1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp và thơ Đường

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi home_nguoikechuyen, 05/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thư pháp và thơ Đường

    Nghệ thuật thư pháp và thơ Đường có thể nói là rất gắn bó với nhau. Ngày xưa , khi vẽ thư họa. Người ta thường đề một bài thơ Đường nổi tiếng.Thơ Đường không những hay về ý tứ, lời lẽ, mà khi viết một bài thơ tứ tuyệt, dường như nó bao quát được cảm xúc của người Viết, người vẽ. Ngắn gọn nhưng rất xúc tích.

    Ngày này, những bức thư pháp hoạ thơ Đường rất hay gặp. Không những bằng tiếng hán, mà còn phiên âm, dịch thơ ....
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trích từ bài của Aozola
    Xuân hiểu
    Xuân miên bất giác hiểu
    Xứ xứ văn đề điểu
    Dạ lai phong vũ thanh
    Hoa lạc tri đa thiểu
    Mạnh Hạo Nhiên
    Bản dịch của Trần Trọng San:
    Giấc xuân quên khuấy sáng
    Đây đó tiếng chim ca
    Đêm qua trời mưa gió
    Làm rơi mấy đóa hoa.

    Bản dịch của Nguyễn Thế Nức:
    Đêm qua một giấc mơ màng
    Tỉnh ra chim đã kêu vang quanh nhà
    Gió mưa một trận đêm qua
    Làm cho hoa rụng biết là dường bao.

    Bản dịch của Ngô Tất Tố:
    Giấc xuân không biết sáng trời
    Tiếng chim nghe đã mái ngòai đua kêu
    Đêm qua mưa gió dập dều
    Biết rằng hoa rụng ít nhiều sao đây.

    Nhưng bản dịch được coi là hay nhất là của Tương Như như sau:
    Giấc xuân sáng chẳng biết
    Khắp nơi chim ríu rít
    Đêm nghe tiếng gió mưa
    Hoa rụng nhiều hay ít.

  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    trích từ bài của aozola:
    Tĩnh dạ tư
    Lý Bạch

