1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp - Quốc ngữ hay Hán, Nôm?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi wind_t, 08/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongtrantieu

    hongtrantieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Là người mới nhưng cũng xin mạn phép đóng góp vài ý:
    Thư pháp Hán, Nôm hay viết chữ Quốc ngữ đều đáng trân trọng, đừng nói cái chuyện giữ anh này bỏ anh kia. Tuy rằng ta vẫn biết cách viết chữ Quốc ngữ bằng bút lông là mới xuất hiện, cái gì mới cũng chưa thể tự khẳng định mình ngay, chưa thể so sánh với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa mấy nghìn năm tuổi.
    Còn gửi bác caysao1: tôi cho rằng bác lại cực đoan quá, độc tôn viết chữ Quốc ngữ. Như tôi nói bên trên, dùng bút lông viết chữ Quốc ngữ vẫn còn rất mới mẻ, chính những người đi tiên phong còn chưa dám nói người Việt ta "phải" viết thư pháp Quốc ngữ. Nghe bác nói thì cứ như việc tiếng ta chịu ảnh hưởng của tiếng Tàu, ta dùng chữ Tàu là điều đáng xấu hổ vậy! Đủ thấy kiến thức của bác cũng chỉ đến thế mà thôi.
  2. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp chữ Quốc ngữ là dùng chữ Latinh, cái này chỉ có Việt Nam mới có trong thời gian gần đây thôi. Chữ Latinh là chữ chuẩn, không thích hợp cho thư pháp. Ai bày ra cái trò này thật là lố bịch hết chỗ nói.
  3. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Để nói cái gì là chuẩn. Xin được nói một chút về quá trình. Nhiều người đã quen coi chữ Trung Quốc là chữ tượng hình, còn La tinh thì ngược lại. Thực ra chữ La tinh cũng có nguồn gốc từ chữ tượng hình thôi. Nguồn gốc chữ viết châu Âu có khởi đầu từ các ký hiệu, chữ tượng hình của người vùng Trung Đông cổ. Ban đầu chữ viết rất buồn cười. Sau đó thay đổi , giản llược dần, trở nên gọn ghẽ hơn. Người La Mã đã ngập khẩu vào châu Âu và không ngừng cải tiến nó. Thí dụ chữ A ngày nay có nguồn từ hình đầu bò, có 2 sừng. Chữ này lộn ngược lê là thành chữ A. Chữ N có nguồn gốc từ hình con rắn trong chữ cổ v v... Qua nhiều thời kỳ, chữ La Tinh đã được các họa sĩ, nhà thiết kế thêm bớt và làm đẹp. Vô số kiểu chữ đã ra đời.
    Kiểu Timenewromans hiện nay chúng ta dùng trên máy tính là một phiên bản của kiểu chữ có chân do Nhà bác học, họa sĩ Leona de vinci thiết kế. Từ cuối thế kỷ 19 dến đầu thế kỷ 20 số lượng kiểu chữ mới được sáng tạo nhiều lên đáng kể. Bây giờ, các bạn có thể sưu tầm hàng chục ngìn font chữ khác nhau đổ vào máy tính. Nhưng các bạn đừng nghĩ rằng những kiểu chữ đó mới được làm ra trong vài năm gần đây nhé. Hàng ngàn năm đấy. Quá trình thay đổi chữ còn tiếp tục trong tương lai. Thế nên bảo chữ La tinh là chuẩn chỉ là tạm thời. Không thể nói nó không thể sáng tạo được. Cũng chẳng có lý do gì cấm nó được viết lên một cách nghệ thuật như thư pháp chữ Nho. Muốn làm được điều đó, phải có nhân tài.
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn vì có thông tin lí thú về lịch sử của chữ Latinh. Nhưng ghép các con chữ lại thành chữ thì không còn là tượng hình nữa, nếu không viết chuẩn thì khó đọc lắm. Với lại nó đã phổ biến khắp Trái Đất rồi, có chăng thì người ta chỉ thêm bớt các chữ cái thôi, hoặc là sửa lại các hoạ tiết nhưng cũng phải có tính chuẩn mực, không thể viết trong một văn bản lại dùng 2, 3.. thứ chữ khác nhau được và khi đó thì sao gọi là thư pháp được?
  5. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chữ tượng hình hay tượng thanh gì cũng từ những đường cong, đường thẳng, đường chéo... kết hợp lại mà ra cả.
    có đều cấu trúc chữ khác nhau, mà chữ Hán ai nói là chữ nào cũng tượng hình? Do quan niệm nhiều người quen nhìn thư pháp chữ hán vì bố cục theo hình vuông gọn, cho nên cứ nghĩ lối viết chữ dùng cọ lông và mực tầu thì chỉ dành cho những chữ có cấu trúc vuông như vậy.
