1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Việt chính thống.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 20/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một chữ Hán bằng mấy chữ Việt, song trật tự cấu trúc nghĩa lại ở trong không gian cố định. Giải pháp của tôi là ta phải “thư pháp hóa” câu văn tiếng Việt, để giảm thiểu tính chất tuyến tính và ngữ âm, đồng thời ta có thể tự do sắp xếp bố cục của câu văn đó. Thay cho nghệ thuật mực thước, trật tự, đơn điệu mang tính biểu tượng bằng sự phóng túng về bố cục. Có lẽ tất thảy các vấn đề về Thư pháp chữ Việt chỉ có thể là như thế. Tập luyện của bạn cũng chỉ để đạt được một bố cục “xem được”, nó tổng quan hơn và quan trọng về mặt ngữ nghĩa, hơn là chăm chút từng nét chữ sao cho đủ nghĩa. Chữ Hán mang nghĩa “kín” hay “thâm”, còn chữ Việt mang nghĩa “mở” và thoáng hơn. Để được như thế chúng ta buộc phải trở nên phóng túng khi viết Thư pháp chữ Việt. Xã hội thường vẫn có những định kiến về tự do phóng túng, vì nó vượt khỏi những chuẩn mực và trật tự xã hội. Họ vẫn cứ phải giữ những “chuẩn mực” đó cho dù nó khiến cho cuộc sống của họ trở nên gò bó, hơn là trở thành một người tự do phóng túng. Thực ra thì trong mớ vật chất xa xỉ, hỗn độn người ta khó mà tự do phóng túng, hay ít nhất là cảm nhận được nó. Phật giáo cũng đã dạy con người nên cho để bớt đi những gánh nặng vật chất, để cảm nhận được sự thảnh thơi, tự do. Và thực tế là xã hội chúng ta đang chìm dần vào trì trệ, quan liêu và tự mãn, đó là mần mống của sự khổ dâm. Tự do phóng túng không nhất thiết phải có nhu cầu cao về vật chất, đó là một qui tắc hay lối sống khá đơn giản.

    Có những câu chữ tôi viết mà ngẫu nhiên nó đạt đến một mức độ xem được nào đó, và tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ viết được tương tự như thế nữa. Như thế tôi viết Thư pháp chữ Việt là để tìm kiếm một sự hài hòa hình thức nào đó mà chính tôi cũng cũng chưa biết được. Sự hài hòa này ít nhiều phụ thuộc vào tâm trạng của tôi lúc viết. Cái gọi là “tĩnh tâm” ở Thư pháp chữ Hán là do những chuẩn mực, phép tắc, nhất là nó cần thiết cho việc vận dụng cây viết lông mực tàu. Với sự cầu kỳ như thế thì tự do phóng túng lại trở nên rất …quí giá. Điều cao nhất mà Thư pháp Hán đạt được là phong thái, cung cách mang tính chất của đạo học. Còn cái mà Thư pháp Việt (viết theo lối này) đạt được có lẽ là sự khoáng đạt, kỉ năng và sự khéo léo trong sắp xếp bố cục mà ta có thể áp dụng cho bất cứ công việc nào.

    Đây có thể gọi là "chữ" được không nhỉ ? Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ viết được một chữ "xem được" như thế này[:D]

    [​IMG]


    Và 1 số chữ mà có lẽ tôi cũng chẳng bao giờ viết được như thế.

    [​IMG]


    Tôi đã khai thác hết một số phương tiện sẵn có để phác họa về một lối viết Thư pháp chữ Việt. Vẫn còn đó những khó khăn nhất định cần thử nghiệm và tìm giải pháp thích hợp...

    ...............
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cũng gần năm rồi tớ mới quay trở lại Box Thư Pháp này...

    Kỹ thuật bài bản cho Thư Pháp chữ Việt.

    Đi dạo một vòng thấy tình hình Thư Pháp vẫn vắng lặng, chẳng có tranh cãi hay lý thuyết gì mới cả. Cũng cách đây hơn thế kỷ, Max Plank đã đưa ra khái niệm lượng tử ánh sáng giúp khai thông những bế tắc của vật lý cổ điển, mở đường cho cơ học mới. Một cách tương tự, tôi cũng không ngại nói rằng tôi đã đặt những nền móng, cơ sở lý luận cho thư pháp chữ Quốc Ngữ, và gần một năm nay chưa thấy ai phản biện cả. Có lẽ họ cần những điều thuyết phục hơn, cần tôi phải trình bày, phải thi triển, thậm chi phải ...tuyên chiến với những lối viết thư pháp hiện hành. Nếu thế thì khác nào đòi Einstein phải đích thân chế tạo quả bom A thì ông mới thuyết phục được cộng đồng khoa học (!?). Tuy nhiên Thư Pháp cũng chỉ là một thú chơi, và tôi mong rằng những người yêu thích chữ Việt không quá đố kị, hẹp hòi với những sáng kiến mới...Và dù sao đi nữa tôi vẫn luôn để tâm đến Thư Pháp, luôn tìm kiếm những giải pháp cho những bế tắc trên con đường do chính mình vạch ra...

