1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Việt chính thống.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 20/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi đang thử nghiệm viết Thư pháp chữ Việt theo cách của mình. Do thời gian và phương tiện hạn chế nên tôi chỉ có thể dành 1, 2 tiếng/ngày cho Thư pháp. Qua những thử nghiệm trên tôi có vài nhận xét sau:

    - Viết Thư pháp không hẳn để tạo nên những con chữ đẹp mà chính việc viết này tạo cho ta 1 cảm giác, đó là cảm giác viết. Cảm nhận được sự vận động viết này có được từ những xúc giác ở đầu những ngón tay cầm viết. Vì thế khi tập viết Thư pháp bạn nên cố gắng cảm nhận được sự vận động của ngón tay, của ngòi viết. Vấn đề nữa là làm sao bạn có được một cây viết thích hợp, thích hợp hơn cả cây viết lông mực tàu mà những người viết Thư pháp vẫn thường dùng ? Chúng ta nên bác bỏ luận điểm cho rằng Thư pháp phải luôn gắn liền với viết lông mực tàu. Thư pháp Hán ngày nay chính là một quá trình vừa mang tính tối giản vừa mang tính thao tác, nghĩa là chữ Hán ngày nay được đúc kết từ sự thuận tay qua hàng nghìn năm luyện viết của họ, chứ nó không hình thành từ cây viết lông mực tàu. Viết lông mực tàu chỉ là phương tiện để rèn luyện tính nhẫn nại, nó không quyết định cái đẹp cũng như định hình nét chữ riêng của người viết. Phân tích sâu hơn thì sự tiếp xúc giữa đầu viết và giấy bao gồm 2 yếu tố quan trọng là MỀM và CỨNG. Hoặc mặt giấy cứng và cây viết lông mềm, hoặc ngược lại mặt giấy mềm thì đầu viết phải cứng(cá biệt có tiếp xúc giữa CỨNG và NHÁM như dùng bút sắt hay bút lửa). Chính các yếu tố này tạo nên cảm giác viết, nó giúp bạn cảm nhận được vận động viết.

    - Cũng như bất cứ loại hình nghệ thuận nào, Thư pháp luôn cần sự rèn luyện, tức lặp đi lặp lại đến mức thuần thục. Bản thân tôi đã viết chữ "Thư pháp" chắc cũng có đến nghìn lần[:D]. Bạn có tin rằng đây là chữ tôi viết bằng ...phấn trên mặt đệm không (với hỗ trợ của photoshop) ?

    [​IMG]
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi vẫn tự tìm cho mình một lối đi, từ việc luyện viết cho đến ứng dụng một số phương tiện như photoshop. Mấy hôm nay cũng khá rảnh rỗi, tôi có dạo qua một số nơi viết và nói về Thư pháp. Tôi chỉ thấy người ta khen và chê về Thư Pháp. Chê và phê bình thì cũng đã nhiều rồi. Thế còn khen ? Chung chung cũng chỉ dùng từ "đẹp". Nếu nói đẹp thì thư pháp nào lại chẳng đẹp (chỉ có Thư pháp của tôi là xấu, rất xấu thôi [:D]). Tôi chưa thấy ai dành từ "xuất thần" cho 1 bức thư pháp chữ Việt cả, ngay cả những nhà phê bình, dường như cũng chẳng có từ này trong kho từ vựng của họ !? Chưa có bạn nào thực hành cách viết thư pháp của tôi cả. Bản thân tôi cũng chẳng qua 1 trường lớp Thư pháp nào. Chữ Hán tôi cũng chỉ tập viết ngoệch ngoạc bằng viết bi, bằng phấn, không theo 1 lề lối bài bản nào cả. Mà Thư pháp chữ Hán theo bài bản thì phải giấy kẻ ô đàng hoàng. Nhưng thử hỏi, trước khi viết theo bài bản kẻ ô đấy thì người ta viết chữ Hán như thế nào ? Nó có gọi là Thư pháp không ? Chắc chắn đó vẫn là Thư pháp rồi. Thứ nữa, nếu bạn đã học Thư pháp Hán 1 cách bài bản như thế thì tại sao vẫn chưa có một bài bản tương tự đối với Thư pháp Việt ? Rõ ràng người ta đã lấy kết quả của Thư pháp Hán làm phương tiện để thực hành Thư pháp Việt !?