    Các bạn cứ đem cái định kiến cổ hữu của mình để nhìn mọi việc như thế trong thế kỷ này thì không còn hợp thời nữa rồi. Thời nay là thời giao hoan, trao đổi giữa các nền văn hóa từ thời trang, ẩm thực, âm nhạc nghệ thuật....
    Chữ viết Trung Hoa đã cải tiến dùng ký tự Latinh để ký âm thì việc gì lối viết dùng cọ lông và mực tầu chẳng dùng được cho chữ Việt hay chữ Anh, Pháp?
    Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa có lịch sử vài ngàn năm nhưng người viết đương thời ai qua trăm tuổi?
    Dĩ nhiên người VN viết thư pháp hán sẽ ko có cái thần bằng người Trung Hoa, nhưng ai viết được, hiểu được đam mê được thì quá hay rồi, đâu phải ai cũng làm được việc ấy? nhưng cũng đừng vì mình thích thể loại này thì chê thể loại kia.
    tôi có nghe câu này.
    Đừng vì thích ăn chay mà phỉ báng người ăn mặn.
    Đồng ý ngày nay, thư pháp Việt có đại trà, thiếu sự dày công khổ luyện. một số bạn trẻ hoặc vài người viết còn non. Thiếu tự trọng và trình độ mỹ thuật còn kém đã huyênh hoang cho là mình đã viết được thư pháp mà quên rằng điều cơ bản khi học thư pháp là phải Khiêm tốn. Chính vì thế gây phản cảm cho một số người với loại hình nghệ thuật này. Nhưng đồng thời cũng có một số người sống hết mình với nghệ thuật này, và đã có nhiều đóng góp tích cực cũng như cải tiến cho phong cách này.
    Hy vọng đóng góp được chút gì trong cuộc bàn luận này.
  6. hongtrantieu

    hongtrantieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Hình như bác dùng sai ý nghĩa từ tiếng Việt hay sao ấy nhỉ?
    Nghệ thuật cũng như con người, càng trải nghiệm nhiều thì càng giỏi, càng mạnh, càng vững. Chẳng mấy ai sống qua trăm tuổi nhưng không có nghĩa là không được mang vài ngàn năm thư pháp Hán ra nói, bởi những người đi sau được "đứng trên vai những người khổng lồ". Cái gì cũng có sự kế thừa và phát triển, không phải cứ đời trước mất đi là đời sau phải làm lại từ đầu.
    Thư pháp Việt, cứ coi như là một đứa trẻ đang tập tễnh đi những bước đầu tiên đi. Bao giờ đứa trẻ đó trở thành người già dặn kinh nghiệm sống thì nó cũng sẽ sánh ngang với bậc lão thành thư pháp Hán chứ sao. Còn bây giờ nói đó là một môn nghệ thuật đặc sắc của riêng nước ta, e là quá sớm!
    Cũng rất mong những người tâm huyết với thư pháp Việt sẽ tìm ra con đường đi riêng, để đưa thư pháp Việt đi sánh vai với các bộ môn nghệ thuật khác.
  7. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mình có nói chẳng nhà thư pháp nào sống cả trăm tuổi cũng không có nghĩa là nói nhà thư pháp nào cũng bắt đầu từ đầu mà không có sự kế thừa. Và cũng không phải là ngừng tiếp tục tìm tòi và phát triển, cũng như bồi bổ.
    Một người chơi thư pháp hán được 2 năm với bộ môn này với nền tảng kiến thức tích lũy từ ngàn năm, nhưng với 2 năm đó chắc gì người đó đã nắm bắt được cái hay của ngàn năm đó? và cái kết luận rằng người đó vẫn chưa đạt. ngàn năm lúa đó cũng vậy thôi cũng bắt đầu từ đầu thôi có điều con đường đi đã được vẽ sẵn. Vậy có phải những người viết thư pháp Việt là những người khai núi mở đường không?
    Thư pháp Việt cũng có ngưồn gốc từ thư pháp Hán, sử dụng cùng công cụ........chỉ khác mỗi đường lối thể hiện.
    Thư pháp Việt cũng là một nhánh của thư pháp Hán vậy có phải thư pháp Việt cũng tích lũy từ ngàn năm phát triển của thư pháp Hán và rẽ sang một nhánh riêng và quá trình đó là thêm một khoảng thời gian nữa không?
    ở đây tôi ko nâng cao hay bài bác bất cứ bộ môn nào cả. Chỉ khuyên rằng các bạn đừng dùng định kiến mà vùi dập một bộ môn nghệ thuật đang được hình thành kẻo mình trở thành một tội đồ không hay.
    Thư pháp Vệt khó hơn thư pháp Hán rất nhiều.
