1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Pháp Việt: một số kỹ thuật mới.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 03/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cũng gần năm rồi tớ mới quay trở lại Box Thư Pháp này...

    Kỹ thuật bài bản cho Thư Pháp chữ Việt.

    Đi dạo một vòng thấy tình hình Thư Pháp vẫn vắng lặng, chẳng có tranh cãi hay lý thuyết gì mới cả. Cũng cách đây hơn thế kỷ, Max Plank đã đưa ra khái niệm lượng tử ánh sáng giúp khai thông những bế tắc của vật lý cổ điển, mở đường cho cơ học mới. Một cách tương tự, tôi cũng không ngại nói rằng tôi đã đặt những nền móng, cơ sở lý luận cho thư pháp chữ Quốc Ngữ, và gần một năm nay chưa thấy ai phản biện cả. Có lẽ họ cần những điều thuyết phục hơn, cần tôi phải trình bày, phải thi triển, thậm chi phải ...tuyên chiến với những lối viết thư pháp hiện hành. Nếu thế thì khác nào đòi Einstein phải đích thân chế tạo quả bom A thì ông mới thuyết phục được cộng đồng khoa học (!?). Tuy nhiên Thư Pháp cũng chỉ là một thú chơi, và tôi mong rằng những người yêu thích chữ Việt không quá đố kị, hẹp hòi với những sáng kiến mới...Và dù sao đi nữa tôi vẫn luôn để tâm đến Thư Pháp, luôn tìm kiếm những giải pháp cho những bế tắc trên con đường do chính mình vạch ra...

    Tôi có thói quen suy nghĩ thật chín chắn, thật mạch lạc một vấn đề nào đó, đôi khi cả mấy năm trời, khi đã đủ những cơ sở vững chắc rồi tôi mới viết ra. Sau đây tôi xin trình bày tiếp về một lối viết thư pháp chữ Việt. Phần trước tôi chỉ phác họa sơ và có một số nhận định chưa đúng lắm. Phần này tôi sẽ trình bày kỹ thuật viết Thư Pháp chữ Quốc Ngữ bài bản hơn.

    Trước hết tôi xin tổng kết lại những nhận định cơ bản về thư pháp chữ Quốc Ngữ:

    1 - Mang tính thao tác, tức thuận tay. Tôi có thể nói bất cứ chữ hay câu văn nào mà bạn viết thuận tay đều đẹp và ngược lại, và mệnh đề đảo ngược quan trọng hơn: chữ đẹp là phải thuận tay. Các bài trước tôi đã thử viết nhiều chữ và chỉ những chữ thuận tay mới "xem được", còn lại thì vẫn bế tắc. Bạn có thể phá bỏ mệnh đề này không? Theo tôi thì không thể.

    2. Thư pháp Quốc Ngữ phải xóa tính cách ngữ âm của chữ viết, nghĩa là ta phải giải phóng ngôn ngữ, giải phóng âm tiết khỏi hình tiết, âm vị khỏi tự vị để khoác lên chữ hay câu văn một hình thức mới (lời nói phụ thuộc chữ viết - J. Derrida).

    3. Bố cục. Đây mới là điều khó nhất về mặt luyện tập. Trước tôi có nhận định là "tự do bố cục sao cho xem được". Giờ thì tôi thấy rằng bố cục tự do chỉ áp dụng hạn chế, đối với các câu văn dài thì buộc bạn phải viết sao cho ngay hàng thằng lối. Giữ được điều này là khó nhất của Thư Pháp chữ Quốc Ngữ.

    4. Sáng tạo: những kí hiệu mới. Nếu các chữ Quốc Ngữ mà bạn cảm thấy rằng viết khá "trái tay" thì bạn có thể nghĩ ra kí hiệu thay thế sao cho vẫn giữ được đại ý của chữ đó.

    5. Chuẩn mực và phóng túng. Phóng túng đơn giản chỉ là một độ nghiêng so với chữ chuẩn mực (hãy xem thư nghệ Hàn).

    Đây được xem như 5 tiêu chí đối với thư pháp Quốc Ngữ.