    Trở lại với Thư pháp Việt, qua một số thử nghiệm trên tôi thấy rằng, do bản thân những mẫu tự chữ Quốc ngữ đã tối giản và trật tự tuyến tính nên tốc độ triển khai việc viết là hết sức nhanh. Đấy chính là 1 ưu điểm. Ưu điểm này có thể sánh với Thư pháp chữ Hán thời kỳ mà nó chưa có những bài bản chuẩn mực về bố cục. Vì thế ít nhất đây là thời kỳ mà chúng ta chưa nên nghĩ đến những bài bản chuẩn mực về bố cục cho Thư pháp Việt, hơn thế nữa, chính việc này đưa ta vào thế "tiến thoái lưỡng nan", nó cản trở tốc độ luyện viết. Với một tốc độ viết nhanh thì việc dùng bút lông mực tàu là một bất lợi. Viết với tốc độ cao buộc ta phải dùng bút cứng (và đi đối với nó là mặt giấy phải mềm, hay giấy phải được đặt trên một miếng đệm mềm). Việc viết xuất thần luôn đi cùng tốc độ viết. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Thư pháp và Thư họa hay hội họa. Các bạn nên lưu ý điều này.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một chút cách điệu nào.

    [​IMG]
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ định chữa lại bức "Xuân đã về" ở trên nhưng thôi. Người ta lấy đẹp làm chuẩn, còn tớ lấy xấu làm chuẩn vậy [:D]
    [​IMG]
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Như tôi đã trình bày, sự tiếp xúc giữa ngòi viết và giấy luôn gồm 2 yếu tố quan trọng (ít nhất là đối với người mới tập viết Thư pháp), đó là cứng và mềm. Đa số học Thư pháp theo bài bản, nhất là Thư pháp Hán, phải dùng viết lông mực tàu như một định kiến bắt buộc. Bạn nào đang học Thư pháp với viết lông mực tàu cho hỏi một buổi học bạn viết được bao nhiêu chữ và tốn bao nhiêu mực và bao nhiêu giấy viết ? Có thể không đáng là bao nhiêu nhưng tôi chắc rằng kèm theo đó những rườm ra lỉnh kỉnh. Bạn có thể dùng một thứ đơn giản và...kinh tế hơn viết lông mực tàu và giấy viết. Đó là phấn và bảng viết. Tuy nhiên để có đủ yếu tố, tính chất như viết lông mực tàu cho Thư pháp thì ta phải cải tiến bảng viết. Các loại bảng viết ở học đường và trên thị trường đều làm bằng gỗ nên khá cứng (chẳng hiểu sao các thầy cô cứ thế mà viết, qua bao thế hệ chẳng ai cải tiến chút nào, vừa khó viết, khó nhìn lại bụi nữa. Có lẽ họ thích chút bụi phấn cho thêm phần...lãng mạn[:D]). Bạn có thể cải tiến chiếc bảng đen bằng cách ghép lên bề mặt một lớp đệm mút dày khoảng 2,3 mm rồi lợp tiếp một lớp vải da (như loại làm ghế xalon hay Honda). Thế là xong...học phí. Vậy là ta có thể dùng phấn tập viết Thư pháp được rồi. Ta có thể viết bao nhiêu, viết như thế nào tùy thích, chẳng sợ hao mực tốn giấy. Nếu tôi có đủ điều kiện thì tôi sẽ đầu tư kinh doanh loại bảng như thế...[:D]

    Tôi cũng đang nghĩ đến việc chế một loại viết riêng cho Thư pháp chữ Việt. Cái khó ló cái khôn, viên phấn cũng có bao điều kỳ diệu...

Chia sẻ trang này