1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp vào lòng người không gì dễ hiểu và đơn giản hơn

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Le_Viet_Ha_new, 07/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp vào lòng người không gì dễ hiểu và đơn giản hơn

    Gần đây tại TP Hồ Chí Minh rộ lên phong trào tìm hiểu "Thư Pháp".

    Đây là một sinh hoạt khá bổ ích , không chỉ những người già mà giới trẻ tham gia khá đông.Thế thư pháp là gì ?
    Một câu văn đậm chất trí tuệ, có hàm lượng sự sâu xa thật cao với nhiều ẩn ý , viết ( hay vẽ ) trang trọng theo nét rồng bay phượng múa vào một tấm giấy . Đó chính là thư pháp .

    Tuy nhiên thư pháp cũng có khi chỉ là những đường nét thể hiện những câu ngạn ngữ , tục ngữ , hoặc phương ngôn bình thường .Thư pháp có thể treo tại nhà , tại chỗ làm việc ...thậm chí treo ngay đầu giường ngủ để chủ nhân của nó mỗi sáng thức dậy : nhìn , đọc , ngẫm nghĩ ....đó chính là trạng thái luyện tập tâm hồn , luyện tập tinh thần theo hướng chân, thiện mà các bậc tiền bối xa xưa thường gọi là động thái "nhiếp tâm" .

    Trước đây thường thư pháp được viết bằng chữ Hán hoặc Hán Việt , chẳng hạn :
    Kỷ sở bất dục , vật thi ư nhân ( Việc gì người ta không muốn thì đừng có ép người ta làm )

    Phụ Mẫu chi niên bất khả bất tri , nhất tắc dĩ hỷ , nhất tắc dĩ cụ (Tuổi Cha Mẹ cần phải nhớ , mừng khi khỏe và sợ khi có suy )-Luận Ngữ

    Phú bất thân hề , bần bất sơ thử thị nhân giai đại trượng phu
    Phú tắc tiến hề , bần tắc thoái , thử thị nhân giai chân tiểu bối.

    ( Giàu không thân , nghèo không sơ , đó là kẻ đại trượng phu trên đời
    Giàu thì đến , nghèo thì lui , đó là kẻ tầm thường ở đời )
    Tô Đông Pha...

    Nhưng ngày nay ít ai hiểu được chữ Hán hoặc Hán Việt , thành thử thư pháp cứ lụi dần trong quên lãng. Nhận thấy điều đấy, một số bậc học giả hoặc các cụ lão yêu thư pháp ngày nay đã táo bạo làm một phong trào Việt hoá, họ đã tạo ra một số thành công nhất định : cũng với bấy nhiêu nghĩa, bấy nhiêu nét rồng bay phượng múa, thư pháp trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn với mọi người .
    Trong dịp xem triển lãm tại dinh Thống Nhất vừa qua cùng cô em gái, LVH thấy hai gian hàng treo thư pháp của hai chủ nhân trung niên, một nam, một nữ. Có bức thư pháp chỉ viết vỏn vẹn :
    Xưa nay người thường bại hoại vì lười , người quân tử bại hoại vì kiêu căng
    Tăng Quốc Phiên

    Khí kiêng nhất : hung hăng
    Tâm kiêng nhất : hẹp hòi
    Tài kiêng nhất : khoe khoang

    Lã Khôn

    Những người có tấm lòng rộng rãi coi cái tài của thiên hạ là cái tài của mình ,thì còn đâu lòng đố kị .
    Diệp Tiếp

    Thế nhưng cũng có bức nội dung dài hơn : " Quân tử dùng người , cho ở xa để xem lòng trung , cho ở gần để xem lòng kính , sai làm nhiều việc để xem cái trí , hẹn ngặt ngày để xem cái tín , ủy cho tiền bạc để xem cái nhân , giao việc nguy biến để xem cái tiết , cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ , cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc"
    Trang Tử

    Và thậm chí có thể gọn và phóng khoáng thành một câu thơ :
    Nợ tiền đem trả thì vơi .
    Nợ tình đem trả ai ơi ...càng đầy !

