1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Quốc ngư?f đang được đánh giá....

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi dienthoaitrungquoc, 03/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1

    Bạn đã post thừa một bài nên tôi xoá đi. Không rõ hệ thống gửi thư tự động với nội dung thế nào.
    Tôi chẳng tác động gì vào các bài viết của bạn.
    Rosered.
  2. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã trả lời T.Tuấn trên blog nhưng thêm cả ở đây nữa cho hợp lẽ với cái được gửi đến cho tôi.
    .............................
    T.Tuấn thân mến!
    Mấy hôm nay đi làm phóng sự nên chưa sang blog T để trả lời bài viết này. Giờ có đôi lời cùng T!
    Thứ nhất, dư luận thường có hai chiều! Đa số mọi người chờ đợi, xem xét, đánh giá, thẩm định và rút ra kết luận sau rất nhiều thông tin đã theo dõi. Trong cả ba xu hướng ấy, người làm báo phải làm sao để bạn đọc có thông tin nhiều nhất có thể để tự rút ra kết luận cho mình. Nếu không có sự phản hồi thông tin từ phía những người không ủng hộ việc dùng chữ Latin để viết thư pháp thì tôi cũng không thể/ không dám tùy tiện đưa ra vấn đề này trên Vietimes. Và như có lần đã tranh luận khi phỏng vấn T, tôi dứt khoát không thể đưa những thông tin mang tính khó hiểu cho độc giả như T muốn. Lúc ấy T đã... dạy tôi về báo chí theo hướng ngược lại với bản chất đúng của nó. Không biết T có nhớ?!
    Thứ hai, không có chuyện ai mớm cho ai khi quan điểm của người được phỏng vấn đã có từ trước! Và tôi đồ rằng T đã mất bình tĩnh khi phản hồi lại thông tin theo cách này. Vấn đề được đưa ra công luận nghĩa là cần có sự đánh giá nghiêm túc. Việc thông tin có lợi/không có lợi cho T nói riêng và những người làm công việc như T nói chung chắc tôi có quyền không phải báo cáo trước với ai! Vậy thì hoặc T nhận mình là đại diện cho cả nền "thư pháp Việt" hoặc T đánh tráo khái niệm rằng những người trả lời phỏng vấn ấy nhằm vào lời ích của tôi (?) trong khi tôi đang thực hiện việc đưa thông tin đến dư luận!
    Thứ ba, tôi vẫn quý Tuấn, vợ và cháu Kiệt. Cách hành xử khi Tuấn viết những thứ khác ngoài bài này chẳng làm tôi buồn gì. Thế nên tôi thẳng thắn nói với T như đã từng luôn thẳn thắn nói trước đây, rằng: Hãy chứng tỏ quan điểm của mình trên cơ sở học thuật với những người đưa ra luận điểm trái chiều. Đừng đánh đồng tranh luận với tranh cãi cá nhân. Và cũng đừng quy chụp như T từng quy chụp báo chí phải thế nọ, thế kia như nhiều lần trước đây.
    Bởi tôi chẳng "cười ai" nên tôi cũng có sợ gì "hôm sau"! Vậy có lẽ cái kết của T không phù hợp chút nào... Theo tôi, cái kết hợp nhất là câu của Bùi Giáng tiên sinh mà tuấn hay ngâm nga: "Lời rằng các hạ hãy vô ngôn". Còn câu "cuộc chơi nào cũng cần thanh thản" mà tôi từng đọc T nghe, T dùng được thì dùng...
    pm: Bác loakendensi ạ! Em xưa nay vẫn chỉ dám nhận mình là "chòi báo" chứ dám đâu vỗ ngực ta đây. Và nhà em nghèo thật nhưng em làm nghề để kiếm tiền chứ không làm tiền để lấy nghề đâu ạ! Vả lại em có thâm dường nào cũng đâu thể bẻ cong sự thật được, đúng không bác. Em ít khi tầm chương, trích cú vì thuộc loại có sao nói vậy nên em nghĩ mình chẳng thâm nho chút nào. Còn ai nhọ... thì phải tự biết chứ!