    Lý thuyết cơ bản nhất là tư duy của bạn khi nhìn nhận một hiện tượng, sự việc. Bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy đều mang một ý nghĩa theo Dấu Hiệu Học (Semiotics) nào đó. Tôi chia những gì bạn nhìn thấy thành 2 loại, một loại hoàn toàn tự nhiên (và ngẫu nhiên) và một loại có sự can thiệp của con người. Loại thứ nhất không bàn, còn loại thứ hai thì tôi cho rằng một sự vật hay hiện tượng có sự can thiệp của con người thì sự can thiệp đó hoàn toàn có chủ ý, có ý thức và dĩ nhiên nó chịu sự chi phối của trí tuệ. Ví dụ đơn giản là 3 hòn sỏi nằm ở ba vị trí tương đối như hình sau:

    [​IMG]

    Trong ba cách sắp đặt trên thì bạn dễ dàng nhận biết cách thứ 2 và 3 mang tính trí tuệ hơn, nghĩa là nó mang một ý nghĩa dấu hiệu học nào đó, còn cách thứ 1 có vẻ ngẫu nhiên hơn. Nếu ta xét kỹ cách 2,3 thì ta sẽ nhận thấy các vị trí của những viên sỏi có vẻ tạo nên một đường thẳng hoặc trông cân đối hơn cách 1. Đó chính là một trong những biểu hiện cơ bản nhất của trí tuệ. Ta cũng có thể kết luận: bất cứ thứ gì mang tính trí tuệ đều như thế và nó được mang một cái tên phổ biến hơn: văn hóa.

    Bây giờ ta xét đến vài ví dụ nữa. Bạn có thể chia một đường loằng ngoằng uốn lượn trong tự nhiên thành những thành những phân đoạn và kết hợp chúng lại thành một dấu hiệu mà bạn có thể gán cho chúng bất cứ ý nghĩa nào.

    [​IMG]

    Hoặc hài hòa hơn:

    [​IMG]

    Trong các cách phân chia và sắp đặt như trên thì ta nhận thấy có ba loại đường nét cơ bản:

    - Nét thẳng (hay cứng, đậm)
    - Nét cong (hay mềm, nhạt)
    - Chấm phá (kết hợp giữa 2 nét trên).

    Tôi cho rằng đây chính là ba nét cơ bản nhất của bất kỳ bức thư pháp nào, Hán, Nhật, Hàn.

    Phan Biên.
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong bài viết trước tôi có đưa ra một khái niệm, đó là "đơn vị thao tác", tương đương với âm vị trong phát âm. Trong ngôn ngữ dấu hiệu (sign language), các thao tác hay dấu hiệu bằng tay vẫn có ý nghĩa và đó là ngôn ngữ của người câm điếc. Điều này cũng chứng minh các thao tác thuộc về ngôn ngữ học và nó khá hữu ích trong việc kiến tạo dấu hiệu ngôn ngữ học, cụ thế là viết Thư Pháp. Ở bài phân tích trước, tôi chỉ dừng lại ở mức tự vị (grapheme), song những bế tắc đã buộc tôi phải đi sâu hơn nữa, phá vỡ cấu trúc tự vị. Mục đích của việc phá vỡ này cũng chỉ nhằm đạt được một sự thuận tay nào đó, và cũng bằng việc phá vỡ này chúng ta chỉ còn lại...3 nét cơ bản như đã nêu: cứng, mềm, và chấm phá. Sự thuận tay đóng vai trò "cầu nối" giữa các đơn vị thao tác cơ bản này. Hiểu theo cách này thì viết thư pháp chỉ là việc tổ hợp 3 đơn vị thao tác cơ bản:

    1) Cứng - (thuận tay) - mềm.
    2) Mềm - (thuận tay) - chấm phá.
    3) Chấm phá - (thuận tay) - cứng.

    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có sự tương quan khá nổi bật giữa thư pháp và võ thuật của một số nước:

    [​IMG]
    Thiếu Lâm Tự, môn võ nổi tiếng với những thế biến hóa huyền ảo.

    [​IMG]
    Aikido với những xảo thuật của bàn tay

    [​IMG]
    ...và Taekwondo tận dụng đôi chân.
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chữ Hàn khá đơn giản, nổi bật với những nét thẳng đậm. Tuy vậy khó khăn lại ở ngay chính những nét thẳng đó. Nếu bạn nhìn lên biểu đồ tôi đã nêu thì thư pháp Việt cùng hướng với thư nghệ Hàn. Khi tôi cố gắng viết sao cho ngay hàng thẳng lối tôi cảm thấy như chuyển trọng tâm sao cho cân bằng hơn. Các lối viết thư pháp Việt hiện hành thường quá bay **** và điều này khiến nó đánh mất trọng tâm.