    ( ca dao VN )

    Chợt nhớ chuyện xưa, hôm thủ đô Hà Nội triển lãm kỷ niệm 990 năm Thăng Long (10 / 2000), bạn Lê Hoài thành viên của một diễn đàn khác đi lang thang và đã cống hiến một bài viết hay , trong bài có đoạn đặc tả một chút về các ông đồ với bút nghiên , thực chất cũng là một phần anh em của thế giới thư pháp .
    Xin trích lại đoạn ấy :
    ? Trong khu triển lãm chung của hội chợ có trưng bày tranh dân gian Hàng Trống, chỉ trưng bày chứ không bán. Tiếc quá, nếu không tôi sẽ mua một vài bức để treo và để tặng. Định về thì thấy gian bày chữ Nho của một ông đồ đã hơn 90 tuổi. Chỉ có học trò của cụ ngồi ở đó, gian này thế mà khá nhiều người trẻ tuổi đến xem. Một bà trông sang trọng nói : các cụ ngày xưa câu chữ sâu xa lắm, có mỗi một chữ mà dạy bao điều.
    Đập vào mắt tôi là hai bức lớn: Chữ Nhẫn và chữ Tĩnh :

    Nhẫn nhất thời phong bình lăng tĩnh
    Thoái nhất bộ hải khoát thiên không

    ( Nhẫn một chút thì gió lặng sóng êm
    Lùi một bước thì biển rộng trời cao )

    Tĩnh tác sinh minh
    (Bình tĩnh thì sáng suốt )

    Một cô bé trông rất xinh, chắc còn đang đi học cứ đòi mẹ quay phim hai bức này. Thấy tôi hý hoáy chép, bà cũng bảo con lấy bút ra để chép lại mấy câu trên ...

    ***

    Hồi học phổ thông LVH rất mê câu hò mái nhì (*)nổi tiếng ở Huế của cụ Ưng Bình - Thúc Giạ Thị 1877-1961 ( vốn là cháu nội của nhà thơ Tuy Lý Vương ) , ông đã để lại cho đời trên 1000 bài thơ Việt , 200 bài thơ Hán và hàng trăm câu hò Huế . Câu hò mái nhì đã được đưa vào sách giáo khoa giảng văn lớp 9 (không biết chương trình cải cách còn giữ không) :

    Chiều chiều trước bến Văn Lâu
    Ai ngồi
    Ai câu
    Ai sầu
    Ai thảm
    Ai thương
    Ai cảm
    Ai nhớ
    Ai trông
    Thuyền ai thấp thoáng bên sông
    Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non


    Bài thơ nói lên tâm trạng của vị Vua(** xem chú thích dưới ) trước sự suy vong của nước nhà thời Pháp đô hộ , đau buồn nhưng hồn người thì vẫn một lòng với đất Mẹ .
    Cụ Ưng Bình - Thúc Giạ Thị cũng là một nhà thư pháp siêu việt , xem đường nét tuyệt chiêu của cụ tự dưng thấy hiện ngay hình ảnh bóng dáng con thuyền và con sóng lẫn ánh trăng bên sông . Chữ ?ochạnh lòng? với nét xoáy cuối chữ ?o g ? bỗng lột tả trái tim nóng bỏng với thời cuộc , nó day dứt nhưng thật dữ dội như chứa chan một nỗi niềm cuồn cuộn của vị Vua yêu nước bên bến sông yên lành .
    Ngày nay trước thực trạng nước nhà tụt hậu , một bộ phận lớn quan chức vô trách nhiệm và tham nhũng ?bởi môi trường cơ chế xã hội chính trị thiếu tính cạnh tranh văn minh , câu hò dường như vẫn đầy giá trị , đầy tính nhân văn và tính thời sự đối với người dân .