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Tôi còn đánh giá cao hơn khi Ấn phỏng vấn Ngài gì Phó gì cái vụ Nhị Thập Bát Tú ...và Ông ấy lại lòi cái gì khuynh ra , chẹp ! Cơ quan phát ngôn của một trong hai công cụ vũ trang ... chẹp ! Chẹp !Ấn quả này lổi sẽ như cồn vụ để cho mấy "nhà" ấy lòi hết cả cái thòi lòi ra ....
    Đúng là cái mặt bàn bản chất của nó là chữ nhật có 4 góc vuông ...nhưng mỗi ông đứng một góc và cãi nhau góc kia nhọn , góc này tù ... giá mà họ nhìn bởi không gian ba chiều nhờ ...Ấn nhờ !!! Khá hay đó ẤN ...
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Cũng đã kết thúc trao đổi với Ấn trên Blog, nhưng cũng như Ấn nói, nên tôi bê nốt qua đây:
    Chú Ấn! (Tôi gọi Ấn bằng Chú thay cho con trai tôi, vì chú nhắc đến nó).
    Tôi ngỡ chú sẽ suy nghĩ về tất cả và sẽ nói thế nào, chứ không phải vào đây để nói những dòng trên. Tôi đang rất phân vân là có nên trả lời chú không. Bởi lẽ, những bài viết của tôi ở trên này đều đã comments bên blog của chú. Còn bài mới viết, nếu chú nhận nhân vật trong truyện của tôi (nói chính xác là truyện theo cách viết của tôi) đó là việc của chú. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ trả lời chú như sau:
    1. Tôi ngạc nhiên (rất bất ngờ) về bài viết của chú thì ít mà về 2 nhân vật được chú phỏng vấn thì nhiều. Một là Ngài Trần Trí Dõi với chứ vụ Trưởng Khoa ngôn ngữ học,Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), hai là Ngài Nguyễn Như Phong, Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới.
    Cái lẽ bất ngờ của tôi là: Chú (Ấn) thì biết cái gì về Thư pháp? Nhưng hễ có "mùi" ở đâu là có chú. Ngoài thể phóng vấn báo chí, cho đến thời điểm này, tôi chưa đọc được một bài dạng tiếp nhận thư pháp thôi, chứ chẳng nói đến nghiên cứu gì về nó của chú. Nhưng bất ngờ hơn là về hai Ngài kia. Theo thông tin tôi được biết, Ngài chủ nhiệm Khoa kia chữ Hán cũng chỉ bẻ làm đôi, ông như con đại bàng trên trời thỏa thê bay lượn với chuyên môn của mình, nhưng dưới đất, thì trình độ bới giun lại chẳng được như một con gà.(Cái này ai cũng thế). Nhưng ông lại lấy cái quan điểm của riêng mình ra để vu khống cho Thư pháp là thế này thế nọ, tiếp đến là mạt sát thư pháp Việt. Một người được cấp học hàm giáo sư, chủ nhiệm cả một khoa ngôn ngữ mà viết xằng bậy (Như đã dẫn trong bài), thì có đáng để trân trọng không? Còn Ngài Phong, lại "oách" hơn (chắc ngài làm quan võ lâu ngày nên quen lớn tiếng), phát biểu cứ như cả thế giới này là do Ngài ấy đặt ra mà có vậy. Câu văn nào cũng ở thể khẳng định. Chẳng biết ngài làm chuyên môn của Ngài như thế nào, nhưng đọc bài phát biểu của ngài được chú (Ấn) phỏng vấn, thì công chúng nhận diện được cái "trình" của ngài.
