi này ư ?
    ...Nhưng đúng là ông Ấn hỏi thâm thật, phóng ... viên này toàn lùa ông Dõi vào chỗ bộc lộ cái dốt nát của bằng cấp một thời quá độ! Chữ viết biểu thị cho cái gì nhỉ ? hờ hờ ...càng đọc càng thấy Ấn thâm thật !!! Có thời gian mà ngẫm cho sinh viên của ông này ...thì đúng là đeo mo vào mặt ... Khổ cho những ông dốt nát , thích khệnh như ông Dõi bị Ấn lừa mà trả nhời hớ hênh quá !!!
    Tỉ dụ mang chữ Nghệ Thuật ví với chữ Chính tả dành cho học sinh lớp 1 rồi bảo đồng ý là xấu (!)
    Thế hoá ra như cái đua xe đạp ở Thế Vận Hội cần phóng nhanh về đích , họ phải lách , phải chèn vân vân ... thì sẽ bị cấm tiệt á vì nhà trường phổ thông dậy các cháu là phải đi thế nào nhỉ ?
    Thế cái cô Bơi Nghệ Thuật cô có khác cháu nó mới tập bơi ko nhỉ ? Thể dục Nghệ THuật nó có khác thời : Cúi mãi mỏi lưng viết mãi mỏi tay thể dục thế này là hết mệt mỏi ... ko nhỉ ?
    Giống hôm qua thằng cháu con anh bạn học lớp 3 hỏi đứa cháu nhà tôi , cháu nó mới vào lớp 1 được 1 tháng rằng : Anh đố em nhá : năm nhân tám bao nhiêu , cháu nhà tôi bẩu : là chín .... sai ! Lại hỏi ba lăm cộng ba mươi chín nghìn được bao nhiêu ? em nó trả lời Một trăm ! Chẹp ! Khổ quá cháu nó một là mới học đến số 9 , cộng trừ thôi , đã biết phép nhân đâu !!! nên chỉ biết đến cái số 9 , vì loanh quanh cộng trừ ở lớp cô chỉ cho tối đa kết quả là 9 ! Còn câu sau trả lời 100 là vì hoá ra thi thoảng nghe anh chị bố mẹ nói một trăm hai trăm ...nên giả nhời bừa !!! Mấy đứa loanh quanh đang chơi lít nhít có nhơn nhớn có thì cãi vã tranh nhau đồ chơi ầm ĩ quay sang đứa bảo thằng Bốp đố khó thế , đứa : anh làm đc đấy ! đứa : chị Bông nói đúng ! nhờ ! nhờ ! ...
  4. meninblack2

    meninblack2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Em chả biết thế nào, dưng bác Loa em đây viết thư pháp Việt nổi tiếng cơ mà đánh máy văn bản tiếng Việt thì vị trí dấu má lung tung quá. Em đọc là em đau mắt. Thật đấy!
  5. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Gọi là lỗi chính tả mờ !!! ngẫu tác internet , ko soát nại nên thế ! Tẹo sửa !
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    MÔI GIỚI NGÔN NGỮ HAY PHÊ BÌNH VĂN HÓA?

    Xin được trao đổi với tác giả bài báo "Mạo danh thư pháp để làm "bẩn" chữ Quốc ngữ? " và Ngài Giáo sư Trần Trí Dõi (Ở nước ngoài, tôi thấy người ta gọi tầm cỡ Giáo sư bằng "Ngài", nên cũng gọi thế cho phải phép). Trước hết, tôi, với tư cách một độc giả, đọc và suy ngẫm về cái gọi là "Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!", thấy rằng: Ở đây đúng là quý vị đang làm BẨN chữ Quốc ngữ thật! Xin được mạo muội chứng minh động cơ lẫn hành động "làm bẩn chữ Quốc ngữ" của tác giả bài báo và Ngài giáo sư Trần Trí Dõi:

    1. Ngay trong cái sapo của bài báo có viết "Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp? chữ Arab cũng nên." Xin thưa rằng, có lẽ quá vì sự thanh cao của mình mà tác giả bào báo đã ngây ngô hoặc chả biết gì về điều mình nói. Thư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình. Nếu như dụng công và có chút hiểu biết, chắc hẳn tác giả của bài báo sẽ có chút bình tâm và dụng công lên mạng vào Google để tìm kiếm và tìm hiểu, hay chịu khó ghé thư viện đọc vài cuốn sách liên quan đến lĩnh vực này, chứ không hồ đồ và vô liên sĩ để môi giới ngôn ngữ bằng việc viện dẫn sự hình thành chữ Quốc ngữ. Cái căn cứ khoa học mà tác giả bài báo viện vào là những xác trí tuệ của Alexandre De Rhodes cũng chưa đủ để thuyết phục ai. Nếu như tác giả bài báo thông minh hơn chút nữa, viết lại y chang những chi tiết như có trao đổi với tôi hôm ở cà phê Không Lời, chắc hẳn anh sẽ không khép tội...cho mình! Bởi lẽ, anh cũng chính là tác giả của những bài báo a dua cho phong trào mà anh gọi là "mạo danh" kia. Như thế, thì xin hỏi anh Mai Quốc Ấn - sinh viên báo chí - Tác giả bài báo nói trên: Anh có phải là tội nhân môi giới ngôn ngữ, lăng mạ chữ mẹ đẻ, nhổ toẹt vào di sản ông cha? Hay anh đang mạo danh nhà báo để hạ bệ những người đã từng là bạn anh, đã từng được/bị anh đưa lên báo trong một trường cảnh/hoàn cảnh khác? Hay còn một cơ sự bình phong nào khác?

    2. Anh Mai Quốc Ấn viết: "Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một ?othư pháp gia? khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng ?othư pháp Việt ngữ? đang góp phần làm? tối nghĩa tiếng Việt bằng cách ?obóp méo? chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.". Nếu tôi không nhầm và không có cái tư duy bất thiện như anh thì tôi còn nhớ và còn lưu khá nhiều bài báo của anh, trong tư cách của một "Trung Ngôn" dẫn đạo để PR cho thư pháp chữ Việt. Chẳng hay, cơ sự gì, hoặc động cơ gì khiến anh quay lưng 180 độ thế? Tôi rất trân trọng anh trong tư cách những người bạn, càng trân trọng anh hơn khi anh là một người trẻ đang theo học báo chí - một tầng lớp trí thức phát ngôn cho nhiều giai cấp xã hội Việt Nam, thế mà, quan điểm chính trị và góc nhìn văn hóa của anh lại "rung rinh" như một chồi non oặt ẹo trước cơn gió nồm nam hây hẩy.

    3. Mục [3] này xin có đôi lời với Ngài giáo sư Trần Trí Dõi. Thưa Ngài, là một Giáo sư Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ học của một trường đại học danh tiếng, mà ngài cho rằng: "chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là ?othư pháp? vì đây là chữ tượng hình", thì tôi lấy làm nghi ngờ cái danh vị giáo sư hay giáo...hư của ngài quá! (Mượn cách nói Thư pháp hay thư...ngáp của anh Mai Quốc Ấn). Ngài thừa biết là trong tổng số các chữ Hán, chữ tượng hình chỉ khiêm tốn chiếm không đầy 1/3 số lượng, còn lại là Chữ Chỉ Sự (O?<-?-), Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự of"-?-), Chữ Hình Thanh (形聲-?-), Chữ Chuyển Chú (?注-?-), Chữ Giả Tá (??Y-?-), thế mà ngài vẫn dùng cách của những người dùng uy quyền tuổi tác, uy vũ danh vị mà phang lên trang viết những câu chữ ngây ngô. Phải chăng ngài đang coi thường người đọc hay là ngài được ai đó lừa phỉnh câu cú trên báo chí? Xin ngài nói rõ để không những độc giả được thỏa mãn, mà còn cả hàng trăm học trò của ngài nhiều thế hệ được học dưới lời giảng của ngài.

    Thưa ngài giáo sư và tác giả bài báo,
    Tôi chỉ là một bạn đọc, và cũng có chút đam mê với Thư pháp chữ Việt, nhưng không vì thế mà phải lên tiếng trả lời ngài. Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không còn là sự thật. Hi vọng, người đọc sẽ không bị những hằn học cá nhân, những góc nhìn hạn hẹp, những quan điểm quy chụp, những luận điệu phán xử, mà phải đọc những câu chữ mang tính chiếm đoạt thời gian của họ. Chân thành đội ơn giáo sư và tác giả bài báo kia nếu quý vị làm được như thế.

    Trịnh Tuấn.
    Nguồn: http://vietvan.vn/content/view/173/41/
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    HIỆU ỨNG DÂY CHUYỀN TRONG ĐỐI THOẠI.

