1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Quốc ngư?f đang được đánh giá....

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi dienthoaitrungquoc, 03/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongtrantieu

    hongtrantieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    chẹp, lâu lắm mới vào ttvnol, nhưng cái vụ này thì Hồng Trần Tiếu này nghe rồi, mà cũng viết bài lại rồi. Nếu may ra thì bài viết phản hồi của Hồng tôi cũng sẽ lên mục nào đó của Vietnamnet, nhưng giờ chưa có thì thôi không nhắc đến nó cũng được. Ở đây Hồng tôi chỉ muốn nói đôi điều với các vị đang nhớn tiếng chê bai kia. Ấy là:
    Thứ nhất, khi nói về vấn đề văn hóa thì nên... có văn hóa một chút. Tôi chẳng đồng ý với cái cách dùng ngôn từ của nhà báo Nguyễn Như Phong chút nào. Kiểu ngôn từ đó, nói về vấn đề đó, chính là cái cách rõ ràng nhất để bôi bẩn tiếng Việt.
    Thứ hai, biết thì thưa thốt, mà không biết thì nên dựa cột mà nghe thôi anh Mai Cồ Ấn ạ. Nhà báo không có nghĩa là chỉ ghi chép mà không cần suy nghĩ tìm hiểu đâu.
    Nói tóm lại, tôi không học thư pháp chữ VIệt mà ở bên thư pháp Hán, cũng không thích thư pháp Việt, vì thế nếu có dịp tôi xin tặng nhà báo Như Phong 1 bức chữ Hán, đề 2 chữ Như Phong, nó viết như thế này ạ: ,-! Nếu bức ấy viết không đẹp lắm thì cũng xin bỏ quá cho, tôi cũng mới luyện tập chưa được mấy thời gian.
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Với sự "châm lửa" của anh Mai Quốc Ấn - Người trước giờ giơ cả hai tay vơ ôm lấy thư pháp chữ Việt trong các hoạt động thư pháp ở miền Bắc để viết bài (chi tiết xin dùng từ khóa là "Mai Quốc Ấn" trên Google), nay quay súng chỉa vào đầu mình, bằng cách mượn mồm một số người lớn tuổi, có chức sắc, học hàm, học vị, để lại chỉ với một mục đích...viết được bài và được đăng. Việc "nhận diện" nhân vật này, Lời Nhân Gian sẽ lần lượt có bài cho quý vị độc giả tham khảo. Nay, trên Vnweblog có một blogger là Ngô Minh viết bài "Ý KIẾN VỀ "THƯ PHÁP CHỮ VIỆT", chúng tôi xin có đôi lời trao đổi, bằng bài:
    PHÊ BÌNH SỰ PHÊ BÌNH THƯ PHÁP KHÔNG CÓ TÍNH HỌC THUẬT.