    [​IMG]

    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Theo kinh nghiệm của tớ thì các nét ngang (như chữ "t") thường đóng vai trò "giữ cân bằng" cho toàn bộ bố cục (nếu viết theo chuẩn mực ngay hàng thẳng lối). Điển hình nhất là chữ "Tâm", chữ TÂM mà có nét ngang quá cao tôi xem đó như biểu hiện của "kiêu chí", mà kiêu chí nghĩa là "không có tâm" vậy...

    Chữ TÂM của một tác giả trên mạng:
    [​IMG]
    Nét ngang của chữ "t" theo tôi chỉ độ khoảng 1/3 chiều cao so với nét thẳng (trong câu văn dài)..
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Màu mè chút:

    [​IMG]

    Chú ý: sẽ đẹp hơn khi xem trên di động. Bảo đảm hết ý ![:D]​
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...

    [​IMG]

    ...
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một kĩ thuật rất then chốt để viết thuận tay là tạo những "nét nghịch". Chữ Quốc Ngữ chính tắc không những tuyến tính về không gian mà còn tuyến tính về mặt thời gian, song chính sự tuyến tính về mặt trật tự theo thời gian khi viết đã quyết định tính tuyến tính về mặt không gian, nét chữ như xuôi theo chiều từ trái sang phải, ta luôn có cảm tưởng như bị lôi cuốn theo chiều hướng này. Hầu hết các kí tự (tự vị) đều được bắt đầu viết từ trái sang phải kết hợp với những trường hợp riêng biệt (như chữ "s") đã tạo nên "hiệu ứng trái tay". Tuy nhiên một số chữ có kí tự (tự vị) được viết kết hợp với những nét nghịch (như chữ "X") lại được viết khá thuận tay. Để triệt tiêu hiệu ứng trái tay này, bạn phải sử dụng một "nét chuẩn" (nét thẳng là thuận tiện nhất), ví dụ như chữ "d", ta sẽ vạch một nét thẳng, sau đó lại vạch một đoạn cong từ phải sang trái, tuy nghịch tay nhưng lại tạo thuận tiện cho kí tự kế tiếp, hoặc chữ "X" (vạch từ trái sang phải trước). Việc tạo nét nghịch sẽ bẻ các kí tự thẳng đứng hơn, giúp các chữ trở nên độc lập hơn. Tôi có thể định nghĩa nét nghịch là những nét vạch từ phải sang trái tiếp sau các nét khác. Có hai cách tạo nét nghịch:

    - Thay đổi trật tự viết các nét của cùng một kí tự.
    - Sáng tạo các kí hiệu khác thay thế.

    Bạn có thể hiểu tại sao thầy giáo Hà nội và thầy giáo Bến tre lại có kiểu chữ viết như nhau:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chữ của một hs:
    [​IMG]
    ..
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...

    [​IMG]

    ...
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
    Học sinh tiểu học Đức cũng đã hướng đến một lối chữ thẳng hơn.
    Chữ Quốc Ngữ chuẩn mực mà tôi thường thấy trong các cuộc thi viết chữ đẹp thường được viết bằng loại bút máy đặc biệt (gọi là bút thanh đậm). Đúng là loại bút này khá thích hợp với kiểu chữ chuẩn phổ thông, khi viết nét kéo xuống là nét đậm và nét hất lên là nét thanh. Nhưng, như đã nêu, tính chất tuyến tính theo thời gian khi viết như cuốn hút người viết theo chiều hướng này vậy, cộng với việc giữ nét thanh đậm lên xuống, cộng với việc giữ đúng dòng kẻ đã buộc người viết phải nắn nót từng chữ, do đó tốc độ viết giảm. Tôi có thể gọi lối viết chữ đẹp này là lối viết chữ hoàn toàn thuần túy, nó phụ thuộc vào những yếu tố bên trong của người viết. Chữ viết còn lệ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài khác nữa, chúng tác động đến tâm lý và tạo ra tâm trạng cho người viết. Tôi có thể ví việc viết chữ chuẩn mực phổ thông như chèo thuyền xuôi theo những con lạch, dòng sông mà khi ra đến đại dương còn có cả sóng to gió lớn nữa, và chẳng có lề lối nào cả. Thử hỏi, bạn gặt hái được gì sau khi ra trường, hòa nhập với cuộc sống ? Cuộc sống sẽ chẳng còn những dòng kẻ nhưng nó buộc bạn phải tuân theo những dòng kẻ vô hình của chính bạn.

    Thay cho nét hất ngược, tôi khuyến khích nên sử dụng nhiều nét ngang và nét nghịch hơn.

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013

Chia sẻ trang này