    Gửi anh Mai Quốc Ấn@:
    Tôi cũng vừa đọc các bài viết mới trên Vietimes, trong đó có các bài phỏng vấn của anh và một bài của người khác. Rất tôn trọng cách anh hiểu và đưa ra vấn đề, duy có một điều, tôi cảm thấy buồn cho tính a dua, kèn cựa của người Việt được viết trong các sách Cơ sở Văn Hóa Việt Nam.
    1. Hiệu ứng dây chuyền trong đối thoại: Rất lạ, là cứ hễ có chuyện gì, chả biết thơm hay thối, hễ đánh động là cả làng vác bụng đi xem, người trước bảo thối quá, người sau chả/chưa ngửi được gì, cũng vội bưng mũi lại kêu theo. Cái câu chuyện về thư pháp chữ Việt này cũng vậy. Tôi dám cá rằng, anh - tác giả hai bài báo kia, nếu không dùng lối "Phỏng vấn" mượn mồm người khác, thì anh không biết viết gì về lĩnh vực này, nếu có, lại cũng lòng vòng, loanh quanh như bên TTVNOL mà thôi. Nhưng may cho anh, mà cũng ngượng cho hai vị anh mời phỏng vấn là: Các vị ấy đúng là có quan điểm riêng, nhưng chả ai đưa ra được chút học thuật nào về Thư pháp. Những lối nghĩ của những người "vơ đũa cả nắm" khi phát biểu như ông Nguyễn Như Phong (Ví dụ:"Tôi đã từng quán triệt rằng nhân viên thư viện của báo An Ninh Thế Giới không được mua sách của NXB Thanh Niên, NXB Văn hóa Dân tộc, NXB Văn hóa Thông tin vì lẽ trên."), liệu một người có chức vị (Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới), nhưng lại có tư tưởng đố kị, ăn chuối cả vỏ, vơ đũa cả nắm thế, thì phát ngôn của họ liệu có đáng tin cậy? Hay ông ấy cũng vì bị/được mớm lời mà nói theo kiểu phản ứng dây chuyền?
    2. Ngụy biện hay mù mờ khái niệm?: Hơn một lần tôi có trao đổi trực tiếp với anh rằng: Ở việt Nam ta chả có cái Thư Pháp gì cả! Nếu có, thì đó là có cái gọi là "Thư pháp Hán ở Việt Nam" do những người biết chữ Hán tập tành, nhưng chả người Trung Quốc nào thừa nhận họ cả về danh xưng lẫn chữ viết. Và cái nữa là cái gọi là "Thư pháp chữ Việt" do những người Việt đang xây dựng và phát triển. (Cái này còn thiếu nhiều về cơ sở lý luận lẫn cao trào phát triển). Bản thân tôi, một người chơi thư pháp chữ Việt được ít năm, chứng kiến một vài sự lên xuống của phong trào này, tai nghe đủ chuyện thuận nghịch, nhưng là lần đầu được/bị kẻ "cùng xe" đẩy xuống đường để đi cho oai phong tên tuổi. Trộm nghĩ, thời nào rồi cũng có những kẻ cơ hội, đục nước béo cò, cười toang cửa trước lò dò cửa sau, hòng ngoi lên bằng cách đạp người khác xuống. Nhưng cái bánh xe của lịch sử, cái xu thế của thời đại, cái vũ bão của quan niệm và khái niệm đang xê dịch khắp toàn cầu....sẽ đè nát những ú ớ, ngọng ngịu, đáng thương của họ.
    Lại xin dẫn lại câu ca dao: "Ai ơi chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười", để kết lại chút trao đổi cùng anh.
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi, trong bài phỏng vấn đó, vị giáo sư nọ cũng có đưa ra quan điểm riêng nhưng xem ra bản thân ông này cũng chẳng hiểu gì về Thư pháp.
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Hờ hờ đọc 2 bài của Mai Cồ Ấn khép miệng cười !
    Chiều có phiếm tục với một ngưòi bạn cũng làm nhà báo mà nói như Mai Cồ Ấn có lần đã nhận mình chỉ là "chòi báo"...ko biết giờ Ấn đã là "lều báo" chưa ???thì hoá ra là cũng chỉ vì mưu sinh , kiếm cơm cả thôi ...!
    Cái hay mà Ấn đưa cho công chúng biết về quan điểm đánh giá và nhận thức của 1 kẻ ngoại đạo nói về một bộ môn nằm ngoài tầm kiểm soát của tri thức bản ngã.
    Nhân chuyện nhiều người biết phóng viên này , biết baì báo này ... bên li cà phê nơi góc phố cũ , tôi cũng đồng ý quan điểm chung rằng Ấn nhìn vấn đề này từ một hướng khác , nhìn nó mà ko như nhìn nó ... Anh bạn cũng cảm thông với những cây bút trẻ như Ấn rồi kết luận : đừng thấy ai hướng ánh mắt về mình mà bảo họ đang "soi" mình, đấy là cái mà nhà báo họ đang làm !
    Hờ hờ !!!
  10. dienthoaitrungquoc

    dienthoaitrungquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề đưa ra vẫn đang mới, các bác ở đây nóng ruột tranh luận sôi nổi vậy mà không biết tại sao MOD lại PM thông báo cho dienthoaitrungquoc rằng chủ đề cũ đề nghị xóa đi. Theo dienthoaitrungquoc, đẹp hay xấu, nghệ thuật hay phản nghệ thuật, có lý luận hay tự phát ... là những vấn đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của Thư pháp ở Việt nam nói chung và thư pháp tiếng Việt nói riêng.
    Người đẹp vì lụa, chữ tốt nhờ tay [​IMG] . Thật khó mà so sánh giữa hoa hậu và **** vip ai xinh ai đẹp hơn. Hoa hậu chỉ biết tới đại gia để kiếm thôi thì cũng là gái làm tiền, rồi cũng thành **** cao cấp. Nhưng nói gì thì nói, cứ có **** hay hoa hậu thì anh em đều thấy sướng. Chữ viết đẹp, ta thấy đẹp trong lòng mình là được, người xem cũng thấy đẹp, tưởng tượng hình dung ra thì thành tác phẩm đẹp, nhiều tác phẩm đẹp thì thành nghệ thuật. Tác phẩm của anh em viết ra, nhiều người đọc không hiểu nhưng họ vẫn thấy thích là được, nhiều tác phẩm như thế sẽ gọi là nghệ thuật. Quan điểm của Dienthoaitrungquoc là mình luôn luôn đúng, chẳng phải theo bố con, chủ nghĩa, học thuyết, lý luận hay bất cứ cái gì gọi là chuẩn mực. Ta là chuẩn mực, ta là đúng, những gì ta nói, ta viết, ta hát, ta làm, ta thể hiện ra bằng bất cứ cách nào đều là bản ngã của ta. Chữ tôi viết đẹp, tôi thấy là đẹp, nếu mọi người thấy là đẹp thì nó vẫn là đẹp, chữ viết như đứa con của tôi, chẳng đứa nào giống đứa nào, tôi thấy nó đẹp vì nó là con tôi, nó xấu thì vẫn là con tôi. Con ông bụng mỡ, rốn lồi&nbsp;nó đi thi hoa hậu đạt giải nhất thì nó được người ta bảo là nó đẹp chứ nó vẫn là nó, vẫn là con ông. Con ông không đi thi hoa hậu, nó&nbsp;đi&nbsp;làm **** thì nhiều khách, nó vẫn đẹp với khách làng chơi còn nó vẫn là con ông. Một tác phẩm đẹp của ông, có thể được tôn thành nghệ thuật như con ông được tôn thành hoa hậu, nhưng cũng có thể được coi là thứ rửa mắt thư giãn&nbsp;giống những hình thế uốn lượn đẹp như những đường nét của ****. Tóm lại, đẹp là đẹp trong mắt của ta, ta thấy đẹp là được, chẳng có nghệ thuật nào hết! Nghệ thuật của thư pháp là nghệ thuật viết chữ để&nbsp;bản&nbsp;thân người viết&nbsp;thấy đẹp.
    Dienthoaitrungquoc rất ngại vấn đề nhạy cảm bị mod ban nick, nên dienthoaitrungquoc tạm thời nói đến đây, còn bây giờ thì dienthoaitrungquoc sẽ "hi hì, hà hà, hảo hảo, hấn hảo, khứa yỉ..."[​IMG]
    Được dienthoaitrungquoc sửa chữa / chuyển vào 02:44 ngày 05/10/2007

Chia sẻ trang này