    1. Những căn cứ vu vơ.
    Từ những căn cứ không có tính thuyết phục về mặt khoa học và kiến thức chuyên ngành, đã dẫn tác giả Ngô Minh đến những nhận định ngây ngô và bung ra những lời lẽ thấp hơn trình độ của một người cầm bút chân chính. Trong toàn bộ bài viết của mình, Ngô Minh không đưa ra được những cơ sở lý luận để bênh vực cho Thư pháp Hán, lại càng không có lý luận nào để căn cứ mà chê bai Thư pháp Việt, hầu hết ông đều dùng lối "một tay chèo lái khơi khơi giữa giòng" như kiểu "xỏ dép hai chân" mà anh Mai Quốc Ấn từng dùng để mượn mồm những người khác nói thay cho cái sự "không biết" của mình. Thật hiếm có những dòng chữ của Ngô Minh chứng tỏ đó là chính kiến, tuy nhiên, người viết cũng cố gạn được một câu của Ngô Minh: "Tôi cho rằng kiểu viết chữ Việt như vậy là phản văn hoá, là phản ngôn ngữ.". Xin hỏi, thế nào là phản văn hóa? Thế nào là phản ngôn ngữ? Hay tác giả cũng chưa hiểu được văn hóa là gì, và ngôn ngữ là gì? Đưa ra một nhận định, dù đúng, dù sai, cũng đều phải bảo vệ được nhận định ấy. Nếu không, chẳng khác gì một đứa trẻ tập nói, nói xong là xong, chả biết mình nói gì. Trước hết, xin được nói về hai chữ "văn hóa" mà tác giả Ngô Minh đã tự phủ nhận thuộc tính của nó trong ông, khi ông chưa hiểu mà phát ngôn văng mạng. "Văn hóa là toàn thể những thành tựa của loài người trong sản xuất, xã hội và tinh thần". Ở một nghĩa khác, nó còn là "sự hiểu biết về sự vật hay cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự". (Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Ngọc Bích và nhóm biên soạn, NXB Từ điển Bách Khoa, 2005). Đấy là cách hiểu gần đây, trong các sách từ điển ấn hành mới nhất. Còn "ngày xưa" như cái thời mà tác giả Ngô Minh đi học ư? Thời đấy hiểu về "văn hóa" như sau: "Văn trong nghĩa văn minh; hóa trong nghĩa giáo hóa. Nền giáo hóa theo cái văn minh mỗi thời đại: văn hóa phúc hào, văn hóa mạc-xít. Ngb. Điều hiểu biết, kiến thức: trình độ văn hóa cao".( Việt Nam Từ Điển, Ban tu thư khai trí, Nhà sách Khai trí, 62, Lê Lợi, Sài Gòn). Và nếu dẫn thêm, tôi có thể dẫn cho ông Ngô Minh khoảng gần một nghìn định nghĩa về văn hóa khác nhau, tuy nhiên, sẽ tuyệt đối không có cái định nghĩa nào nói rằng, những hoạt động viết chữ theo lối thư pháp bằng chữ Việt (chữ Quốc ngữ) là phản văn hóa cả. Còn về ngôn ngữ ư? Ông đã hiểu về ngôn ngữ thế nào mà cho rằng thư pháp chữ Việt là phản ngôn ngữ? Ngôn ngữ là công cụ biểu thị ý nghĩ dùng để giao tiếp giữa người và người, thực hiện nhờ hệ thống những phương tiện âm thanh, từ ngữ và ngữ pháp: Người là giống duy nhất có ngôn ngữ. Cách sử dụng chức năng nói trên, thường biểu hiện của phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa. (Sdd). Vậy thì, thư pháp chữ Việt nó phản ngôn ngữ ở chỗ nào? Ở khía cạnh nào? Tác giả Ngô Minh không những không chỉ được ra cái để chê bai, vì không hiểu nó, mà con ngây thơ hơn là gán ghép nó với những khái niệm đã có tính bền vững về mặt cấu trúc lẫn quá trình diễn tiến đến sự hoàn thiện của khái niệm.

    2. Sự hiểu biết mù mờ.
    Xuất phát từ những hiểu biết mù mờ về khái niệm Thư Pháp, đồng thời cũng không hiểu được thư pháp là gì, nên Ngô Minh đã có những nhận định táo bạo một cách kinh hoàng như sau: "Thư pháp là nghệ thuật tạo hình chữ. Mỗi người ?ohoạ sỹ? ấy mang lại cho thư pháp chữ Hán một cách nói mới, làm giàu thêm cho chữ Hán. Vì thế chỉ có loại chữ tượng hình như chữ Hán ( chữ Nhật, Hàn Quốc, chữ Nôm) mới sản sinh ra nghệ thuật thư pháp. Còn tất cả các loại chữ khác trên thế giới đều không thể thư pháp được.". Người viết bài này thật lấy làm khâm phục Ngô Minh trong việc ông tự quy hoạch vùng miền lãnh thổ và ngôn ngữ cho thư pháp. Có lẽ, trong cái khu vực ông tự quy hoạch ấy, đã cho ông những kiến thức không ra khỏi nó được, nên sự vùng vẫy hòng muốn xa hơn về mặt không gian hiểu biết là khó khăn với ông chăng? Xin cá với ông Ngô Minh rằng, ông tuyệt đối sẽ không đưa ra được một dòng dẫn chứng nào về điều ông nói cả. Có chăng, ông sẽ lại dẫn lời ông Trần Trí Dõi, Ông Nguyễn Như Phong, hay của cậu sinh viên thực tập Mai Quốc Ấn là cùng. Mà những phát ngôn của mấy vị ấy, nếu ông chịu theo dõi, thì ông sẽ biết rằng, họ rất xứng đáng với tầm hiểu biết như ông.
