1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư pháp Việt là gì?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi hoatd, 09/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoatd

    hoatd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp Việt là gì?

    Tôi xin nói ngay là tên của chủ đề trên không dính dáng gì đến đoạn trích sau đây. Những ai quan tâm đến thư pháp xin mời tham khảo để cho một định nghĩa chính xác cái gọi là Thư pháp Việt.

    "...
    Chưa hết. Bây giờ xét đến cách viết. Người Việt Nam có nhiều người viết chữ đẹp. Nhưng cái đẹp đó nhiều khi là cái đẹp hoa tay, không phải cái đẹp theo đúng yêu cầu của thư pháp Trung Quốc. Mình nhìn người Trung Quốc viết và viết theo, cho nên cái đẹp là hồn nhiên mộc mạc, kiểu đẹp dân dã. Ở Việt Nam, các nhà Nho không mấy người học thư pháp trong khi thư pháp là nghệ thuật cao nhất của Trung Hoa, cao hơn hoạ và thơ. Ông nội tôi không cho phép thầy tôi viết chữ tốt, sợ sẽ viết chậm không viết hết bài trong kỳ thi. Bác tôi thi hỏng hoài vì lo trau chữ. Cụ nghè Nguyễn Xuân ôn nổi tiếng hay chữ nhưng cũng nổi tiếng là chữ rất xấu.
    Thầy tôi kể lại câu chuyện sau đây: Sau khi đỗ phó bảng, thầy tôi thấy chữ mình chưa Tàu, đi học với một danh bút Trung Hoa ở Huế tại hiệu La Thiên Thái. Mỗi tuần học chỉ hai giờ, nhưng mỗi tháng mất nửa tháng lương. Chỉ sau đó, thầy tôi mới hiểu thư pháp là cái gì . Hai tuần đầu, phải cởi trần ra, chỉ mặc quần đùi, không được cầm bút, mà phải tập vận khí. Chỉ khi nào ngắm nhìn các bắp thịt nổi lên chứng tỏ đã vận được khí đúng quy cách, lúc đó mới được phép cầm bút. Tập được vận khí rồi, phải tập cầm bút. Trò này cũng đòi hỏi hai tuần. Phải cầm bút như thế nào để truyền hết khí ra đầu ngón tay. Cái bút lông cầm trong ba ngón tay ngó bên ngoài hết sức lỏng, nhẹ nhàng nhưng thực ra là rất chặt, không ai giật được nó khỏi tay mình. Cứ cầm như thế mà không được viết gì hết. Chốc chốc ông thầy lại giật mạnh cây bút. Cây bút lại rơi ra. Thế là hỏng. Tập như thế hai tuần lễ. Một ông tiến sĩ Việt Nam nhìn theo con mắt văn hoá Trung Hoa là người chư a biết cầm bút.
    Sau đó đến trường phái. Trường phái dùng gân, trường phái dùng cốt... mỗi trường phái đều có những bậc thầy phải theo. Đã theo trường phái nào thì phải chấp nhận những quy tắc của trường phái ấy, không được lẫn lộn. Ông thầy đưa ra những tập danh bút. Mình nhìn qua thấy đẹp cả, nhưng ông phân tích mẫu cho một trang để thấy bút pháp. Lúc đó mới hiểu cái khó của từng kiểu bút pháp. Điều đó mất một tháng. Chọn được thầy rồi, lại phải học cách bố trí các nét theo dúng từng kiểu bút pháp một, đặc biệt khi viết chữ thảo. Rắc rối vô cùng. Học được hai năm, bút pháp tiến hơn trước, nhung từ đó biết sợ: không bao giờ mình viết được như các bậc thầy, bởi vì mình vào nghề lúc 20 tuổi, gần cứng mất rồi. Phải tập từ lúc 5 tuổi.
    Riêng một chuyện nhỏ này cũng cho ta thấy sự tiếp thu văn hoá Hán ở Việt Nam không thể nào giống các người Trung Quốc tiếp thu văn hoá của chính họ. Từ thời Khổng tử, học trò đã phải học sáu môn : Lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (điều khiển xe ngựa), thư, số. Rõ ràng đây là một học vấn chỉ dành cho quý tộc. Một người như thầy tôi, con nhà nghèo, sống trong làng xã, học được một số kinh truyện đủ để đi thi, làm sao có thì giờ, tiền của lao theo văn hoá Hán đến nơi đến chốn được? Trong chữ viết chẳng hạn, chỉ có thể có cái giống bên ngoài, thì giờ đâu mà tập vận khí, luyện gân, học bố trí các nét cho đúng quy phạm được?..."

