1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Việt chính thống.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 20/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm nay tớ dọn máy gom được một mớ rác, định vứt đi song vẫn thấy còn chút gì đó nghệ thuật vấn vương, tớ bèn gom làm một cuộc triễn lãm vậy...[:D]

    [​IMG]
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đa số những người biết và chưa biết Thư pháp đều cho rằng Thư tháp Hán khó hơn Thư pháp Việt, song họ chưa nêu được các mặt khó dễ của 2 loại thư pháp trên.Thư pháp Hán có bề rộng lẫn chiều sâu hơn Thư pháp Việt. Rộng về mặt nghệ thuật, sâu về mặt ngữ nghĩa. Thư pháp Việt chỉ mới manh nha, nhen nhúm mà lại đi trên "đôi chân" của Thư pháp Hán. Ví von như thế để thấy được cái khó khăn của Thư pháp Việt (nếu đi trên đôi chân của chính mình). Tại sao cây viết lông mực tàu có thể viết chữ Hán đẹp thế mà lại không phổ biến cho các lọai chữ khác ? Kể từ khi dùng chữ Quốc ngữ chúng ta xa rời dần cây viết lông mực tàu. Khi xưa nói về viết thì người ta cũng chỉ có thể nghĩ về viết lông mực tàu. Tại sao phương Tây lại nghĩ ra nhiều loại viết mà họ lại không dùng viết lông mực tàu ? Đấy có phải là nét khu biệt hạn hẹp, là đòi hỏi khắt khe đến mức đưa lên thành biểu tượng tôn thờ không ?

    Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
    Xép bút nghiên theo việc đao cung.
    (Chinh phụ ngâm)

    "Hào kiệt" và "bút nghiên" luôn song hành. Bút nghiên xưa luôn là cách tiếp cận với các tầng lớp trên, là cửa ngõ đi vào Nho Khổng. Từ bỏ cây viết lông mực tàu, chúng ta đã dùng bao nhiêu là loại viết, từ viết lông ngỗng, viết chì, viết dông sắt đến viết bi và viết lông cứng...non cũng hơn thế kỷ rồi. Nói cách khác chữ Quốc ngữ thích hợp, gắn bó với bao nhiêu loại viết. Thế rồi bất chợt, ta lại giật mình nhìn lại. Khi xưa cây viết lông mực tàu đã "chê" chữ Quốc ngữ như thế nào.Nó vốn kén cá chọn canh kia mà, từ người cầm viết cho đến con chữ người đó viết ! Thế mà ngày nay cây viết lông mực tàu đang nỗ lực đồng hóa chữ Quốc ngữ với Thư pháp Hán, mặc dù người ta vẫn gán cho thứ chữ đó một danh xưng ...ngang tầm với Thư pháp Hán !? Quả là một tình huống khá ...miễn cưỡng đối với chữ Quốc ngữ. Có lẽ đó là một nhu cầu về văn hóa xưa đã có lúc mai một. Vì một nhu cầu văn hóa, tinh thần mà người ta đã dùng chữ Quốc ngữ như chiếc cầu nối lại một phần lịch sử. Dù gì đi nữa thì chính chữ Quốc ngữ cũng đã thỏa mãn một phần nhu cầu đó, mà qua đó một mảng văn hiến xưa đã được hồi sinh. Nhưng vẫn còn đó một sự cộng sinh giữa 2 dòng Thư pháp . Và như những gì lịch sử đã đi qua, đã chứng minh, có chăng cây viết lông mực tàu có thể sẽ lại "kén cá chọn canh", sẽ lại đào thải chữ Quốc ngữ, như cánh cửa hẹp vốn có của nó ? Dù có như thế đi nữa, chữ Quốc ngữ vẫn đi trên con đường rộng thênh thang của nó, trên những đôi chân vốn dĩ thích hợp với nó, rất khó bắt nó phải quay trở lại lịch sử, sống cộng sinh và đi trên đôi chân của kẻ khác.

    Một thực tế ngược lại là chữ Hán ngày nay vẫn sử dụng những phương tiện hiện đại của chữ Latin để thể hiện. Vấn đề là các phương tiện đó có phát huy hết được khả năng của cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ hay không ? Và lựa chọn của chúng ta ? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi này.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chuẩn mực ?