    Thư pháp (>.) là nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam[1], thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa và người Ả Rập được nâng lên thành một nghệ thuật. Về gốc Hán Việt, thư pháp (>.) có nghĩa là phép viết chữ. Nhưng không đơn giản chỉ với cách hiểu là phép viết chữ sao cho đẹp, thư pháp, hay thư đạo trong hàm nghĩa sâu xa còn là phương tiện để biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút. Tại Việt Nam, nghệ thuật thư pháp thường theo phong cách thư pháp Trung Hoa, dùng bút lông và mực tàu. Như vậy, thư pháp không hề có tính độc lập và khu biệt ở một quốc gia trong việc hình thành và phát triển. Không chỉ Trung Hoa mà còn cả người Ả Rập xây dựng và phát triển song hành loại hình nghệ thuật này. Cũng trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, nói rằng, "thư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình". Trong cách hiểu của hàng triệu người trên thế giới, và chí ít hàng tỷ người Trung Quốc và Á đông, thì Thư pháp là phép viết chữ. (Thư: dùng nghĩa động từ là Viết, Pháp là Phép). Vậy thì, bất cứ một quốc gia nào có một hệ thống chữ viết sẽ có Một Thư Pháp, bất luận hệ thống chữ viết đó là hệ nào. Hiểu như vậy, sẽ dễ thông cảm với sự ngu muội của bản thân một người nào đó, đang gồng mình lên hoang tưởng rằng trên đời này cái gì mình cũng biết.
    Với các bài trả lời phỏng vấn của các ông Trần Trí Dõi, Nguyễn Như Phong trên Vietimes, người viết cũng đã có trao đổi bằng bài "Phê bình văn hóa hay môi giới ngôn ngữ?", trong đó, đặc biệt chỉ ra sự mù mờ của một vị Trưởng Khoa ngôn ngữ học, trong việc ông có những cách hiểu như ông Ngô Minh đã nói ở trên và chỉ ra sự "vô văn hóa" - đối nghịch với các khái niệm văn hóa vừa dẫn, trong những phát ngôn của ông Nguyễn Như Phong.
    3. Phát biểu cảm tính mang tính dây chuyền.
    Cũng dễ thông cảm nhưng không dễ tha thứ cho những hành động coi thường người đọc của các vị nêu trên. Các vị có thể nói mình thích hay không thích thư pháp chữ Việt, vì điều đó thuộc quyền của các vị. Nhưng khi các vị đưa ra một vấn đề mang tính học thuật, thì cũng mong là, các vị sẽ dùng dẫn chứng, lý luận với những căn cứ khoa học có tính thuyết phục. Chứ đừng nói theo lối văng mạng, chỉ trỏ, lên giọng, quy chụp, hách dịch. Một vị giáo sư chân chính như ông Nguyễn Tài Cẩn, trong một dịp cộng tác với các nhà nghiên cứu nước ngoài về lịch sử Việt Nam, còn cẩn trọng giở lại và đọc toàn bộ tư liệu đã in thành sách ở Việt Nam từ sau 1975, vì nghi ngờ rằng, nó không trung thực. Trong khi các vị, tôi xin phép được nói thật lòng, không biết sở học của các vị đến đâu, và sự hiểu biết về lĩnh vực thư pháp, chữ Hán, chữ Việt đến đâu, mà luôn miệng bung ra những nhận định như đinh đóng cột. Phải chăng đó là một sự hồ đồ và nóng vội, không đem lại giá trị thông tin và kiến thức cho người đọc, mà còn bị ?ogậy ông đập lưng ông? bởi sự a dua, hùa theo dư luận, quàng quấy miệng môi mà chẳng hiểu được mình đang chứng minh cái mình không hiểu. Ngay như một tờ báo điện tử Vietimes, có sẵn uy tín cũng như số lượng độc giả từ trang mẹ là Vietnamnet, mà còn coi thường công luận bằng việc giấu nhẹm đi những ý kiến phản hồi của cộng đồng, và giở thói chợ trời trong việc đưa bài. Thì những ý kiến, những phát ngôn a dua trên đó phỏng có được tính tin cậy? Thế mà, những người có học và có lương tri vẫn bị đánh lừa và bị cuốn vào cái vòng a dua sắp đặt ấy.