    Tôi có thói quen suy nghĩ thật chín chắn, thật mạch lạc một vấn đề nào đó, đôi khi cả mấy năm trời, khi đã đủ những cơ sở vững chắc rồi tôi mới viết ra. Sau đây tôi xin trình bày tiếp về một lối viết thư pháp chữ Việt. Phần trước tôi chỉ phác họa sơ và có một số nhận định chưa đúng lắm. Phần này tôi sẽ trình bày kỹ thuật viết Thư Pháp chữ Quốc Ngữ bài bản hơn.

    Trước hết tôi xin tổng kết lại những nhận định cơ bản về thư pháp chữ Quốc Ngữ:

    1 - Mang tính thao tác, tức thuận tay. Tôi có thể nói bất cứ chữ hay câu văn nào mà bạn viết thuận tay đều đẹp và ngược lại, và mệnh đề đảo ngược quan trọng hơn: chữ đẹp là phải thuận tay. Các bài trước tôi đã thử viết nhiều chữ và chỉ những chữ thuận tay mới "xem được", còn lại thì vẫn bế tắc. Bạn có thể phá bỏ mệnh đề này không? Theo tôi thì không thể.

    2. Thư pháp Quốc Ngữ phải xóa tính cách ngữ âm của chữ viết, nghĩa là ta phải giải phóng ngôn ngữ, giải phóng âm tiết khỏi hình tiết, âm vị khỏi tự vị để khoác lên chữ hay câu văn một hình thức mới (lời nói phụ thuộc chữ viết - J. Derrida).

    3. Bố cục. Đây mới là điều khó nhất về mặt luyện tập. Trước tôi có nhận định là "tự do bố cục sao cho xem được". Giờ thì tôi thấy rằng bố cục tự do chỉ áp dụng hạn chế, đối với các câu văn dài thì buộc bạn phải viết sao cho ngay hàng thằng lối. Giữ được điều này là khó nhất của Thư Pháp chữ Quốc Ngữ.

    4. Sáng tạo: những kí hiệu mới. Nếu các chữ Quốc Ngữ mà bạn cảm thấy rằng viết khá "trái tay" thì bạn có thể nghĩ ra kí hiệu thay thế sao cho vẫn giữ được đại ý của chữ đó.

    5. Chuẩn mực và phóng túng. Phóng túng đơn giản chỉ là một độ nghiêng so với chữ chuẩn mực (hay xem thư nghệ Hàn).

    Đây là 5 tiêu chí cơ bản để đánh giá một bức thư pháp chữ Quốc Ngữ.

    Sau đây là những kỹ thuật tổng quát nhằm giúp bạn nhận định rõ hơn về Thư Pháp nói chung. Bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy đều mang một ý nghĩa theo Dấu Hiệu Học (Semiotics) nào đó. Tôi chia những gì bạn nhìn thấy thành 2 loại, một loại hoàn toàn tự nhiên (và ngẫu nhiên) và một loại có sự can thiệp của con người. Loại thứ nhất không bàn, còn loại thứ hai thì tôi cho rằng một sự vật hay hiện tượng có sự can thiệp của con người thì sự can thiệp đó hoàn toàn có chủ ý, có ý thức và dĩ nhiên nó chịu sự chi phối của trí tuệ. Ví dụ đơn giản là 3 hòn sỏi nằm ở ba vị trí tương đối như hình sau:

    [​IMG]

    Trong ba cách sắp đặt trên thì bạn dễ dàng nhận biết cách thứ 2 và 3 mang tính trí tuệ hơn, nghĩa là nó mang một ý nghĩa dấu hiệu học nào đó, còn cách thứ 1 có vẻ ngẫu nhiên hơn. Nếu ta xét kỹ cách 2,3 thì ta sẽ nhận thấy các vị trí của những viên sỏi có vẻ tạo nên một đường thẳng hoặc trông cân đối hơn cách 1. Đó chính là một trong những biểu hiện cơ bản nhất của trí tuệ. Ta cũng có thể kết luận: bất cứ thứ gì mang tính trí tuệ đều như thế và nó được mang một cái tên phổ biến hơn: văn hóa.

    Bây giờ ta xét đến vài ví dụ nữa. Bạn có thể chia một đường loằng ngoằng uốn lượn trong tự nhiên thành những thành những phân đoạn và kết hợp chúng lại thành một dấu hiệu mà bạn có thể gán cho chúng bất cứ ý nghĩa nào.

    [​IMG]

    Hoặc hài hòa hơn:

    [​IMG]

    Trong các cách phân chia và sắp đặt như trên thì ta nhận thấy có ba loại đường nét cơ bản:

    - Nét thẳng (hay cứng, đậm)
    - Nét cong (hay mềm, nhạt)
    - Chấm phá (kết hợp giữa 2 nét trên).

    Đây là một cách viết chữ "Thư Đạo". Lưu ý ở đây tôi vận dụng cả 3 nét: thẳng, cong, chấm phá.. Các "trường phái" khác đều chưa phân định các nét cơ bản như thế.
    Phan Biên.

    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013

Chia sẻ trang này