    Sàng tiền khán nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương
    Cử đầu vọng sơn nguyệt
    Để đầu tư cố hương
    dịch nghĩa :
    Đầu giường ngắm ánh trăng
    Nghi là sương trên đất
    Ngẩng đầu ngắm trăng trên đỉnh núi
    Cúi đầu lại nhớ cố hương
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trích từ bài viết của vihaihong
    ( Đây là một trong những bài thơ của Đỗ Phủ _với lạc khoản là : Quý Mùi Lập Thu ,Ái Hồng Quang Đức thư pháp .)
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trích từ bài viết của Thanh Khong:
  7. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bạn Home _người kể chuyện nếu nói thơ Đường và thư pháp gắn chặt với nhau là sai lầm.
    Thứ nhất, thư pháp ngoài bút pháp còn một phần quan trọng là chương pháp. Việc thể hiện thơ chỉ là một bộ phận trong chương pháp mà thôi. Ngoài thơ Đường tứ tuyệt, thất ngôn ra người ta còn viết cả văn, các bài từ đời Tống, các bài châm, đại tự, câu đối...... các thể loại đó đều gắn chặt với thư pháp vì đó là những nội dung thể hiện của thư pháp.
    Thứ hai, Thơ thời Đường tuy đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật thơ cở đại Trung Quốc nhưng không phải lúc nào viết thư pháp là viết thơ Đường. Thế còn thơ Tống, thơ đời Lý, Trần...... kể cả thơ của tác giả tự làm thì sao? Việc bạn nêu lên và những ví dụ bạn dẫn chứng là phiến diện.( Nói nhỏ, Lục Du không phải là nhà thơ đời Đường đâu, đời Tống đấy. Bạn nên nói là thơ Đường luật thì đúng hơn.
    Chính từ quan điểm đó, bạn cũng sai lầm khi bàn về Hoạ, Các bức tranh đâu có phải khi viết thơ đề đều phải lấy thơ Đường đâu? Thơ đời khác có, thơ tác giả tự làm có, có khi không đề thơ mà chỉ đề tên tranh, tên tác giả và thời gian vẽ mà thôi.
    Bạn nên nghiên cứu kỹ hơn về Thư Hoạ nói chung và Thư pháp nói riêng. Duoi đây là một ví dụ về tranh của Đường Bá Hổ
    gold[1].jpeg
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ý mình nói ở đây là không phải gắn bó đến chặt chẽ.mà phần nào gắn bó với nhau. Bởi lẽ chính trong thư pháp, mới nảy sinh ra họa pháp. Nét đặc trưng của Hội họa Trung Hoa không mang tính chất miêu tả ngoại vật như họa pháp Tây Phương nên cũng không truyền thần cảnh vật. Một bức tranh Tàu bao giờ cũng mang một ý nghĩa và để cho người xem tự mình tìm hiểu lấy bằng cảm nhận, Đặt mình vào tâm cảnh mà người họa gia muốn gửi gấm. Không những đường nét nói lên ý nghĩa mà chính những khoảng trống cũng quan trọng không kém. và để làm được điều đoá Họa sĩ trước hết phải là một thư gia và đường nét bút mực quan trọng hơn việc ghi hình ảnh trước mằt lên giấy vải . Một bức tranh thủy mặc bao giờ cũng phải có thêm những dòng chữ lạc khoản và đề thơ, và tất nhiên đề thơ không nhất thiết là Thơ đường.mặc dù thơ Đường là đỉnh cao trong nghệ thuật của Trung Hoa. Nó ăn sâu trong các nhà nho, các thư gia của trung Hoa. Nhưng mình nói ở đây, là sác xuất Đề thơ Đường trong các bức thư hoạ của Trung Hoa chiếm tỉ lệ cao. Có thể là thơ đời Tống, Đời Trần ..các đời khác, hay của chính tác giả như bạn nói.
    Ngoài ra, có thể những bài thơ viết trong cơn say, cảm hứng lên , với những nét ngệch ngoặc có thể là những bức thư pháp theo đúng nghĩa của nó.Như Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu viết trong lúc cảm hứng ở lầu Hoàng Hạc, bài thơ của Tống Giang cũng viết lên tường tại đây trong lúc say men chính khí, chính là những bức thư pháp đúng nghĩa, cái thần khí của nét bút, câu thơ được thể hiện đầy đủ.
    mình không nói là mình am hiểu về thư pháp. mình chỉ mới tìm hiểu về thư pháp mà thôi, mình đang còn trẻ. có thể là kém Quan_Di_ngo đến chục tuổi. chỉ yêu thích thư pháp, và tìm hiểu chút ít về nó. biết cái gì nói vậy. nên mói vào box thư pháp, mong được quan_Di_Ngo và các cao nhân chỉ giáo. Có gì viết sai xin đừng chê trách. Rất vui nếu được đàm đạo với chị rosered - chắc chị nhiều tuổi rùi, về thư pháp.
    cảm ơn rosered về bức tranh của Đường Bá Hổ. Nhân đây Home xin hỏi chị, không biết chị có biết không. chị có biết bản dịch Đào Hoa am ca của Đường Bá Hổ không? Em rất thích bài thơ này, đã đọc bản chữ Hán, và bản dịch thơ của một người bạn. Nghe nói bài này Đường Bá Hổ dịch rất hay? không biết chị có không??

    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 08/05/2004
  9. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi anh home, xác suất chứ không phải là sác xuất, chắc anh gõ nhanh nên đánh nhầm
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Đào hoa am ca, tôi cũng nghe nói nhưng chưa từng xem qua. Sở dĩ tôi post bức tranh của Đường Bá Hổ Đường Dần lên đây vì tôi sự phong lưu tài tử của ông. Cầm, kỳ, thư, hoạ....cái nào cũng đạt tới thành tựu cao.

Chia sẻ trang này