    4. Và lon ton xách dép chạy theo lịch sử.
    Chưa nói đến thư pháp, ngay như trong khái niệm về văn chương (thơ, văn xuôi?) cũng đã có sự xê dịch về mặt khái niệm một cách rộng khắp toàn cầu. Các giá trị của văn chương cũng đã hoán đổi vị trí trong việc tác động lên khách thể tiếp nhận nó một cách sâu sắc. Điển hình là sự ra đời và phát triển của các trào lưu văn học, các cú hích của hệ thống lý thuyết văn học mới, đã thay đổi diện mạo văn chương nhân loại. Còn thư pháp, cách đây hàng nửa thế kỷ, người Nhật đã ?olỏng then tạo hóa? mà cho ra đời Thư pháp Tiền vệ, đến những năm 80 của thế kỷ 20 nó lại được du nhập trở lại với đất nước Trung Hoa, rồi mới đây, nó tràn xuống Việt Nam, làm nên cuộc triển lãm ?oChữ? tại Hà Nội. Đó chính là sự vận động tất yếu. Trong sự vận động tất yếu ấy, nó tạo điều kiện trổ nhánh đơm hoa cho các hệ thống chữ viết có chung khái niệm Thư Pháp, và đó chính là Thư pháp chữ Việt. Cái này, ra đời rất muôn, chưa trang bị được đầy đủ hệ thống lý luận cơ bản, chưa ổn định và thống nhất về các quy tắc, bố cục, chương pháp?nên tạo điều kiện cho những người không hiểu biết có cơ hội chống phá. Đó cũng là tất yếu.
    Để kết lại bài này, xin được nhắc đến một chi tiết mà tác giả của một bài báo sử dụng để chống lại cái gọi là Thư pháp chữ Việt, tác giả đó kể về chuyện Thủ tướng *************** sang thăm Pháp, được tổng thống Pháp tặng quà, trên gói quà có ghi một dòng chữ rất đẹp, và ông ta gọi đó là nghệ thuật viết chữ đẹp. Nhưng ông lại không nhắc đến một chi tiết, mà cũng trong khuôn khổ chuyến thăm ấy, các phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam có dịp ghi hình được một trang trại nuôi bò sữa của Pháp, với chỉ hai nông dân, nuôi hàng mấy trăm con bò sữa, với vốn đầu tư là bốn trăm nghìn Euro. Nếu mà so sánh với anh nông dân Việt Nam thì không khập khiểng mới là lạ. Vậy thì, việc các vị trên kia đi làm cái việc so sánh thư pháp chữ Việt với thư pháp chữ Hán, có khác gì so sánh nông dân Việt Nam với nông dân Pháp. Như thế, nó đều không có cái ?~trục? nào để mà so sánh cả.
    Trịnh Tuấn
    Nguồn: http://www.thuphapchuviet.com/content/view/345/59/
  3. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Hì hì hì... (tớ cười với tư các thành viên ttvn đấy nhé!)