    2. Sau khi ngạc nhiên thì tôi lại thấy buồn. Chiều nay trao đổi với một phóng viên, tôi đã nói thẳng cái buồn của mình cho cô phóng viên ấy, đó là cái buồn về những kẻ làm báo nghiệp dư, có thái độ coi thường bạn đọc, tung hứng, đẩy đưa mồm mép, nhưng chuyên môn của đề tài đề cập thì hời hợt, hoặc chẳng biết gì. Chú (Ấn) đòi tôi trao đổi học thuật với chú ư? Học thuật gì? Báo chí hay Thư pháp? Cái mà chú viết ra (dù là ở dạng sapo hay câu hỏi phỏng vấn) nó có "học thuật" gì mà trao đổi? Hơn nữa, cũng xin nói để chú được hiểu rằng, việc tôi phản ứng là việc thường tình. Chú luôn miệng bảo thông tin là phải thế này, thế kia. Thì sự phản hồi của tôi (về mặt thông tin) cũng giống hệt như những người đã phản hồi ủng hộ những câu nói ngô nghê trên tờ báo mới ra lò kia. Chú chấp nhận những kẻ vuốt lưng chú, mà không dám chấp nhận kẻ vỗ bụng chú, thì chú đang làm báo hay làm nhục báo?
    3. Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm một điều với chú: Chú chưa hiểu được tôi đâu! Và tôi cũng chẳng hiểu gì về chú! Nhưng khi chú đưa một vấn đề ra công luận, chú sẽ phải chịu trách nhiệm với nó dù chú có muốn hay không muốn. Bởi lẽ, nó còn liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đến nhân cách người cầm bút và sự tôn trọng độc giả trong việc không nghĩ họ là những kẻ chẳng biết gì, cứ phán sao thì phán. Bài báo của chú đã thành công trong việc có nhiều người biết đến Thư pháp chữ Việt, dù là với ý nghĩa gì và biết đến cái tên của chú. Nhưng qua đó, công chúng có học và có lương tri cũng biết thêm được đôi chút cả về những người được phỏng vấn lẫn người phỏng vấn. Sự nhận định của công chúng số đa về Thư pháp chữ Việt vẫn chẳng vì "các quý ngài phán xử" mà trở nên dao động. Cộng đồng nhìn thấy cả.
    Nếu Ấn đã vấn lương tâm mình rồi, thì có lẽ mọi ngữ ngôn rơi ra chỗ này sẽ thừa. Ấn thấy lòng mình thanh thản, là được rồi. Khi con kiến bò trên quả bưởi, nó chỉ thấy trước mặt là mặt phẳng. Có lẽ chúng ta cũng vậy. Xin phép không trao đổi thêm gì với Ấn, tránh thiên hạ nghĩ không đúng về tình cảm vốn có của chúng ta. Còn vấn đề về thư pháp, Ấn vẫn đang nhầm lẫn trong việc nghĩ tôi là đại diện nọ đại diện kia. Tôi là tôi. Và chắc Ấn biết tôi chẳng thuộc nhóm nào, cả Hán lẫn Việt từ trong Nam ngoài Bắc. Vì vậy, tùy Ấn, người ta ở đời làm gì cũng có một lý do. Tôi hiểu được và chắc là Ấn cũng không đến nỗi không hiểu.
    Tạm biệt.
  5. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp Trung Quốc đã tồn tại rất lâu. Vì thế nó đúng.
    Nếu 10 năm nữa thiên hạ vẫn còn quan tâm tới những chữ Việt được thể hiện theo các cách mà có một số người gọi là Thư pháp Việt thì nó cũng sẽ đúng.
    Thưa các bạn, những người yêu Quốc ngữ, có ai hiểu nghĩa từ Vô Liên Sĩ là gì không, tôi có tra từ điển + google nhưng tạm thời chưa tìm ra?
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Chỉ là lỗi gõ thôi Thầy ạ!
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 10/10/2007
  7. serena231

    serena231 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đọc mấy bài tranh luận rùm beng về ?ocái gọi là thư pháp Việt? mà cũng thấy bức xúc quá, cũng dám đặt bút ghi vài lời theo cảm nghĩ của riêng cá nhân.
    Là thư pháp, là nghệ thuật?