    [​IMG]


    Hiện nay tại TP HCM , LVH thấy các nhà thư pháp đã tiến một bước lớn trong việc phổ biến cho thế giới biết những tinh hoa ngôn ngữ Việt bằng thư pháp đa ngôn ngữ .Vâng , đó là thư pháp song ngữ , tam ngữ , tứ ngữ ...Nói chuyện này chợt nhớ đến chuyện cụ Vũ Bội Liêu ( 1912 - 1947 ) phê phán Kipling ( Anh ) thật chính xác, Kipling từng phát biểu sai lầm về khác biệt trong văn hoá ngôn ngữ Đông Tây như sau : "Hélas ! L''Orient est l''Orient , l''Occident est l''Occident et jamais ils ne se rencontreront " ( Than ôi ! Đông là Đông , Tây là Tây sẽ chẳng bao giờ gặp nhau được )[ Ngôn ngữ văn minh , bản tiếng Pháp ]

    Các nhà thư pháp TP HCM đã khẳng định một lần nữa sự chính xác của cụ Vũ Bội Liêu khi họ trưng ra cho khách hàng Phương Tây thấy sự đồng nhất rất nhiều về ý tưởng giữa các thế giới tục ngữ , ngạn ngữ , cách ngôn ... của các dân tộc khác nhau.
    Tuy nhiên , nếu nhìn kỹ , tính trào lộng và thậm xưng ( hyperbole ) của tục ngữ Việt Nam có lẽ hơn hẳn một nhịp .
    Nguyễn Lê Thủy Tiên , một nữ sinh rất trẻ đã "vẽ" một bức thư pháp tam ngữ với tông màu tuyệt đẹp, thân chữ như sóng lượn :
    Love me , love my dog
    Qui m''aime , aime mon chien
    Yêu ai yêu cả đường đi
    Ghét ai ghét cả tông ty họ hàng.


    Nguyễn Thị Duyên Anh , nhân viên một công ty thương mại, lại dùng tông màu bóng, phản chiếu để thể hiện sự ... đồng nhất chuẩn của tuy ba mà một :
    To carry coals to Newcastle ( Chở than đến Newcastle - Anh )
    Porte de l''eau à la riviête ( Gánh nước ra sông - Pháp )
    Chở củi về rừng ( Việt )


    Thế giới thư pháp có rất nhiều chi tiết đa dạng , có lẽ LVH liệt kê không hết .Độc đáo và uyên thâm nhất là những thư pháp đặc tả một câu chuyện ngắn , lửng lơ , sâu xa...Cũng một câu chuyện khác viết thành thư pháp trong triển lãm tại dinh Thống Nhất :

    Thế à !

    Một vị thiền sư đã tu trên núi khá lâu , một hôm có một người đàn bà trẻ ôm một đứa bé mới đẻ mấy tháng bước xăm xăm lên núi , bà ta chìa đưa bé cho thiền sư :" Đứa bé này là con ông ! "
    Vị thiền sư giang hai tay nhận đứa bé và khẽ nói :
    " Thế à ! "...

    Ba năm sau , cũng người đàn bà ấy xăm xăm bước lên núi gặp vị thiền sư :" Đứa bé này không phải là con ông ! "
    Vị thiền sư chỉ khẽ nói :
    " Thế à ! "
    ....
    Đoạn bế đứa bé và trao lại cho bà ta...

    ( Trang Tử )

    Câu chuyện chỉ có thế và có thể mỗi người chúng ta sẽ có những suy nghĩ và cách giải thích khác nhau đôi chút , cô em gái LVH đọc xong nó chẳng hiểu gì cả cứ nhao nhao lên hỏi :"Thế nghĩa là sao hả anh ?"
    Thú thực LVH hiểu thâm ý câu chuyện, nhưng hơi khó giải thích và sắp xếp sao cho ổn, thành thử lúc ấy đành làm bộ một ông anh "bề trên" và cốc vào đầu nhỏ em :"Phải tập suy nghĩ một chút đi chứ !"
    Thế nhưng con bé nhăn mặt mấy phút vẫn chẳng hiểu gì hết , cuối cùng đành phải giải thích "thủ công" theo cách đơn giản cho nó nghe : Ông ta là vị thiền sư đi tu một mình trên núi thì rất khó có chuyện có vợ mà đẻ con , người đàn bà đem một đứa trẻ đến và bảo đấy là con ông ta , như vậy là ông ta bị vu oan rồi . Người bình thường chắc hẳn phải nhảy dựng lên chí choé , nhưng khi bị oan ông ta chẳng thèm đôi co với thiên hạ làm gì cho hại khí , hại thần , hại dũng ...