    Người ta vẫn đang tìm kiếm những chuẩn mực cho Thư pháp Việt, như thế thì thử hỏi liệu nghệ thuật có cần những chuẩn mực nào đó không ? Hoặc ta đặt vấn đề ngược lại, là nghệ thuật hãy tự nó đạt đến những chuẩn mực. Khi nghệ thuật tự nó đạt đến những chuẩn mực rồi thì nghệ thuật đó cũng không còn là chuẩn mực cho những nghệ thuật khác nữa. Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Sự bế tắc của Thư pháp chữ Việt hiện nay là nó đã lấy Thư pháp Hán làm chuẩn mực (cả về mặt học thuật lẫn con người). Ngay trong box Thư pháp này thì phái Thư pháp Hán vẫn chiếm thế thượng, vẫn cao ngạo sổ sàng Thư pháp chữ Quốc ngữ. Còn phái Thư pháp chữ Việt thì vẫn cố chen lấn vào cánh cửa eo hẹp của thư pháp Hán, cũng bằng chính những lý luận của chữ Hán !? Tuy bề ngoài họ vẫn mang cốt cách nghệ thuật, nét thâm Nho vẫn ngầm sát phạt. Nghe họ tranh biện mà Thắng tôi đây cũng muốn ...sặc cả máu mũi (bèn qua xem tranh Van Gogh, Picasso cho nhẹ người[:D]) Thư pháp Hán như một thứ "công thuật" nào đó mà lý lẽ bàn về nó cũng đã công phá tâm can bất cứ ai muốn thưởng ngoạn hay tìm hiểu. Rồi đến cái gọi là "Tiền vệ" thì quả thật Thư pháp Hán ngày càng kén chọn nghệ nhân lẫn người thưởng lãm, nhất là lại đối với người VN chúng ta. Tiền vệ là sự đột phá mang tính bế tắc hơn là sáng tạo, vì người ta vẫn lấy những chuẩn mực của tiền nhân (viết mãi cũng không hơn được cổ nhân - trích). Trong khi đó nếu chúng ta xem nghệ thuật như một sự phóng túng đầy ngẫu hứng sáng tạo thì những chuẩn mực của Thư pháp Hán lại đã và đang áp đặt chúng ta những định kiến về nó ngay từ trong vô thức. Tuy vậy tôi cho rằng những chuẩn mực về nghệ thuật viết chữ là để phục vụ những mục đích khác, hơn là để người ta thưởng lãm về nghệ thuật. Nói như thế để bạn có thể chọn lựa, giữa xu hướng "tu đạo" và "hành đạo" của thư pháp Việt.

    Vài lời ngẫu hứng...
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lập thể xem thế nào.

    [​IMG]
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]

    [​IMG]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]

    [​IMG]
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xem lại chữ Phật thì thấy có thể tạo hình Phật chỉ bằng...3 nét.

    [​IMG]

    Hiệu ứng...3D ? [:D]

    [​IMG]
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một số hiệu ứng.

    [​IMG]
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm qua sơ ý đánh rơi cái di động vào chén nước chấm, lại phải lau chùi sấy khô...Cũng may không việc gì...

    Cũng thật lạ là ta lại bắt đầu lại với những vấn đề về viết chữ. Đa số chúng ta đều đã trải qua việc học viết chữ, ít nhất cũng chục năm nhỉ. Việc viết chữ theo một lề lối, chuẩn mực như chữ Quốc ngữ đã có thể gọi là Thư pháp được rồi. Chữ Hán khi xưa không có chấm phết, không thể viết hoa và người ta phải tạo ra một cung cách viết nhằm thay thế cho những chuẩn mực về mặt ngữ pháp, văn phạm. Chữ Hán là một hình thức cấu trúc nghĩa hết sức độc đoán. Sự độc đoán này được Thư pháp đưa lên hàng Thánh nhân, hàng Đạo. Vì một mặt bằng xã hội phong kiến, Nho gia mà người ta phải tự khép mình vào những khuôn phép và chuẩn mực của chữ viết. Phóng túng và tự do là một đặc quyền, một thứ rất xa xỉ đối với người cầm viết. Với chữ hệ Latin thì chúng ta có được mọi chuẩn mực để phục vụ cho việc truyền tải thông tin, tri thức một cách tối ưu. Đấy là sự tự do phóng túng về mặt thông tin và tri thức. Tri thức không còn là thứ độc quyền của "thánh nhân" nữa, nó thuộc về từng cá nhân biết sử dụng chữ viết trong xã hội. Tri thức lại đưa ta đến với sự tự do phóng túng của nghệ thuật. Nghệ thuật là sự hủy cấu trúc. Nếu xem Thư pháp là cấu trúc chữ và viết chữ theo những chuẩn mực thì nghệ thuật Thư pháp là một sự phá hủy hay giải cấu trúc, với một chừng mực nào đó. Chuẩn mực và tự do phóng túng tuy không thể tách biệt, song ta phải chọn lựa đâu là chủ đạo của nghệ thuật. Hoặc là chuẩn mực rồi cũng có lúc tự do phóng túng, hoặc tự do phóng túng cũng chỉ để đạt đến những chuẩn mực. Dĩ nhiên đây chỉ nói riêng về nghệ thuật, về mặt văn hóa xã hội thì cần phải cân nhắc về tự do phóng túng.

    Chữ quốc ngữ như tôi đã nêu trên là đã đạt được những chuẩn mực, từ những chuẩn mực này nó rất dễ ngã sang khía cạnh dễ dãi phóng túng như để thoát khỏi những gò bó như chữ Hán. Về mặt Thư pháp, có chăng chúng ta nên bắt đầu bằng tự do phóng túng để tìm đến những chuẩn mực mới.


    [​IMG]

    .....

Chia sẻ trang này