    (Trích đoạn nói về thư pháp của Phan Ngọc, tác giả công trình "Bản sắc văn hoá Việt Nam")




    Được HoaTD sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 09/06/2004
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Quả là ở Việt Nam thời xưa chưa bao giờ có từ "thư pháp". Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là thư pháp Viêt (tạm gọi như vậy) chỉ là những nét nguệch ngoạc vô hồn, mô phỏng chữ của người Trung Quốc. Từ sớm, còn lưu bút tích của vua Trần "Thanh Hư Động" viết nghiêm cẩn theo kiểu chữ Triện trên chùa Yên Tử, trên trán bia chùa Long Đọi cũng có bút tích của tiền nhân, trên suốt dọc đường cái quan Ninh Bình còn lưu bút tích Trịnh Sâm qua các bài thơ..... Đặc biệt, tôi đã từng xem qua một bức chụp tác phẩm do Cao Bá Quát viết theo thể chữ Hành tại nhà cụ Nguyễn Văn Bách - Hà nội. Có thể coi là một thể loại bút thiếp của Việt Nam. Các bút tích đó về nghệ thuật không thua kém gì thư pháp Trung Quốc. Có một câu hỏi cứ dai dẳng theo tôi suốt từ khi tôi mới cầm cây bút lông: Tại sao Nhật Bản, Triều Tiên đều có Thư Đạo, Thư Thuật (tiếp thu từ Trung Quốc) nhưng Việt Nam lại không hề có khái niệm nào tương tự như thế mà chỉ có câu khen "chữ tốt" đối với những nhà Nho chữ đẹp?
    Tôi có một lần đàm đạo với Thiên hoả Nguyễn Văn Dũng và Ái châu Cửu chân quận nhân Lê Quốc Việt và có nêu lên vấn đề này. Lê huynh có trả lời một ý. Thứ nhất khí hậu Việt Nam khắc nghiệt đến bia đá cũng phải mòn chứ chưa nói gì đến những tờ giấy. Thứ hai, các triều đại sau lên lại phá huỷ văn vật của triều đại trước để dứt nỗi nhớ tiền triều vì vậy thư pháp không thể phát triển trong nền nghệ thuật cổ Việt Nam mà đơn thuần chữ Hán chỉ phục vụ cho nhu cầu hành chính...... Tuy nhiên Lê huynh cũng nhấn mạnh ở một điểm, người Việt đã có ý thức tạo ra một loại chữ Chân riêng có và thể hiện rõ nhất ở sắc phong đời Lê Trung Hưng với các nét đều nhau và biến hoá riêng so với chữ Chân Trung Quốc. Mặt khác khi đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, ta có thể nhận thấy trong tâm thức của các nhà Nho đã manh nha một cái gì đó gọi là "thư pháp". Ở đoạn Thuý Kiều xướng hoạ, viết chữ cùng Thúc Sinh, Nguyễn Du đã viết "....so với Lan Đình nào thua". Lan Đình chính là bức tự thiếp "thiên hạ đệ nhất hành thư": Lan Đình thiếp hay Lan Đình tập tự hay Lan Đình tự của Vương Hi Chi đời Tấn.
    Qua đó có thể thấy, thư pháp Hán ở Việt nam không hiện diện một cách cụ thể trong đời sống văn hoá Hán cổ xưa nhưng nó gián tiếp thể hiện qua nhiều hình thức. Còn giờ đây khi nền văn hoá Hán đã đứt đoạn ở Việt Nam ngót trăm năm, những kẻ hậu sinh phải nghiên cứu lý luận thư pháp Trung Quốc để bổ khuyết. Đó cũng là điều đáng ân nhận với tiền nhân. " Tôi đang nghiên cứu một công trình về thư pháp chữ Hán ở Việt nam cổ qua văn bia, sắc phong". Đó là câu kết của Lê Quốc Việt khi nói với tôi và cũng thay lời kết cho bài viết này.
  3. ukbox

    ukbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Sao lại bảo việt nam trước kia không có thư pháp, có điều như con suối chảy vào sông lớn nên mọi người chỉ biết đến con sông lớn kia thôi. Chắc mọi người cũng biết Cao bá quát trước kia chữ xấu như gà bới, không lẽ sau này ông cũng phải học ông thầy tàu hay sang du học trung quốc?????

Chia sẻ trang này