    Ba năm sau người đàn bà đến bảo đấy không phải con ông ta , nghĩa là ông ta đã được giải oan , ông ta cũng chẳng thèm to tiếng mắng nhiếc người vu oan cho mình , chỉ lẳng lặng trao lại đứa bé ?
    Đó là ông ta đã học trọn hai chữ "Nhẫn" "Tĩnh" ở đời, đã đạt đến mức cao siêu của đấng trượng phu, nó là bài học dạy mọi người chúng ta nên bình tĩnh trong xử thế ở đời, nhất là cuộc sống công nghiệp đầy xung đột và bất trắc như ngày nay? Có những kẻ sáng mở mồm ra là tìm cách chụp mũ và bôi nhọ người khác một cách thô lỗ và hết sức vô lý buồn cười, cho dù ngoài đời hay trên net, nếu không biết xử lý khéo sẽ dẫn đến những điều không mong muốn. Tốt nhất là vị tha đối với họ .
    Thâm ý câu chuyện theo nghĩa bóng, tất nhiên còn sâu xa hơn nhiều .Có lẽ người phàm như chúng ta trong cuộc sống tất bật hiện đại ngày nay , phải treo câu chuyện này ở đầu giường đọc mỗi ngày để "nhiếp tâm" , mới dám mong ( nếu may mắn ) được cỡ ...1/10 bậc trượng phu , thế là cũng đủ mừng ghê lắm rồi !

    Đi vào thế giới thư pháp , khó phân biệt được biên giới giữa thiền học và nghệ thuật , vì cả hai đều được kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn , ngòi bút cứ bay lượn như cây đàn trong tay nghệ sĩ kiệt xuất , chỉ ấn tay là thành giai điệu trong môi trường : "Tâm như không , vô sở chướng ngại" ( Tâm bao la như không , chẳng bị ngăn ngại ).

    Một tác giả phương Tây đã từng nói : "Trong những câu ngăn ngắn của các danh nhân, người ta đọc thấy những tư tưởng bao la"
    Thư pháp là sự trộn lẫn giữa những câu ngăn ngắn đó với tố chất nghệ thuật của hội họa, thế giới tư tưởng vì thế càng tăng thêm giá trị, càng mênh mông, càng đẹp và sâu thẳm vô cùng ...
    Để đạt đến vẻ đẹp trong sự sâu thẳm đấy, chúng ta nên tập "nhiếp tâm" hàng ngày để đừng quên, mà thế giới thư pháp là một môi trường cực kỳ thuận lợi .

    Lê Việt Hà


    Chú thích :
    (*) Hò mái nhì là một điệu hò sông nước, khi trời trong nước lặng gió xuôi, nhịp dàn trải, êm ái, gồm các câu ân tình hò hẹn nhớ thương, thở than, không có đố đá, châm chọc.

    (**)Khi nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương kể rằng chị hò bài này hầu cụ Ưng Bình ?" Thúc Gia Thị ( là cha của nhà thơ ) , cụ Ưng Bình đã hỏi : ?oCon có biết chữ ?oAi ? trong câu hò này là ai không ?? , sau đó cụ Ưng Bình trầm tư tâm sự : ?oThuở ấy có tin vua Duy Tân giả dạng thường dân ra ngồi câu cá ở Phú Văn Lâu chờ gặp Trần Cao Vân để mật bàn chuyện quốc sự ??
    Chị nghĩ cái tin này đã làm cha tôi vô cùng xúc động nên mới có thể viết thành câu hò bất hủ ấy .( Tư liệu từ NGƯỜI XA HUẾ tr46 - NXB Trẻ 1999 )
  2. hongtrantieu

    hongtrantieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    xin hiểu cho đúng khái niệm thư pháp! Đừng hiểu thiếu, hiểu sai nó như thế.

Chia sẻ trang này