    Hì hì hì, tớ đành cười ba nụ như xưa thôi....
  4. serena231

    serena231 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ô sao không thấy tiếp tục cái vụ này nhỉ, chưa ngã ngũ mà
  5. dinhhai_kts

    dinhhai_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    sao không thấy tranh luận nữa nhỉ?
    chắc các bác mệt rồi tranh luận 1 hồi thấy chả ông nào thắng
    thôi thì kệ nó đi
    em thì em thấy nó cũng là 1 yếu tố giống như trong 1 thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ý mà
    bác nào phản đối nó thì giống mấy ông thời bao cấp
    bảo thủ, cổ hủ , cực đoan , tận diệt
    biết đâu 1000 năm nữa thế giới lại biết đến thư pháp việt như 1 nền văn hoá đáng trân trọng đã phải kinh qua bao trận chiến khốc liệt để tồn tại như trong cái topic này
    các bác sống đuọc bao lâu?, bon chen làm zì
  6. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    thực ra vấn đề này nên được tranh luận nghiêm túc.
    Nó là một phần của văn hóa.Văn hóa là một phần của đất nước.
    Việt Nam đã bị những cuộc chiến tranh và sự bóc lột làm cho văn hóa chúng ta bị mai một và thui chột đi.
    Những năm tháng hòa bình ngắn ngủi này tôi thiết nghĩ tất cả thế hệ việt nam hãy phấn đấu cho một nền văn hóa phong phú và sâu hơn trước.
    Không thể để cho con cháu chúng ta như chúng ta được.
    Hãy cố lên các bạn,
    Rồi chúng ta sẽ có ngày làm cho bọn ngoại bang phải quì gối ...
  7. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0

    Tớ thấy kiểu chơi bẩn của các bác nhà báo rồi. Cứ cho mấy cái hình xấu hoắc của mấy tay bán chữ ngoài cổng chùa cho mấy em xì tin làm ví dụ. Xong bảo thư pháp chữ Việt nó thế.
    Còn phần đông ý kiến bạn đọc (trên các báo) thì có tâm lý bầy đàn!
    Ngoài lề tí, hồi đó báo lăng xê em Thanh (thi học sinh giỏi văn mà ko làm được bài, quay qua chửi nền giáo dục) là cần phải cho "bài văn" của em í 20/20 điểm (khỉ thật) hoặc lăng xê cu hacker lên làm thần đồng tin học. Xong bà con cũng tung hô ầm ầm.
    Tớ ủng hộ thư pháp Việt.
  8. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ ngày trước có học tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.Trong tác phẩm đó nhân vật được lấy từ nhân vật Cao Bá Quát.Như truyện nói thì ông ta rất ít cho chữ./
    Đã là một người viết chữ đẹp như ông ta thì đáng lẽ phải cho chữ nhiều chứ nhỉ.ĐẰng này lại khư khư giữ những suy nghĩ lạc hậu.
    Đấy những nhà Nho của chúng ta thế đó.Và ngày nay cũng vậy.
    Phàm một người đến xin chữ là một điều đáng quí rồi cho dù họ là ai hay làm nghề gì chăng nữa.
    Ai cũng yêu cái đẹp cả và đều đáng trân trọng.
    Nhưng dưới xã hội chúng ta ai có một ít tài năng thì đã thế này thế khác.Không chịu đi sâu hơn nữa chỉ hơn những người bình thường một chút là đã mãn nguyện rồi.
    Thật buồn...
  9. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai;
    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.
    Hehe
  10. nhuocthuy

    nhuocthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về Cao Bá Quát lại nhớ cái câu "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm ......................" không hiểu là tại khâu nào mà lâu nay ta vẫn bẩu của cụ Cao Bá Quát. Kì thực, nó đôi câu đối do một tay quan chức Tầu tặng ông Thạch Nông Nguyễn Tư Giản nhân chuyến ông đi sứ.

Chia sẻ trang này