    Trước hết thử hỏi thế nào là nghệ thuật, người ta đưa ra bao nhiêu cái định nghĩa khác nhau nhưng chắc chả cái nào đầy đủ, chính xác tuyệt đối, vì sao ư? ?"vì ?onghệ thuật? nó là một cái gì đấy trừu tượng, khó nắm bắt. Nhưng có một điều chắc chắn rằng đã gọi là nghệ thuật thì tất là phải đẹp, có đẹp thì mới là nghệ thuật. Còn thư pháp? nếu nói rằng ?oThư pháp chính là phương pháp viết chữ đẹp? thì tất nhiên nó cũng có thể trở thành một môn nghệ thuật (nói như thế không có nghĩa bất cứ cái gì đẹp cũng là nghệ thuật). Song chính bản thân cái từ ?ođẹp? nó cũng không có một cái chuânr nào nhất định. « Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy? (Trang Tử). Sự vật thường tự nó đã tồn tại mâu thuẫn, đối lập. Người ta xem tranh của Picasso, người thì bảo chả ra cái hình thù gì, kẻ thì cho là kiệt tác. Có người thì bảo chỉ có chữ Hán tượng hình mới có (là) thư pháp, còn nếu coi thư pháp là phương pháp viết chữ đẹp thì, ở mỗi ngôn ngữ đều phải có thư pháp (vì ngôn ngữ nào chả có cách viết chứ đẹp). Chữ tượng hình, La-tinh hay A-rap cũng có thư pháp của họ, và tiếng Việt của ta tất nhiên cũng phải có cách viết chữ đẹp chứ, nên phải có Thư pháp Việt; còn ví như phương Tây người ta không dùng bút lông mà bằng bút sắt, thước , compa, eke,.. thêr hiện ?othư pháp? theo cách của họ. Ơr VN đã có những người tiên phong về loại hình nghệ thuật này, đã có những hội, câu lạc bộ được thànhlập; đã có những cuộc trưng bày triênr lãm quy mô lớn Hết các báo đăng tải rồi các đài đưa tin, cùng một vấn đề, một sự kiện mà người khen kẻ chê; có người thì coi đó là ?osáng tạo, ý tưởng?, có kẻ thì cho rằng như thế là ?olàmbânr chữ Quốc ngữ?, ?olàm tối nghĩa tiếng Việt?, không ?ogiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?. Người thích thì khen ngợi, kẻ ghét thì chê bai hănr cũng là lẽ thường tình, vì đâu phải ai cũng có ?ocon mắt nghệ thuật? đâu.
    Nói về cái việc ?ogiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?. Thế nào là ?otrong sáng?? người Hà Nội thì phát âm ?or? thành ?od? : chính mình đọc sai ấy thế mà lại đi chê kẻ đọc đúng ?or?. Tất nhiên mỗi vũng miền thì đều có cái lỗi khác nhau, và theo tôi thì chưa ai, chưa đâu phát âm chuẩn 100%. Thậm chí các phát thanh viên nhà báo nhà đài đôi khi còn phát âm sai nữa kia, hay câu cú chẳng đâu vào đâu cả. Một điều nữa là càng ngày họ càng dùng nhiều những từ ngoại, từ mới, tất nhiên nếu từ đó không thể diễn đạt được trong tiếng Việt, là từ vay mượn thì chả phải nói, đằng này thì lại khác, nào như x-tai này x-tai nọ, sâu này sâu kia,?(chỉ khổ các cụ thôi)
    Một ông nhạc sỹ đạo nhạc, lời lẽ thì nhăng cuội chả có cái nội dung gì, nghe hát mà cũng chẳng hiểu người ta hát về cái gì nữa, lời thì nửa Tây nửa Việt, vậy mà những bài đó vẫn phát trên đài, trên tivi, trẻ con người lớn xem tuốt tuột rồi học theo. Hay chuyện các thầy cô - những người lẽ ra phải đi đầu, tiên phong trong việc ?ogiữ gìn sự trong sáng ấy mới phải chứ - thì đạo văn trộm văn?, buồn lắm thay! Tất nhiên ngôn ngữ là một nguồn mở, số lượng từ vựng luôn biến đổi, có những từ thì dần mất đi có những từ thì được du nhập vào, như thế tức cái nội dung cũng biến động, thay đổi (tất nhiên ở một mức độ nhất định) thì hà cớ gì cái vỏ của nó lại cứ giữ nguyên như cũ.Thiết nghĩ tiếng Việt có thêm một cách thể hiện mới cũng là đương nhiên, và cũng nên được ủng hộ mới đúng. Tại sao lại cho rằng ?othấy người ta đánh cá thì mình cũng vá chài?, lại không dám công nhận một cái gì mới mẻ chứ! Hơn nữa loại hình này đâu chỉ có những người trẻ tuổi say mê,còn rất nhiều các cụ già, các bậc cao nhân, và hơn hết nó đã được một số lượng người nhất định chấp nhận. Nhưng thiết nghĩ những con người mới, tiên phong kia cũng phải đề ra một cái gì chuẩn cho nó, đừng để nó tự do phát triển không theo một quy tắc nào. Thư pháp Hán thì quá chặt chẽ, nào triện, lệ, khải? thì chữ của ta cũng nên phải có. Và một điều nữa về cái danh hiệu ?oThư pháp gia?, chắc chắc nó không được trao cho những người mới viết vài ba ngày, được dăm ba chữ ..
