1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Pháp Việt: một số kỹ thuật mới.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 03/11/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Giữa "thư pháp" và "đồ chữ" có những khác biệt nào đó không ? Nếu nói về "thư pháp" thì ai cũng đã từng đi học và cũng đã từng phải viết theo phương pháp rồi. Nói về mặt "đồ chữ" thì các nhà thư pháp nổi tiếng cũng đã tốn hao bao nhiêu là giấy mực, chỉ để lặp đi lặp lại những con chữ. Vẫn có khác biệt, chính khác biệt này tạo nên các "ông đồ" mà chỉ thấy ở VN. Có thể nói mọi học sinh VN khi ra trường đều dễ dàng trở thành những nhà thư pháp, chứ "thầy đồ" thì buộc họ phải trở lại với cấp 1, phải đồ từng nét chữ cho quen tay. Khi xưa do thói ích kỉ của giới Nho sĩ muốn nâng chữ Hán lên một mức quá cao mà họ đã không thể phổ biến hay sáng tạo nên một loại chữ riêng cho người Việt, giới bình dân đã gọi họ bằng cái tên khá chính xác là những "ông đồ", tức chỉ lặp đi lặp lại những vốn liếng chữ Hán của họ (kiểu như gọi bọn "trưởng giả học làm sang"). Những người viết thư pháp chữ Quốc ngữ ngày nay vẫn cứ giữ nguyên xi cái tên "ông đồ" có phần mỉa mai ấy. Thế cho nên các cuộc thi viết chữ đẹp phải có 2 dạng, một cho bậc phổ thông (viết trên vở học sinh có kẻ) và một cho những người trưởng thành (viết trên giấy không có đường kẻ). Cả 2 dạng trên đều có thể dùng nhiều loại bút đa dạng. Tôi có thể định nghĩa "thư pháp chữ Quốc ngữ" là lối viết "vượt lên trên những đường kẻ", vượt lên trên cái việc"đồ chữ" và đạt độ khinh khoát tự nhiên tức chuyển tải được tư tưởng người viết hơn là ngữ nghĩa, mà tư tưởng con người thì vô cùng đa dạng, không có chữ nghĩa nào có thể chuyển tải hết được. Nỗ lực của tôi ở đây cũng nhằm tách biệt khái niệm thư pháp khỏi khái niệm "ông đồ" và tách biệt thư pháp chữ Quốc ngữ khỏi khái niệm "bút lông mực tàu".

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bonus một loại bia đá.
    Từ đây đến Tết tớ sẽ cố gắng mở đường cho một trường phái Thư pháp Việt :D


    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi mong sẽ có những bảng hiệu hay quảng cáo như thế này. Trong cái nguệch ngoạc vẫn có chút đường nét, trong cái vô lối vẫn có những nỗ lực kiến tạo một trật tự. Dường như có những nghịch lý về thư pháp. Khi bạn cố gắng tạo những đường nét thì nó lại trở nên nguêch ngoặc, cố gắng theo lề lối thì lại trở nên vô lề lối. Tôi viết hàng chục, hàng trăm bức chữ mới được một bức vừa ý (có thể là đôi lúc cũng "xuất thần"). Không phải tôi đồ từng con chữ, có thể tôi lại quay lại nhận định, là hãy phóng túng để kiến tạo một trật tự, một trật tự ngẫu nhiên càng hay.

    ...


    [​IMG]
    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sáng nay tớ đi một vòng, lục tung các hiệu sách, tìm được 3 cây viết máy, một cây mà tớ hay viết hồi còn cấp 2 và một cây loại mới, một cây viết thanh đậm. Phải tập viết lại sao cho thẳng hàng (gọi là chuẩn mực), lối viết này có đặc điểm là ít phụ thuộc vào tâm trạng người viết. Chiếc bảng da thì tớ mua một hộp sơn xịt tráng lên một lớp. Tớ phát hiện một loại phấn viết bảng cứng như đá, gọi là phấn viết chữ đẹp. Tớ cũng viết thử. Ôi chao ! Phải dùng lực bàn tay hơi mạnh (sẽ mau mỏi). Bảng da của tớ được gia cố thêm một lớp sơn thì chỉ cần dùng phấn thường lướt nhẹ, lại dễ lau nữa, tha hồ luyện chữ :D

    [​IMG]
    "Sách trắng" thời Hậu Lê :D
    ...