    Thư pháp Hán căn bản (Chân Phương) thì đi từ những nét độc lập kết hợp lại, và càng ngày càng dùng nhiều nét liên bút nối các nét với nhau và cuối cùng đỉnh cao là Thảo thư với những nét liên hoàn.
    Thư pháp Hán đa số cấu tạo bởi các đường thẳng, ngang, móc...nhưng khi đến trình độ viết thảo thư thì các nét nối lại và thay thế bằng những nét thẳng hay ngang mộc mạc thành những nét hơi cong và liền lạc.
    không bàn về thần sắc.
    Nhưng đối với Thư pháp Việt thì phải tập những nét cong và nét nối ngay từ đầu. Tức phải tập tinh hoa của thảo thư ngay từ đầu.
    cái khó hơn của TPV là bố cục. Với TPH thì các chữ nằm trong bố cục vuông và xắp xếp đều từ trên xuống.
    còng thư pháp Việt thì không dễ như vậy, các chữ có dài có ngắn, và viết theo hàng ngang cho nên để sắp xếp một bố cục cho thư pháp Việt rất phức tạp, khó có tác phẩm nào giống tác phẩm nào.
    Các bạn đừng nhìn vào một số bạn trẻ chưa hiểu biết gì, mới có vài chữ mới quen được cây cọ mà đã ta đây và đánh giá thư pháp Việt qua những nét chữ của họ. nếu nhìn bằnh ánh mắt định kiến thì bạn đã đánh mất đi một phần nghệ thuật mới của cuộc sống ngày nay đó là thư pháp Việt kế thừa ngàn năm của thư pháp Hán va gần trăm năm để hình thành bộ môn này. ( khởi đầu là nhà thơ Đông Hồ sanh năm 1906 )
    Còn bạn nào Đam mê thư pháp Hán , một bộ môn tôi cũng rất kính nể có thể thử viết tiếng Việt xem sao, tôi nghĩ đâu đó các bạn cũng thử phải không? nhưng viết chưa ra cho nên nghĩ cái này chẳng là nghệt thuật.
    Vậy thì chưa nói đâu xa, chỉ cần các bạn viết cho được những chữ được mọi người đánh giá cao, xem viết được thế không rồi hãy huyênh hoang, dám chắc các bạn muốn làm được vậy cũng cần thời gian. Tôi yêu thư pháp Việt, tôi viết thư pháp Việt và tôi hiểu thư pháp Việt. Nên tôi có thể đánh giá thư pháp Việt.
    Được danghoc sửa chữa / chuyển vào 02:59 ngày 15/01/2007
  8. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Bạn Danghoc viết bài này có phần chủ quan. Bạn cứ nên trung thành với TPV là được rồi, tốt nhất đừng nên bàn về TPH.
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Ha ha ha ... Tôi xin lần nữa ạ các bạn ...
    Thực tế , đã là nghệ thuật thì Bộ môn nào cũng đòi hỏi phải khổ công và còn là tư chất bản năng của người chơi bộ môn đó nữa .
    @ Đăng Học : Bạn cũng đã biết trong Nam và hiện ở ngoài Bắc vẫn đã và đang nhiều Thư gia thư pháp Hán viết Thư Pháp Quốc ngữ đấy , mà cũng thật đẹp vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cho đại bộ phận cong chúng bạn à ... Vài anh bạn ngoài "nghề" biết gì đâu , chấp làm gì! Có khi lại phải làm cái sựu kiện : Định hướng cái nhìn về thư pháp cho công chúng Vol 2 mất . À ngoài ra việc thi sỹ Đông Hồ trên ... còn có nhiều cái đáng bàn , có khi khảo cứu lại ra nhiều cái hay lắm, năm nay ngoài này anh có một bức tham gia triển lãm viết thơ của ông ấy ! Thế nào , bên đấy Tết nhất năm nay có gì không thông báo cho anh em vui đê !
    Được Loa_ken_den_si sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 15/01/2007
  10. danghoc

    danghoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tết này cũng triễn lãm như thường ah.
    Điều có bán thêm sách?
    Nghe bác nói ngoài ấy có nhiều bạn chơi thư pháp hán chuyển sang viết thư pháp Việt cũng thấy vui vui, Mà đừng nói nhảy vô là iết liền mà ko luyện gì nhá?
    Nếu được bữa nào pót vài tác phẩm của mọi người lên đây xem thử bác nguyệt trà. nghe khen cũng thấy nôn.
    Mà có cái này thắc mắc trên diễn đàn này, cái chức năng QUOTE ( trích bài viết) nên dùng khi nào mà mình muốn trả lời bài cá nhân nào đã cách vài của người khác, hoặc khi nào cần tô thêm điều gì trên bài viết cũ để nhấn mạnh.
    còn đằng này thấy bài nào kề cận nhau cũng trích lại chi cho bài viết dài thòng lòng, hơi lạm dụng.

Chia sẻ trang này