    Cánh nhà báo họ muốn nói gì thì họ nói, họ cũng chỉ là những người bình thường mà thôi, có lúc yêu lúc ghét. Mà biết đâu, các bác ạ, chính nhờ những cái bài viết ấy nó lại mang lại cái giá trị ở mặt đối lập kia, tức là sẽ càng có nhiều người biết đến thư pháp hơn, nhiều người yêu mến ủng hộ hơn thì sao, đến lúc ấy có lẽ cũng nên nói ?ocám ơn? tới cái anh bạn Ấn đấy một câu cho phải phép chứ nhêr?
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Ý của bạn là: viết/ vẽ thế nào cũng gọi là nghệ thuật chăng?
  9. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Những cái mới bao giờ cũng gặp những khó khăn khi người ta chưa quen với nó nên dễ có những phản ứng là điều bình thường. Vấn đề ở đây là nhiều người ko nên coi mình là đại diện , là phát ngôn cho số đông để lấy quan điểm riêng áp đặt vào 1 vấn đề.
    Về chuyện "thư pháp Quốc ngữ", nó có được coi là "nghệ thuật" ; là "thư pháp" hay khong thì còn phải quá trình. Tuy nhiên theo quy luật, cái gì phù hợp thì sẽ được chấp nhận còn ko dù ngừơi ta có tung hô, níu kéo cũng chẳng có ai quan tâm nữa, " thư pháp Việt" cũng vậy.
    Có những người có thể ko thích, ko hiểu hay vì lý do nào đó mà phản đối, đó là ý kiến riêng nhưng khi nói về 1 vấn đề mình ko nên quy chụp dạng như cách nói của ông Phong chẳng hạn. Đúng là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều rất cần thiết, nhưng thử hỏi cái khẩu hiệu đó đã được thực hiện trong thực tế như thế nào, hay nó chỉ là cái chỗ dựa, là cái khẩu hiệu suông. Thật buồn là chính lĩnh vực báo chí hàng ngày có ko ít hạt sạn to đùng trong các bài báo, từ việc ngữ pháp sai, từ ngữ ngô nghê ko đúng...Hay như cái gọi là chuẩn, cái mà người ta giảng dạy tiếng Việt ttrong trường học thế nào, cái cách, cải tiến rồi cải lùi làm ngày nay học sinh viết quá xấu, hoặc 1 ví dụ rất nhỏ như dùng chữ y và i vẫn rất lộn xộn....
    Báo chí có thể định hướng , đi tiên phong trong việc chỉ ra xu hướng phát triển mới, đấu tranh chống các tiêu cực...nhưng đừng lợi dụng vị trí của mình mà làm những điều ko hay...,Ở đây nếu ngành báo chí cổ vũ cho việc "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" thì các vị cũng nên bắt đầu từ việc sửa chính mình....
  10. bupbe2003

    bupbe2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đang quan tâm đến vđề này, xin góp mấy câu.
    Chưa cần biết thư pháp chữ Quốc ngữ có hay không, chỉ nghe các ông phe đối lập lý luận linh tinh là đã thấy khả nghi, và vì thế, người ta đâm nghi luôn quan điểm của ông.