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...[​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...

    [​IMG]

    ...
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ làm ở khu công nghiệp một thời gian, tập viết chữ tàu nguệch ngoặc, rồi lại dịch J. Derrida, hai việc này đã dẫn tớ đến với Thư pháp. Nếu Typography thuộc về Cấu trúc luận, xem những chữ cái Latin như những viên gạch thì Thư pháp chính là Giải cấu trúc (xin tái khẳng định điều này), là đi vào chiều sâu, là hủy-tạo. Năm thể chữ Triện, Lệ, Khải, Hành, Thảo là một quá trình hủy-tạo, nhà Thư pháp đúc kết được điều này và lại thể hiện nó qua từng thể chữ

    Có thể Thư pháp Việt là sự kết hợp giữa Typography và Thư pháp, giữa chiều sâu và kĩ thuật hiện đại...


    Bức chữ này gợi đến một không khí lịch sử ?
    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thật bất ngờ là chữ viết của người Nhật cũng là thể giản hóa (Thảo Thư) của Khải Thư chữ Hán. Nếu khi xưa các nhà Nho Việt Nam cũng làm điều tượng tự để tạo lập nên chữ Nôm thì chúng ta đã chẳng phải vây mượn chữ Latin. Chữ Nôm của các cụ xem ra lại rườm rà hơn cả chữ Hán. Các nhà Thư pháp chữ Quốc ngữ ngày nay cũng lại làm điều tương tự đối với chữ Latin.

    Các bước giản hóa chữ Hán thành chữ Nhật hiện nay.
    [​IMG]

    Chữ Hán và chữ Nôm tương ứng.
    [​IMG]
    Chữ Hán gồm có 8 yếu tố cơ bản (hay 8 nét cơ bản). Tổ hợp các nét này sẽ được khoảng 4.000 chữ:

    [​IMG]
    Tổng hợp từ:
    http://idesign.vn/content/an-tuong/kien-thuc/ve-dep-khong-bien-gioi-cu-typography/
    Chữ Quốc ngữ của chúng ta được xếp vào dạng xoay tròn (Vietnamese rotation). Về Thư pháp thì tôi nghĩ chúng ta có thể kết hợp tính chất tượng thanh của chữ Latin, sự đơn giản của chữ Hàn quốc và tối giản của chữ Nhật. Thư pháp chữ Việt chỉ gồm 3 yếu tố cơ bản như đã nêu. Theo xu hướng này thì chữ Việt sẽ có xu hướng thẳng hơn, tức chuyển dạng "Vietnamese Rotation" thành "Vietnamese Right" [:D]

    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Làm thế nào để có sự tương thích, tính kế thừa giữa chữ viết phổ thông và cái gọi là Thư Pháp quốc ngữ và giữa các loại bút trong đó bút lông mực tàu là một trường hợp đặc biệt ? Chữ viết phổ thông từ bắc vào nam đều thống nhất cùng một kiểu chữ và được xếp vào dạng tròn xoay (rotation), tôi đang cố gắng tạo nên một kiểu chữ quốc ngữ trung gian giữa chữ phổ thông và Thư pháp và giữa các loại bút.

    Ngòi bút máy cứng nhọn lại có thể tạo nên nét chữ đều đặn mềm mại.
    [​IMG].

    Và ngòi viết lông mềm oặt lại có thể tạo nên những nét thẳng và góc cạnh.
    [​IMG]

    Cây viết máy có thể viết được cả 2 loại chữ trên, còn cây viết lông hầu như không thể viết loại chữ thứ I. Chỉ có cách giản hóa loại chữ thứ nhất, vì một nhu cầu biểu đạt mang tính bản sắc đối với người VN.

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013

Chia sẻ trang này