    Hôm nọ tình cờ đọc bài báo A... phỏng vấn ông P, bực cả mình.
    Quan điểm của ông P. là : đừng mượn tiếng thư pháp để bôi bẩn chữ Quốc ngữ. (Dùng từ "bôi bẩn" đã thấy chối, người ta đang thử khơi 1 nguồn mới, có ác ý gì mà họ dùng từ đó. Nguồn đó chưa biết trong hay đục, vì thời gian chưa đủ chứng minh, nhưng chưa ngã ngũ thì đừng có xúc phạm người ta)
    Quan điểm không có TP CQN mà ông nêu không mới, tôi đã nghe các thầy tôi nói rồi. Quan điểm của họ là thư pháp là đặc quyền của chữ tượng hình biểu ý, như chữ Hán; còn chữ QN là ký âm nên không thể biểu diễn thư pháp. Vậy quan điểm của ông P không có gì mới, vậy nên tôi quan tâm tới cách lý luận của ông xem có thuyết phục không.
    Nhưng cái lý lẽ của ông P mới thật kỳ quặc. Tôi không nhớ hết, chỉ xin nếu mấy điểm để các bạn tham khảo:
    - Ông yêu cầu chữ QN phải viết ngay ngắn, nếu cổ động TP CQN là cổ động lối viết ngoáy, có ảnh hưởng tới học sinh.
    => cái lý luận này đúng là bịp trẻ con. Làm sao có thể đánh đồng nghệ thuật với sự cẩu thả hay lừa phỉnh đc. Hội họa ấn tượng, lập thể không thể đồng nhất với việc đem bôi màu vào chân gà để giẫm lên giấy; những cách tân về ngôn ngữ văn học không thể bị đánh đồng với lối diễn đạt ngô nghê, sai ngữ pháp, sai chính tả. Những trò lừa bịp mạo danh sáng tạo sớm hay muộn cũng bị lộ mặt. Ông P bảo viết thư pháp nghệ thuật đồng nghĩa với viết chữ cẩu thả, vậy cũng là ông chả hiểu gì về thư pháp, và chắc ông cũng phủ nhận luôn thư pháp Hán hay lối chữ thảo (vì nó uốn lượn quá, ... ngoáy quá)
    - Ông phê phán lối viết chữ QN tùy tiện bây giờ, cái đó đúng, nhưng ông lấy dẫn chứng thế này: Bây giờ người ta viết i, y lung tung. Như thế đâu có đc. Giả sử nếu thay chữ Y trong tên cô THÚY bằng chữ I thì nó thành chữ gì?
    => Nực cười. Ông này chẳng hiểu gì về chữ tượng thanh, chữ ký âm hết. Đã là ký âm thì nếu các mặt chữ đều biểu thị 1 âm thì có thể thay thế cho nhau. Khi thay thế nếu tạo ra sự biến âm thì lại không đc chấp nhận. Vậy Y, I có thể dùng thay cho nhau trong trường hợp không gây biến âm, VD: QUY - QUI, LÝ - LÍ, nhưng không đc dùng lẫn lộn khi gây biến âm: THÚY - THÚI, TAI - TAY,... Còn tại sao lại biến âm, khi nào biến âm thì chắc chúng ta không cần giải thích cho ông P., để ông ấy tự nghiên cứu lại phần đánh vần.
    - Ông phê phán lối chơi chữ quốc ngữ kiểu trọc phú của nhiều người. Điều đó đúng. Ko phải ai đến Văn Miếu xin chữ về treo cũng là người hiểu biết và ý thức đầy đủ về chữ đó (cả người cho chữ cũng có những người không phải thật hiểu biết, uyên thâm về lĩnh vực TP), nhưng cái đó không hề gì. Ngày xưa cứ là ông đồ là cho chữ đc, và người dân nào cũng có quyền chơi câu đối, treo chữ, dù họ không biết chữ, miễn là tâm họ thành. Đừng kệch cỡm, "hay chữ lỏng" mà vênh vang là đc.
    Nhưng cái ví dụ của ông thì...
    Ông nói: Có nhà treo chữ: ẨM THỦY TƯ NGUYÊN, lấy ý "UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN", và ông phê đó là lối dịch vẹt, không hiểu biết gì về chữ Hán thâm thúy. Nực cười nhất là ông ví von: THỦY là NƯỚC nói chung, nhưng không phải uống nước nào cũng nhớ nguồn, thế uống NƯỚC CỐNG cũng phải nhớ nguồn sao? Và ông chỉnh người ta: Phải nói ẨM HÀ TƯ NGUYÊN mới đúng, vì nước sông mới có nguồn.
    => hic, theo tôi thì cách dịch của ông ta mới thật là sai, và cách lý luận của ôgn ta mới thật là VẸT. Bản thân chữ THỦY ở đây không đc hiểu theo nghĩa cụ thể, mà là 1 BIỂU TƯỢNG, vì thế nghiễm nhiên phải ngầm hiểu đó là NƯỚC TỪ NGUỒN SÔNG NGUỒN SUỐI CHẢY RA. Ko ai bẻ chữ làm đôi như ông, càng không ai treo chữ ẨM HÀ TƯ NGUYÊN như ông. Ông không hiểu thế nào là nghĩa bóng, nghĩa biểu tượng thì phải, nên mới lý luận thế. Nói đúng lý luận của ôgn thì suy ra:
    + các cụ ta xưa dốt quá, sao lại nói UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. Thế uống nước cống cũng nhớ nguồn à? Phải sửa câu tục ngữ xưa thành: UỐNG NƯỚC SÔNG NHỚ NGUỒN mới đúng.
    + Nhà ai không uống nước sông, thích uống nước suối thì phải treo chữ ''''UỐNG NƯỚC SUỐI NHỚ NGUỒN" hoặc "ẨM TUYỀN TƯ NGUYÊN",v...v... tóm lại uống nước gì thì thay chữ ấy vào chỗ chữ "HÀ" của ông P.
    Thật không hiểu được, một người địa vị cao, học thức cao, phát ngôn đc người đời kính nể lại có lối lý luận, lấy dẫn chứng ngô nghê như thế. Nếu dùng cái lý lẽ đó mà bảo vệ cho thư pháp chữ hán và đánh đuổi thư pháp chữ QN thì chắc là thất bại sớm thôi.
    Còn về vấn đề có thư pháp chữ QN hay không, tôi đồng ý với 1 số bạn là thời gian sẽ TL, sẽ cho ta biết giá trị đích thực.
    Để TL câu hỏi chữ QN có thể viết thư pháp đc không, các bạn nên tự nhìn, tự thể nghiệm và đánh giá. Chẳng hạn TL câu hỏi:
    - NHÌN CHỮ QN VIẾT THEO KIỂU THƯ PHÁP BẠN CÓ THẤY ĐẸP MẮT KHÔNG?
    - NHÌN CHỮ QN VIẾT THEO KIỂU THƯ PHÁP BẠN CÓ THẤY MÙ TỊT KHÔNG? (tức là nhìn mãi không đoán ra nó là chữ gì)
    (Cái này cần xem xét nhiều bản thư pháp, nhiều người viết, vì cũng có thể có người sáng tác thư pháp chữ QN nhưng không đủ tài năng, viết xấu và rối rắm quá)
    Cá nhân tôi chưa kết luận gì. Tôi chỉ thấy thư pháp CQN chưa có gì đáng bị phỉ báng như thế. Tôi thấy nó cũng đẹp và có triển vọng phát triển. Tôi hiểu đơn giản đó là 1 sự trình bày chữ viết 1 cách mỹ thuật (không can hệ đến việc chữ tượng thanh hay tượng hình, không nên áp dụng lý thuyết này cứng nhắc để tự mình vạch ra giới hạn, ngăn cấm mọi sự sáng tạo vượt ra khỏi nguyên tắc cũ)
    Sao ta lại tự trói mình và cấm đoán sự sáng tạo nhỉ? Giá trị của sự sáng tạo có thật hay không đã có thời gian và dư luận trả lời, không nên vội vã kết luận, không nên chỉ trích nặng nề
    Được bupbe2003 sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 14/10/2007

Chia sẻ trang này